- Mục Lục
- Lời Nói Đầu & Lời Giới Thiệu
- 1 Jetsun Dragpa Gyaltsen (1147 – 1216) Bài Ca Vĩ Đại Của Kinh Nghiệm
- 2 Ngonchen Kunga Zangpo Bài Nguyện Cầu Hạnh Phúc Cho Tất Cả Chúng Sinh Đang Sống
- 3 Cuộc Phỏng Vấn Pháp Vương Sakya Trizin Giáo Lý Cốt Tủy Của Đạo Phật
- 4 Giáo Chủ Chogye Trichen Rinpoche Lịch Sử Phật Giáo
- 5 Khenpo Appey Rinpoche Sự Sản Sinh Niềm Tin
- 6 Jetsun Dragpa Gyaltsen Bài Ca Về Việc Làm Thế Nào Để Dựa Vào Các Giải Độc
- 7 Khenpo Appey Rinpoche Ý Muốn Giác Ngộ
- 8 Pháp Vương Sakya Trizin Bản Tánh Của Tâm
- 9 Cuộc Phỏng Vấn Ngài Sakya Pandita Giáo Lý Cốt Tủy Của Đạo Phật
- 10 Acharya Lama Migmar Tseten Năm Kết Tập
- 11 Khenpo Appey Rinpoche Đánh Thức Phật Tánh
- 12 Khenpo Appey Rinpoche Năm Con Đường Đến Giác Ngộ
- 13 Khenpo Appey Rinpoche Mười Bhumi Đến Giác Ngộ
- 14 Chogyal Phakpa Tặng Phẩm Của Giáo Pháp Cho Kublai Khan
- 15 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Tư Cách Đạo Đức
- 16 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Nhẫn Nhục
- 17 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Tinh Tấn
- 18 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Thiền Định
- 19 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Thăm Hỏi Về Thể Chất Lành Mạnh
- 20 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Tán Dương Nhiệm Vụ
- 21 Jetsun Rinpoche Dragpa Gyaltsen Bài Ca Về Tám Thực Hành Của Giấc Mộng
- 22 Từ Sutra Avatamsaka Vua Của Các Bài Nguyện Cao Quý Khao Khát Các Việc Làm Xuất Chúng
- 23 Jetsun Dragpa Gyaltsen Bài Ca Mang Lại Kinh Nghiệm Về Thực Hành
- 24 Kính Lễ Đến Đức Phật Bậc Thực Hiện Mười Hai Việc Làm Giác Ngộ
- 25 Acharya Lama Migmar Tseten Lịch Sử Của Phái Sakya
- Tiểu Sử Các Tác Giả
23
Jetsun Dragpa Gyaltsen
Bài Ca Mang Lại Kinh Nghiệm Về
Thực Hành
NAMO RATNA
GURUVE.
Với may mắn gặp
được thân người quý báu,
có niềm tin sợ hãi
sinh tử
có thành tâm thực
hành theo giáo lý
các đệ tử thông
tuệ, hãy giữ điều này trong tâm.
Để đem kinh nghiệm
về thực hành,
hãy kiên trì nỗ
lực to lớn;
từ bỏ bám luyến,
lưu lại trên núi
và thầm từ bỏ cuộc
sống này.
Để khơi dậy những
phẩm tính trong tâm thức liên tục,
hãy có samaya
thanh tịnh của ba giới nguyện
giảm thiểu sự kiêu
căng và phù phiếm của tâm
và tôn trọng mọi
người
để nhận được ban
phước của chư guru tôn quý,
hãy quán tưởng
Ngài thật sự như chư Phật,
thực hành theo
tiểu sử các Ngài,
và liên tục cầu
nguyện dâng hiến.
Không xa rời cái
thấy vào lúc hiểu biết;
hãy xác quyết những
hình tướng như tâm;
không từ bỏ luân
hồi hay tiếp nhận niết bàn,
ngoài ra, tịnh hóa
vị thầy vào trạng thái tự nhiên.
