Thư Viện Hoa Sen

Chương 12: Phân Tích Lập Luận

12/09/201212:00 SA(Xem: 8525)
Chương 12: Phân Tích Lập Luận

Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 3
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Hạ)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎

Chương 12: Phân Tích Lập Luận

(2’)) Chỉ ra rằng các phê phán của Trung Quán không nhổ gốc rễ sự hiện hữu ước lệ

(a’’)) Các ngươi không thể xóa bỏ những hiện tượng thường tục bằng cách bác bỏ chúng thông qua việc thẩm tra xem liệu những điều đó có khả năng đứng vững trước sự phân tích luận lý hay không.

 

–––––––––\–––––––––

 

(2’) Chỉ ra rằng các phê phán của Trung Quán không nhổ gốc rễ sự hiện hữu ước lệ

Điều này có bốn phần:

 

1. Các ngươi không thể xóa bỏ những hiện tượng thường tục bằng cách bác bỏ chúng thông qua việc thẩm tra xem liệu những điều đó có khả năng đứng vững trước sự phân tích luận lý hay không.

2. Các ngươi không thể xóa bỏ những hiện tượng thường tục bằng cách phủ định chúng qua sự thẩm tra xem liệu nhận thức hiệu quả có xác lập những hiện tượng đó hay không (Chương 13-14)

3. Các ngươi không thể xóa bỏ những hiện tượng thường tục bằng cách phủ định chúng qua sự thẩm tra xem liệu những hiện tượng đó có được sinh khởi theo một trong bốn cách [từ chính mình, từ điều khác, từ cả hai, hoặc từ không có vật sinh thành nào cả] hay không (Chương 15)

4. Sự bác bỏ tất cả bốn cực đoan[1] của tứ bổ đề – các pháp tồn tại, các pháp không tồn tại, và v.v... – không phải là sự phê phán hợp lệ về các hiện tượng thường tục (Chương 15)

(a’’)) Các ngươi không thể xóa bỏ những hiện tượng thường tục bằng cách bác bỏ chúng thông qua việc thẩm tra xem liệu những điều đó có khả năng đứng vững trước sự phân tích luận lý hay không.

Một sự phân tích đúng đắn liệu rằng các pháp này – sắc và v.v… – có tồn tại hay là được sinh ra, trong một ý nghĩa khách quan là điều chúng ta gọi là “lối lập luận phân tích thực tại”, hoặc là “dòng lý lẽ để phân tích hiện trạng cuối cùng của một thực thể”. Vì chúng ta - những nhà Trung Quán không khẳng định rằng sự sinh khởi của sắc tướng và v.v… có thể đứng vững được trước sự phân tích bằng luận lý như thế, lập thuyết của chúng ta là tránh những sai lạc cho là các pháp thật hữu.

 

Vấn: Nếu những pháp này không thể đứng vững trước sự phân tích luận lý, thì làm sao khả dĩ cho một việc gì đó hiện hữu khi có lý do phủ định nó?

 

Đáp: Các ngươi đang nhầm lẫn giữa việc không có khả năng đứng vững trước sự phân tích hợp lý với sự phủ định giá trị bởi lập luận. [607] Nhiều người đã mắc phải lỗi này cho rằng sự sinh khởi và v.v… tồn tại mặc dù sự phân tích hợp lý về thực tại phủ định chúng. Đây là lối nói huyên thuyên bất cẩn, nên chúng tôi không đồng ý. Để hỏi liệu rằng một việc gì đó có thể đứng vững trước sự phân tích hợp lý hay không chính là hỏi rằng sự việc đó có đươc tìm thấy qua lý luận phân tích thực tại hay không. Nguyệt Xứng trong Tứ Bách Kệ Tụng Luận Thích có đề cập[2]

 

…bởi vì sự phân tích của chúng ta có chủ ý để truy tầm bản chất nội tại.

