Buông / Letting Go (Song ngữ Vietnamese-English)

23/10/20234:19 SA(Xem: 2669)
Buông / Letting Go (Song ngữ Vietnamese-English)
BUÔNG
Ajaan Lee Dhammadharo 
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh

Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.

Pháp thoại ngày 21 tháng Tư năm 1953

***

Ajaan Lee Dhammadharo
Ajaan Lee Dhammadharo

Một trong những lý do tại sao Đức Phật dạy  Pháp là để khuyên chúng ta buông bỏ, không bám víu vào bất cứ thứ gì.  Càng thực sự hiểu Pháp, chúng ta càng dễ buông bỏ. Người biết một ít, có thể buông một ít; người biết thật nhiều, có thể buông rất nhiều.

Đầu tiên, chúng ta được dạy dana - để  rộng lượng, để bố thí  - như một cách giúp ta học buông bỏ. Bước tiếp theo  là cagatừ bỏ quyền sở hữu - là sự buông bỏ ở cấp độ cao hơn dana. Và cuối cùng, ở một mức độ tinh tế hơn, chúng ta được dạy để từ bỏ tất cả upadhi của mình,  hay những ô nhiễm thu thập trong tâm. Đây là cấp độ mà chúng ta kiểm trakhám phá cho đến khi chúng tathể đạt được sự giải thoát hoàn toàn.

Dana có nghĩa là cho đi những thứ vật chất. Nếu ta không cho chúng đi, ta rất khó buông bỏ chúng. Nói chung, nếu không cho đi các thứ, chúng ta có quyền sở hữu đối với chúng, nên coi chúng thuộc về mình. Nhưng nếu cho đi, ta không còn bất kỳ quyền gì đối với chúng nữa.

Những thứ chúng ta nắm giữ rất nguy hiểm. (1) Chúng có thể gây hại cho ta. (2) Chúng gây hại cho người ăn cắp chúng. Và (3) một khi người ta đã ăn cắp chúng, thì họ có quyền đối với chúng. Đức Phật đã nhìn thấy những nguy hiểm này, đó là lý do tại sao Ngài dạy chúng ta phải rộng lượng, phải học cho đi mọi thứ.

Những người phát triển thói quen hào phóng sẽ gặt hái được nhiều quả lành. Tâm rộng lượng sẽ trở lại với họ cả trong hiện tại và tương lai. Họ có nhiều bạn bè. Được người khác tin cậy. Tâm họ nhẹ nhàng - họ không bị áp lực do lo lắng phải gìn giữ những thứ họ đã cho đi. Và những kết quả tương tự sẽ tiếp tục đến trong tương lai, giống như khi chúng ta có một thúng giống: nếu ta gieo chúng trên một cánh đồng, ta sẽ gặt hái được mười thúng gạo. Điều tương tự cũng đúng với tâm thiện lành mà ta phát triển được trong kiếp này. Tâm đó sẽ mang lại bao lợi lạc cho ta.  Đó là cách nhìn của người trí.

Caga là bước tiếp theo. Dana là điều mà ai cũng có thể dễ dàng làm được, nhưng caga là cách bố thí mà chỉ người trí mới có thể thực hiện, vì ý thức sở hữu cá nhân của họ phải chấm dứt ngay sau hành động bố thí. Họ nhận thấy rằng tất cả mọi thứ vật chất đều là tài sản chung: chúng không thực sự thuộc về ta, chúng không thực sự thuộc về một ai. Nếu bạn thấy mọi thứ thuộc về mình, đó là ái dục (kamasukhallikanuyoga). Nếu bạn thấy mọi thứ thuộc về người khác, đó là tự làm khổ mình, tự phiền não (attakilamathanuyoga).  Khi chào đời, chúng ta đã không mang theo thứ gì.  Khi chết, chúng ta cũng không mang theo được thứ gì. Vậy điều gì mới thực sự thuộc về ta? Cảm giác sở hữu phải không còn trong tâm, nếu sự bố thí của ta được coi là caga.

