Thiền định phương thuốc hữu hiệu giúp cơ thể thích ứng với trạng thái toàn cầu hóa

18/04/20194:06 SA(Xem: 6919)
Thiền định phương thuốc hữu hiệu giúp cơ thể thích ứng với trạng thái toàn cầu hóa
THIỀN ĐỊNH
PHƯƠNG THUỐC HỮU HIỆU GIÚP CƠ THỂ THÍCH ỨNG VỚI
TRẠNG THÁI TOÀN CẦU HÓA
Bác sĩ THIERRY JANSSEN
HOÀNG PHONG (Pháp) lược dịch

ngoi thien hkst 04
Giờ tọa thiền tại Huyền Không Sơn Thượng (ảnh HKST)

Lời người dịch:

Stress : có nghĩa là sự dồn nén, cưỡng ép trên cả hai mặt sinh lýtâm lý, một trạng thái căn thẳng thần kinh, gây ra lo âusợ sệt và sau cùng là sự suy nhược cơ thể. Một nhân vật nêu lên trong bài viết nầy cho biết chữ STRESS không có trong ngôn ngữ Tây tạng, người dịch cũng nghĩ rằng không có trong ngôn ngữ Việt Nam. Tuy thế, triệu chứng khủng khoảng của trạng thái căng thẳng thần kinh xảy ra thường xuyên chung quanh ta, nhưng vì ngôn ngữ không đủ khả năng thích ứng kịp thời với hậu quả củng những biến đổi trong xã hội ngày nay để nhanh chóng sáng chế ra những ngôn từ thích nghi dùng mô tả những triệu chứng ấy mà thôi. Viện Tâm Linh và sự sống (Mind anh Life Institute) tổ chức thường xuyên những cuộc gặp gỡ giữa các nhà khoa học nổi tiếng cùng với Đức ĐẠT LAI LẠT MA, cũng như với các nhà sư danh tiếng khác trên thế giới để trao đổi những hiểu biết giữa khoa học và Phật giáo. Phúc trình và kết quả những lần họp như thế đều được xuất bản thành sách. Dưới đây là nội dung hội nghị được tổ chức vào cuối năm 2005 và đã được bác sĩ THIERRY JANSSEN tóm lược. Bác sĩ Thierry Janssen vừa là một bác sĩ giải phẩu vừa là một bác sĩ điều trị tâm thần nổi tiếng, ông đã từng xuất bản nhiều sách về tâm linh. Tôi xin lược dịch bài viết của ông dưới đây.

Nhiều khoa học gia lừng danh thế giới họp nhau để gặp gỡ Đức ĐẠT LAI ĐẠT MA và một số các nhân vật khác về tâm linh trong ba ngày từ ngày 8 đến ngày ngày 10 tháng 11 năm 2005. Hội nghị do VIỆN TÂM LINH và SỰ SỐNG (Mind anh Life Institute) tổ chức tại WASHINGTON, chủ đề chính thức là “SỰ MỀM DẼO CỦA NÃO BỘ”. Hội nghị nầy được tổ chức vài ngày trước khi khai mạc Hội nghị thường niên của Hiệp Hội Thần Kinh Học, và chính trong dịp đại hội của Hiệp Hội Thần Kinh Học, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã được mời đọc điển văn khai mạc.

SỰ HIỆP LỰC GIỮA KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO

Viện Tâm Linh và Sự Sống có thể là một tấm gương tiêu biểu nhất cho sự hợp tác và hỗ trợ giữa những ngành học rất khác nhau và sự hiểu biết đa dạng. Với chủ đích thiết lập đối thoại giữa khoa học và Phật giáo, hai nền văn hóa đó sẽ ra sức, tùy theo những phương pháp cá biệt của mỗi ngành, để tìm hiểu bản chất của thực tại, nhằm vào mục tiêu cải thiện hoàn cảnh con người.

Dự án trên đây là một dự án khá tham vọng. Vì thực tế, không có gì khó hơn là thiết lập đối thoại mang tính cách xây dựng giữa hai nền văn hóa khác nhau. Nhưng thực tế cho thấy chỉ hai năm sau đó, cuộc gặp gỡ đầu tiên được tổ chức tại DHARAMSALA (Ấn Độ) nơi tư thất của nhà lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng là ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA và những nhà khoa học. Tiếp theo đó, khoảng một chục cuộc họp nhỏ hơn đã được tổ chức đều đặn cho đến năm 2003, khi trường đại học danh tiếng là MASSACHUSETTS INSTITUTE OF TECHNOLOGY (MIT) mời ông ENGEL đứng ra tổ chức một hội nghị ở BOSTON với số cử tọa lớn hơn nữa. Vào lúc ấy thì ông FRANCISCO VERALA đã qua đời vào tháng 5 năm 2001. [Ghi chú thêm của người dịch : Đức Đạt Lai Lạt Ma được thông báo ông Francisco Verala ngã bệnh và Ngài đã thấy trước sự ra đi của ông nầy, Ngài liền cho thu băng video hình ảnh và những lời dặn dò của Ngài để cấp tốc gởi sang Paris cho ông Francisco Verala nghe trước khi ông từ trần]. Nếu ông còn sống có lẽ ông sẽ phải hân hoan lắm khi thấy kết quả đối thoại do Viện Tâm Linh và Sự Sống đem đến đang thu hút sự quan tâm cao độ của tất cả cộng đồng khoa học.

Cách hai mươi năm trước đây, mấy ai có thể ngờ được lần hội nghị thứ mười ba của Viện Tâm Linh và Sự Sống, nêu lên những đối thoại giữa khoa học và tâm linh lại được hai thể chế uy tín như Đại Học JOHNS HOPSKIN ở Baltimore và Đại học GEORGETOWN ở Washington đứng ra hổ trợ ? Trong buổi khai mạc, ông EDWARD MILLER khoa trưởng Phân Khoa Y học JOHNS HOPSKIN đã đứng lên phát biểu như sau: “Sứ mạng của chúng ta là đề cập đến những lãnh vực chưa được khám phátìm hiểu những gì chưa có thể hiểu nỗi. Chúng ta nên đón nhận những thắc mắc mới để đem đến những giải đáp mới”. Chủ đề nêu lên trong lần họp nầy là cơ sở khoa học và hiệu quả trị liệu do Thiền Định mang đến. Đây là những thắc mắc mà các nhà nghiên cứu Tây phương đã nêu lên từ lâu. Nhưng từ khi ngành Thần kinh học thành công với một số tiến bộ mới nhất gần đây, người ta mới bắt đầu tìm thấy những câu giải đáp. Đó cũng là những gì mà hai nhà khoa học JON KABAT-ZINN và RICHARD DAVIDSON, phụ trách chương trình khoa học cho những buổi họp đang diễn ra, đã chứng minh qua suốt quá trình thực hiện lâu dài của họ.

MỘT PHƯƠNG CÁCH CHỐNG LẠI SỰ CĂNG THẲNG THẦN KINH (STRESS)

Từ những năm đầu thập niên 1970, nhà sinh học JON KABAT JINN đã chú tâm đến những phản ứng liên quan giữa thân xác và tâm thức. Sau đó, ông nhanh chóng n   hận thấy muốn nghiên cứu về sự tương tác giữa thân xác và tâm thức phải nhờ đến các kỹ thuật thiền định dựa vào khái niệm “tâm linh tỉnh thức” (pleine conscience – mindfulness). Đó là cách làm cho tâm thức an bình để buông xã thân xác. Loại bỏ mọi ý nghĩa phụ thuộctính cách tôn giáo, hoặc ngoại laitính cách Đông phương, ông đề nghị một danh từ hoàn toàn mang tính cách khoa học cho phương pháp do ông đề xướng : giảm căng thẳng thần kinh bằng tâm linh tỉnh thức (mindfulnes- based stress reduction : MBSR). Ông KABAT-ZINN giải thích :”Đây là cách đưa thiền định vào việc trị liệu của y khoa”. Phương cách nầy trước hết là giúp phát huy sự chú tâm vào hiện tại, từng giây phút một và từng giây phút một. Đó là phương cách thiền định đã được “đơn giản hóa” mà ông giảng dạy trong khoa bệnh lý chữa trị căng thẳng thần kinh (stress) tại Đại học MASSACHUSETTS. Chương trình giảng huấn của ông khá đơn giản : một buổi thiền định kéo dài hai tiếng rưỡi, mỗi tuần một lần trong tám tuần liền, thêm vào đó mỗi buổi một giờ thực tập tại nhà. Từ 25 năm nay đã có hơn mười lăm ngàn người nhờ vào cách trị liệu nầy để chữa trị các chứng bệnh rất đa dạng như các bệnh về tim mạch, sida, đau nhức kinh niên, xáo trộn tiêu hóa của bao tử và đường ruột, nhức đầu, áp huyết cao, mất ngủ, lo âu và hoảng sợ. Cách trị liệu bằng thiền định nầy, tức MBSR, đã đem đến nhiều kết quả mỹ mãn, vì thế đã được đem ra giảng dạy cho sinh viên tại 29 trường đại học y khoa trên khắp nước MỸ. Ông JON KABAT-ZINN đã giải thích với Đức Đạt Lai Lạt Ma như sau: “Điều nầy đã làm thay đổi mối tương quan giữa bác sĩ và bệnh nhân”. Nhiều nghiên cứu về y khoa càng ngày càng chứng minh mạnh mẻ hơn về lợi ích của phép trị liệu trên đây. Trong số những nghiên cứu được đem ra phúc trình trong buổi hội nghi về Tâm linh và Sự Sống, cho thấy trong trường hợp bệnh vảy nến (psoriasis) [Ghi chú thêm của người dịch : đây là bệnh mãn tính ngoài da, da bị những mảng đỏ và tróc ra thành những vảy trắng], cách trị liệu nầy bằng tia sáng cực tím sẽ mang đến nhiều hiệu quả rõ rệt hơn nếu phối hợp với phương pháp thiền định MBSR. Ông KABAT-ZINN kết luận rằng :”Thiền định, nhờ vào tác động của nó trên sự căng thẳng thần kinh, có thể giữ vai trò thiết yếu để ngăn ngừatrị liệu những bệnh tật liên hệ khác”. Quan điểm nầy cũng đã được nhiều người tán đồng, chẳng hạn như ông ROBERT SALPOLKY, giáo sư sinh học và thần kinh học của Đại học STANFORD (Hoa Kỳ), ông JOHNSHERIDAN, giáo sư miễn dịch học Đại học OHIO STATE UNIVERSITY (Hoa Kỳ) và bà ESTHER STEMBERG, Giám đốc Chương trình khảo cứu về miễn dịch học của Viện Y tế Quốc gia National Institute of Health (Hoa Kỳ), (tương đương với tổ chức INSERM của nước Pháp).

ĐEM CÁC NHÀ SƯ VÀO PHÒNG THÍ NGHIỆM

Ông RICHARD DAVIDSON là một người bạn từ lâu của ông Kabat-Zinn, nhưng ông lại dùng một lối nghiên cứu rốt ráo hơn là lối trị liệu theo kinh nghiệm của ông Kabat-Zinn. Chẳng qua vì ông là một giáo sư về tâm lý học và tâm thần học tại Viện Đại học WISCONSIN (Hoa Kỳ), đồng thời ông cũng là giám đốc một phòng thí nghiệm siêu tân tiến trang bị máy móc, ghi nhận tín hiệu điện lực và hình ảnh cộng hưởng từ tính (IRM), những trang bị nầy đã giúp ông ghi nhận trực tiếp những sinh hoạt của não bộ. Vì thế ông đã chứng minh cho thấy việc thiền định đều đặn làm gia tăng sức hoạt động thuộc vùng phía trước của não bộ  bên trái (phần nầy gọi là võ não, thuộc phần trán phía trước : cortex préfrontal), vùng não nầy liên hệ đến sự quản lý những xúc cảm tích cực, và do đó đã tạo ra sức đề kháng hiệu quả hơn về miễn dịch. Sau hai tháng, một cuộc thử nghiệm về chủng ngừa cho thấy chất kháng thể tiết ra trong cơ thể của những người thực thi thiền định đều đặn cao hơn hẳn đối với những người không thiền định. Trong một cuộc thí nghiệm khác, với sự tham dự của một nhà sư người Pháp là thầy MATHIEU RICARD [Ghi chú thêm của người người dịch : thầy M. Ricard là tiến sĩ khoa học, con của một triết gia, nhà văn, bình luận gia, thuộc Hàn lâm viện của Pháp, chính ông nầy đã chọn một tên khác là J.F. Revel vì không muốn cả hai cha con cùng nổi danh dưới một tên như nhau. Hai người có viết chung một quyển sách tựa đề là Một Nhà Sư Và Một Triết Gia Với Đạo Phật Ngày Nay. Thầy M. Ricard tu theo Phật giáo Tây Tạng và thông dịch viên tiếng pháp chính thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mẹ và chị thầy cũng quy y Phật giáo], ông RICHARD DAVIDSON và ông ANTOINE LUTZ (một người Pháp, cựu đệ tử của ông Francisco Varela), cho thấy sự sinh hoạt não bộ của những người tu hành đã thực thi hơn mười ngàn giờ thiền định phát ra những làn sóng gamma nhiều hơn gấp bội so với những người không quen thiền định. Ong WOLF SINGER, giám đốc Viện Max Planck tại Frankfurt (Đức), cũng có tham dự trong hội nghị, giải thích những vai trò của những làn sóng gamma là làm gia tăng sức sự điều hànhphối hợp mọi sinh hoạt của não bộ, giúp nhiều khu vực của não đồng bộ hóa sự sinh hoạt, và đồng thời cũng nâng cao cấp bậc tâm linh của những người tu tập thiền định nầy đã có sẳn từ trước trong những cá thể trên đây và đã góp phần thúc đẩy họ đi xuất gia, nhưng tuyệt nhiên không phải là những gì mà họ đã đạt được bằng sức mạnh thiền định kiên trì sau khi đã xuất gia rồi. Để trả lời cho giả thuyết nầy, hai ông LUTZ và DAVIDSON đem ra so sánh những “thành quả” của những nhà sư đã thiền định suốt 40.000 giờ và những nhà sư chỉ thiền định được 10.000 giờ. Kết quả hết sức kỳ lạ : các nhà sư càng thiền định được nhiều giờ, số lượng làn sóng gamma của họ phát ra càng cao, và hiện tượng nầy không lệ thuộc gì với tuổi tác của họ. Ông WOLF SINGER kết luận như sau: “Vì thế hình như sự tập luyện tâm linh có thể đưa đến một dạng thể tinh thần cởi mở hơn và một thể dạng tâm thức trong sáng hơn”. Mặt khác, những hình ảnh do cộng hưởng từ tính ghi nhận sự vận hành của các chức năng của bộ óc cho thấy các nhà sư sành sõi trong việc thiền định, sức hoạt động của vỏ não trán thuộc phần bên trái, liên quan đến những xúc cảm tích cực, gia tăng một cách rõ rệt. Hơn nữa, khi các hình ảnh chụp các cảnh tượng đau đớn đưa cho các nhà sư đang được thí nghiệm xem, tức khắc những vùng não bộ tương ứng với những vận hành đau đớn đã được các nhà khoa học biết trước liền bị kích động. Sự kiện nầy xảy ra giống như thiền định đã kích thích các nhà sư chuyển sang hành động để cứu giúp những người đang bị đau đớn. Thầy MATHIEU RICARD bình luận việc nầy như sau: “Rút lui khỏi thế giới nầy để thiền định, chắc chắn là cách chuẩn bị để trở nên công minh hơn khi quay trở về với thế giới chung quanh.

Bác sĩ THIERRY JANSSEN
HOÀNG PHONG (Pháp) lược dịch | Văn Hóa Phật Giáo

Thư Viện Hoa Sen

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/03/2019(Xem: 27951)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.