Thư Viện Hoa Sen

Tuệ Phát Triển Định

07/06/20202:50 CH(Xem: 12897)
Tuệ Phát Triển Định

TUỆ PHÁT TRIỂN ĐỊNH
Chỉ dẫn thực hành các phương pháp thiền của Đức Phật
Tác giả: Ācariya Mahā Boowa Ñāṇasampanno
Dịch sang tiếng Anh: Ācariya Paññāvaḍḍho Thera 
Dịch sang tiếng Việt: PT Minh Hạnh , Diệu Hạnh
Nhà xuất bản Hồng Đức


Tuệ Phát Triển Định - Ajahn Maha Bua


MỤC LỤC


Ācariya Mahā Boowa Ñāṇasampanno
Tác giả: Ngài Ācariya Mahā Boowa
Ñāṇasampanno

Lời giới thiệu 
Giới 
Định 1 
Định 2 
Định 3 
Tuệ 
Từ vựng 
Lời tán dương của Ngài Ācariya Mahā Boowa 

 

LỜI GIỚI THIỆU

Ācariya Paññāvaḍḍho
Dịch giả: Ācariya Paññāvaḍḍho

Cuốn sách ‘Tuệ phát triển Định” này là một trong số ít sách do Ācariya Mahā Boowa (Bhikkhu Ñāṇasampanno) viết. Ngài trụ trì Thiền viện Trong rừng Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên. Sau khi rời trường học, ngài đã tới chùa Bodhisomporn ở Udonthani, nơi ngài thọ giới Sāmanera theo Đại đức Chao Khun Dhammachedi. Khi ngài đến tuổi trưởng thành, ngài được thọ giới Tỳ-kheo và ít lâu sau ra đi tìm vị thầy dạy thiền cho mình. Ngài được dẫn tới gặp Ngài Ācariya Mun (Bhuridatta Thera) và Ācariya Mahā Boowa nói rằng ngay khi gặp Ācariya Mun, ngài lập tức biết rằng đó là vị thầy của mình. Ngài học và tu tập dưới sự hướng dẫn của Ācariya Mun trong 9 năm đến khi Ācariya Mun mất vào tuổi 80. Sau đó, Ācariya Mahā Boowa tự mình tu tập trên đồi và trong rừng núi Thái Lan. Tiếp đó, ngài đi khắp các vùng trên đất nước, gần như đã qua tất cả các tỉnh. Khi ngài được các nhà hảo tâm dâng cúng mảnh đất gần làng của ngài để xây một thiền viện, ngài không du hành nữa mà sống tại thiền viện đó. 

Nhiều từ trong ‘Tuệ phát triển Định” được để nguyên tiếng Pāli vì thường không có từ có nghĩa tương đương trong tiếng Anh; hy vọng độc giả thứ lỗi nếu gặp khó khăn khi đọc những từ này, nhưng tôi cho rằng người đọc thà không hiểu còn hơn hiểu sai. Tuy vậy, phần giải nghĩa từ khá súc tích ở cuối sách có bao gồm tất cả các từ Pāli không được giải thích trong phần bài viết.

Hy vọng cuốn sách này sẽ mang Pháp tới cho nhiều người và sẽ giúp họ nhận ra rằng Pháp sống động hiện vẫn còn đó và không chỉ là cái gì đó của quá khứ xa xôi hoặc tương lai xa vời dưới thời của vị Phật tương lai.

Mong rằng tất cả những ai đọc cuốn sách này sẽ tìm được điều lợi ích giúp cho họ đạt đến Niết Bàn tối thượng.      

Bhikkhu Paññāvaḍḍho Thiền viện trong rừng Baan Taad, 2003

LỜI TÁN DƯƠNG
CỦA NGÀI ĀCARIYA MAHĀ BOOWA

VỀ NGƯỜI DỊCH, NGÀI ĀCARIYA PAÑÑĀVAḌḌHO (1925 – 2004)

Ngài Ācariya Paññāvaḍḍho là một vị sư người Anh, đến ở tại Thiền viện trong rừng Baan Taad lần đầu tiên vào năm 1963, và ngài đã ở đó suốt quãng đời còn lại của mình. Ngài không chỉ hoàn thiện mình cho đầy đủ nhất, cuộc đời của ngài còn mang lại lợi ích lớn lao cho mọi người trên toàn thế giới. Ngay từ khi ngài đến ở tại đây, ngài đã là khởi nguồn của sức mạnh và dòng cảm hứng đối với nhiều Phật tử từ nhiều nước khi họ đến gặp ngài. Sự hiện diện của ngài đã làm xúc động cuộc đời của bao người qua nhiều năm tháng.

Điều này đặc biệt đúng đối với các vị sư Phương Tây đã đến Thiền viện trong rừng Baan Taad kể từ ngày ngài tới đây. Ngài luôn thể hiện sự cống hiến quên mình cho việc chỉ dạy các vị sư này. Họ luôn tin cậy vào Ācariya Paññāvaḍḍho để chỉ dạy cách thực hành Phật Pháp đúng đắn. Ngài đã là một tấm gương và một người thầy thông thái cho hầu hết những người Phương Tây đến Thái Lan xuất giađi theo Thánh Đạo của Đức Phật.