Không rời bỏ thiền
định vào sự bám chấp của tâm,
hãy thoát khỏi bám
luyến cực lạc của sự trong sáng,
cắt đứt hoàn toàn
sự bám chấp ngay chính chỗ của nó,
và vượt lên lời
nói, tư duy, và đối tượng.
Duy trì hạnh không
lấy và bỏ,
hãy giải thoát sự
bám chấp nhị nguyên trong chính chỗ của nó,
làm ngang bằng
hoàn toàn tám Pháp thế gian,
và thoát khỏi sự
giải độc của nhận biết tốt.
Không hy vọng cho
kết quả về sau,
hãy có sự hiểu rõ
trực tiếp.
Hòa nhập cả hai
thiền định và hậu thiền định,
và làm cạn tham
muốn thành tựu của bạn.
Để thực hiện lợi
ích của các chúng sinh đang sống khác,
hãy lập nguyện
khao khát đầy đủ,
khơi dậy nguyên
nhân và điều kiện của lý duyên sinh,
và rèn luyện trong
lòng bi không đối tượng.
Bài ca nhỏ bé về
tám khẩn cầu này,
được hát cho người
thông tuệ.
Trong cách này, sự
thấu suốt có thể có được.
Trong lúc chưa có
nó, hãy kéo dài việc phát triển thiền định.
Bài Ca Để Gợi Cảm Hứng Cho Chính Tôi
Con đảnh lễ đến Đức Manjughosha1
bị nhiễm ô buột chặt, con chung thủy với Pháp của samsara,
thích nói chuyện, con sốt sắng nói về lỗi lầm người khác;
không hiểu biết lỗi của chính mình, con ganh đua với người thấp kém;
quay lưng khỏi hạnh này, đó là sự đối nghịch để được lợi ích!
Siêng năng nhớ lại các lỗi lầm của những pháp của luân hồi;
luôn nhớ việc thọ quy y
đến Tam Bảo cả ngày lẫn đêm;
siêng năng trong bất cứ nguyện giải thoát cá nhân nào đã đạt được.
Để nắm giữ dòng truyền của chư Bồ Tát,
hãy thật chung thủy với bồ đề tâm,
tụng niệm bài Nguyện Bảy Chi2
và Kinh về Ba Đụn3 trong ba thời4.
Không ngủ, hãy siêng năng thực hành yoga [của sadhana – nghi quỹ]
Trong phần đầu và cuối của đêm.5
Sau khi xuất ra từ thời thiền định,
hãy thực hành con đường của hạnh
như tìm thấy trong kinh điển và luận thư.
Hãy bảo tồn samaya gốc và nhánh;
siêng năng cúng dường đến các Guru Linh Thánh;
bảo bệ tâm thức của tất cả chúng sinh.
Khi những cơn sóng của khái niệm tiêu cực xảy ra,
hãy từ bỏ chúng nhờ phát triển tốt sự giải độc.
Nếu không tự gợi cảm hứng,
Thì ai sẽ cho bạn cảm hứng?
Trong cách này, bạn sẽ được cảm hứng tốt!
Thực hành theo các bản văn là rất hiếm có;
nếu người ta không kềm chế từ những hạnh không tâm linh này,
họ sẽ không đạt được kết quả tích cực.
Soạn thảo cảm hứng này cho chính mình,
Con khẩn cầu chư đạo sư tha thứ cho bất cứ sự cãi lại nào.
Bài cảm hứng này đã được viết rất kỹ lưỡng bởi Ngài Shakya upasaka Dragpa Gyaltsen.
Chú Thích
1. Manjushri,
Đức Văn Thù, vị Bồ Tát của trí tuệ.
2. Bảy chi là
lễ bái, cúng dường, sám hối, hoan hỷ trong công đức của người khác, khẩn thỉnh
giảng dạy Giáo Pháp, cầu khẩn chư Phật đừng nhập niết bàn, và hồi hướng công
đức.
3. Một kinh
điển phổ biến cho sám hối tội lỗi, hoan hỷ, và hồi hướng công đức.
4. Sáng, trưa,
và tối
5. Phần đầu của
đêm là buổi chiều, và phần cuối là sáng sớm.