Mức độ thứ ba của việc buông là từ bỏ mọi thứ trong tâm.  Dù ta có bố thí thứ gì hay không, mỗi ngày ta tập buông chúng trong tâm.  Ta buông những thứ ta sở hữu. Ta buông những thứ ta không sở hữu. Giống như người muốn luôn sạch sẽ thì phải rửa miệng, rửa tay mỗi ngày sau khi ăn xong.  Có nghĩa là chúng ta phải ngăn những hành động khiến ta trở nên keo kiệt, bám chấp, những hành động là kẻ thù của tâm.  Nếu không, ta sẽ là loại người không vệ sinh sau bữa ăn. Chúng ta không sạch sẽ. Chúng ta si mê mà không bao giờ thức tỉnh. Nhưng khi chúng ta có thể buông bỏ theo cách này, đó được gọi là viraga-dhamma, hay ly dục. Các mức độ buông bỏ thấp là những thứ ta thỉnh thoảng thực hiện.  Nhưng ly dục là cái mà ta có thể luôn thực hành, phát triển.

Thông thường, các ô nhiễm trói buộc chúng ta chặt chẻ.  Thật khó để thoát khỏi chúng, đó là lý do tại sao chúng ta cần một mức độ kỹ năng cao, được gọi là bhavanamaya-pañña – trí tuệ phát sinh từ sự phát triển tâm trong thiền định - để đạt được giải thoát.

Ly dục là một phẩm chất tinh thần thực sự hữu ích, siêu việt.  Ai chưa đạt đến cấp độ này của Giáo Pháp thì giống như chỉ ăn vỏ trái cây, chứ không biết hương vị ngọt ngào của trái cây. Phần này nằm dưới lớp vỏ bên ngoài.

Các upadhi-kilesas,  hay các ô nhiễm thu thập trong tâm, là vô minh, tham ái và bám chấp. Nếu có thể đạt đến mức độ mà chúng ta nhìn thấy Pháp tự trong bản thân, thì ta chịu trách nhiệm cho chính mình. Chúng ta có thể tự mình lo liệu những điều này, giống như khi mình trưởng thành về mặt luật pháp.

Nếu tâm có thể đạt jhana đầu tiên, chúng ta có thể buông bỏ năm triền cái.  Hầu hết chúng ta giống như những đứa trẻ thiếu kinh nghiệm: khi ăn cá, ăn thịt, chúng ta ăn luôn xương với thịt vì chúng ta chưa phát triển trí tuệ trực giác nào. Khi tuệ giác này phát sinh, nó chói lọi hơn ánh sáng của lửa, sắc bén hơn giáo mác. Nó có thể tiêu thụ bất cứ thứ gì: thịt, xương, gạo, vỏ trấu - bất cứ thứ gì - bởi vì nó đủ thông minh để nghiền mọi thứ thành bột. Nó có thể đón nhận sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.  Tốt hay xấu, nó không kén chọn. Nó có thể chấp nhận tất cả. Nếu được khen ngợi, bạn có thể sử dụng điều đó để dưỡng tâm.  Nếu bị chỉ trích, ta cũng sử dụng điều đó để vung bồi cho tâm.  Ngay cả khi cơ thể đau đớn khủng khiếp, tâm vẫn có thể thoải mái, vì nó có tất cả các dụng cụ cần thiết để chế biến thức ăn đúng cách: máy xay, máy trộn, nồi hấp, nồi chảo. Sương mù vô minh sẽ tan loãng. Tất cả những thứ đã trói buộc ta – móng vuốt của năm uẩn, ba sợi dây thắt (tình vợ chồng, tình mẫu tử, tình yêu vật chất), và tám xiềng xích thế gian (loka-dhamma): được lợi — mất lợi, được danh — mất danh, được khen — bị chê, hạnh phúc — khổ đau - tất cả sẽ biến mất.

Những kẻ dại khờ nghĩ rằng ở trong tù vẫn thoải mái, đó là lý do tại sao họ tiếp tục làm điều ác, ngày càng nhiều. Họ thấy thế gian hấp dẫn, vì thế họ giống như những tù nhân không muốn ra khỏi tù. Ngược lại, người trí giống như con chim bị nhốt trong lồng luôn tìm cách thoát ra khỏi lồng. Kết quả là, các dây xích níu giữ chân nó sẽ dần rơi rã từng chút một.  Tám pháp thế gian giống như xiềng xích buộc chân tội phạm. Kẻ ngu lại cho rằng đó là những sợi dây chuyền bằng vàng để đeo làm đồ trang sức. Thực ra, chúng là những thứ làm ô uế tâm trí. Những kẻ bị chúng trói buộc sẽ khó thoát ra, vì họ sợ mất của cảiđịa vị, sợ những lời chỉ trích và sợ khổ. Bất cứ ai bị mắc kẹt trong ái dục, sợ bị chỉ trích, sẽ không bao giờ tìm đến các thiền viện để tu hành.

