Chánh niệm tỉnh giác

02/03/20163:46 SA(Xem: 32594)
Chánh niệm tỉnh giác

CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC
Khánh Như

 

ngoithien_02Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táosáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Nó là một hình thái thiền hành được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác. Đây là một trong các phương pháp “quán thân trên thân” (kàye kàyànupassanà)1 hay pháp môn “thân hành niệm”(kàyagatasati)2 được nói đến trong kinh điển đạo Phật, nghĩa là chú tâm nhận biết hay quán niệm về các hoạt động hàng ngày của thân thể, khiến cho tâm trí trở nên định tĩnh, thanh tịnh, sáng suốt, đạt đến giải thoátgiải thoát tri kiếnKinh Sa-môn quảTrường Bộ nêu định nghĩa:

“Đại vương, thế nào là Tỳ-kheo chánh niệm tỉnh giác? Đại vương, ở đây, Tỳ-kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác. Như vậy, này Đại vương, Tỳ-kheo chánh niệm tỉnh giác”3.

Giống như việc chú tâm theo dõi hơi thở vào ra nhằm mục đích an trú tâm, an tịnh tâm, khiến cho tâm không tán loạn, không dao động, đạt đến định tĩnh, trong sáng, giải thoát, an lạc; việc chú tâm nhận biết các hoạt động khác của thân thể cũng được vận dụng với mục đích tương tự. Đây gọi là nếp sống chánh niệm tỉnh giác hay thiền hành trong đời sống hàng ngày, nghĩa là chú tâm nhận biết hay tỉnh giác về các hoạt động của cơ thể, có công năng làm lắng dịu và làm trong sạch nội tâm, khiến cho tâm thức trở nên định tĩnh, trong sáng, vắng lặng, quân bình, không phản ứng, không dao động, không còn rơi vào các cảm thức đối cực như vui buồn, lạc khổ khiến tham(abhigijjhana) và ưu (domanassa) hay tham (ràga) và sân (patigha) lý do sinh khởităng trưởng

Đây cũng là một trong các phương pháp huấn luyện tâm, làm cho tâm trở nên tươi tỉnh, yên lắng, thanh tịnh, không còn bị chi phối hay ô nhiễm bởi các triền cái hay tập khí tham-sân-si. Nói cách khác, đó là pháp môn tu tập và phát triển tâm thức dựa trên sự chú tâm nhận biết hay quán niệm về các sinh hoạt thường nhật, có công năng làm tăng trưởng niệm lực, định lực, tuệ lực, hướng đến loại trừ hoàn toàn mọi gốc rễ của phiền não khổ đau là tham-sân-si hay dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Kinh Niệm xứ mô tả như vầy:

“Tỳ–kheo đi, tuệ tri: “Tôi đi”, hay đứng, tuệ tri: “Tôi đứng”, hay ngồi, tuệ tri: “Tôi ngồi”, hay nằm, tuệ tri: “Tôi nằm”. Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy. Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.

Lại nữa, Tỳ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm. Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. “Có thân đây”, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời”4.

Quả là hết sức thực tế và giản dị lối sống giác ngộ an lạc được nói đến trong đạo Phật. Giác ngộ hay an lạc có thể được tìm thấy ở mọi lúc mọi nơi, ngay trong đời sống hàng ngày, trong các sinh hoạt quen thuộc của con người. Cứ theo lời Phật dạy thì người ta không cần phải đi đâu xa, cũng không cần phải tạo thêm điều gì khác như là phương tiện để tìm kiếm an lạc; bởi an lạc có sẵn trong mọi người, trong hơi thở vào ra có chánh niệm hay trong các sinh hoạt ăn, mặc, đi, đứng, nằm, ngồi có tỉnh giác của mỗi người. 

Chỉ cần dứt bỏ mọi ý tưởng tìm cầu, mọi suy nghĩ tính toán, quay về với chính mình, nhận rõ hơi thở vào ra hay tỉnh giác về những gì mình đang làm thì con người sẽ đạt được giác ngộ, sẽ có được cuộc sống an lạc. Đây chính là lẽ sống minh triết được nói đến trong đạo Phật, một lẽ sống nêu rõ tính chất thiết thực của đạo Phật trong cách thực nghiệm hạnh phúc an lạc thông qua việc quán niệm về các sinh hoạt thường nhật hay chú tâm nhận biết về thực tại duyên sinh, vô thường, vô ngã của hết thảy mọi sự vật và hiện tượng để thực chứng tâm giác ngộ, tâm giải thoát ngay trong hiện tại.

Thông thường, chúng ta sống hàng ngày với cái tâm đổ đầy ký ức và dự tính, không còn chỗ trống cho một niệm dừng nghỉ hay an trú. Chúng ta thường xuyên cảm thấy căng thẳngmệt mỏi bởi tâm của chúng ta đã phải làm việc quá sức và không hề được nghỉ ngơi. Chúng ta chưa hết suy tư điều này thì lại tính toán đến việc kia và do vậy tâm của chúng ta luôn luôn quay cuồng, dao động, không tĩnh lặng, không đứng yên một chỗ. Nó hết bị ám ảnh bởi ký ức quá khứ lại bị thôi thúc bởi vọng tưởng tương lai và do vậy nó không an trú trong hiện tại, không an tịnh, không thanh thản, không giải thoát. 

Hiện tại là cách gọi của một tâm thức thường xuyên nhận biếtthức tỉnh về các pháp hay hiện tượng đang diễn tiếný thức hay ngã tưởng không có mặt. Khi chúng ta sống chú tâm nhận biết hay thức tỉnh về một sự vật hoặc một hiện tượng nào đó mà không để cho ý thức hay ngã tưởng xen vào làm công việc suy tính, ước lượng, phân biệt hay phán xét thì giây phút ấy được gọi là sống với hiện tại, sống với thực tại hay sống với những gì đang là. 

Đây gọi là phương pháp quán niệm trong đạo Phật, theo đó hành giả Phật giáo thể hiện cuộc sống an lạc giải thoát ngay trong hiện tại bằng cách an trú tâm trên thực tại chuyển biến của các pháp, thấy rõ chúng là giả hợp, vô thường, vô ngã, khiến cho tâm trở nên quân bình, tỉnh táo, sáng suốt, không phản ứng, không dao động, không còn bị chi phối bởi các cảm thức đối cực như có hay không, được hay mất, lạc hay khổ, vui hay buồn, yêu hay ghét. 

Chính ở đây không có khổ đau, không có phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não phát sinh5, vì bấy giờ tâm trí hoàn toàn vắng lặng, tịch tịnh, không phản ứng, không tìm cầu, không phân biệt, không dính mắc, không bám víu, không chấp trước một vật gì trên đời (na kinci loke upàdiyati) 6

Như vậy, sở dĩ chúng ta cứ rơi vào lo âu, phiền muộn và khổ đau ấy là bởi tâm của chúng ta thường xuyên quay cuồngdao động bởi các ý niệm phân biệtvọng tưởng, không an trú, không an tịnh, không đứng yên một chỗ. Chúng ta bị phiền muộn và khổ đau chi phối bởi chúng ta không biết cách an trú tâm, an tịnh tâm, không biết đưa tâm về với hiện tại hay không biết cách sống với thực tại. Chúng ta thở vô thở ra hay đi, đứng, nằm, ngồi hoặc làm công việc trong mỗi phút giây và các động tác này cứ lặp đi lặp lại mãi, nhưng chúng ta không chú tâm nhận biết hay thức tỉnh về chúng. 

Chúng ta sống và hoạt động như một cỗ máy! Nói khác đi, chúng ta không sống với thực tại, không sống với những gì đang là, bởi chúng ta không chú tâm nhận biết hay thức tỉnh về những gì mình đang làm. Chúng ta hít vô rồi thở ra và động tác này cứ lặp đi lặp lại hết sức tự nhiên đến độ chúng ta không cần nỗ lực để thở, không cần chú ý đến nó, không sống với nó. Nó đến và đi hết sức tự nhiên. Chẳng có gì quan trọng để chú ý đến hơi thở. Đúng như thế. Hơi thở không đẻ ra tiền! Và chúng ta có nhiều việc quan trọng khác cần phải làm. 

Thật hợp lý và hãy tưởng tượng! Hàng loạt công việc cấp thiết đang chờ chúng ta giải quyết. Nào lo học phí cho con đi học, sửa lại chiếc máy giặt vừa bị hỏng, đi thăm người bạn cùng công ty đang nằm bệnh… Tất cả cứ ùn đống khiến chúng ta phải xử lý “mệt bở hơi tai”, nhưng tất cả đều cấp bách và quan trọng đối với cuộc sống vốn có nhiều tương quan buộc ràng đến độ chúng ta quên mất chính mình, quên mất chúng ta cần phải thở! Không, chẳng cần cố gắng để thở bởi hơi thở đến và đi hết sức tự nhiên, nhưng cần chú ý đến hơi thở, cần thở đều, thở sao cho khỏe! 

Đạo Phật rất chú trọng đến hơi thở. Nó không bảo cho bạn điều gì khác ngoài việc kêu gọi bạn chú ý đến hơi thở. Trong đạo Phật, theo dõi hơi thở đồng nghĩa với việc chăm sóc sức khỏe cho tự thân, cả về vật lý lẫn tinh thần. Trong số các bài pháp của Ngài, Đức Phật dành riêng một bài, kinh Niệm hơi thởhơi thở ra (Ànàpànasati Sutta), để nói về cách thức và lợi ích của việc chú tâm vào hơi thở. Hơi thở không mang cho ta tiền tài danh vọng nhưng hơi thở có thể mang lại sức khỏe và sự minh triết.

Cuộc sống càng văn minh tiến bộ thì con người càng ít chú ý đến hơi thở, đúng hơn, không có thời gian dành cho nó. Điều này cũng có nghĩa là con người đang dần dần bỏ quên chính mình, bỏ quên việc chăm sóc sức khỏe nội tâm. Hơi thở không được quan tâm nhưng, thay vào đó, trí óc được vận dụng tối đa nhằm đối phó với môi trường sống ngày càng trở nên phức tạpthích nghi với nhịp điệu sống ngày càng tăng nhanh. Thực tế này cho thấy con người hiện đại chỉ chú ý phát triển một phần “con người tự thân” và bỏ qua phần còn lại. Con người không còn là con người tổng thể hay toàn diện mà bị xé mảnh ra và phát triển phiến diện bởi áp lựcquan niệm thực dụng. Đây phải chăngnguyên nhân của khủng hoảng?

Hẳn là những ai cảm thấy trống trải, căng thẳngmệt mỏi trong lối sống hiện đại sẽ tìm thấy chỗ đứng thanh thảnđạo Phật. F. Nietzsche cho rằng “Phật giáo là tôn giáo dành cho sự kết thúcmệt mỏi của văn minh”7. Bởi ở đây mọi thứ phức tạp thành ra đơn giản và người ta không cần làm gì thêm cho cái gọi là sống hạnh phúc. Đạo Phật được biết như là đạo thức tỉnh. Mọi thứ đã có sẵn. Chỉ thức tỉnh thôi, không cần phải làm gì thêm. 

Đức Phật sau khi trải qua các tìm cầu bên ngoài đã phát hiện ra sự thật giác ngộ không ở đâu xa mà nằm ngay nơi hơi thở của Ngài8. Ngài liền buông bỏ mọi tìm cầu, mọi ý nghĩ tạo tác, tập trung thức tỉnh về hơi thở vào ra và cuối cùng đạt đến toàn giác, thực chứng tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Không có gì thực tế và giản dị hơn đạo giác ngộ của Ngài, bởi nó đơn giản chỉ là sự thức tỉnh

Thức tỉnh về cái đã sẵn có, không cần phải tạo thêm cái gì khác để thức tỉnh hay giác ngộ. Cố nhiên, đạo Phật không giúp nhiều cơ hội cho người ta giàu lên về của cải vật chất hay địa vị danh vọng, nhưng nó có khả năng làm cho con người trở nên tỉnh táosáng suốt hơn trong lối sống hàng ngày, giúp con người nhận ra một giá trị hạnh phúc khác thường bị lãng quên. Đó là sự thanh thản an lạc của tâm thức biết thức tỉnh về hơi thở hay sự thoát ly mọi lo âu, căng thẳng, mệt mỏi và khổ đau nhờ quán niệm về các hoạt động của thân thể hay chánh niệm tỉnh giác về các sinh hoạt thân quen như ăn, mặc, ở, đi, đứng, nằm, ngồi… trong đời sống hàng ngày. ■„

  1. Kinh Niệm xứTrung Bộ.
  2. Kinh Thân hành NiệmTrung Bộ.
  3. Kinh Sa-môn quảTrường Bộ.
  4. Kinh Niệm xứTrung Bộ.
  5. Kinh Vô tránh phân biệtTrung Bộ.
  6. Kinh Niệm xứTrung Bộ.
  7. F. Nietzsche, Kẻ phản Ki-tô, tr.67, NXB Tri Thức, 2011.
  8. Đại kinh SaccakaTrung Bộ.

Khánh Như 

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 188
(Người gởi bài: Kim Trần)

 

 

Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 81517)
25/12/2015(Xem: 17760)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.