14 Karmapa Thegchog Dorje (1798-1868)

26/09/201012:00 SA(Xem: 17877)
14 Karmapa Thegchog Dorje (1798-1868)

14
Karmapa Thegchog Dorje 

(1798-1868)

Karmapa thứ mười bốn, THEGCHOG DORJE, sanh ra ở Salmo Gang xứ Kham, làng của gia đình Danang, năm con Rắn Hỏa (1798). Khi còn mang thai mẹ ngài có những giấc mơ báo điềm lành, dấu hiệu một guru tái sanh sắp ra đời. Trong ngày ngài sanh ra, các cầu vồng xuất hiện và hoa nở rộ, dầu đang cuối đông. Em bé mới sanh đã lẩm nhẩm các chữ Sanskrit.

Tin tức về con người dị thường này nhanh chóng lan truyền và một đoàn tìm kiếm được Drukchen Chokyi Nangwa gởi đi tìm hậu thân của Guru của ngài. Đoàn này đến Salmo Gang, gặp hai đoàn khác từ Situ Rinpoche và Gyaltshap Rinpoche. Họ cùng đưa em bé đến tu viện Ogmin, ở đây họ xác định rằng các chi tiết sanh ra của em bé phù hợp với bức thư báo trước của Karmapa. Vị Situ thứ chín là Padma Nyinche Wangpo chính thức công nhận Thegchog Dorje là vị Karmapa mới. Ngài cũng thọ giới Sa di cho em. Vài năm sau đó ở Ogmin Ling, Thegchog Dorje học giáo pháp Kagyu và Nyingma.

Sau khi lên ngôi và nhận vương miện Kim Cương, Karmapa thứ mười bốn đến Tsurphu, nơi đây ngài tiếp tục học. Đến năm mười chín tuổi, ngài được chính thức làm tăng bởi Situ Rinpoche và Drukchen Chokyi Nangwa. Trong thời gian này, ngài trùng tu ngôi tự viện và nhiều tháp và chùa quanh vùng. Thegchog Dorje rất thiện xảo trong nhiều ngành nghệ thuật và thủ công, gồm cả điêu khắc và đúc kim loại.

Karmapa thứ mười bốn là một học giả và nhà ngôn ngữ hoàn thiện. Ngài để nhiều thì giờ cho thơ ca và đặc biệt thiện nghệ trong tu từ học và thơ. Trong đời ngài xảy ra sự phục hưng mạnh mẽ Phật giáoTây Tạng, phần lớn nhờ vào cuộc vận động Rime. Cuộc vận động này bắt nguồn từ xứ Kham, được chỉ huy từ nhiều bậc thầy từ nhiều truyền thống khác nhau như Jamgon Kontrul Lodro Thaye, Khyentse Wangpo và Terton Chogyur Lingpa. Phong trào này không nhằm tạo nên một trường phái hay tổ chức mới, mà tìm cách phát triển cùng nhau và làm thông dụng sự phong phú của mỗi truyền thống đến với mọi người. Những người trong phong trào không chỉ là học giả và thiền giả, mà còn có các nghệ sĩ tài ba, thi sĩ, y sĩ và cả nhà khoa học như Mipham Rinpoche.

Thegchog Dorje vừa ảnh hưởng vừa chịu ảnh hưởng bởi khuynh hướng này. Ngài trao truyền các giáo huấn của phái mình cho Jamgon Kongtrul và Jamyang Khyentse Wangpo và vài giáo huấn đặc biệt cho vị trước. Từ vị Terton vĩ đại Chogyur Lingpa, ngài nhận pháp môn Vajrakilaya. Sau đó, ngài thiết lập sự hành lễ này hàng năm, luân phiên với điệu múa nghi lễ Tsechu của Padmasambhava, ở Tsurphu.

Karmapa thứ mười bốn nổi tiếng về sự khổ hạnh cá nhân và sự nghiêm cẩn của một vị tăng. Dầu ngài là hiện thân của Đại Bi, ngài cũng yêu cầu sự nghiêm trì trọn vẹn giới luật nơi những người sống quanh ngài.

Năm 1860, Karmapa đi xuyên qua xứ Kham, làm việc liên tục cho lợi lạc của dân chúng. Ngài nhận ra và đưa lên ngôi vị Situ thứ mười là Padma Kunzang ở tu viện Palpung. Trong khi ở đó, ngài trao truyền giáo huấn cho Kongtrul Lodro Thaye, nhà học giả Rime uyên bác. Sau khi guru của mình trở về Tsurphu, Kongtrul Lodro Thaye tiếp tục học hỏi với ngài. Không lâu trước cái chết của ngài, Kongtrul Lodro Thaye nhận sự truyền dòng từ Karmapa.

Thegchog Dorje ra đi năm 1868 vào tuổi bảy mươi. Các đệ tử chánh của ngài là Kongtrul Lodro Thaye, Drukchen Mipham Chokyi Gyaltsho, Dechen Chogyur Lingpa, Pawo Tsuglak Nyingche và Jamyang Khyentse Wangpo.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/08/2010(Xem: 65315)
13/03/2013(Xem: 10181)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.