Đức Phật thấy chúng sinh giống như những chú khỉ bị trói vào dây xích. Nếu không phát triển tuệ giác giải thoát thì ta sẽ không bao giờ thoát khỏi xiềng xích của mình. Ta sẽ không bao giờ ly dục.

Trong giai đoạn đầu tiên, chúng ta buông bỏ điều ác và bắt đầu làm điều thiện. Trong giai đoạn thứ hai, chúng ta buông bỏ điều ác và một số điều thiện. Trong giai đoạn thứ ba, chúng ta buông bỏ mọi thứ, thiện ác, tốt xấu, vì mọi thứ đều do duyên hợp, do đó không đáng tin cậy. Chúng ta làm điều thiện nhưng không bám chấp vào đó. Khi buông bỏ, bạn phải làm điều đó một cách thông minh, không mang tính cách hủy hoại – nghĩa là, không phải vì muốn không làm điều tốt. Ý nghĩ của mình, bạn còn không giữ được, nói chi đến của cải vật chất. Khi bạn làm điều thiện, bạn làm vì lợi ích cho chúng sinh trên thế gian, cho con cháu của bạn. Bạn làm mọi thứ theo cách tốt nhất có thể, nhưng không dính mắc vào đó, vì bạn biết rằng tất cả mọi thứ do duyên hợp đều biến đổi.  Bằng cách này, tâm bạn có thể rõ ràng, trong sáng như một viên ngọc.

Bạn thật ngốc, nếu để bị cuốn theo lời khen hay tiếng chê.  Có khác chi nuốt nước bọt của người khác. Khi bạn hành xử đúng, sẽ có người nói bạn đúng, nhưng cũng có người sẽ nói rằng bạn sai. Khi bạn hành động sai, có người sẽ nói bạn sai, nhưng cũng có người sẽ nói bạn đúng. Tốt hay xấu không có gì bền vững, vì tất cả đều do duyên hợp mà thôi.

Diệu Liên Lý Thu Linh

9/2023

(Chuyển ngữ từ LETTING GO, sách Starting Out Small: A Collection of Talks for Beginning Meditators - Bắt đầu Từ Việc Nhỏ: Sưu tập các bài Pháp dành cho thiền sinh mới).

 

Letting Go 
Notes from a talk, April 21, 1953

Letting go.

One of the important reasons why the Buddha taught the Dhamma was to teach us to let go, not to hold on to things. The more we really know the Dhamma, the more we can let go. Those who know a little can let go of a little; those who know a lot can let go of a lot.

As a first step we're taught dana — to be generous, to give donations — as a strategy for getting us to learn how to let go. The next step is caga — renouncing rights of possession — which is letting go at a higher level than dana. And finally, on a more refined level, we're taught to relinquish all our upadhi, or the acquisition-defilements in the mind. This is the level on which we examine and explore until we can gain total release.

Dana means giving away material things. If we don't give them away, they're hard to let go. For the most part, if we don't give things away, we hold rights over them and regard them as belonging to us. But if we give them away, we no longer have any rights over them. Things we hold onto are dangerous. (1) They can cause us harm. (2) They cause harm to people who steal them from us. And (3) once those people have stolen them, then they claim rights over them. The Buddha saw these dangers, which is why he taught us to be generous, to learn how to give things away.

People who develop the habit of being generous reap many rewards. Their act of generosity comes back to them both in the present and on into the future. They have lots of friends. Other people trust them. Their hearts are light — they aren't weighed down with worries about looking after the things they've given away. And these same results will keep coming in the future, just as when we have a bucket of rice grains: if we plant them in a field, we'll reap ten buckets of rice in return. The same holds true with the goodness we develop in this lifetime. It gives enormous returns. That's how people of discernment understand it.

Caga is the next step. Dana is something that even crazy people can do, but caga is a type of giving that only wise people can do, because their sense of personal possession has to end immediately in the act of giving. They see that all material things are common property: things don't really belong to us, they don't really belong to other people. If you see things as belonging to you, that's addiction to sensuality (kamasukhallikanuyoga). If you see things as belonging to others, that's addiction to self-affliction (attakilamathanuyoga). When we're born, we didn't bring anything along with us when we came. When we die, we won't take anything along when we go. So what really belongs to us? Our sense of possession has to fall away from the heart if our giving is to count as caga.

