Chánh niệm giảng bằng ngôn ngữ thông thường

05/03/20165:26 SA(Xem: 20254)
Chánh niệm giảng bằng ngôn ngữ thông thường

CHÁNH NIỆM GIẢNG BẰNG NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG
Thiền sư Henepola Gunaratana | Lê Kim Kha biên dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức

Về quyển sách này

chanh-niem-giang-bang-ngon-ngu-thong-thuong-BIAĐức Phật đã nhấn mạnh thiền, hay sự tu dưỡng tâm (bhavana) là con đường để dẫn đến sự giác ngộgiải thoát như là mục tiêu rốt ráo của đạo Phật.  Và công cụ và mục tiêu để tu thiền chính là sự chú tâm tỉnh giácchúng ta hay gọi là chánh niệm. Chánh niệm là tất cả. Không có chánh niệm, hay không tu tập được khả năng chánh niệm, thì không có gì để thiền cả.

Thiền sư người Tích Lan Bhante Gunaratana đã giảng giải về sự chánh niệm đó (định nghĩa, nguyên lý, thực hành và phát triển) như một công cụ không thể thiếu được đối với bất kỳ thiền sinh nào.

Thiền định (samatha), như một công cụ để hỗ trợ song song cho thiền chánh niệm, cũng được giảng giải xen kẽ trong quyển sách này (và cũng được giảng giải riêng trong hai quyển sách khác) bởi cùng vị thiền sư thông thái.

Nếu bạn muốn bắt đầu học thiền và đang muốn tìm hiểutu tập thiền chánh niệm đã được khai giảng và hết lòng khuyến khích bởi chính Đức Phật lịch sử, thì chắc hẳn bạn nên bắt đầu tìm hiểu, học và thực hành về sự chánh niệm.

Thiền từ bắt đầu cho đến khi tu tiến đến những chứng ngộ cao sâu nào khác cũng nhờ có sự chánh niệm và khả năng chánh niệm. Nói như vậy cũng có nghĩa về mặt tu hành, chánh niệm là điều quan trọng nhất, là công cụ quan trọng nhất, và cũng là mục tiêu quan trọng nhất của thiền. Chánh niệm để có được chánh niệm, để có được trình độ chánh niệm. Cũng theo như lời của vị thiền sư này, các bạn hay các thiền sinh có thể đọc quyển sách này trước hoặc cùng lúc với quyển  "Bốn Nền Tảng Chánh Niệm-giảng bằng ngôn ngữ thông thường". Khi bạn đã có sự hiểu biết về chánh niệm thông qua lối giảng dạy giản dị và dễ hiểu của thiền sư, bạn có thể bắt đầu bước vào thực tập trên những đối tượng hay nền tảng để chánh niệmĐức Phật đã thuyết giảng trong bài kinh quan trọng nhất về thiền, đó là kinh "Bốn Nền Tảng Chánh Niệm". Tuy nhiên, vì chánh niệm là vừa là công cụ và vừa là mục tiêu để tu tập dựa trên các nền tảng đối tượng đó, cho nên có lẽ bạn sẽ cần đọc đi đọc lại nhiều lần quyển sách nói riêng về chánh niệm này.

Theo thiển ý của người dịch, nếu bạn đọc những giảng giải bằng ngôn ngữ thông thường (phi thuật ngữ) này của thiền sư Bhante Gunaratana để hiểu về thiền, chánh niệm, chánh định, và bốn nền tảng chánh niệm, thì bạn sẽ có khả năng hiểu một cách dễ dàng hơn về những giảng luận và kinh văn truyền thống khác về những đề tài này.

Đây cũng là quyển sách hướng dẫn về sự chánh niệm được đọc và được khen ngợi nhiều nhất bởi giới học thuật và tu hành theo Phật giáo Nguyên thủy qua hơn 20 năm kể từ ngày nó được phát hành lần đầu tiên. Để đọc và thực hành thành công quyển sách này, người dịch xin có bốn yêu cầu đối với độc giả, vì sự ích lợi của quý vị:

1. Tôi đã cố gắng dịch đúng và chính xác mọi ngữ nghĩa và văn phong của thiền sư tác giả. Quyển sách rất giá trị này được dịch với tâm niệm về công đức để hồi hướng cho nhiều người thân yêuchúng sinh khuất mặt. Tôi dịch những quyển sách này cho những người thân yêu nhất đọc và thực hành, cho những tu sĩ, thiền sinh, sinh viên các trường Phật học, cho các bạn, và đặc biệt cho chính bản thân mình đọc và thực hành. Nếu bạn không có sự tin tưởng vào một quyển sách nào ngay từ đầu, thì bạn không cần đọc nó, vì điều đó chẳng mang lại kết quả gì.

2. Hãy tin học ở vị thiền sư này. Ngài là một bậc chân tuthế giới những người tu tậphọc thuật rất kính trọng. Tôi biết những người nếu chưa chứng đắc những tầng thiền cao sâu hoặc chưa bước vào Nhập Lưu của con đường thánh Đạo, thì họ sẽ không viết sách thực hành để chỉ dạy người khác; vì nếu làm điều không đúng đắn, họ sẽ bị dính danh vào tâm và tự làm tổn thương lòng từ bi của một người tu hành để giải thoát.


