Thư Viện Hoa Sen

18 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Thiền Định

13/10/201012:00 SA(Xem: 14259)
18 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Thiền Định

18

Khenpo Appey Rinpoche 
Sự Hoàn Thiện Của Thiền Định

Cái thứ năm của sáu hoàn thiện là sự hoàn thiện của thiền định (thiền định ba la mật), hay sự tập trung, có nghĩa chú tâm một điểm vào một đối tượng không để tâm lang thang qua đối tượng khác. Khi trạng thái tập trung này được kết hợp với suy nghĩ dẫn dắt tất cả chúng sinh đến trạng thái giải thoát và với cái thấy của thực tại tối hậu, đây là thiền định hoàn thiện.

Lực ngược lại với tập trung là sao lãng, tâm dao động hay tán loạn. Nếu tập trung và thiền định trên tà kiến chúng ta sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Thậm chí nếu thiền định đúng với cái thấy và quan niệm đức hạnh đúng đắn, nếu chúng ta tìm kiếm kết quả cho riêng đời này hoặc cho sự giải thoát cá nhân chính mình, thì vẫn là thực hành thiền định chưa đầy đủ.

Khi tâm tán loạn, chúng ta không thể hoàn thành bất cứ điều gì một cách thích hợp. Giống như dòng nước chảy tràn ra nhiều hướng nếu không thấy một đường dẫn thích hợp, niệm tưởng của chúng ta sẽ đi nhiều hướng khác nhau và chúng ta chẳng có được lợi ích nào nếu tâm bị sao lãng. Giống như nước sẽ luôn chảy xuống như một thác nước nếu không có đường dẫn để đi theo, tâm chúng ta sẽ luôn chuyển vào hướng tiêu cực, luôn tìm kiếm các tư duy hay hành động bất thiện khi nó không được hướng dẫn vào con đường đúng.

Do đó việc không thể tập trung đúng trong cuộc sống này là một thiếu sót lớn. Nếu thất bại trong cách này, chúng ta sẽ kinh nghiệm nhiều hối tiếcđau khổ khi chết. Trong các đời tương lai, tâm chúng ta vẫn sẽ sao lãng và sẽ không thể vượt qua ngay cả nếu chúng ta cố gắng thiền định. Giống như dòng nước khó ngưng lại một khi nó bắt đầu chảy xuống sườn núi, sẽ rất khó ngăn chận sự sao lãng của tâm trong cuộc sống tương lai của chúng ta. Ngoài ra, nếu không thể ngăn chận sự sao lãng thì những việc làm bất thiện sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, và số lượng nhiễm ô luôn gia tăng, kết quả sẽ gây cho chúng ta tái sinh vào các cõi thấp nhiều lần.

Nếu thiền định với tà kiến cũng sẽ tạo ra nhiều chướng ngại. Chúng ta phải có quan niệm đúng của các phương pháp thiền định, mục tiêu của nó, và quan điểmchúng ta dấn thân vào nó – nhất là cái thấy của thực tại tối hậu – trong khi chúng ta đang thực hành. Ví dụ, có một hành giả thiền định trong mười hai năm về một dạng rỗng không mà cái thấy của thực tại tối hậu không đúng cách. Kết quả ông ta bị tái sinh trong đời kế tiếp là một con mèo.

Khi chúng ta đi đến một nơi nào đó và sơ xuất vì chọn sai đường, nó làm chuyến hành trình dài hơn và khó khăn hơn, chúng ta phải trở lại điểm xuất phát ban đầu. Tương tự, bất cứ khi nào thực hành thiền định, chúng ta phải có cái thấy đúng để không tạo sơ xuất trên Con đường. Theo Đại Bồ Tát Maitreya (Di Lặc), khi thấy người khác thiền định trên tà kiến, chúng ta không nên muốn cạnh tranh với họ. Thay vào đó, chúng ta nên thiền định về lòng bi vì họ đang đi sai đường.

Nếu chỉ thiền định về lòng từ ái và lòng bi, và cũng không dựa vào cái thấy của thực tại tối hậu, thì chúng ta không bao giờ có thể đạt giải thoát. Sự thiền định về lòng từ ái và lòng bi là thực hành đức hạnh, nhưng chưa đầy đủ, vì không bao gồm cái thấy của thực tại tối hậu. Ngược lại, nếu chỉ thiền định về cái thấy của thực tại tối hậu hoặc trạng thái của rỗng không, và không về lòng từ ái và lòng bi, thực hành của chúng ta một lần nữa chưa trọn vẹn; mặc dù chúng tathể đạt được kết quả như sự giải thoát của Arhat hay con đường thấp của truyền thống Phật giáo, chúng ta không lợi ích cho người khác. Để thực hành đúng cách, cả hai lòng bi và trí tuệ hay phương tiện thiện xảotâm linh Phật được thực hành cùng với nhau.

Khi xem xét các phương thuốc cho tâm sao lãng, chúng ta thấy có hai cái: một để vượt qua nguyên nhân gây sao lãng và một vượt qua tự thân sao lãng.

Các Phương Pháp Vượt Qua Những Nguyên Nhân Sao Lãng

Từ Bỏ Bám Luyến Vào Người Khác

Tâm bị sao lãng vì bám luyến, nhất là thèm muốn người khác và khao khát lợi ích cho chính mình. Do đó, để vượt qua sao lãng, chúng ta phải tiêu trừ hay từ bỏ loại bám luyến này.