 

Vì vậy đây là sự tìm kiếm để khám phá xem các sắc tướng và v.v… có một tự tính được sinh khởi, rồi bị hoại diệt, và v.v… hay không. Thế nên, sự phân tích truy tầm xem liệu sắc tướng và v.v… có sự sinh khởihoại diệt vốn tồn tại một cách tự tính hay không; điều đó không có nghĩa là lối lập luận này tìm kiếm sự sinh khởi và sự hoại diệt đơn thuần. Do đó, lối lập luận này được gọi là “phân tích thực tại” bởi vì nó phân tích liệu sự sinh khởi, hoại diệt và v.v… có được xác lập trong thực tại hay không.[3]

Khi một lối lập luận như thế phân tích hay truy tầm sự sinh khởi và v.v…, thì nó không tìm thấy được một dấu vết nào về chúng; như thế chúng “không có khả năng đứng vững được trước sự phân tích”. Tuy nhiên, thực chất là lối lập luận này không tìm thấy chúng nên nó không dẫn đến việc lối lập luận đó phủ định chúng. Đúng hơn là, lý luận phủ định điều gì đó – nếu nó đã hiện hữu – phải được xác lập bằng lập luận, mà chính lập luận đó lại không xác lập được. Các thức thường tục xác lập sự sinh khởi và sự hoại diệt của các sắc tướng và v.v…; dù các sắc tướng và v.v… tồn tại, nhưng các thức lập luận lại không xác lập chúng. Do đó, khi lý luận không tìm ra các sắc tướng và v.v…, thì làm sao lý luận đó có thể phủ định chúng được? Thí dụ, nhãn thức không nhận ra các âm thanh, nhưng điều này không phủ định sự hiện hữu của âm thanh. Điều này cũng tương tự vậy.

Vì thế, nếu sự sinh khởi, sự hoại diệt và v.v... tồn tại một cách nền tảng, nghĩa là, chúng đã được xác lập trong hiện thực, thì luận lý sẽ phải tìm thấy chúng bởi vì nó phân tích một cách chính xác xem có phải các sắc tướng và v.v… có sự sinh khởihoại diệt hiện hữu một cách nền tảng. Bởi vì sự phân tích như thế không tìm thấy sự sinh khởi và v.v…, nên nó bác bỏ sự sinh khởi, sự hoại diệt, và v.v… tồn tại một cách nền tảng, đó là, trong thực tại. Vì nếu chúng tồn tại một cách nền tảng, thì sự phân tích đó sẽ phải tìm ra chúng, nhưng nó lại không tìm thấy. [608] Ví dụ, khi một người truy lùng, mà ông ta vốn biết chắc chắn là sẽ tìm thấy một cái ấm về phía đông nếu nó có ở đó, tiến hành tìm kiếm cái ấm đó ở phía đông nhưng lại không tìm ra nó, thì điều này phản bác sự có mặt của cái ấm ở phía đông. Nhưng làm thế nào điều đó phủ định được sự tồn tại đơn thuần của một cái ấm? Tương tự như vậy, sự phân tích của Trung Quánchắc chắn tìm thấy sự sinh khởi tồn tại một cách nền tảng nếu điều đó tồn tại; khi nó không tìm thấy sự sinh khởi, thì điều này cấu thành nên một phủ nhận về sự sinh khởi hiện hữu một cách nền tảng hay tự tính. Làm sao điều đó phủ định sự sinh khởi đơn thuần? Trong mạch văn này, Nguyệt Xứng giải thích rõ ràng trong Tứ Bách Kệ Tụng Luận Thích[4]

 

Vì thế, khi lập luận phân tích theo cách thức này, thì không có bản chất nền tảng tồn tại trong các giác quan, các đối tượng, hay các thức; do đó, chúng không có sự tồn tại nền tảng. Nếu chúng tồn tại một cách nền tảng, thì dưới sự phân tích bằng lập luận, trạng thái hiện hữu nền tảng của chúng sẽ được nhìn thấy thậm chí một cách rõ ràng hơn, nhưng điều đó đã không như thế. Vì vậy, chúng được xác lập trên căn bản “trống rỗng về tự tính”

 

Nguyệt Xứng vẫn lặp đi lặp lại rằng {luận chứng} cho phép những ước lệ này, như là sắc tướngâm thanh, tồn tại. Tuy nhiên, ít nhất là chúng không được xác lập bởi lý luận phân tích thực tại, nghĩa là, phân tích liệu rằng chúng có bản chất nội tại hay không. Vì thế, sự quán xét luận lý cẩn trọng không áp dụng được lên chúng. Nguyệt Xứng cũng thường nói rằng chính những người không đủ khả năng thừa nhận các thường tục lại tự cho rằng các thường tục bị hủy hoại khi lý lẽ, dựa trên phân tích lập luận, không tìm thấy chúng.

