14 Chogyal Phakpa Tặng Phẩm Của Giáo Pháp Cho Kublai Khan

13/10/201012:00 SA(Xem: 12780)
14 Chogyal Phakpa Tặng Phẩm Của Giáo Pháp Cho Kublai Khan

14

Chogyal Phakpa
Tặng Phẩm của Giáo Pháp cho Kublai Khan

Chogyal Phagpa (1235-1280 sau Công Nguyên) đi cùng chú, Ngài Sakya Pandita đến Triều Đình Hoàng Đế Trung Quốc. Sau nhiều năm ở xứ sở đó, cuối cùng Ngài được chọn là người cai quản Tây Tạngtrở thành vị guru riêng cho hoàng đế Mông Cổ, Kublai Khan.

Một phong tục lâu đời của các vị thầy Phật giáo đã viết ra các lời khuyên cho người cai trị. Trong năm 1721, Chogyal Phagpa soạn một bài kệ ngắn cho vị hoàng đế có đề tựa “Khai thị Chủ yếu cho nhà Vua” (“rgyal po la gdams pa’i rab byed”) bằng tiếng Tây Tạng được gọi là “Tặng phẩm của Giáo Pháp cho Kublai Khan.”

Bốn năm sau, Chogyal Phagpa xem lại bản văn căn bản được trình bày ở đây và soạn thảo hai bản văn bổ sung: một phác thảo ngắn gọn về đề tài liên quan (bsdus don) và một luận giảng dài (rgyal po la gdams pa’i rab tu byed pa’i rnam par bshad pa gsung rab gsal ba’i rgyan) có tiêu đề “Sự Trang hoàng làm Sáng sủa bài Diễn giảng.”

Bản văn sau đây trình bày quan điểmgiáo lý của trường phái Mahayana và Hinayana và có thể được thấy như một tóm tắt ngắn gọn của toàn bộ giáo lý Đức Phật. Nó bắt đầu bằng việc thảo luận về luật dân sự; chuyển đến bàn luận về Giáo Pháp; bao trùm mọi chủ đề của bốn hệ thống giáo lý, cũng như nền tảng, con đường, và kết quả đã giải thích trong Phật giáo Đại Thừa; và kết thúc với một bàn luận vắn tắt về ba kaya (thân).

ĐẾN BẬC GIÁC NGỘ VÔ SONG, bậc có danh hiệu huy hoàng và lộng lẫy về công đức kỳ diệu trong sự kiện thực tế, con cung kính đảnh lễ.

Mặc dù Ngài, vị hoàng đế hùng mạnh, hoàn toàn biết sự diễn giảng về thế gian và khoa học tâm linh, tuy vậy, như các bài hátâm nhạc của những nhạc sĩ mà Ngài nghe nhiều lần thậm chí đã từng nghe hết về chúng trước đó, tại sao không nên lập lại bài kệ của những lời sáng suốt?

Tất cả vô số giáo lý của Giáo Pháp đã được các bậc Thánh giảng dạy cho lợi ích của vô lượng đệ tử ở đây, thật ra, có nghĩa phải thực hành. Nhưng phải thực hành ra sao?

Giống như người đàn ông bị ràng buộc bởi sợ hãixấu hổ, không thể không tuân lệnh nhà vua, ngoài việc trụ trong chánh hạnh không làm hại người khác, kết quả là sẽ luôn tăng trưởng trong vận may tốt đẹp và thậm chí được nhà vua khen ngợi, cũng với người này, phù hợp với khả năng của họ chấp nhận hoàn thành quy tắc giới luật đã được bậc thánh chỉ dạy để giúp những người mới bắt đầu trên đạo lộ Hinayana và Mahayana. Sau khi tiếp nhận giới nguyện thích hợp từ vị tu viện trưởng, người đó sẽ giữ gìn vì bị ràng buộc bởi sợ hãi về những đau khổ thấy được và không thấy được trong thế gian và bởi sự hổ thẹn bất cứ khi nào họ ngẫm nghĩ, “Vô số các Đấng Tôn quý, bậc biết được những suy nghĩ của chúng sinh khác sẽ bị ô danh nếu tôi vi phạm giới nguyện,...” kết quả là, họ sẽ trở thành nền tảng không chỉ về những hạnh phúc thấy được và không thấy trong thế gian hiện hữu mà còn là công đức của giải thoát viên mãn; họ cũng có thể trở thành đối tượng xứng đáng được trời và người tôn kính và thậm chí nhận được sự tán thán của chư Phật.

