Chánh Niệm và Tỉnh Giác

14/11/20191:02 SA(Xem: 10923)
Chánh Niệm và Tỉnh Giác
CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH GIÁC
Toại Khanh

KTC 6. 3. 77. Thượng Nhân Pháp
Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu? Thất niệm, không tỉnh giác, không phòng hộ các căn, không có thể tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.

AN 6. 3. 77. Uttarimanussadhammasuttaṃ
Cha, bhikkhave, dhamme appahāya abhabbo uttarimanussadhammaṃalamariyañāṇadassanavisesaṃ sacchikātuṃ. Katame cha? Muṭṭhassaccaṃ, asampajaññaṃ, indriyesuaguttadvārataṃ, bhojane amattaññutaṃ, kuhanaṃ, lapanaṃ. Ime kho, bhikkhave, cha dhamme appahāyaabhabbo uttarimanussadhammaṃ alamariyañāṇadassanavisesaṃ sacchikātuṃ.

toai khanhThất niệm đây có nghĩa là sống không có tỉnh thức. Chữ "tỉnh thức" cũng hơi mơ hồ . Thường thì chữ "chánh niệm" được định nghĩa là tỉnh thức, nhưng mà thất niệm đây có nghĩa là mình không có biết rõ mình đang hoạt động, đang sống ra sao thì đó gọi là thất niệm. Thí dụ như "hít thở trong sự thất niệm" nghĩa là mình không có biết rằng mình đang thở ra, đang thở vào; rồi xa hơn tí nữa là mình không biết rằng mình đang thở ra, thở vào với cái cảm giác gì, với tâm trạng gì. Đó gọi là thất niệm ở trong hơi thở. Thất niệm trong tư thế sinh hoạt nghĩa là mình đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, nhai, nuốt, tắm rửa, co duỗi mà mình không biết. Tức là tay làm việc này nhưng cái đầu lại nghĩ chuyện khác. Đó gọi là thất niệm, là không có chánh niệm. Chánh niệm đây có nghĩa là mình làm cái gì mình biết cái nấy một cách cẩn trọng, chính xác và trong sự nhận biết.

Cái chữ "sati" (niệm) tôi thích dịch là "nhận biết" hơn. Chứ còn chữ "tỉnh thức" nghe rất là mơ hồ. Chữ "nhận biết" là luôn luôn có sự nhận biết đầy đủ, chính xác về những gì mà đang diễn ra trong thân và tâm của mình. Tùy theo nếu mà mình tu tập thọ quán niệm xứ là mình biết rõ cái cảm giác gì nó đang có mặt ở thân hay là trong tâm của mình. Còn tâm quán niệm xứ là mình biết rất rõ là mình đang sống trong tâm trạng nào. Tham hay sân hay là bủn xỉn, hay là ganh tỵ, tật đố, mình biết rất là rõ. Còn thất niệm ở đây là không được như vậy. Có nghĩa là mọi hoạt động của thân và của tâm không được nhận biết một cách chính xác, một cách đầy đủ.

chanTôi có thể ví dụ như thế này. Quý vị đi cái chân trần, chân không có giày dép đó, quí vị đi chân trần lên trên một con đường đất, hay trên một bờ cỏ mà mình có lòng nghi ngại không biết có cái gì ở dưới: miểng chai, kẽm gai, hay côn trùng, hay rắn rít gì đó; thì khi mình đặt cái bàn chân trần của mình lên bờ cỏ đó, mình đặt lên với tất cả sự cẩn trọng như thế nào thì cái chánh niệm mình cũng hiểu nó đại khái như vậy. Có nghĩa là luôn luôn làm việc trong sự nhận biết đầy đủ. Hoặc là trong bóng tối ban đêm mình đưa tay mình mò tìm một cái vật gì đó, mình đưa tay đi trong sự nhận biết, chính xác là mình đang làm cái gì, thì đó gọi là chánh niệm. Thất niệm là thua. Thất niệm coi như là tất cả thiện pháp cuốn theo sự thất niệm ấy. Nhớ cái đó, cái đó rất là quan trọng.

Nhiều lần và rất nhiều lần tôi nói về pháp môn Tứ niệm xứ. Bắt đầu pháp môn Tứ niệm xứ chỉ là sống chánh niệm thôi, không có quán chiếu danh sắc gì hết. Chỉ sống chánh niệm. Nhưng mà trước khi bắt tay vào công phu niệm xứ, quý vị làm ơn học giáo lý dùm tôi. Giáo lý căn bản thôi.

Phải học giáo lý. Chứ còn mà nói sống chánh niệm mà không có giáo lý là không được. Phải có học giáo lý. Biết thế nào là 5 uẩn, biết thế nào là các thọ, thế nào là 12 xứ. Biết 6 căn, 6 trần là cái gì. Phải nắm cái đó. Biết 14 cái phiền não là gì. Biết 25 cái thiện pháp là cái gì.

Cấu tạo của tâm bất thiện là gì? Là thức. Tức là cái biết đơn giản, cộng với 13 tâm sở trung tính không thiện ác cộng với 14 tâm sở tiêu cực. Tâm sở đây là thành tố tâm lý. Như vậy thì để cấu tạo nên một tâm thiện thì nó gồm có cái biết đơn giản, cái biết của tâm, bản chất của tâm nó không thiện ác gì hết.

Cái biết của tâm cộng với 13 tâm sở trung tính, tức là 13 tâm tố bắt buộc phải có trong tất cả tâm thiện ác, rồi cộng với 14 tâm sở bất thiện, tức là 14 tâm sở tiêu cực. Thì 1+13+14 nó thành ra là tâm ác.

Còn cái cấu trúc của tâm thiện là tâm, là cái biết đơn giản cộng với 13 tâm sở trung tính cộng với 25 tâm sở tích cực thì nó thành ra 1+13+25 tâm thiện.

Đại khái học giáo lý là học cái đó. Là học cấu trúc của tâm thiện, tâm ác. Rồi mới biết rằng trong mỗi tâm thiện tâm ác nó có bao nhiêu thành tố tâm lý, có nghĩa là một tâm vậy có bao nhiêu tâm sở. Còn nói theo ngôn ngữ ngoài đời tức là trong mỗi một cái biết của ý thức nó có bao nhiêu thành tố tâm lý đi cùng. Cái đó rất là quan trọng.

Cũng giống như mình biết đại khái cái chén nước mà mình uống vào nó có hại cho bao tử hay không? Vì sao? Trong đó nó có gì? Trong đó nó có đường, nó có muối, nó có chất chua hay sao đó, đại khái mình phải biết. Chứ còn mình cứ nhắm mắt nhắm mũi đói là cứ dọng vô, khát là cứ dọng vô là hỏng được. Thí dụ như một người có tí hiểu biết, họ sợ uống coke, coca lắm. Họ sợ lắm, bởi vì họ biết trong đó nó có nhiều độc tố hại cho cơ thể, uống thì rất là ngon và rất là dễ gây nghiện, nhưng mà coca cola nó độc kinh khủng lắm quí vị có biết không? Thí dụ như những cái chum, lọ mà nó bị đóng lâu ngày cái này cái kia, quí vị bỏ vô ngâm nó ra. Và các vị có biết một chuyện nghe rất là ê chề đó là cái bồn cầu mình đi đại tiện mỗi ngày, bồn cầu đó nếu mà nó đóng cái này cái kia, đóng vàng chùi hỏng có ra, các vị cứ khui cái lon coca các vị đổ vô trong đó ngâm một lát, chừng một tiếng đồng hồ là quí vị rửa chùi là đã lắm. Thì mình thấy rõ ràng là trong cái lon coca nó độc dữ lắm. Chính vì mình biết như vậy đó cho nên mình mới có thể kiêng không tiếp tục uống coca nữa. Và chưa hết, mấy cái loại nước có gas nó không có tốt cho cơ thể. Trước mắt là nó có hại cho răng, cho bao tử. Uống nước đá là có hại cho răng, cho bao tử; còn uống nước có chất gas là nó hại tùm lum trong cơ thể mình, có thể hại cho xương nữa.

Cho nên khi mình biết được cái cơ cấu, cái nội dung, cái phẩm chất của mọi sự thì cái đời sống mình sẽ an toàn hơn, đại khái vậy thôi, chỉ vậy thôi. Mình biết rõ cái cơ cấu của tâm thức, biết cái đó là bất thiện, cái đó là thiện trong những gì mình phát biểu. Trong những gì mình hành động cũng vậy, mình cũng biết cái này nó có hại, cái kia nó có hại. Biết như vậy thì mình được sống an toàn, mà an toàn nó kéo theo an lạc, có an toàn mới có an lạc. Cái an lạc mà nó không được an toàn thì an lạc đó nó vừa không bền mà nó vừa nguy hiểm. Cho nên thất niệm nó lớn chuyện lắm.

Tiếp theo đó là không tỉnh giác. Thất niệm ở đây là không có khả năng chánh niệm liên tục, còn tỉnh giác là khả năng sinh hoạt trong chánh niệm. Các vị xem ở trong kinh Tứ niệm xứ thì mình thấy rõ ràngtrường hợp như kinh này nè:

Chánh niệm chỉ cho sự tỉnh thức, nhận biết trong tâm;

Tỉnh giác ở đây là sự nhận biết trong từng sinh hoạt vật lý.

Thất niệm là vậy, không tỉnh giác là vậy đó.

Xem kinh Sa môn quả của Trường bộ là một, xem thêm kinh Đại niệm xứ ở trong Trung bộ và trong Trường bộ là hai. Coi hai bài niệm xứ đó, thì trong đó định nghĩa như vậy đó.

Thì thất niệm ở đây được hiểu là sự nhận biết ở trong tâm thức. Mặc dù khi mà chữ thất niệm đi một mình nó chỉ cho cả sinh hoạt thân và tâm. Nhưng trong bài kinh này thì cái thất niệm chỉ cho sự thiếu nhận biết trong tâm pháp.

Còn cái tỉnh giác ở đây là sự thất niệm ở trong sinh hoạt của tay chân, của đời sống sinh lý. Thí dụ như mình đi, đứng, nằm, ngồi mà có nhận biết, trong trường hợp đó chánh niệm và tỉnh giác được tách đôi ra.

Trích bài giảng ngày 11.06.2019 KTC.6.78 Lạc Hỷ
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép

Toại Khanh


Kinh Sa môn quả - Trường bộ: 65. Đại vương, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm tỉnh giác? Đại vương, ở đây, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác. Như vậy, này Đại vương, Tỷ-kheo chánh niệm tỉnh giác.

Kinh Đại Niệm xứ - Trung Bộ: 3. Lại nữa, này các Tỷ keo, Tỷ kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi"; hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng"; hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi"; hay nằm , tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân như thế ấy.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77395)
25/12/2015(Xem: 16859)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.