Ācariya Paññāvaḍḍho đã qua đời vào lúc 8h30 sáng ngày 18 tháng 8. Sự hiện diện của ngài đã mang lại nhiều lợi ích cho Thiền viện trong rừng Baan Taad theo rất nhiều cách khác nhau. Ācariya Paññāvaḍḍho đã là một kỹ sư có trình độ với sự hiểu biết rất rộng về các lĩnh vực điện và cơ khí. Bất kỳ khi nào tôi hỏi ngài một câu về một chi tiết máy - dù đó là ô tô, tàu hỏa, máy bay hay vệ tinh nhân tạo – ngài đều biết câu trả lời. Tôi hỏi ngài là ngài có thể tự mình làm những cái đó được không và ngài trả lời là mặc dù ngài hiểu nguyên tắc vận hành của chúng, việc chế tạo những cái máy đó đòi hỏi phải có một nhà máy và lực lượng nhân công đông đảo. Một người không thể nào làm hết được tất cả. Đó là một câu trả lời thật thông minh. Hiểu biết về kỹ thuật của ngài cho ta có cảm tưởng rằng ngài phải là một nhà vật lý hạt nhân. Vì ngài chưa bao giờ lúng túng khi đưa ra được những lời giải thích mạch lạc và rõ ràng, chúng tacảm giác rằng ngài biết tất cả những điều cần phải biết về những vấn đề này.

Thỉnh thoảng, xe ô tô của mọi người bị chết máy trong thiền viện. Ācariya Paññāvaḍḍho sửa được ngay để người chủ của chiếc xe có thể lái về nhà. Ngài là chuyên gia điêu luyện trong việc sửa chữa đồng hồ treo tường và đeo tay, máy ghi âm và radio. Những người trong thiền viện cần sửa những thứ này luôn đến nhờ Ācariya Paññāvaḍḍho – và ngài không bao giờ làm họ thất vọng. Đó là một lý do tôi nói rằng sự hiện diện của ngài đã mang lại lợi ích cho Thiền viện trong rừng Baan Taad theo rất nhiều cách.

Ở mức độ cao hơn, Ācariya Paññāvaḍḍho là một người truyền thông tin tuyệt vời. Ngài chịu trách nhiệm chỉ dạy và đào tạo tất cả những người nước ngoài đã đến Thiền viện trong rừng Baan Taad. Về khía cạnh này, sự viên tịch của ngài là một tổn thất lớn lao cho thiền viện của chúng ta. Trình độ kỹ thuật của ngài sẽ không được nhớ đến nhiều bằng sự chỉ dạy của ngài. Ngài luôn là người đầu tiên đón nhận khách nước ngoài, và họ tin tưởng vào trí tuệ của ngài để chỉ dẫn họ. Việc truyền dạy Phật Pháp của ngài thật toàn diện và luôn luôn chuẩn xác.

Ācariya Paññāvaḍḍho viên tịch một cách bình an và tĩnh lặng, như vẫn thường thấy ở một vị sư hành thiền. Trạng thái tâm của ngài thật tuyệt vời và không gì có thể chê trách được. Ngài đã thật sự phát triển được một nền tảng tâm linh vững chắc trong tâm mình. Tôi không hề mảy may nghi ngờ về điều này. Khi viên tịch, ngài đã ra đi trang nghiêm, lặng lẽ. Và tự tôi chịu toàn bộ trách nhiệm sắp xếp lễ an táng ngài.

Ācariya Paññāvaḍḍho nói với tôi rằng ngài có một tiếc nuối. Ngài nói rằng ngài lấy làm tiếc rằng người phương Tây, những người cực kỳ thông minh khi làm những việc ở đời, lại ngu ngốc đến vậy trong lĩnh vực tinh thần. Mặc dù Giáo Pháp của Đức Phậttối thượng hơn mọi thứ thế gian có thể có, rất ít người phương Tây nỗ lực học Phật Pháp. Ngài cảm thấy đó là nghiệp của họ, sự bất hạnh của riêng họ. Khi con người chỉ sử dụng sự thông minh của họ cho mục đích vật chất thôi, họ vẫn không hề biết được những vấn đề thuộc về bản chất – về mặt tâm linh họ rất ngu ngốc. Ngài thấy đó là bất hạnh của họ. Và ngài quả là đúng.

Không thể so sánh sự thông minh thế gian với trí tuệ sinh khởi từ Pháp. Ô nhiễm (kilesa) là một thứ, Pháp là thứ khác. Ācariya Paññāvaḍḍho nói với tôi rằng ngài muốn thấy những người thông minh từ bỏ chuyện thế gian và chú ý vào việc thực hành Phật Pháp. Nếu những người đó thực hành thiền Phật Giáo, họ có thể mang lại lợi ích lớn lao cho thế giới ta đang sống. Tiếc nuối chính của ngài là rất ít người tỏ ra quan tâm. Ngài thấy họ rất thông minh theo một cách mà lại rất ngu ngốc theo cách khác.

Ācariya Paññāvaḍḍho rất tinh tế và tao nhã. Ngài không có gì có thể chê trách được. Suốt quãng thời gian tôi biết ngài, tôi không bao giờ có lý do để chê trách ngài – không bao giờ. Ngài luôn luôn điềm tĩnhthận trọng, và thể hiện trí tuệ trong mọi việc ngài làm. Sự viên tịch của ngài là một tổn thất cho các Phật tử thuần thành ở khắp mọi nơi.

 



pdf_download_2
Tuệ Phát Triển Định - Ajahn Maha Bua







.

Tạo bài viết
08/03/2019(Xem: 31203)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: