14. Phụ Lục

17/09/201212:00 SA(Xem: 7690)
14. Phụ Lục

RECHUNG
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
MILAREPA
CON NGƯỜI SIÊU VIỆT
Nguyên tác Tây tạng: Mila Khabum - Tác giả: Rechung
Anh dịch: Lama Kazi Dawa-Samdup
Cô đọng và phóng tác: Lozang Jivaka
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

XIV

PHỤ LỤC

 

Có thể độc giả muốn biết những gì xảy ra với một số đệ tử chúng tôi trong những năm kế tiếp. Phần đông các tín đồ, nam cũng như nữ, có mặt tại cuộc nhập diệthỏa táng của bậc Đạo sư, đã rút lui ra khỏi đời sống thế gian để sống một mìnhthiền định trong cô tịch. Tôi mang ra đi mang theo các phẩm vật Sư phụ Milarepa để lại trên tử sàng tới Dvagpa Rimpoche,* lúc bấy giờ đang ở tỉnh khác. Tôi đã tặng Dvagpo chiếc mũ Maitri, cây tích trượng, và kể lại cho ông nghe toàn thể câu chuyện này. Nghe tôi kể, Dvagpo ngất đi. Khi tỉnh lại, Dvagpo cầu nguyện rất nhiều với bậc Đạo sư quá cố. Và có những việc đã được ghi lại trong tác phẩm riêng của Dvagpo về cuộc đời của Milarepa, vì về phần Dvagpo, ông cũng viết riêng một cuốn sách. Sau đó, ông mời tôi ở lại với ông, tôi đã cho ông các Chân lý Khẩu Truyền. Rồi tôi từ giã ông và đến sống ở tu viện Loro-Dol, để thiền định trong suốt quãng đời còn lại của tôi. Những đệ tử tiên tiến nhất không từ giã cõi đời theo cách thông thường mà họ chuyển lên Cõi Thiên và không để lại nhục thể (chính Rechung là một trong nhũng người này). Trong khi số đệ tử còn lại thị tịch theo lối thông thường và họ lưu lại nhục thể làm thánh tích cho những chúng sinh còn mê muội.

Và như thế, năng lực vĩ đại của Milarepa, đã đạt được một cách khó nhọc qua nhiều đau đớn khổ nhọc và tự khép mình vào kỷ luật, đã trải khắp Vũ trụ đến các thế giới bên kia cảnh giới này. Như thế, câu chuyện lịch sử về bậc Đại Hành giả Du già Milarepa, người đã sống và đã chết vì lợi ích cho tất cả chúng sinhcuối cùng đã thành Phật, chấm dứt tại đây.



* Tức Gambopa.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/08/2010(Xem: 65176)
13/03/2013(Xem: 10148)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.