Có nhiều vấn đề trong việc bám luyến người khác. Trước tiên nó ngăn chận chúng ta khỏi sự hiểu biết đau khổ, sự phiền não của thế gian hiện hữu này. Vì không thấy phiền não và buồn khổ chúng ta không muốn từ bỏ thế gian này. Thứ hai, xa cách khỏi người khác làm chúng ta rất đau khổ. Thứ ba, chúng ta bị rơi vào ảnh hưởng của người khác, và thay vì sử dụng cuộc sống làm người của chúng ta cho mục tiêu tốt, chúng ta lãng phí nó do dùng nó để hoàn thành tham dục của người khác. Vì thế, người mà chúng ta quá bám luyến trở thành chướng ngại nghiêm trọng cho việc đạt trạng thái giác ngộ của chúng ta.

Thêm vào đó, con người trong thế gian khó bằng lòng. Một chuyện nhỏ có thể làm họ hạnh phúc hay tức giận; thậm chí có thể trở thành kẻ thù của chúng ta. Đôi lúc họ có thể thích chúng ta, và thỉnh thoảng lại không. Ngay cả khi bạn làm điều gì tốt đẹp cho người khác để họ hài lòng, họ có thể quay lưng và bất mãn bởi hành động của bạn. Thay vì thích thú họ có thể trở nên tức giận, và sự thù ghét to lớn có thể khởi lên trong tâm họ. Do vậy việc làm hài lòng người khác là nhiệm vụ rất khó khăn.

Những người đang sống cũng khó đối xử. Những người kém may mắn trở nên ghen tị với chúng ta. Người cùng trình độ như chúng ta trở thành người cạnh tranh và làm việc chống lại chúng ta. Người ở vị trí cao hơn xem thường chúng tanhận thức của họ cao hơn. Nếu chúng ta ca tụng, họ trở nên kiêu căng. Nếu trách cứ hay chỉ trích, họ trở nên thù ghét. Do vậy, bất kể mối quan hệ là gì và bất chấp những gì chúng ta làm, chúng ta không bao giờ có thể làm người khác hoàn toàn hài lòng.

Nếu giàu có, thì có người sẽ bình phẩm về những gì chúng ta có. Nếu nghèo người ta sẽ chỉ trích chúng ta chẳng có thứ gì. Do vậy, bất kể ở vị trí nào, đều sẽ có người phê phán chúng ta. Đức Phật nói rằng trong thế gian này, mọi người đều có ý định lợi ích cho riêng họ. Họ chỉ muốn có lợi ích cho chính họ, và khi người khác không thể góp phần vào lợi ích đó, họ trở nên rất không vui. Vì trường hợp đó, bất cứ ai trong thế gian này không bao giờ có thể để chúng ta gọi là một người bạn thực sự.

Con người cũng rất thay đổi. Chẳng hạn, nếu có quyền lực lớn thì bất kể chúng ta nói gì, người khác luôn luôn lắng nghe. Nếu họ có thể được lợi ích từ chúng ta, họ lắng nghe vì lý do đó. Nếu không được lợi họ vẫn lắng nghe vì kính trọng quyền lực của chúng ta. Nhưng một khi mất quyền thế, dù thậm chí chúng ta nói điều tốt đẹp hoặc đã làm nhiều điều tốt cho họ trong quá khứ, họ sẽ chẳng bao giời chịu lắng nghe nữa. Thay vào đó họ sẽ phê phán chúng ta. Tương tự, khi giàu có, chúng ta có nhiều bạn bè. Người ta vui thích đến và làm vừa lòng chúng ta, làm bất cứ những gì họ có thể cho chúng ta. Nhưng một khi của cải mất đi, chúng ta sẽ chẳng bao giờ thấy lại mặt của họ. Họ sẽ quay đầu và bỏ đi. Do vậy, để làm hài lòng tất cả chúng sinh trong thế gian này là rất khó, có thể nói là hầu như không thể.

Chính Đức Phật nói rằng người ta đã phê phán giáo lý của đạo Phật, mà trong thực tế giáo lýhoàn thiện trong mọi cách, và trong suốt cuộc đời Ngài, họ cũng đã chỉ trích Ngài. Do đó, muốn làm mọi người hạnh phúc, muốn họ đến thăm và làm vừa lòng chúng ta là một sai lầm tệ hại. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể thỏa mãn tâm của mọi người trong thế gian này, vì họ rất thay đổi và luôn tìm kiếm những sự việc khác nhau cho lợi ích của chính họ.

Xưa kia, Devadatta (Đề Bà Đạt Đa), em họ và là kẻ thù lớn của Đức Phật, bị bệnh rất nặng và gần chết. Đức Phật đến và ban phước, vì sự ban phước này Devadatta khỏi bệnh. Khi mạnh khỏe, ông ta nói với Đức Phật rằng chắc Ngài là một bác sĩ giỏi, và kiến thức về y khoa của Ngài là lý do chữa được bệnh cho em. Ông ta nói rằng khi Đức Phật về già, Ngài sẽ chẳng khó khăn gì trong việc có được thực phẩm, một phát biểu cho thấy sự thiếu tôn kính quá nhiều với Đức Phật.

Cũng có lần có người tên là Legpekarma nói với Đức Phật rằng có vị thầy Jain đã đạt được trạng thái toàn trí và không ai khác trên cả thế gian này có phẩm tính đó. Đức Phật trả lời rằng vị thầy Jain sẽ chết trong vòng bảy ngày vì ăn không tiêu. Legpekarma trở lại vị thầy Jain và kể với ông những gì Đức Phật đã nói và khuyên vị thầy nên ăn thật ít trong vòng bảy ngày tới để chứng minh Đức Phật đã sai. Do vậy, thầy Jain ăn thật ít thực phẩm trong sáu ngày. Song, ông ta đã tính sai và nghĩ rằng ngày thứ bảy là ngày thứ tám nên ăn một bữa thật ngon vào ngày thứ bảy, nên chết vì ăn không tiêu và bị tái sinh làm quỷ đói (ngạ quỷ).

