Bốn nền tảng chánh niệm

16/01/20174:52 CH(Xem: 16580)
Bốn nền tảng chánh niệm

Thiền Sư Henepola Gunaratana
Thiền Phật Giáo
BỐN NỀN TẢNG CHÁNH NIỆM
(giảng bằng ngôn ngữ thông thường)
Người dịch: Lê Kim Kha
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016
bon-nen-tang-chanh-niem-giang-bang-ngon-ngu-thong-thuong-BIA

 

Về quyển sách này

 

Như Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ kheo, đây là con đường trực tiếp để làm trong sạch chúng sinh, để vượt qua buồn đau và sầu bi, để chấm dứt sự khổ và phiền não, để đạt được con đường chánh đạo, để chứng ngộ Niết-bàn, được gọi là Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.”

Dù cho con đường đó (ekayano maggo) đã được các thầy tổ và học giả dịch là con đường duy nhất hay trực chỉ đến những mục tiêu tu hành như Phật đã nói trên, thì nó cũng có nghĩa là một con đường quan trọng nhất để người tu hành theo đạo Phật cần phải bước quai. Chánh niệm là sự thực hành không thể thiếu được để dẫn đến những trạng thái giác ngộ và Niết-bàn. 

Theo kinh điển, “Bất kỳ ai đã giải thoát, đang giải thoát, hoặc sẽ giải thoát khỏi thế gian này, tất cả họ làm được vậy bằng cách phát triển đúng đắn Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.”ii Điều đó có nghĩa rằng những bậc tu hành giải thoát đều tu chánh niệm theo hướng dẫn của Phật trong bài kinh “Bốn Nền Tảng Chánh Niệm” này. Đó là vai tròý nghĩa của bài kinh này trong việc tu thiền chánh niệm theo đạo Phật

Trong quyển sách này, thiền sư Bhante Gunaratana giảng giải bằng một ngôn ngữ thông thường để chúng ta dễ dàng hiểu được và thực hành theo. Mời các bạn và các đạo hữu bước vào tìm hiểu trong phần Dẫn Nhập và Nội Dung trong quyển sách của vị thiền sư hiền trí này.

Quyển sách này được cho là một quyển sách hay nhất về đề tài Thiền Chánh Niệm và Bốn Nền Tảng Chánh Niệm. Nó có thể được đọc cùng với quyển “Chánh Niệm-giảng bằng ngôn ngữ thông thường”, “Chánh Định-giảng bằng ngôn ngữ thông thường”, và “Tám Bước Đi Đến Chánh Niệm” của ngài.

Chúc quý độc giả dễ dàng nắm bắt và thưởng thức được những lời giảng giải, và hơn hết, thực hành Thiền Chánh Niệm một cách thành công sau khi đọc quyển sách này.

       Nhà Bè, cuối Thu 2013

       Lê Kim Kha

 

MỤC LỤC

Về quyển sách này  
Lời Nói Đầu  
Giới Thiệu (lần tái bản 2013) bài Kinh "Bốn Nền Tảng Chánh Niệm"  
Về Tác Giả

Phần I: Chánh Niệm về Thân 
1. Hơi Thở 
2. Bốn Tư Thế 
3. Sự Hiểu Biết Rõ Ràng 
4. Các Bộ Phận và Các Yếu Tố Tứ Đại  
5. Chết và Vô Thường

Phần II: Chánh Niệm về Cảm Giác 
6. Những Cảm Nhận và Cảm Xúc 
7. Những Cảm Giác Có Hại và Cảm Giác Có Lợi

Phần III: Chánh Niệm về Tâm 
8. Tâm và Thức 
9. Những Trạng Thái Của Tâm

Phần IV: Chánh Niệm về Pháp 
10. Những Chướng Ngại 
11. Dính Chấp và Những Gông Cùm Trói Buộc 


12. Bảy Yếu Tố Giác Ngộ 
13. Tứ Diệu ĐếBát Chánh Đạo

Lời Nói Đầu

Henepola GunaratanaCó nhiều sách viết về Bốn Nền Tảng Chánh Niệm [Tứ Niệm Xứ]. Một số sách là bản dịch trực tiếp của bản kinh nguyên thủy bằng tiếng Pali do Đức Phật lịch sử thuyết giảng. Một số sách giảng giải kinh này một cách chi tiết bằng những giảng luận lớn nhỏ. Một số sách là những luận văn rất hay và mang tính học thuật. Và nếu các bạn muốn nâng cao sự hiểu biết mang tính lý thuyết về thiền, thì tôi xin trân trọng giới thiệu những quyển sách đó.

Khi tôi dạy thiền tôi luôn cố gắng giúp người nghe chắc chắn nhận được những thông tin một cách dễ dàng và đưa vào thực hành ngay cả khi không có một người thầy hướng dẫn bên cạnh; luôn luôn là vậy, sự chú trọng của tôi trong quyển sách này là sự thực hành thực sự, thực hành ngay bây giờ trong đời sống của chúng ta. Và khi tôi viết, tôi luôn cố gắng viết mọi điều bằng ngôn ngữ thông thường. (Chứ không dùng những ngôn ngữ với văn phong và nhiều thuật ngữ mang tính hàn lâmhọc thuật).

Thiền đang trở nên rất phổ biến trong những ngày này vì nhiều lý do tốt lành. Tuy nhiên, một điều không may là khắp nơi không có đủ những người thầy để đáp ứng nhu cầu thiền tập đang lên cao của những người đang muốn khám phá. Một số người chưa là thiền sinh thì đọc những quyển sách hay về thiền, một số người thì tham dự các khóa thiền, và số khác thì nghe giảng ở những buổi thuyết giảng hay về thiền. Sau khi đọc những quyển sách hay về thiền, nghe giảng ở những buổi thuyết giảng hay về thiền và tham dự các khóa thiền, rất nhiều thiền sinh đã viết thư cho tôi ở trung tâm thiền 'Bhavana Society' với nhiều câu hỏi để mong được làm rõ. Tôi mới nghĩ đến việc viết ra quyển sách này để giải đáp, không phải tất cả, một phần những câu hỏi đó. Lẽ dĩ nhiên, không ai có thể viết một hay nhiều quyển sách có thể trả lời hết tất cả mọi câu hỏi của mọi người!. Rồi sao nữa, bởi vì mỗi khi người ta đào sâu hơn vào vấn đề, họ càng muốn hỏi thêm nữa. Quyển sách này chỉ là một sự cố gắng ít ỏi để trả lời một số câu hỏi liên quan đến thiền.

Tôi chân thành cảm ơn Ajahn Sona, một trong những thiền sinh của trung tâm thiền 'Bhavana Society' của chúng tôi, vì những giúp đỡ quý báu để khởi đầu quyển sách này. Tôi mang ơn anh Josh Bartok và cô Laura Cunningham ở nhà xuất bản Wisdom Publications (Hoa Kỳ), nhờ có những góp ý quý báu của họ mà quyển sách này được hoàn thành, và tôi cũng mang ơn cô Brenda Rosen, người đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để biên tập bản thảo.

Henepola Gunaratana  


pdf_download_2
Bốn Nền Tảng Chánh Niệm
 Giảng bằng ngôn ngữ thông thường


Bài đọc thêm:
Hành Trình Đến Chánh Niệm
Con Đường Thiền Chỉ Và Thiền Quán
Chánh Niệm Cơ Bản

Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 81517)
25/12/2015(Xem: 17760)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.