Nếu lập luận vốn phân tích xem liệu chúng có tự tính hay không có thể bác bỏ được chúng, thì các ngươi phải áp dụng sự quán xét hợp lý mạnh mẽ vào các ước lệ này, nghĩa là áp dụng vào sắc tướng, cảm xúc và v.v…Tuy nhiên, các luận chứng của đại sư này hoàn toàn phủ định những nỗ lực đó. Vì vậy, những người đã đi lang thang quá xa Trung Đạo chính là người đã tự cho rằng một pháp là không có hiệu quả khi nó không được tìm ra bằng luận lý phân tích liệu nó có bản chất nội tại hay không.

Tương tự, sự cân bằng thiền của một tôn giả không tìm thấy được sự sinh khởi và sự hoại diệt của sắc tướng và v.v…, nhưng làm sao nó thấy được sự sinh khởi, hoại diệt, và v.v… như là không tồn tại? [609] Cũng như thế, lý luận phân tích liệu các pháp có tự tính hay không lại không tìm ra sự sinh khởi và v.v…, nhưng nó cũng không xem xét rằng sự sinh khởi, sự hoại diệt, và v.v… là không hiện hữu.

Vì thế, ngay cả một số học giả thời trước,[5] không nói về các vị đương thời, dường như phạm lỗi bởi vì không phân biệt được, và thay vào là xem chúng tương tự như nhau, đối với các cặp ý tưởng sau: (1) điều gì đó không đứng vững được trước sự phân tích hợp lý so với điều gì đó không có hiệu quả bởi lập luận; (2) việc không cảm nhận về sự sinh khởihoại diệt bằng trí huệ có được do cân bằng thiền của một thánh giả so với sự cảm nhận về sự sinh khởihoại diệt như là không tồn tại bằng trí huệ có được do cân bằng thiền của một thánh giả; và (3) việc không khám phá ra sự sinh khởihoại diệt bằng một thức lý luận phân tích xem chúng có tồn tại tự tính hay không so với việc khám phá rằng sự sinh khởihoại diệtkhông tồn tại. Do đó, người thông minh phải phân tích điều này theo từng chi tiếtnhận ra sự khác biệt một cách cẩn trọng!

Khi nói điều này, chúng tôi không khẳng định rằng thức ước lệ là mạnh hơn tri kiến về sự tối hậu; chúng tôi cũng không khẳng định là thức ước lệ mâu thuẫn với tri kiến về sự tối hậu. Tuy nhiên, các ngươi lại cho rằng sự phân tích luận lý về thực tại phủ nhận sắc tướng, cảm thọ, và v.v… ước lệ khi nó phân tích và không tìm ra chúng. Nó thật không phủ định chúng. Thực sự, tri kiến thế tục sẽ mâu thuẫn với bất cứ cố gắng nào nhằm phủ định các hiện tượng ước lệ. Nguyệt Xứng trong Căn Bản Trung Luận có đề cập:[6]

 

Nếu ngươi nghĩ là thế giới này không mâu thuẫn với mình,

Thì phủ nhận một điều là quyền căn bản trên thế gian này.

Ngươi và trần thế có thể tranh cãi về việc đó

Và rồi ta sẽ theo phe nhóm nào mạnh hơn.

 

Nguyệt Xứng trong Căn Bản Trung Luận Thích nói rằng:[7]

 

Chúng ta phải chịu đựng một sự khó khăn lớn lao để lật đổ các ước lệ thế tục.

Các ngươi hãy hoan hỷ xóa tan đi những ước lệ thế tục này.

Nếu thế giới không mâu thuẫn với ngươi, thì ta sẽ kết nối với ngươi.

Tuy nhiên, thế giới này mâu thuẫn với chính ngươi. [610]

 

Lời tuyên thuyết: “Chúng ta phải chịu đựng một sự khó khăn lớn lao để lật đổ các ước lệ thế tục” là để chỉ rõ sự cố gắng trên con đường thanh tịnh hóa những chủ thể sai lạc, ví dụ như các nhãn thức, và các trình hiện sai lạc về các đối tượng, ví dụ như các sắc tướng. Thế nên chúng tôi không khẳng định đây chính là những đối tượng bị phủ định bởi lập luận. Mà đúng hơn, chúng tôi xem xét chúng là những đối tượng vốn bị phủ định bởi sự tu tập trên lộ trình giác ngộ.