The third level of letting go is relinquishing what's in the heart. Whether or not we give things away, we let go of them in the heart every day. We let go of the things we have. We let go of the things we don't have. Just as a person has to wash his mouth and hands every day after he eats if he wants to stay clean at all times. What this means is that we're not willing to let anything act as an enemy to the heart by making us stingy or grasping. If we don't do this, we're the type of person who doesn't wash up after a meal. We're not clean. We stay asleep without ever waking up. But when we let go in this way, it's called viraga-dhamma, or dispassion. The lower levels of letting go are things we can do only from time to time. Dispassion is something we can develop always.

Ordinarily our defilements tie us down hand and foot, and then nail us to the floor. It's hard to get free, which is why we need a high level of skill, called bhavanamaya-pañña — the discernment that comes from developing the mind in meditation — to gain release.

Dispassion is a mental quality that's really delicious and nourishing. Whoever hasn't reached this level of the Dhamma has eaten only the rind of the fruit, without knowing the taste and nourishment of the flesh. The good part of the flesh lies deep.

The upadhi-kilesas, or acquisition-defilements in the mind, are ignorance, craving, and clinging. If we reach the level where we see the Dhamma for ourselves within us, then we take responsibility for ourselves. We can take care of these things on our own, just as when we come of age in terms of the law.

If we can get our minds into the first jhana, we can let go of the five hindrances.

Most of us are like inexperienced children: when we eat fish or chicken, we eat the bones along with the flesh because we haven't developed any intuitive insight. When this insight arises, it's more dazzling than the light of a fire, sharper than a spear. It can consume anything: meat, bones, rice, husks — anything — because it's smart enough to pound everything into a powder. It can consume sights, sounds, smells, flavors, tactile sensations, and ideas. Good or bad, it isn't picky. It can eat them all. If people praise us, we can use it to nourish the heart. If they criticize us, we can use it to nourish the heart. Even if the body is in terrible pain, the heart can be at its ease, for it has all the utensils it needs to fix its food properly: grinders, mixers, steamers, pots, and pans. The fog of ignorance will scatter. Everything that ties us down — the nails of the five clinging-aggregates, the three ropes (love for spouse, love for children, love for material possessions), and the eight chains of the affairs of the world (loka-dhamma) — gain, loss, status, loss of status, praise, criticism, pleasure, and pain — will all fall away.

Stupid people think that staying in jail is comfortable, which is why they keep on doing more and more evil. They see the world as pleasant and so they're like prisoners who don't want to get out of jail. As for people with discernment, they're like the caged quail who keeps looking for a way to get out of the cage. As a result the chains that hold them down will fall away one link at a time. The eight affairs of the world are like the chains put on criminals to keep them bound. Stupid people think these chains are necklaces of gold to wear as ornaments. Actually, they're things that defile the mind. People who get tied down by them will never get away, because they're afraid they'll lose their wealth and status, afraid of criticism and pain. Anyone who is stuck on pleasure, who is afraid of criticism, will never manage to come to the monastery to practice.

The Buddha saw that we're like monkeys tied to a chain. If we don't develop liberating insight, we'll never get free from our chains. We'll never make it to dispassion.

In the first stage we let go of evil and start doing good. In the second stage we let go of evil and some forms of good. In the third stage we let go of everything, good and evil, because everything is fabricated by nature and thus undependable. We do good but we're not attached to it. When you let go, you have do it intelligently, and not in a ruinous way — i.e., by not doing good. You can't hold on even to your opinions, much less to material things. When you do good, you do it for the sake of the living beings of the world, for your children and grandchildren. You do everything in the best way possible, but you're not attached to it, because you know that all things fabricated are inconstant. This way your heart can be clear and bright like a jewel.

If you get caught up on criticism or praise, you're foolish. It's like drinking other people's saliva. When you act rightly, there are people who will say that you're right and those who will say that you're wrong. When you act wrong, there are people who will say you're wrong and those who will say you're right. There's nothing constant about good or bad, for they're all nothing but fabrications.



 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2016(Xem: 11228)
13/04/2013(Xem: 54003)
02/07/2015(Xem: 16511)
18/03/2017(Xem: 10093)
08/03/2019(Xem: 28431)
21/03/2014(Xem: 24408)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.