Tham Muốn Là Nguồn Mạch Của Mọi Vấn Đề

19/09/201012:00 SA(Xem: 38542)
Tham Muốn Là Nguồn Mạch Của Mọi Vấn Đề

THAM MUỐN LÀ NGUỒN MẠCH CỦA MỌI VẤN ĐỀ

Như Lạt ma Atisha đề cập trong Đại Luận giảng về Con Đường Tiệm thứ dẫn tới Giác ngộ:

Chúng ta theo đuổi trong hy vọng được toại nguyện, nhưng việc theo đuổi tham muốn chỉ đưa dẫn tới sự bất mãn.

Trong thực tế, kết quả của việc theo đuổi tham muốn chỉ là sự bất mãn. Bạn cố gắng liên tục nhưng chỉ có bất mãn.

Theo đuổi tham muốn và không được toại nguyệnvấn đề chính của sinh tử. Ví dụ như việc mắc bệnh ung thư hay AIDS không phải là vấn đề chính. Nếu so sánh với vấn đề theo đuổi tham muốn và không được toại nguyện, thì ung thư và AIDS không là gì cả; chúng không tiếp tục từ đời này sang đời khác. Trong khi bạn có một đời người toàn hảo, nếu bạn không làm điều gì đó về vấn đề tham muốn trong đời này, thì nó sẽ tiếp tục từ đời này sang đời khác.

Việc theo đuổi tham muốn không ngừng trói buộc bạn với sinh tử khiến bạn thường xuyên kinh nghiệm những đau khổ của sáu cõi. Liên tục – bất tận. Nếu bạn không ngừng theo đuổi tham muốn thì không có sự toại nguyện thực sự, không có an bình thực sự. Việc theo đuổi tham muốn chỉ dẫn bạn tới sự bất mãnkinh nghiệm không dứt những nỗi khổ của sinh tử trong một trong sáu cõi.

Chính tư tưởng về tám pháp thế gian đã liên tục mang lại mọi bệnh tật làm chúng ta vô cùng kinh hãi. Liên tục từ đời này sang đời khác, nó mang lại mọi vấn đề nghiêm trọng mà một con người có thể kinh nghiệm; nó tạo nên nghiệp để chúng ta không ngừng kinh nghiệm những vấn đề này. Tư tưởng về tám pháp thế gian, sự tham muốn bám luyến vào cuộc đời này, chính là căn bệnh trầm trọng nhất. Nếu so với những pháp thế gian thì những vấn đề khác chẳng là gì cả.

Nếu bạn không có tư tưởng về tám pháp thế gian là cái cột trói bạn với sinh tử thì cho dù người nào đó giết hại bạn, tất cả những gì bạn làm là chuyển hóa sang một thân thể khác. Tâm thức bạn nhận thân người toàn hảo khác hay đi tới một cõi thuần tịnh. Việc bạn bị giết thì như một điều kiện (duyên) để chuyển sang một thân thể khác. Nhưng nếu bạn có tư tưởng về tám pháp thế gian và không thực hành Pháp, thì mặc dù chẳng ai giết bạn và bạn sống tới một trăm năm, bạn thường xuyên sử dụng thân người quý báu của bạn để tạo nên những nguyên nhân của các cõi thấp; bạn sử dụng tái sinh may mắn của bạn để gây nên nguyên nhân của những tái sinh bất hạnh không có cơ hội để thực hành Pháp. Bạn càng sống lâu thì càng tạo thêm nghiệp tiêu cực, là những điều khiến bạn phải sống trong những cõi thấp và kinh nghiệm đau khổ trong nhiều kiếp. Vì thế, tư tưởng về tám pháp thế gian này thì còn tai hại hơn nhiều nếu so với kẻ thù nào đó chỉ đơn thuần giết chết bạn.

Trích dẫn của Lạt ma Tsong Khapa về việc theo đuổi sự tham muốn nói tiếp:

Tham muốn mang lại rất nhiều vấn đề khác. Bởi theo đuổi tham muốn, tâm trở nên thô nặng và không an bình.

Hàng trăm vấn đề đến từ sự bất mãn. Khi tham muốn thật mạnh mẽ, ta rất dễ trở nên sân hận, chẳng hạn như thế. Bám luyến càng mạnh thì sân hận phát khởi càng mãnh liệt. Nếu bạn không bám luyến quá nhiều thì bạn không quá sân hận khi ai đó làm bạn khó chịu. Bạn có thể vẫn bị bối rối nhưng ít hơn trước đó. Sân hận, ganh tị và v.v.. phát khởi trong mối liên quan với sự bám luyến. Do bám luyến mà những tư tưởng tiêu cực khác này xuất hiện. Khi bất kỳ cái gì trong những tư tưởng tiêu cực này xuất hiện, bạn tạo nên nghiệp tiêu cực, nguyên nhân của những cõi thấp.