Lời tuyên thuyết: “Các ngươi hãy hoan hỷ xóa tan đi những ước lệ thế tục này” để trả lời cho những nhà Duy Thức ấy, người đã đưa ra luận cứ song song: “Nếu các ngươi, những nhà Trung Quán, phủ nhận một cách cơ bản các thực thể tồn tại phụ thuộc, thì chúng tôi sẽ dùng lý luận để phủ định những ước lệ của các ngươi". Nguyệt Xứng đáp lời: “Chúng tôi bác bỏ sự tồn tại tự tính của các thực thể phụ thuộc; nếu các ngươi có thể dùng lý luận để đưa ra một phủ nhận tương tự lên các ước lệ, thì chúng tôi sẽ đồng thuận với các ngươi”. Ngài có ý là nếu lập luận có thể phủ nhận được các ước lệ, thì chúng ta sẽ muốn điều đó, vì nó sẽ hoàn trả các khó khăn không cần thiết liên quan đến con đường tu tập để vượt qua chúng. Vì thế, đoạn này chỉ ra rằng lý luận không phủ định được các ước lệ.

lý luận không phủ định chúng, Nguyệt Xứng nói rằng điều gì thông thường người ta biết trong thế giới thì mâu thuẫn với bất kỳ nỗ lực nào nhằm phủ định chúng. Do đó, kiến thức thường tục mâu thuẫn với bất cứ luận điểm khả biện nào trên hiệu quả đó. Vì thế, chúng ta xác định rằng kiến thức ước lệ là mạnh hơn các tranh luận ấy. Kết quả là khi các nhà bản chất luận dùng phân tích luận lý để phủ định các hiện tượng ước lệ chẳng hạn như các đối tượng bên ngoài, luận lý không tìm ra các hiện tượng ước lệ ấy, nhưng nó không hề mâu thuẫn với chúng.

 

Phản biện: Khi chúng tôi nói là chúng tôi không phủ định các sắc tướng và v.v… trong bối cảnh ước lệ, thì chúng tôi có ý là chúng không bị phủ định trong con mắt của người phàm trần, ví dụ như kẻ chăn cừu. Tuy nhiên, phân tích hợp lý về thực tại phủ định chúng.

 

Đáp: Lập thuyết của các ngươi là hoàn toàn không chấp nhận được. Những cá nhân quán chiếu có thể tự hỏi rằng liệu sự phân tích luận lý về thực tại có phủ định những điều này hay không, nhưng họ chưa bao giờ nghi ngờ rằng những điều như thế vẫn không bị phủ định đối với người có tâm thức chưa bị chủ trương này ảnh hưởng. Thêm vào đó, nếu sự phân tích hợp lý về thực tại đã phủ định chúng, thì sự phủ định đó phải được hoàn tất trong bối cảnh ước lệ.[8]

 

Đại sư Nguyệt Xứng cũng xác định một cách rõ ràng rằng sự phân tích luận lý về thực tại không phủ định tất cả các hình thức của sự sinh khởi. [611] Trong Tứ Bách Kệ Tụng Luận Thích, ngài cho biết:[9]

 

Lập thuyết không đúng: Ngài Tịch Thiên hàm ý rằng những hiện tượng cấu hợp {pháp hữu vi} thiếu vắng sự sinh khởi bởi vì sự phân tích này phủ định tất cả các hình thức của sự sinh khởi.

 

Đáp: Trong trường hợp đó, sự sinh khởi của các hiện tượng cấu hợp sẽ không giống như một ảo giác từ thầy phù thủy. Đúng hơn là chúng tôi sẽ làm cho mọi người hiểu bằng việc sử dụng những thí dụ như là đứa con trai của người đàn bà hiếm muộn. Vì thận trọng với sự hàm ý vô lý cho rằng các duyên khởi không hiện hữu, nên chúng tôi tránh xa những sự so sánh như thế. Thay vào đó, chúng tôi so sánh sự sinh khởi của sự vật với ảo giác do thầy phù thủy tạo ra và v.v…, và với những ví dụ không mâu thuẫn với thuyết duyên khởi.

 

Nhóm từ “sự phân tích này” nói đến sự phân tích luận lý về thực tại. “Phủ định tất cả các hình thức của sự sinh khởi” có nghĩa là phủ nhận tất cả sự sinh khởi của bất kỳ loại nào, mà không thêm bất cứ đặc tính nào vào đối tượng bị phủ định. Đoạn nói về người đàn bà hiếm muộn nên được hiểu như sau: Nếu lý luận phủ định tất cả sự sinh khởi, thì sự sinh khởi – giống như đứa con trai của người đàn bà hiếm muộn, như sừng của con thỏ rừng, và v.v… – sẽ không là điều gì cả, trống rỗng tất cả các hoạt hóa. Trong trường hợp đó, sẽ có một ngụy biện rằng các việc sinh khởi phụ thuộc sẽ không tồn tại. Chúng ta phải cẩn thận về điều đó. Do vậy, chúng ta không nói rằng nó giống như sự không sinh khởi của một pháp nào đó hoàn toàn thiếu vắng khả năng thực hiện các hoạt hóa, như là đứa con trai của người đàn bà hiếm muộn. Chúng ta nói rằng sự sinh khởi là tựa như ảo giác do thầy phù thủy tạo nên và v.v…. Vì thế, chúng ta phủ định sự sinh khởi thật hữu hay tồn tại tự tính.