3. Các học giả khuyển rằng bạn nên đọc từ từ. Đây là sách dạy thực hành, không phải dạy về lý thuyết từ chương. 3. Những dấu chấm, phẩy, gạch ngang, ngoặc đơn, kép...đều được viết một cách cố ý bởi tác giả để các độc giả dễ nắm bắt ý nghĩa hơn qua ngôn ngữ thông thường. Những giải thích trong ngoặc vuông [...] là của tác giả. Những từ đồng nghĩa trong ngoặc [...] là của người dịch. Những giải thích trong ngoặc (...) và những chú thích là của người dịch.

4. Bạn nên thử thực tập ngay những lời dạy trong sách. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu tập ngay các tư-thế ngồi, tập ngay sự buông-bỏ các ý nghĩ, quá khứ và tương lai, tập sự chú tâm vào hơi-thở...để tự mình biết được những lời hướng dẫn là dễ hiểu và mang lại kết quả. Như nhiều bình luận, đây là những hướng dẫn dễ hiểu và trực chỉ nhất vị thầy này. Một lối rẽ gọn gàng và tiết kiệm để đi đến con đường dẫn đến những mục tiêu tu hành.

Nhà Bè, mùa mưa Kiết Hạ 2012

Lê Kim Kha      

Lời Nói Đầu
(cho lần tái bản 2012)

(Lời nói đầu của ấn bản mới 2012 dành cho nhiều đối tượng độc giả hiện đại. Đây cũng là ấn bản kỷ niệm 20 năm của quyển sách).

Theo kinh nghiệm của tôi, tôi nhận ra rằng cách hiệu quả nhất để làm cho người khác hiểu một điều gì là dùng những ngôn từ giản dị nhất. Tương tự, tôi cũng học được rằng nếu giảng dạy mà càng dùng những từ ngữ nghiêm cách thì sự giảng dạy càng ít hiệu quả hơn, không linh động đối với sự trải nghiệm khác nhau của con người. Ai cần những gặp những ngôn từ nghiêm cách và cứng nhắc?. Đặc biệt, khi học hỏi cái gì mới, người ta thường không thích ứng được với những ngôn từ nghiêm cách, đặc biệt là khi chúng ta cố giảng bày những điều mà họ chưa từng đụng đến trong đời họ. Nếu cứ giảng luận theo ngôn ngữ hàn lâm, thì sẽ làm cho thiền, sự thực hành 'chánh niệm', có vẻ là một cái gì khó mà làm được đối với họ. Quyển sách này trình bày cách giải tỏa cho khó khăn đó!. Đây là một quyển sách được viết một cách thẳng thắn, trực diện bằng ngôn ngữchúng ta sử dụng hàng ngày – bạn sẽ tìm thấy trong những trang sách này những hướng dẫn phong phú để bạn bắt đầu tự khám phá sức mạnh của sự chánh niệm trong đời sống, và những lợi ích mà nó mang lại cho bản thân mình. Tôi viết quyển sách này vì nhiều sự yêu cầu của nhiều thiền sinh. Bạn có thể thấy đây là một cẩm nang hữu ích để bạn tự mình thực hành thiền, khi không có một người thầy hay người chỉ dẫn nhiều kinh nghiệm.

Trong 20 năm kể từ lần đầu tiên quyển sách này được ấn hành bởi Wisdom Publications (một nhà ấn hành sách phi lợi nhuận), chúng tôi nhận thấy được sự 'Chánh Niệm' ảnh hưởng ngày càng nhiều trong những lĩnh vực của xã hội hiện đạivăn hóa, tâm lý trị liệu, nghệ thuật, yoga, y học, và khoa học về não đang được phát triển. Và ngày càng có nhiều người tìm đến phương pháp chánh niệm vì nhiều lý do – giảm stress; cải thiện sức khỏe thể chấttâm thần; phát huy thêm hiệu quả, kỹ năng và những mối quan hệ, trong công việc, và trong suốt đời sống của họ.

Và tôi hy vọng rằng, vì bất cứ lý do nào đã đưa bạn đến với quyển sách này, hay đã đưa quyển sách này đến với bạn, bạn sẽ tìm thấy những gợi ý hướng dẫn rõ ràng để bước đi trên con đường mang lại nhiều lợi lạc nhất cho các bạn.
Bhante Gunaratana

Nội Dung Về quyển sách này

Lời Nói Đầu (tác giả)
Lời Nói Đầu (tái bản 2012)
Dẫn Nhập (tác giả)
1. Thiền: Tại Sao Phải Bận Tâm
2. Những Gì Không Phải Là Thiền?
3. Thiền Là Gì?
4. Thái Độ Thiền
5. Sự Thực Hành
6. Những Việc Cần Làm Với Thân
7. Những Việc Cần Làm Với Tâm
8. Thiết Kế Việc Thiền Tập Một Cách Bài Bản
9. Thiết Lập Những Bài Tập Thiền
10. Những Khó Khăn Khi Thiền Tập
11. Đối Trị Sự Xao Lãng – I
12. Đối Trị Sự Xao Lãng – II
13. Chánh Niệm (Sati)
14. Chánh Niệm & Chánh Định
15. Thiền Trong Đời Sống Mỗi Ngày
16. Thiền: Có Gì Trong Đó Cho Bạn?
Lời Bạt: “Sức Mạnh Của Tâm Từ”



pdf_download_2
chanh-niem-giang-bang-ngon-ngu-thong-thuong

Xem nguyên tác Anh ngữ:
mindfulness_in_plain_english

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77391)
25/12/2015(Xem: 16858)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.