Khi tâm bạn bị tham muốn áp đảo, hoàn toàn bị vẩn đục bởi tham muốn, bạn không thể thiền định. Cho dù bạn có một vài ý niệm về tánh Không, chẳng hạn thế, thì bạn khó có được cảm nhận nào về nó. Khi tâm bạn yên tĩnh và bình an, bạn có thể có cảm nhận nào đó về nó; nhưng khi tâm bạn bị vẩn đục, một màn sương mù dày đặc bao phủ mọi sự, bạn không thể thiền định về tánh Không. Hơn nữa, bạn không thể nghĩ về những khiếm khuyết của sự tham muốn.

Khi bạn tham muốn mạnh mẽ một đồ vật, bạn trở nên rất khổ sở nếu bạn không thể gần nó. Bạn không thể thanh thản; thân bạn không được nghỉ ngơi bởi bạn không thư thản trong tâm hồn. Vì tâm bạn không thư thản do sự tham muốn nên mặc dù có thể bạn chẳng có công việc đặc biệt khó khăn nào để làm, bạn cũng không có sự thoải mái hay thư dãn vật lý

Có nhiều ví dụ như thế về những khiếm khuyết của sự tham muốn. Hãy nghĩ về những người nghiện rượu và những người nghiện ma túy. Cuộc sống của họ trở nên khốn khổ, phóng túng, tới độ họ không thể làm bất kỳ điều gì. Hơn nữa, họ làm tổn hại sự tỉnh giáctrí nhớ của họ.

Bệnh tật đến từ tâm bất mãn của sự tham muốn, tư tưởng xấu ác của các pháp thế gian, bởi sự bất mãn tạo nên những điều kiện (duyên) cho bệnh tật. Rồi thì bạn bị bệnh trong nhiều năm, cùng sự hao tốn khổng lồ không ai mong muốn hàng nhiều ngàn đô la. Khi bạn không thể kiếm tiền một cách đúng đắn, bạn phải ăn cắp. Tâm bạn trở nên rối loạn; bạn suy sụp tinh thần và trở nên điên cuồng. Khi ấy bạn phải tốn rất nhiều thời giờ và tiền bạc trong các cuộc tư vấn tâm lý và thậm chí bạn có thể kết thúc cuộc đời trong một viện tế bần.

Và đâu là căn nguyên của tất cả những điều này? Đó là một khoảnh khắc của sự tham muốn không thể kiểm soát được. Khoảnh khắc ấy khi bạn không tự bảo vệ mình để thoát khỏi tư tưởng về tám pháp thế gian, khi bạn không thực hành Pháp, sẽ mang lại rất nhiều vấn đề. Những vấn đề tiếp tụctiếp tục năm này sang năm khác, khiến bạn phải tốn kém rất nhiều tiền của và làm cho đời bạn phức tạp và khó khăn một cách không cần thiết. Mọi sự âu lo và tốn kém này là do tư tưởng về tám pháp thế gian. Nếu ngay từ lúc đầu, bạn gìn giữ để không dính mắc vào các pháp thế gian, thì tất cả những năm tháng của những vấn đề và tổn phí không mong muốn đó đã không xảy ra. Bạn chẳng bao giờ phải kinh nghiệm chúng.

Thật rõ ràng đây chính là nguồn mạch của bệnh AIDS, nó xuất hiện khi một người bị tám pháp thế gian sai sử. Khi tôi hỏi những người bị lây nhiễm AIDS qua đường tình dục rằng trạng thái tinh thần của họ ra sao khi bắt đầu kinh nghiệm những triệu chứng, một số người nói rằng đó là một tham muốn tình dục hết sức mạnh mẽ. Trong thời gian của trạng thái tinh thần vô-đạo đức đó, mỗi ngày họ bắt đầu lên cơn sốt, đổ mồ hôi và yếu ớt.

Về cơ bản thì mọi bệnh tật, kể cả bệnh AIDS và ung thư, xuất phát từ tư tưởng về tám pháp thế gian. Những vấn đề quan hệ thì cũng thế: cách này hay cách khác, nếu ta không nỗ lực để có được sự kiểm soát nào đó, những vấn đề quan hệ có thể cứ tiếp diễn. Cuộc sống trở thành địa ngục – trước khi đi tới địa ngục thực sự, ta kinh nghiệm địa ngục với một thân người. Có địa ngục ở khắp mọi nơi. Bạn cảm thấy hoàn toàn bị sập bẫy, ngạt thở. Thậm chí bạn không thở được.

Khi tham muốn của bạn không được đáp ứng, khi bạn không có được những gì bạn muốn, đây là thời gian mà sự suy nhược thần kinh và những tư tưởng muốn tự tử xảy ra. Mới đây một người học Pháp ở Thụy Sĩ đã có những vấn đề như thế và đã tự tử. Anh ta treo cổ tự vẫn. Tôi nghĩ rằng anh ta đã nghe một vài bài giảng Pháp nhưng đã không thực hành hay nhập thất nhiều. Anh ta có một công việc rất tốt, kiếm được rất nhiều tiền, nhưng anh có những vấn đề về mối quan hệ.