 

Trong Tứ Bách Kệ Tụng Luận Thích Nguyệt Xứng cũng đề cập:[10]

 

Phản biện: Nếu mắt và v.v… không hiện hữu, thì làm sao các giác quan của các cơ phận như mắt được xem xét là những hậu quả từ nghiệp?

 

Đáp: Phải chăng chúng ta sẽ phủ định rằng chính bản chất của các việc này là kết quả từ nghiệp?

 

Phản biện: Bởi vì các ngươi đang chứng minh sự phủ định của mắt và v.v…, nên làm sao các ngươi có thể không phủ định điều đó?

 

Đáp: Bởi vì sự phân tích của chúng tôi chủ tâm tìm kiếm tự tính. Ở đây chúng tôi phủ định rằng các sự việc tồn tại một cách nền tảng; chúng tôi không phủ định rằng mắt và v.v… là các sản phẩm và các kết quả khởi lên phụ thuộc từ nghiệp. [612] Vì thế, chúng hiện hữu. Do vậy, khi mắt và v.v… được giải thích chỉ như là các kết quả của nghiệp, thì chúng hiện hữu.

 

Do đó Nguyệt Xứng đã tuyên thuyết một cách rõ ràng chính xác rằng lý luận nào phủ định và lý luận nào không phủ định. Vì vậy, khi ngài nêu những sự phân biệt này trong một đoạn giảng giải, thì chúng phải được áp dụng, ngay cả khi chúng không được đề cập trong tất cả các đoạn giảng giải tương tự trong suốt tác phẩm.

Vì thế, lý luận phủ định sự tồn tại nền tảng – sự tồn tại khách quan được tìm thấy ở phía của sự vật tự nó; nó không phủ định sự tồn tại đơn thuần. Bởi vì, Nguyệt Xứng cho rằng lý luận có chủ ý truy tầm bản chất nội tại, nên lý luận cố khám phá ra sự vật có hiện hữu nội tại hay không. Do đó, điều này có nghĩa là một sự phủ định bằng lối phân tích như thế là một phủ định về sự tồn tại tự tính. Từ đó, hãy phân biệt hai điều này[11]

Nguyệt Xứng không phủ định những ví dụ ấy là các kết quả của nghiệp; thêm vào đó, ngài cho rằng các nhà Trung Quán phải khẳng định điều này. Đoạn tiếp theo đề cập: Vì thế, các thiện tri thức không lệ thuộc vào các đối tượng thế tục đối với sự phân tích như vừa giải thích, nghĩa là sự phân tích đó tương ứng với tri giác về thực tại. Thay vào đó, họ chấp nhận rằng các đối tượng thế tục đơn giản là các kết quả bất khả tri {không thể nghĩ bàn} của nghiệp. Họ chấp nhận toàn thế giới như thể nó là một hóa thân được phóng chiếu từ một hóa thân khác.

Cho nên, khi các ngươi trình bày Nhị Đế, thì có phải lối lý luận vốn xác lập chân lý tối hậu {Chân Đế} mâu thuẫn với sự trình bày về chân lý thường tục {Tục Đế}? Nếu đúng như thế thì sự trình bày của các ngươi về Nhị Đế mâu thuẫn với chính nó. Trong trường hợp đó, làm sao các ngươi có thể có kỹ năng toàn hảo để đặt đúng vị trí của Nhị Đế? Mặc khác, nếu không có dấu vết nào về sự mâu thuẫn nội tại trong việc trình bày của các ngươi về Nhị Đế, thì thật mâu thuẫn khi cho rằng lối lý luận vốn xác lập Chân Đế phủ định cách trình bày về Tục Đế. Minh Cú Luận của Nguyệt Xứng cũng đề cập:[12]

 

Không thiện xảo về Chân ĐếTục Đế, nên các ngươi đôi khi áp dụng các tiêu chuẩn phân tích không thích hợp và hủy hoại Tục Đế. [613] Bởi vì chúng tôi có kỹ năng trong việc thừa nhận Tục Đế, nên chúng tôi trụ trong lập thuyết về thế tục, và chúng tôi dùng các tiêu chuẩn thường tục của nó để lật đổ các tiêu chuẩn mà các ngươi đặt ra nhằm xóa bỏ phạm trù của các thường tục. Tương tự như các vị trưởng lão trên thế giới, chúng tôi chỉ lọc ra những người lạc xa các tiêu chuẩn truyền thống của thế gian; chúng tôi không xa rời các thường tục.