Cuối cùng, ba cõi hiện hữu này chỉ là sự đau khổ, trong khi đó niết bàn là thật an bình. Do đó, hãy nhìn những người mong ước về thế gian hay niết bàn với lòng trắc ẩn. Chính Đức Phật một mình đã thoát khỏi đau khổ, tiêu trừ phiền não và tự Ngài đạt được cực lạc, ban hạnh phúc. Ngài đã xuất hiện từ trong những người như chúng ta.

Phương pháp Ngài sử dụng, chúng ta cũng có thể sử dụng. Do đó, không nhút nhát và lười biếng bạn nên khao khát không dao động để đạt được giác ngộ cao nhất và tự do suy nghĩ, “Chắc chắn tôi phải đạt được Phật quả.” Hãy giữ gìn giới nguyện bạn như cuộc sống của chính bạn, nếu vi phạm sẽ gây cho bạn bị thiêu đốt trong địa ngục và nếu giữ gìn sẽ có khả năng giúp bạn kinh nghiệm thật sự những kết quả kỳ diệu trong việc đi từ hạnh phúc này đấn hạnh phúc khác, thậm chí ngay bây giờ.

Vì ba bộ giới nguyện của Hinayana, Mahayana và Vajrayana là nền tảng từ đó mọi công đức có thể khởi hiện, tồn tạităng trưởng torng chính mình và người khác, hãy cố gắng giữ gìn ngay từ lúc đầu để được vững chắc.

Trở nên biết chắc rằng giáo lý, đó là công đức trong lúc khởi đầu, ở đoạn giữa và lúc kết thúc, và những lời của giáo lý này hoàn toàn thanh tịnh và không mâu thuẫn với minh chứng hợp lý của tri kiến vững chắc, là đạo lộ độc nhất giữa những đạo lộ.

Cũng biết rằng Đấng Giác ngộtrí tuệ và lòng đại bi không chướng ngại đã dạy – vì Ngài đã rộng lượng hiển lộ [chân lý] - và cũng với quyền năng bao la.

Vì họ là những người đi theo Ngài và một tụ hội của các bậc có công đức tương tự như Ngài, và vì lãnh vực hoạt động tâm linh của chính bạn giống hệt với các Ngài, hãy biết tập hội tôn quý của chư Bồ Tátlãnh vực tốt nhất cho việc tăng trưởng công đức của bạn.

Hiểu rõ rằng giới luật của bạn chỉ ra và giới thiệu bạn đến Tam Bảo này, giới luật đó được phú cho cùng công đức chúng có, và giới luật giữ vững bạn với lòng tốt, hãy luôn chú tâmthiền định về giới luật với niềm tin không mệt mỏi.

Vì họ cũng giống như bạn đều có bản tính con người được phú cho các nguyên nhân của đau khổ và với trạng thái thường xuyên không thỏa mãn, ngoài ra, cũng giống như bạn họ mong ước thoát khỏi sự bất hạnh và những nguyên nhân của nó, bạn phải thiền định liên tục về lòng đại bi cho tất cả chúng sinh đang sống.

Hãy nhớ lại những lợi ích của đức tính tốt mà bạn sẽ cần để đạt tới giác ngộ cao nhất và đạt được nhu cầu cho người khác cũng như mục đích của chính bạn, hãy nỗ lực nhiệt thành và sùng kính tha thiết để đạt được nó. Tóm lại, vì một tâm có niềm tin, lòng bi, và sùng kính là điềm báo của mọi thành tựu tâm linh cao nhất, hãy thực hiện mỗi đức tính tốt ít nhất với ba biểu hiện này.

Quán tưởng thân của Đấng Giác ngộ ở phía trước hay như chính bạn, và hình dung nơi bạn đang ở là cõi Phật trong đó tất cả sinh linh đều là những Đấng Chiến Thắng được bao quanh bởi chư Bồ Tát và các đệ tử. Sau đó bạn và những người khác thờ cúng với biển cúng dường các đối tượng làm thích thú năm giác quan.

Hãy hiểu rõ vị thầy đức hạnh của bạn và tất cả Đấng Chiến Thắng đều thật sự ngang bằng và bất nhị trong sắc tướng, hoạt động, và bản tánh cốt tủy. Vào mọi lúc, nên quán tưởng Ngài phía trước bạn, ngự trên đỉnh đầu hoặc trong hoa sen của ngực bạn, và cầu nguyện đến Ngài hoặc thiền định về Ngài bất nhị với chính bạn.

Về điều thiện, bất thiện, niều vui thích, đau khổ, và mọi hiện tượng của luân hồiniết bàn, tâm là nền tảng.

Nếu khảo sát tâm khắp từng góc độ, bạn sẽ nhận ra nó chẳng có màu sắc hay hình dáng, chẳng một hay nhiều. Do đó tâm khôngbản tánh, tâm không sinh, trụ hay diệt. Tâm không có cả hai ở giữa hay ngoài biên và do vậy thoát khỏi mọi thái cực. Tâm chỉ có bản tánh của hư không.

Tuy nhiên, nhận thức thì không dừng lại. Vì thế, tâm có bản tánh của nhận thức bất nhị và rỗng không.

Vì tâm của chính mình cũng là tâm của tất cả chúng sinh. Hiểu thấu đáo rằng mọi hiện tượng đều biểu hiện bất nhị và rỗng không, và đặt tâm bạn vào thiền định không bám chấp.

Qua thiền định bất nhị về hai đối tượng [vị thầy của hành giảĐấng Giác Ngộ] và không đối tượng [tánh không], bạn sẽ đạt được trạng thái thiền định cao hơn của thiền chỉ (shamatha), không thể bị niệm tưởng làm rối loạn.

Hãy hoan hỷ nhớ lại mỗi hành động thiện và bất thiện làm tăng sức mạnh khuynh hướng thiện và bất thiện của hành giả, hãy luôn đem đức tính tốt vào tâm và làm mạnh chúng.

Nhất là bạn nên hồi tưởng và phân tích sự hỗ trợ, hình thứckinh nghiệm thiền định bất cứ khi nào bạn thiền định về một đối tượng. Qua sự khảo sát về lý nhân duyên của nguyên nhânđiều kiện, dù chúng có thể nhiều bao nhiêu, bạn sẽ đạt được thiền quán (vidarshana – thiền minh sát) qua việc hiểu rõ trạng thái chân như thật sự của chúng – đó là, không có bất cứ hỗ trợ, hình thức hay kinh nghiệm nào hiện hữu.

Đi theo việc thực hiện những đức tính tốt, bạn nên gom góp tất cả công đức cần có (thiền định hay những gì giống như vậy) hồi hướng toàn bộ cho việc đạt được giác ngộ viên mãn cho chính bạn và vô số chúng sinh.

Mặc dù công đức có thể chuyển được nhưng không đòi hỏi vào lúc bạn cầu nguyện dâng cúng, tuy nhiên mong ước của bạn sẽ được đáp ứng nếu cầu nguyện cho việc đạt được mục tiêu lớn; tâm là chủ. Mỗi đức tính tốt đều được trang hoàng bằng loại hồi tưởng, hồi hướngcầu nguyện cao thượng sẽ gia tăng bất tận và cuối cùng trở thành nguyên nhân của điều tốt to lớn cho chính mình và người khác.

Mọi thứ và tất cả những sự vật có điều kiện khác (samskritadharma) – đó là ngũ uẩn, các giác quan, những đối tượng cảm giác, và các giác thức – đều không có bất cứ bản tánh nào của chính chúng vì tất cả chúng đều tùy thuộc vào những nguyên nhânđiều kiện.

Do đó, bạn nên biết rằng những đối tượng bên ngoài này xuất hiện trong nhiều hình thức khác nhau được kinh nghiệm bởi tâm, đó là sự nhiễm ô của dấu vết tâm thức, cũng đều không thật. Chúng giống như việc trình diễn thần diệu xuất hiện phù hợp với những nguyên nhân đa dạng; chúng cũng giống như giấc mộng xảy ra trong khi ngủ.

“Các pháp không có điều kiện” (asamskritadharma) đơn giản là sự quy chiếu. Người ta có điên mới mong muốn được gán cho những danh hiệu vô nghĩa hay thỏa mãn trong tư duy về chúng và do vậy chấp nhận chúng như “các pháp có điều kiện.”

Đừng bao giờ xem thường mối nối kết giữa việc làm và kết quả của chúng, vì [giáo lý về] lý duyên sinh của nhân và quả khi nó vận hành trong lãnh vực chân lý tương đối là không lầm lẫn. Bạn sẽ kinh nghiệm kết quả chín muồi của việc bạn làm.

Người “thường kiến” chấp nhận tính chắc chắn có thật của hiện tượng. Tuy nhiên, không có đối tượng nào hiện hữu mà không có [cả hai] phương hướng [chiều kích] và thời gian [ý thức]; nếu phân tích hình thái của chiều kích và không gian, bạn không thể tìm thấy một thực thể duy nhất nào [đó là không thể rút gọn với những phần hợp thành nó]. Và nếu một thực thể duy nhất không hiện hữu, do đâu “nhiều thứ” có thể xuất hiện? Vì không có hiện hữu nào khác hơn điều này, khái niệm về “hiện hữu” tự nó là thứ yếu.

Giống như không có dài thì không có ngắn, làm thế nào có thể thấy rõ bản tánh của không hiện hữu thậm chí khi chưa biết được bản chất của hiện hữu?

Người thông tuệ biết rằng thực tế cũng không bao gồm hiện hữu và không hiện hữu, vì khả năng này đã bị loại bỏ bởi sự từ chối của mỗi cá nhân. Cũng không bao gồm cái không có cả hai, vì không có chứng cứ hợp lý nào cho khả năng này, và trong bất cứ trường hợp nào, không có khả năng “cả hai” để có thể lựa chọn.

Nhưng nếu chúng ta kết luận rằng “Chỉ có tâm là thật vì nó vô tướng và vì thế không có chiều kích,” [chúng ta sẽ thừa nhận rằng] nó cũng trở thành số nhiều và không thật nếu chủ thể và đối tượng y hệt nhau, cái sau tồn tại nhiều mặt.

Tuy nhiên, nếu chủ thể và đối tượng khác lẫn nhau làm thế nào đối tượng trở thành khách thể và tâm trở thành chủ thể? Nếu cả hai xuất hiện, chúng xuất hiện theo cách nào? [cùng lúc hay khác nhau] cuối cùng, có phải loạt giải thoát đạt được chỉ bởi việc từ bỏ những hình tướng bên ngoài hay không?

Vì đối tượng không được thiết lập như có thật do bản chất, hoặc chủ thể cũng vậy. Việc tuyên bố rằng bằng cách nào đó có sự xuất hiện ý thức thanh tịnh tách khỏi hai điều này là cực kỳ sai lầm như khái niệm của triết gia Sankhya về một “cái tôi” (purusha) khác biệt với bản tánh nguyên thủy (prakrter vikara).

Thoát khỏi những minh chứng, biết mọi hiện tượng từ lúc ban đầubất sinh, không bản chất, thoát khỏi các thái cực, và giống như không gian.

Thật tuyệt diệu và kỳ lạ hơn bất cứ sự kỳ diệu nào là tri kiến này, không buông bỏ sự rỗng không của mọi pháp cũng không ngưng tiến trình của lý duyên sinh!

Hiểu rõ rằng các đối tượng là tính bất nhị của hình tướngtánh không, và đạo lộ đến giải thoát là tính bất nhị của trí tuệphương tiện. Cuối cùng hãy hành động phù hợp với sự thấu suốt này.

Các giai đoạn của nguyên nhân, con đường, và kết quả phải được hiểu như thế: lý duyên sinh của lãnh vực tương đối giống như ảo ảnh, bản tánh của các pháp là rỗng không; cuối cùng cả hai là sự bất nhị không phân biệt.

Vì thế, nếu nền tảng [đạo đức], chuẩn bị [quán chiếu], thiền định, kết thúc hồi hướng công đứctích lũy] và tiến trình thực hành đã chọn nói chung được nhân lên bằng ba [phù hợp với ba giai đoạn của nguyên nhân, con đường, và kết quả], và mọi con đường đức hạnh được gom lại cùng nhau trong mười lăm nhân tố.

Bất kỳ ai nỗ lực hoàn thiện mười lăm nhân tố này trong mỗi thực hiện đức hạnh đều hưởng được hạnh phúc của trạng thái may mắntích lũy hai tích tụ như biển [công đứctrí tuệ siêu việt].

Qua sự trong sáng của thiền định, họ được hợp nhất với Thánh đạotăng trưởng trí tuệ siêu việt như kết quả của thiền định và hạnh cao quý của họ. Sau đó, đạt được mục đích (Phật quả] qua tiến trình đi theo những giai đoạn cuối của Đạo lộ, họ chấm dứt mọi tư duy tạo tác nhờ hiểu rõ bản tâmthanh tịnh ngay từ khởi thủy. Tâm họ trở thành một với dharmadhatu [pháp giới] và chuyển hóa thành svabhavikakaya [thân chân thật], đó là trí tuệ siêu việt của dharmadhatu và trí tuệ của sự hoàn toàn từ bỏ.

Với họ, các pháp của thế giới hiện hữu được chuyển hóa qua thực hành của đạo lộ để thân họ trở thành thân của một bậc giác ngộ được trang hoàng bởi 112 dấu ấn và biểu tượng của sự viên mãn. Giọng nói của họ trở thành giọng của Đức Phật, được phú cho sáu mươi âm điệu; tâm họ chuyển hóa thành trí tuệ siêu việt và cũng được phú cho sự toàn trí. Lòng bi mẫn được chuyển thành công đức vô biên của Đấng Chiến Thắng và tạo thành sambhogakaya [báo thân]. Hành động của họ được chuyển thành “trí tuệ hoàn tất nhiệm vụ” và vô số loại hoạt động giác ngộ khiến hình thành nirmanakaya [hóa thân].

Ngũ trí này cấu thành sự thấu suốt viên mãn của Đấng Giác Ngộ, và vì họ cũng được phú cho năng lực tâm linh bất tận và không gián đoạn. Cầu mong Đại Vương cũng trở thành giống như họ!

Qua công đức dâng hiến tặng phẩm của Giáo Pháp này, được tóm tắt ý nghĩa sâu xa của Thánh Đạo, cầu mong tất cả chúng sinh đang sống với Ngài, Ôi nhà vua, như chủ nhân của các thần dân, cầu mong Ngài đạt đến giai đoạn giác ngộ cao nhất.

Tâm của tôi cũng trở nên được khuyến khích nhờ soạn thảo những dòng này như tặng phẩm của giáo lý, và tôi cũng nói nhiều hơn về các vấn đề khác. Hãy nghe nó không sao lãng. Ôi đức vua giữa các chúng sinh!

Thời điểm Ngài nên nỗ lực là bây giờ; làm vững chắc vận may Ngài có, bảo đảm sự trường thọthành công của dòng truyền Ngài, và thực hành phương pháp đúng đắn để đạt giải thoát.

Nỗ lực không sao lãng là việc đúng. Vào lúc Giáo Pháp chưa được hoạt động như mặt trời và một vị vua sùng đạo như Ngài ngồi trên ngai, làm sao tâm Ngài có thể vẫn lãnh đạm với hoàn cảnh khó khăn của những người mặc y áo màu vàng nghệ?
Mặc dù tôi chưa già, sức khỏe của tôi mong manh và tâm tôi có khuynh hường lười biếng; do đó, tôi mong được thứ lỗi trong lúc tôi tìm cầu ý nghĩa của Giáo Pháp trong cô độc.

Phiên dịch bởi Acharya Lobsang Jamspal và Acharya Manjusiddhartha.
Victoria Buddhist Dharma Society giữ bản quyền, 1976.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/09/2012(Xem: 62583)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.