Bởi những loại vấn đề này, bạn có thể đã nhiều lần kinh nghiệm về tư tưởng tự vẫn, về việc chấm dứt đời người của bạn. Về cơ bản thì đây là một khiếm khuyết của tư tưởng tham muốn thế gian.

Geshe Kadampa Gonpawa, người có sự thấu thị và nhiều chứng ngộ khác, đã nói:

Nếu ta thọ nhận bốn kết quả đáng ao ước của sự thoải mái, vật chất, tiếng tốt, và sự khen ngợi từ một hành động được thực hiện với tư tưởng về tám pháp thế gian, thì đó chỉ là kết quả trong đời này và không có lợi lạc trong những đời sau. Và nếu hành động ấy mang lại bốn kết quả không đáng ao ước thì ta cũng chẳng được lợi lạc gì ngay cả trong đời này. 

Dù thế nào chăng nữa, thường thì những hành động được làm với tư tưởng tám pháp thế gian mang lại bốn kết quả đáng ao ước cuối cùng sẽ dẫn tới bốn kết quả không đáng ao ước. Ví dụ như trong việc kinh doanh, bạn có thể gặt hái được thành công này sau thành công khác; do bởi thành công đó, càng lúc bạn càng hành động với tư tưởng về tám pháp thế gian. Sau một thời gian, nghiệp thành công của bạn chấm dứt, và nghiệp thất bại được trải nghiệm. Chỉ trong một ngày bạn có thể trở thành một kẻ hành khất. Một ngày nào đó bạn là một tỉ phú; ngày hôm sau, thậm chí bạn không biết cách làm sao trả tiền thuê nhà và nuôi sống gia đình bạn. Toàn bộ cuộc đời bạn sụp đổ. 

Đây là bởi bạn hành động với tư tưởng tám pháp thế gian. Mặc dù bạn đã thành tựu sự tiện nghi vật chất, bạn không thỏa mãntiếp tục hành động với tư tưởng về các pháp thế gian. Do sự thành công của bạn trong quá khứ, một ngày nào đó nghiệp thành công của bạn bị cạn kiệt, và mọi sự sụp đổ. Người mới hôm qua còn giàu có, không chút bận tâm về mặt tài chánh, bất ngờ hôm nay phải bận tâm ngay cả việc chăm sóc gia đình. Anh ta không biết phải làm gì và không thể ăn hay ngủ.

Cho dù bạn thành công trong việc trộm cắp một, hai, hay ba lần, chẳng hạn thế, thành công của bạn không thể tiếp tục vô hạn định. Bạn cần phải kiểm soát tham muốn của bạn; bạn cần phải thấy hài lòng. Nếu không, cứ tiếp tục trộm cắp thì chắc chắn một ngày nào đó bạn sẽ bị bắt. Cho dù sai lầm đó ra sao, bằng cách liên tục lập đi lập lại nó, một ngày kia chắc chắn nó sẽ trở thành một vấn đề lớn. Khiếm khuyết khác của sự tham muốncuối cùng nó dẫn tới rất nhiều điều không đáng ao ước.

Tự giải thoát bản thân khỏi tham muốn là một sự bảo vệ vĩ đại. Cắt đứt sự bám luyến vào một đối tượng hay một người có nghĩa là mọi tâm tiêu cực khác không phát khởi, và bạn không tạo nên những nghiệp tiêu cực ấy như một kết quả. Nó mang lại cho ta sự bảo vệ không thể tin nổi. Thông thường thì bởi bám luyến vào một đối tượng đặc biệt, bạn tạo nên nhiều nghiệp tiêu cực trong mối quan hệ với nhiều chúng sinh khác. Nhờ cắt đứt bám luyến, bạn ngăn chặn được những nguyên nhân của các cõi thấp.

An bình vĩ đại xuất hiện khi bạn tự giải thoát mình khỏi tư tưởng tham muốn. Hãy tập trung vào sự an bình đích thực này khiến bạn có thể lập tức kinh nghiệm bằng cách tự giải thoát mình khỏi tham muốn. Khi bạn tập trung vào điều này thì không có vấn đề gì. Khi bạn nỗ lực đạt được hạnh phúc vĩ đại này, an bình thực sự này, hạnh phúc nhất thời trở nên không đáng kể và không quá khó khăn để từ bỏ – có lẽ cũng vui thú như khi bạn nhặt được tờ giấy vệ sinh đã sử dụng. Nếu bạn tỉnh giác về điều này thì bạn không có nguy cơ trở nên tuyệt vọng hay điên loạn.

Vì thế ta có thể thấy, cho dù gặp bao nhiêu vấn đề chăng nữa thì ta cũng không thể có chọn lựa nào khác ngoài việc phải thực hành Pháp. Và thực hành Pháp có nghĩa là làm chủ tâm ta, làm chủ sự tham muốn. Hãy quên việc sống một cuộc đời khổ hạnh của việc thực hành Pháp thuần túy; ở mức độ tối thiểu, chúng ta cần làm chủ tham muốn để có an bình nội tâmhạnh phúc của cuộc đời này, và để ngăn chặn sự phát triển của các vấn đề.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/10/2013(Xem: 16240)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.