 

Vì thế ngài nói rằng ngài chỉ phủ định các tôn chỉ của các đối phương vốn lệch hướng với các thường tục; ngài không phủ định các thường tục. Ngài cũng nói rằng chính những ai không có kỹ năng trong việc nhận biết về Nhị Đế sẽ hủy diệt Tục Đế bằng cách dùng phân tích, nghĩa là phân tích hợp lý về thực tại. Do vậy, đại sư này hoàn toàn không có khuynh hướng dùng lý luận để phủ nhận các sắc tướng thường tục và v.v...

 

Tóm lại, khi một người có thể cố tìm sự mâu thuẫn trong trình bày của một người khác về Nhị Đế, thì ta cho rằng chẳng có ai thuộc về hệ thống giáo pháp của Phật giáo Ấn Độ, trường phái Trung Quán hay các trường phái khác khi người đó nói rằng: “Theo như sự trình bày của chính tôi về Nhị Đế, thì lập luận hướng đến chân lý tối hậu nhổ tận gốc các đối tượng thế tục".



[1]Bốn cực đoan {skt. catuṣkoṭi} là tất cả các dạng bản thể khả dĩ cho một sự vật bao gồmtồn tại, không tồn tại, vừa tồn tại vừa không tồn tạikhông tồn tại cũng không không tồn tại. Bốn trường hợp cực đoan này được sử dụng trong nhân minh họcbản thể học Phật giáo để phân tích về tính tồn tại, không tồn tại … và tính Không của các Pháp. Catuṣkoṭi. Wikipedia. Truy cập 24/06/2012.

 <http://en.wikipedia.org/wiki/Catuskoti>

[2]BA319 Cśt dẫn Cś: 13.11, P5266: 261.3.3-4; được trích dẫn đầy đủ hơn trong LRCM: 611.18. Đoạn văn của Nguyệt Xứng là nguồn nguyên thủy Ấn-độ của truyền thừa dGe-lugs-pa cho sự kiện là việc phân tích tối hậu không phải là việc đơn thuần tìm kiếm các đối tượng mà là các đối tượng tồn tại tự tính.

[3]BA320 Geshe Palden Drakpa giải thích rằng một cách thức khác về việc trình bày điều này là: lập luận này là việc phân tích xem liệu các pháp có được xác lập hay không như khi chúng trình hiện (snang ba Itar tu grub ma grub).

[4]BA321 Cśt dẫn Cś: 13.21, P5266: 263.2.4-6.

[5]BA322 'Jam-dbyangs-bzhad-pa (mChan: 283.5) nhận diện "học giả thời trước" là các dịch giả lớn Blo-ldan-shes-rab và Phya-ba. Zhwa-dmar: 76.1-3 đề cập đến rNgog, tức là., Blo-ldan-shes-rab; Phya-ba-chos-kyi-seng-ge; và Gro-lung-pa-chen-po.

[6]BA323 MAV: 6.83; La Vallee Poussin 1970b: 180.15.

[7]BA324 MAVbh, La Vallee Poussin 1970b: 180.20-181.3; P5263:133.5.3-4.

[8]BA325 Tsongkhapa đang tranh luận rằng nếu các ngươi không thể giảm thiểu ý nghĩa của cụm từ "trong bối cảnh ước lệ" thành cụm từ "dành cho những người thiểu học" Zhwa-dmar: 77.2-6.

[9]BA326 Cśt dẫn Cś: 15.10, P5266: 272.3.8-272.4.2.

[10]BA327 Cśt dẫn Cś: 13.11, P5266: 261.3.2-5. Một phần được trích dẫn từ LRCM: 607.

[11]BA328 Đó là việc nên phân biệt giữa đối tượng thuần túy và vốn không bị phủ nhận và sự tồn tại tự tính của đối tượng vốn bị bác bỏ.

[12]BA329 PPs: 69.1-5; PPd: 54.8-14; D3796: Ha 23M-3.

 

Tạo bài viết
26/08/2010(Xem: 66898)
13/03/2013(Xem: 10647)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: