MỤC LỤC
Lời Mở Đầu. 4
Phần Một 6
Bí Mật Của Hạnh Phúc. 6
1- Nghệ Thuật Hạnh Phúc. 7
2- Những Trình Độ Khác Nhau Của Hạnh Phúc. 20
Phần Hai 39
Tha Thứ Và Từ Bi 39
1- Năng Lực Của Tha Thứ. 40
2- Yêu Thương Từ Bi 49
3- Yêu Thương Và Trách Nhiệm Thường Dân. 60
Phần Ba. 72
Thực Tại Và Tuệ Trí 72
1- Tuệ Trí Cổ Xưa Và Tư Tưởng Hiện Đại 73
2- Thân Khỏe Mạnh, Tâm Khỏe Mạnh. 86
Phần Bốn. 94
Hòa Bình Nội Tại Và Ngoại Tại 94
1- Hòa Bình Qua Hòa Bình Nội Tại 95
2- Hy Vọng Cho Một Thế Giới Hòa Bình. 107
3- Hòa Bình Và Từ Bi 111
Phần Năm.. 125
Bất Bạo Động Và Đạo Đức Thế Tục. 125
1- Đạo Đức Cho Thiên Niên Kỷ Mới 126
2- Bất Bạo Động Và Những Giá Trị Tâm Linh Trong Ấn Độ Thế Tục. 136
3- Đạo Đức Thế Tục, Những Giá Trị Nhân Bản Và Xã Hội 141
Lời mở đầu
ĐẠO PHẬT ĐÃ HƯỚNG ĐẠO con đường phát triển của Đức Đạt Lai Lạt Ma – cả nội tại lẫn ngoại tại – và vẫn là một sự hướng dẫn cho cội nguồn thích đáng của nhân loại. Những bài diễn thuyết bao hàm trong sự sưu tập này không đối diện trực tiếp với mục tiêu Giác Ngộ hay Quả Phật. Đúng hơn, chúng soi sáng những chủ đề phổ thông về từ bi; bất bạo động và hòa bình; chủ nghĩa thế tục; một thân thể, tâm thức, cá nhân, và xã hội lành mạnh; và tiềm năng của con người cho hạnh phúc qua sự thực chứng nội tại. Loài người trên thế giới hiện hữu đã sẵn sàng để tiếp nhận tuệ giác xuất phát từ Phật giáo và về Phật giáo vốn trực tiếp che chở chúng ta khỏi khổ đau của chúng ta.
Như được đề cập trong những bài diễn thuyết, tất cả chúng ta có tiềm năng để thoát khỏi những khái niệm tri thức (sở tri chướng) và những cảm xúc tiêu cực (phiền não chướng) nhằm để tránh trải nghiệm những nhiễu loạn và khổ đau trần tục trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, điều này không hàm ý rằng chúng ta không thể hay không nên cố gắng để đạt đến Giác Ngộ hoàn toàn, sự tự giải thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ hay, tối thiểu, đạt đến một thể trạng hòa bình của tâm thức.
Những bài thuyết pháp này cũng tượng trưng cho sự thiếu thốn tâm linh của mọi người khắp mọi nơi trên thế giới, như một minh chứng trong ý định của những lời mời thỉnh mà Đức Thánh Thiện đã nhận được từ nhiều trường đại học, tổ chức và quốc gia. Hơn thế nữa, Đức Thánh Thiện thường nhắc rằng con người, không phân biệt là họ vô thần hay hữu thần tín ngưỡng, vẫn có cốt lõi giải thoát nhân bản với tiềm năng lịch sử của họ.
Ở bất cứ thời điểm nào, loài người cũng đều có thể nâng cao chính họ đến thể trạng giải thoát hay rơi vào vũng bùn của không gian ngạ quỷ… Trách nhiệm chuyển hóa thân thể, lời nói, và tâm thức trong những môi trường văn hóa đa dạng là ở mỗi cá nhân. Nói cách khác, những tư tưởng và hành động đòi hỏi một loại những thứ không mâu thuẫn và chuyển hóa ta trở thành con người đúng thật.
Những bài diễn thuyết khơi dậy không chỉ vấn đề con người hành động như thế nào nhưng cũng là vấn đề, qua nổ lực và kiên trì hàng ngày, thì người ta có thể khẳng định tính độc đáo của họ và tự tiến hành trong một phương pháp tốt đẹp, phù hợp với bản chất vốn có của họ, và trở thành một người tỉnh thức, một bậc Giác Ngộ để phụng sự nhân loại như thế nào. Thật là lúc cao điểm để loài người gạt bỏ những dự tính không tưởng và nghiên cứu để đối diện những sự thật bằng việc làm mạnh tính chính trực của con người. Do thế, người ta bắt buộc sống một cách nhân bản, vốn sẽ có lẽ, trở thành gốc rể của sự bình đẳng. Cũng thế, nếu chúng ta không trau dồi lòng từ bi và niềm hòa bình nội tại, thì thậm chí nền hòa bình thế giới cũng không mang cho chúng ta sự thăng bằng bên trong.
Chúng ta hãy kết luận với thí dụ về Richard More từ Ái Nhĩ Lan người làm việc rất gần gũi với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong việc cải thiện đời sống của những người khác. Hoạt động của More với thiếu nhi trong những hoàn cảnh giữa những làn đạn hay xung đột và cuộc sống phi thường của ông là thật sự đáng ngưỡng mộ. Ông mất ánh sáng của đôi mắt năm 1972, sau khi bị bắn bởi những viên đạn cao su. Richard đã có hành động cao thượng để mời và mở rộng một sự chào đón ấm áp với người lính đã làm ông mù mắt với buổi nói chuyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tạo trường đại học Limerick trong năm 2011. Thông điệp từ bi và tha thứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma vang dội rất sâu sắc trong hành động của Richard và không chứa chấp bất cứ sân hận hay cay đắng nào đối với Charles, người lính chịu trách nhiệm cho hoàn cảnh của ông. Nhân thể Richard và Charles đã xây dựng tình thân hữu sâu sắc với Đức Đạt Lai Lạt Ma bây giờ.
Tương tự thế, qua những bài diễn thuyết này, tiếp theo bởi những câu hỏi và trả lời, nhiều người đã có thể liên hệ với Đức Thánh Thiện và tuệ giác sâu sắc của ngài với sự thanh thoát lớn lao hơn.