Sau đó ngạ quỷ đi gặp Legpekarma và nói rằng những gì Đức Phật đã nói là rất đúng. Đức Phật là bậc toàn trí, Legpekarma nên từ bỏ sự thiếu niềm tin của ông và đi tìm sự ban phước của Đức Phật rồi quy y với Ngài. Legpekarma vẫn không thích ý tưởng này. Ông ta không tin Đức Phật. Sau này, khi gặp Đức Phật ông ta nói Phật đã sai và vị thầy Jain chưa chết. Đức Phật trả lời rằng không chỉ thầy Jain đã chết trong vòng bảy ngày mà bản thân ông cũng đã nói chuyện với người chết. Legpekarma nói Đức Phật đã lầm, rằng thầy Jain đã tái sinh làm quỷ đói trong một của các cõi trời. Đức Phật hỏi quỷ đói đã nói gì, ông ta nói rằng Legpekarma nên đi đến và có niềm tin nơi Đức Phật.

Vào lúc đó Legpekarma hiểu rõ rằng Đức Phật đã toàn giác. Ông ta bối rốihổ thẹn vì đã cố lừa Bậc Giác ngộ. Tuy nhiên, mặc dù hiểu Đức Phật có phẩm tính toàn tri và thực sự có thể thấy tương lai và trạng thái của người khác, ông ta vẫn không phát triển được lòng tin nơi Đức Phật. Thậm chí dù thấy quyền năng của Phật, Legpekarma chỉ bỏ đi. Do vậy, ngay cả dù Đức Phật bật toàn giáctoàn tri, Ngài cũng không thể làm vừa lòng mọi chúng sinh trong thế gian này.

Đức Phật cũng nói rằng chúng ta thậm chí không nên bám luyến vào những người thương mến, cha mẹ mình, hay họ hàng gần gũi, vì cuối cùng chúng ta cũng phải xa cách họ. Chúng ta rời bỏ thế gian này một mình; không ai có thể giúp chúng ta, ngay cả những người đã giúp chúng ta trong đời này. Thêm vào đó, việc cảm thấy thù ghét hay tức giận kẻ thù là không thích hợp, vì mọi người trong thế gian này luôn luôn thay đổi. Vì thế, ngay cả bạn bè và người thương đôi khi có thể trở thành kẻ thù của chúng ta, và điều này cũng sẽ là trường hợp trong đời kế tiếp.

Câu chuyện sau đây minh họa quan điểm mọi sự đều thay đổi. Xưa kia, có một cặp vợ chồng có một con gái. Khi hai vợ chồng qua đời, người cha tái sinh làm một con cá và người mẹ sinh làm con chó. Một ngày nọ, cô con gái ngồi bên đường đang ăn cá và ôm một đứa bé trong lòng. Con chó đến gần và cố lấy miếng xương cá từ cô ta nhưng cô đánh và đá con chó. Khi xảy ra việc này, một vị Arhat đi ngang qua, Ngài nhìn vào họ và vì hiểu rõ Ngài lắc đầu và nghĩ rằng thế gian thật là nơi lạ lùng. Người phụ nữ đang ăn cha cô ta, đánh đập mẹ, và kẻ thù đang ngồi trong lòng. Do vậy, chúng ta không nên hình thành sự bám luyến đến người khác trong cuộc sống này.

Từ bỏ bám luyến vào của cải

Loại bám luyến thứ hai là các đối tượng thế gian. Để có được tài sản khác nhau trong đời này, chúng ta tham gia vào việc bất thiện và gặp khó khăn. Sự đau khổ luôn luôn liên quan đến ba giai đoạn kiếm được của cảicố gắng để có được chúng, có tài sản rồi, và đánh mất chúng. Ví dụ, khi cố gắng tích lũy tài sản, chúng ta thực hiện nhiều nhiệm vụ khó khăn và đau khổtham gia vào nhiều hành động bất thiện. Đôi khi chúng ta nói một cách bạo lực hay xấu xa; chúng ta thậm chí có thể lừa đảo hay lợi dụng người khác. Từ mỗi quan điểm, chúng ta tạo nhiều nhiễm ô và trong tiến trình lại không thể thực hành Giáo Pháp. Thêm vào đó, ngay cả những người thân cận như họ hàng của chúng ta cũng có thể trở thành kẻ thù, và những kẻ thù chính thậm chí có thể chống đối lớn hơn. Ngay cả những người chúng ta không biết cũng có thể trở thành kẻ thù của chúng ta.

Một khi có được của cải, chúng ta đau khổsợ hãi đang sắp mất nó, nên cố bảo vệ bằng nhiều cách khiến tạo ra nhiều đau khổ hơn. Sự lo lắng về việc bảo vệ tài sản của chúng ta trở nên thật to lớn khiến trước tiên chúng ta muốn bị nô lệ cho của cải. Thay vì chúng ta sở hữu tài sản này, chúng bắt đầu sở hữu chúng ta; chúng ta phải làm việc cho chúng. Trong việc cố giữ gìn tài sản của mình, chúng ta cũng bị nô lệ vào người khác và tạo ra nhiều kẻ thù. Chúng ta sợ người khác có thể cố chiếm những gì mình có và họ chống lại chúng ta. Do luôn cố bảo vệ tài sản của mình, chúng ta thực hiện thật nhiếu hành động và tư duy xấu làm chúng ta tạo ra nhiều nhiễm ô mà kết quả là sự tái sinh xấu. Do vậy, chúng ta luôn tham gia vào những loại đau khổ khác nhau.

Khi mất đồ, chúng ta lại kinh nghiệm đau khổ to lớn vì không thể thực hành bất cứ việc làm đức hạnh nào, và điều này làm tiêu hao nguồn đức hạnh của mình. Chúng ta cũng trở nên rất buồn khổ và không hài lòng với người khác, rồi thù ghét và tức giận khởi lên trong tâm chúng ta. Nhiễm ô, đau khổ, và việc làm bất thiện được tạo ra nhiều hơn. Do vậy mất mát đồ đạc cũng là một trạng thái đau khổ.

Điều này không có nghĩa chúng ta phải từ bỏ mọi thứ mình sở hữu. Tự thân đối tượng không có lỗi. Lỗi lầm ở chỗ chúng ta bám luyến vào chúng, và bám luyến này chúng ta phải khắc phục. Do vậy, chúng ta không cần ném chìa khóa xe và đi xe buýt về nhà. Tương tự, nếu bám luyến vào những chúng sinh khác không có nghĩa là có điều gì sai với họ. Lỗi lầm trong sự bám luyến của chúng ta với họ. Người khác tất cả đều đúng như họ là; chúng ta không phải lo nghĩ về họ. Nhưng sự bám luyến vào họ phải giảm bớt hoặc triệt tiêu. Tương tự, chúng ta phải làm giảm hay tiêu trừ sự bám luyến đồ vật chúng ta sở hữu trong đời này. Làm giảm hay từ bỏ bám luyến vào chúng sẽ giúp chúng ta khắc phục tâm sao lãng.

Chúng tathể đạt được hạnh phúc do có nhiều của cải trong thế gian này hay không? Của cải chúng ta tích lũy sẽ đem lại lượng hạnh phúc nhỏ bé nhưng các vấn đề xuất hiện lại to lớn. Nó giống như việc để mật lên lưỡi dao bén và dùng lưỡi của chúng ta nếm hương vị của mật. Hương vị của mật là ngon, nhưng thích thú thì nhỏ bé so với hậu quả bị đứt lưỡi. Tương tự, sự bám luyến của chúng ta vào các đối tượng khác nhau hay con người trong thế gian này cho ta một chút hạnh phúc nhưng lại gây ra đau khổ to lớn. Nagarjuna (Long Thọ) nói rằng nếu nổi mụn ngứa trên tay, chúng ta sẽ khoan khoái một chút khi gãi. Chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơnthích thú xuất hiện từ đó. Tuy nhiên, nếu không có mụn và sự ngứa để bắt đầu, thì sẽ có nhiều thích thú lớn hơn. Tương tự, nếu bám luyến vào đồ vật và con người, hạnh phúc xuất hiện thì nhỏ bé. Nhưng nếu hoàn toàn không bám luyến, hạnh phúc của chúng ta sẽ lớn hơn nhiều.

Các Phương Pháp Để Nhanh Chóng Khắc Phục Sao Lãng

Sự đối trị cho tâm sao lãng là tâm tập trung. Nói khác đi, tập trung thiền địnhphương pháp để khắc phục sao lãng. Có ba phương diện tập trung thiền định khác nhau:

Tập Trung Thiền Định của Thế Gian. Có bảy khía cạnh chuẩn bị hay khởi đầu cho thiền định này, sau đó là bốn trạng thái dhyana (thiền) và bốn trạng thái của cõi vô sắc. Điều này có nghĩa bốn trạng thái thiền định xuất hiện từ sắc giới và bốn trạng thái cao hơn xuất hiện từ vô sắc giới.

Tập Trung Thiền Định của Hinayana. Từ quan điểm của Hinayana, điều cần thiết trước tiênthiền định về bản chất đau khổ của thế gian hiện hữu này, rồi trên sự tập trung (thiền chỉ) và cuối cùng trên trí tuệ thấu suốt (thiền quánthiền minh sát). Từ trí tuệ thấu suốt này sự thiền định được mở rộng bao gồm ba mươi bảy yếu tố của giác ngộ.

Tập Trung Thiền Định của Mahayana. Trường phái Mahayana bao gồm hai truyền thống: truyền thống Duy Thức, được vị thầy vĩ đại Asanga (Vô Trước) của Ấn Độ giảng dạy, và truyền thống Trung Đạo được giảng dạy bởi Nagarjuna (Long Thọ), Aryadeva (Thánh Thiên), và Shantideva (Tịch Thiên). Sự giải thích sau đây đi theo truyền thống từ kinh sách của Ngài Shantideva, Bodhicharyavatara (Nhập Bồ Đề Hạnh).

Tập Trung Thiền Định Theo Trung Đạo

Phương pháp thực hành thiền định của Mahayana là thiền định trực tiếp trên tư duy giác ngộ. Tuy nhiên, để phát sinh tư duy giác ngộ đúng cách, trước tiên chúng ta phải thiền định về lòng từ ái và lòng bi. Mặc dù điều này không được dạy trong Bodhicharyavatara, nhưng điều cần thiếttrước tiên phải thiền định về lòng từ ái và lòng bi.

Thiền Định về Lòng Từ Ái

Khi thiền định về lòng từ ái, chúng ta nên suy nghĩ về đối tượng thiền định của mình. Đối tượng này phải là người không có đủ hạnh phúc. Trong thế gian này, không ai sở hữu hạnh phúc hoàn toàn ngoại trừ Đức Phật toàn giác; tất cả chúng sinh đang sống khác đều có một số hình thức đau khổ. Do vậy, sự thiền định của chúng ta về lòng từ ái nên hướng trực tiếp đến họ. Chúng ta nên thiền định về người mà mình thương yêu nhiều và sau đó xem mọi người ngang bằng với người đó.

Ví dụ, nếu sử dụng mẹ của chúng ta như đối tượng thiền định, chúng ta tạo ra ý niệm về lòng từ ái đến bà và sau đó xem mọi người đang sống đều giống như bà. Như một lựa chọn, nếu dùng con cháu, anh em, chị em hay người nào gần gũi với mình, chúng ta tạo ra ý niệm về lòng từ ái cho họ, rồi mọi người đều ngang bằng với người đó.

Lòng từ ái có nghĩa người mà chúng ta đang thiền định phải có hạnh phúc và những nguyên nhân gây hạnh phúc. Hạnh phúc này phải thoát khỏi các nhiễm ôbất thiện; nó là hạnh phúc thuần tịnh. Có được nguyên nhân hạnh phúc có nghĩa thoát khỏi việc thực hiện những việc làm bất thiện, đó là nguyên nhân của hạnh phúc.

Thêm vào đó, họ phải có hạnh phúcđức hạnh to lớn. Đức hạnh to lớn có nghĩa không chỉ hành động thoát khỏi nhiễm ô mà còn bao gồm động lực làm việc cho lợi ích của tất cả chúng sinh của Mahayana. Chúng ta thiền định về người này – hay tất cả chúng sinhchúng ta quán tưởng phía trước mình – đều đạt được trạng thái hạnh phúcđức hạnh cũng như các nguyên nhân của hạnh phúc, ngang bằng với Đức Phật toàn giác đã đạt được.

Chính Đức Phật đã nói rằng lợi ích phát sinh từ thiền định về lòng từ ái là bao la và vĩ đại. Nếu chúng ta lấy châu báu chất đầy nhiều thế giớicúng dường đến các bậc giác ngộ, chúng ta sẽ tích lũy nhiều công đức. Nhưng một khoảnh khắc thiền định về lòng từ ái thậm chí còn lớn hơn sự cúng dường đó. Vì thế, lòng từ ái có lợi ích to lớn trong việc tích lũy công đức và giúp được cho chúng ta và người khác.

Thiền Định về Lòng Bi

Kế tiếp, chúng ta nên thiền định về lòng bi, trước hết phải hiểu ai nên là đối tượng thiền định của chúng ta. Theo giáo lý của Đức Maitreya, chúng ta nên xem xét đối tượng của mình từ trong mười phạm trù:

∙ Những người có khao khát to lớn hay bám luyến nhiều vào người khác.

∙ Những người thực hành đức hạnh nhưng bị chướng ngại trong thực hành đó. Ví dụ, người đang thực hành Giáo Pháp nhưng gặp nhiều chướng ngại như bị quấy rối bỡi những tinh linh hay không thể tích công đức mà họ dự định hoàn thành.

∙ Người ở các cõi thấp bị đau khổ to lớn.

∙ Người quá vô minh. Ví dụ như người luôn tham gia vào việc bất thiện như người giết gà vịt.

∙ Người tin vào thế gian hiện hữu này đem lại hạnh phúc cho họ và dựa vào đó để làm việc.

∙ Người đi theo con đường sai, một tôn giáo hay triết lý không thể giúp được họ.

∙ Người đạt được các trạng thái samadhi (đại định) hay trạng thái nhập định sâu, tạo ra chướng ngại to lớn vì sự bám luyến của họ vào những đạt được.

∙ Người thực hành con đường sai và nghĩ rằng họ đạt được trạng thái giải thoát khi thực tế lại không có.

∙ Người đang đi trên con đường Hinayana.

∙ Những Bồ Tát chưa hoàn thành hai tích lũy, công đứctrí tuệ.

Maitreya giải thích rằng chúng ta cũng có thể xem xét đối tượng thiền định của mình liên quan đến sáu loại người ngược lại với sáu hoàn thiện. Ví dụ, những người khốn cùng và ngăn cản việc hoàn thiện bố thí trở thành đối tượng thiền định về lòng bi của chúng ta. Tương tự, người phá giới đã thọ, người sân hận, lười biếng, tâm sao lãng hay tán loạn, và ngu si cũng có thể là đối tượng của chúng ta.

Theo Đức Maitreya, chúng ta có thể kết hợp đối tượng thiền định của mình thành hai nhóm. Trước tiên bao gồm những người thế gian, và thứ hai là người rơi vào cực đoan của niết bàn – nói khác đi là những người nỗ lực đạt giải thoát cho cá nhân của truyền thống Hinayana, chưa đạt được nó, và không thể làm việc cho lợi ích của những chúng sinh khác. Chúng ta thiền định về họ như đối tượng của lòng bi vì họ rất khó đạt được trạng thái giác ngộ đầy đủ và viên mãn.

Chúng ta có thể chia xa hơn nhóm đầu tiên thành hai phạm trù. Nhóm đầu tiên bao gồm những người đang tạo ra các nguyên nhân gây đau khổ trong tương lai – chẳng hạn như người đang làm những việc bất thiện to lớn để tích lũy tài sản, hay giành hạnh phúc cho chính họ. Do hành động theo cách không đúng này, họ tạo ra nguyên nhân đau khổ trong đời sau hay các kiếp tương lai, và chắc chắn họ sẽ tái sinh vào các cõi thấp.

Phạm trù thứ hai bao gồm những người bị kết quả của đau khổ, có nghĩa hiện nay họ đang kinh nghiệm đau khổ rõ ràng. Ví dụ, điều này bao gồm những người trong các cõi thấp như địa ngục và ngay cả người ở cõi cao hơn như cõi người. Nó cũng bao gồm người nghèo khó, người sợ những sự việc như tuổi già, hay bệnh tật, người bị chia cách với con người hay đồ vật mà họ mong ước ở gần, và người mong muốn được tách rời vớ con người hay sự vật ở gần bên. Do đó, nhóm thứ hai nàt chúng ta có thể thiền định bao gồm những người không thể thỏa mãn khao khát của họ trong bất cứ cách nào hoặc những người sống trong hoàn cảnh tồi tệ hay đau khổ.

Chúng ta tạo ra lòng bi như thế nào? Có nói rằng lòng bi xuất hiện như kết quả của việc nhìn thấy đau khổ. Nhờ lập lại việc quan sát người khác đang đau khổthiền định về nó, lòng bi cho họ sẽ khởi lên trong tâm chúng ta. Chúng ta phải khảo sát kỹ lưỡng trạng thái đau khổ của người khác và thấy cách họ rơi vào ba loại đau khổ ra sao (đau khổ của đau khổ, đau khổ về sự thay đổi, và đau khổ của bản chấtđiều kiện tỏa khắp thế gian này). Thêm vào đó, chúng ta có thể dựa vào vị thầy tâm linh để giảng dạy các phương pháp sinh ra lòng bi. khi thấy những trạng thái đau khổ khác nhau, hãy thiền định về chúng, và cũng tiếp nhận nhiều giáo lý khi chúng ta có thể từ người bạn tâm linh, sẽ dễ dàng phát sinh tư duy về lòng bi. nếu chúng ta đã phát sinh trạng thái của lòng bi trong đời trước hay đời này, thì việc phát sinh lại là điều hoàn toàn dễ dàng.

Phương pháp để thiền định về lòng bi là trước tiên hãy coi người chúng ta thương yêu nhất ngang bằng với mọi người, như mẹ, con cháu, của chúng ta, hoặc người rất gần gũi với chúng ta. Sử dụng những người này như đối tượng thiền định của mình, chúng ta phát sinh tư duy về lòng bi hướng đến họ. Sử dụng người chúng ta rất yêu mến là cần thiết, vì dễ phát sinh suy nghĩ về lòng bi cho người đem lại cảm giác hạnh phúc cho tâm chúng ta. Nếu cố thiền định về kẻ thù hoặc người trong trạng thái nghèo khổ chúng ta có thể cảm thấy sợ vì không thích vẻ ngoài của họ. Vì điều này, chúng ta không thể tạo ra một tâm bi mẫn.

Lòng bi có nghĩa chúng ta phát sinh tư duy rằng mọi người phải được thoát khỏi đau khổ và các nguyên nhân gây đau khổ (có nghĩa sự phát sinh của nhiễm ôbất thiện). Nhiễm ôbất thiện sinh ra do chấp ngã, tin rằng cái tôi là có thật. Do vậy, ở đây chúng ta tạo mong ước tất cả chúng sinh có thể thoát khỏi đau khổđặc biệt là không bám chấp vào cái tôi hay bản ngã, đó là nguyên nhân thật sự của mọi đau khổ khác.

Lợi ích của việc thực hành lòng bi là gì? Bồ Tát Avalokiteshvara trong một kinh đã hỏi Đức Phật, “ Chỉ thực hành một Pháp gì có thể ngang bằng với tất cả thực hành cùng nhau?” Đức Phật trả lời rằng một Pháp chúng ta nên luôn thực hành và Pháp này thực sự là sự kết hợp của những thực hành Giáo Pháp đó là lòng bi. Trong thực hành duy nhất này, tất cả giáo lý đạo Phật đều được thực hành cùng với nhau. Vì Đức Phật dạy rằng lòng bi thật vĩ đại, có nói rằng bất cứ khi nào chúng ta thực hành Giáo Pháp, nó phải được thấm nhuần lòng bi mọi lúc – trong lúc bắt đầu, ở giữa, và lúc kết thúc. Lòng bi là suối nguồn, tinh hoa thật sự của mọi con đường.

Thiền Định Về Tư Duy Giác Ngộ

Kế tiếp, chúng ta thiền định về tư duy giác ngộ. Điều này được làm trong hai cách: thiền định về việc chúng ta và người khác đều giống nhau ra sao, và thiền định về việc trao đổi hạnh phúc của chúng ta cho hạnh phúc của người khác.

TÍNH CHẤT NHƯ NHAU CỦA TA VÀ NGƯỜI KHÁC Khi thiền định về sự giống nhau giữa mình và người khác, chúng ta nên nghĩ, “chính bản thân tôi sẽ tặng hạnh phúc cho tất cả chúng sinh trong thế gian này,” và “chính bản thân tôi sẽ giải thoát tất cả chúng sinh khỏi đau khổ trong thế gian này.” Khi bất cứ hạnh phúc nào đến với chúng ta, chúng ta nên nghĩ, “Cầu mong tất cả chúng sinh đều có được hạnh phúc giống như tôi có bây giờ.” Bất cứ lúc nào bị đau khổ chúng ta nghĩ, “Cầu mong tất cả chúng sinh được thoát khỏi loại đau khổ mà tôi đang kinh nghiệm bây giờ.” Trong cách này, chúng ta ngang bằng mình với tất cả chúng sinh để tặng hạnh phúc cho họ và giải thoát họ khỏi đau khổ. Chúng ta nên thiền định về quan niệm như nhau này nhiều lần cho đến khi nó trở thành tư duy mạnh mẽ. Một khi quen thuộc với quan niệm chính ta ngang bằng với người khác, chúng ta có thể bắt đầu thiền định về việc trao đổi của mình cho người khác.

TRAO ĐỔI BẢN THÂN MÌNH CHO NGƯỜI KHÁC Chúng ta có thể thiền định về việc trao đổi hạnh phúc của mình cho người khác qua phương pháp ngắn và mở rộng:

Phương pháp rộng. Nói chung, khi thấy người hơn mình chúng ta ghen tỵ với họ. Chúng ta nghĩ rằng họ ngược đãi mình, họ không có lòng bi cho chúng ta, họ xem thường chúng ta, họ phê phán và trách cứ chúng ta về nhiều việc. Chúng ta nghĩ rằng lý do duy nhất họ làm điều này vì họ xem chính họ lớn hơn chúng ta. Trong cách này, chúng ta tạo ra ghen tỵ với người trên mình. Chúng ta cảm thấy phải hết sức cạnh tranh với người cùng trình độ như mình. Chúng ta nghĩ rằng mình phải cạnh tranh với họ trong mọi cách mình có thể khiến họ không bao giờ hơn mình được. Khi nghĩ về người thấp hơn mình, chúng ta cảm thấy rất kiêu ngạo vì họ thấp kém hơn và không cư xử bình đẳng với họ. Chúng ta xem thường họ theo nhiều cách.

Để thực hành thiền định trao đổi (trao đổi bản thân mình cho người khác), chúng ta phải đảo ngược hay từ bỏ loại suy nghĩ này đến người khác. Với người chúng ta ghen ghét đố kỵ, chúng ta đổi vị trí của mình với họ; nghĩa là chúng ta đặt chính mình ở vị trí cao hơn họ. Làm điều này chúng ta tạo ra sự đố kỵ với người cao hơn – bây giờ là chính chúng ta. Khi thấy hậu quả xấu tạo ra do sự đố kỵ, chúng ta muốn từ bỏ quan niệmtrao đổi nó, thay vì đố kỵ, chúng ta cần từ bỏ nó.

Với người chúng ta luôn cảm thấy kiêu mạn, chúng ta trao đổi vị trí thấp hơn. Chúng ta trở thành thấp kém và họ ở trên mình, xem thường chúng ta với sự kiêu mạn. Giống như chúng ta kiêu mạnxem thường họ, bây giờ những người này xem thường chúng ta.

Chúng ta cũng trao đổi vị trí với người ngang mình, người mà chúng ta luôn cạnh tranh. Sau đó chúng ta bắt đầu canh tranh với chính mình.

Với thiền định này, chúng ta cố gắng làm lợi ích cho người khác, bởi vì suy nghĩ về lợi ích của họ như của chính mình. Toàn bộ phương pháp trao đổi chính mình cho người khác được giải thích chi tiết trong chương tám của quyển Bodhicharyavatara.

Phương Pháp Ngắn. Hình thức ngắn gọn của việc trao đổi chúng ta cho người khác là hình dung rằng mọi hạnh phúccông đức chúng ta có đều đem cho tất cả mọi người đang sống trong thế gian này, và chúng ta nhận về mọi đau khổ, bất thiện, và không hạnh phúc của họ. Chúng ta mong ước rằng tất cả hạnh phúccông đức của mình sẽ rơi xuống người khác và tất cả đau khổ, bất thiện và không thỏa mãn sẽ rơi xuống chúng ta. Điều này tạo ra một thiền định vĩ đại về việc trao đổi chính mình cho người khác, và công đức phát sinh từ đó bao la không thể tưởng. Nagarjuna nói rằng nếu chúng ta có thể tạo một hình thức hay trạng thái về công đức khởi lên từ sự trao đổi này ngay cả chỉ trong một khoảnh khắc, sẽ thậm chí còn lớn hơn cả bầu trời của tam giới hiện hữu.

Chúng ta hoàn thành thiền định trên tư duy giác ngộ nhờ thiền định nhiều lần về việc luôn cho hạnh phúclợi ích của chính mình cho người khác để họ có thể đạt trạng thái giác ngộ đầy đủ và viên mãn. Dọc theo con đường, chúng ta cũng luôn cho họ mọi hình thức hạnh phúc trên con đường đến giác ngộ của họ và mong ước mọi đau khổ của họ sẽ rơi xuống chúng ta.

Khi thực hiện sự thiền định trao đổi nhiều lần, chúng ta sẽ có khả năng hoàn thành thiền định thật sự về tư duy giác ngộ. Để làm như vậy, chúng ta phải thấy sai lầm của việc làm lợi ích cho riêng mình và hiểu được lợi ích to lớn của việc làm lợi ích cho người khác. Điều này sẽ giúp tạo ra tư duy giác ngộ và làm chúng ta có thể thành tựu thiền định.

Để chắc chắn rằng tư duy giác ngộ không bị thay đổi, chúng ta nên khảo sát cẩn thận mục đích chân chínhlợi ích đằng sau nó. Chúng ta sẽ thấy rằng qua nhiều kiếp sống chúng ta chỉ làm việc cho lợi ích của chính mình, chưa bao giờ suy nghĩ giúp đỡ chúng sinh khác, và điều duy nhất chúng ta có được trong đời này là nhiều dạng đau khổ khác nhau. Chúng ta chưa từng có thể đạt được hạnh phúc mà mình luôn tìm kiếm. Chừng nào còn làm việc vì lợi íchtìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình, chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt được hạnh phúc. Thay vào đó chúng ta sẽ chỉ bị đau khổ nhiều hơn. Khi hiểu rằng chỉ qua sự làm việc cho lợi ích người khác khiến chúng ta có thể có được mọi trạng thái thật sự của hạnh phúc, chúng ta sẽ hiểu được mục đích của ý định giác ngộ.

Để tập trung ý định giác ngộ trong tâm, chúng ta phải luôn khảo sát trạng thái của tâm mình. Nói khác đi, chúng ta nên tạo ra sự theo dõi trong chính mình để thấy những gì chúng ta đang làm. Do vậy, khi xem xét chính mình và thấy chúng ta có điều gì có thể lợi ích người khác, chúng ta nên tặng nó cho họ. Nếu trở thành keo kiệt và nghĩ rằng chúng ta muốn nó cho chính mình, chúng ta phải rũ bỏ tính keo kiệt của mình, bởi vì biết nhờ làm như vậy chúng ta có thể làm lợi ích người khác.

Tương tự, khi ghen ghét, chúng ta nên khắc phục tính đố kỵ của mình đến người khác. Ví dụ, khi nghĩ người khác hạnh phúc hơn mình, chúng ta nên chuyển sự đố kỵ này chống lại chính mình thay vì chống người khác. Chúng ta nên nghĩ, “Tôi thật hạnh phúc. Tôi có thật nhiều hạnh phúc so với người khác. Tôi giỏi hơn người khác.” Sau đó, chúng ta tạo ra suy nghĩ đố kỵ hướng về sự hạnh phúc và giỏi hơn của chính mình hơn là đến người khác.

Chúng ta nên khảo sát và tự hỏi để thấy những gì mình đang làm. Ví dụ, chúng ta nên tự hỏi liệu những gì chúng ta đang làm qua thân, khẩu và ý của mình có đưa chúng ta xuống cõi thấp hay không, hay liệu chúng ta có trên con đường sai không. Chúng ta tự hỏi chính mình để thấy chúng ta đang hành động ra sao trong thế gian này.

Chúng ta cũng nên tự hỏi để thấy liệu chúng ta có đang thực hành đúng cách không. Nếu có người làm hại, chúng ta không nên nghĩ rằng việc tổn hại là do người khác gây ra. Thay vào đó, chúng ta nên biết rằng mình đang kinh nghiệm đau khổ là do nghiệp của chính chúng ta. Khi hành động chống lại người khác, chúng ta nên nghĩ, “Bây giờ tôi đang làm điều này là không đúng.” Chúng ta cần khảo sát nó cẩn thận và nói lớn ra cho chính mình hay người khác rằng chúng ta đã tạo sai lầm để tự mình có thể dừng lại.

Nếu có người khen ngợi chúng ta, ngay cả nếu sự khen tặng là đúng, chúng ta nên trao đổi các phẩm tính của chính mình cho người khác. Do vậy, thay vì cảm thấy kiêu ngạo về những phẩm tính mình có, chúng ta nên đem tặng những phẩm tính này cho người khác và nhận về các phẩm tính của họ, thậm chí dù họ thấp kém hơn mình. Chúng ta nên tin rằng những phẩm tính của chúng ta đều thật sự thuộc về người khác, và các phẩm tính yếu kém của họ thuộc về chúng ta.

Thậm chí nếu có những phẩm tính đặc biệt nào đó, chúng ta phải nhận ra rằng chúng vô thường. Đây là phương pháp để tiêu trừ bất cứ sự kiêu mạn nào có thể khởi lên. Ngoài ra, chúng ta không nên phô bày hay để lộ ra các phẩm tính của mình mà hãy che dấu nó. Chúng ta không nên kiêu mạn về các phẩm tính tốt của mình.

Tóm lại, chúng ta thấy rằng tất cả đau khổ chúng ta có trong thế gian này đều được tạo ra bởi sự cố gắng đạt hạnh phúclợi ích cho riêng mình, và chúng ta đã làm điều này qua sự tự yêu mến mình. Lợi ích duy nhất chúng ta đạt được từ mọi nỗ lực này là sinh vào sáu cõi hiện hữu. Do vậy, nếu chúng ta thật sự mong ước đạt tới trạng thái của Phật quả, cách duy nhất là làm việc cho lợi ích người khác. Do loại bỏ sự tự yêu mến mình và bắt đầu yêu thương người khác như thương chính mình, chúng ta sẽ có thể hoàn thành con Đườngđạt được lợi ích cho chính mình và người khác.

Theo người Tây Tạng, chữ thiền định có nghĩa “tập cho quen.” Có nghĩa nhận điều gì đó và làm nó thành thói quen, tập cho quen hay làm quen thuộc tâm chúng ta với cách suy nghĩ nào đó. Ví dụ, nếu chúng ta tự tập cho quen với quan niệm của ý định giác ngộ, thì nó trở thành thực tế trong tâm mình. Đức Phật nói rằng nếu chúng ta chỉ lấy một câu kệ của giáo lý Ngài và tự mình hoàn toàn áp dụng để học tập, suy ngẫm, và thiền định về nó, nó sẽ trở thành khuynh hướng quen thuộcchúng ta sẽ có thể thành tựu mọi giáo lý của Ngài.

Để thành tựu thiền định tập trung và làm nó thật sự hoàn thiện trong tâm, chúng ta phải hoàn thành bốn phẩm tính của thực hành đó và từ bỏ bảy bám luyến tạo chướng ngại cho nó.

Khi khảo sát sự lợi ích của thiền định, chúng ta thấy rằng chúng hiện hữu trong đời này cũng như trong các kiếp sống tương lai. Trong đời này, chúng ta sẽ có khả năng đặt tâm trong trạng thái chú tâm một điểm. Chúng ta sẽ có thể khắc phục các nhiễm ô thô nặng của tham, sân và si; điều này cũng như cắt đứt đầu khỏi thân thể, nhưng chúng ta không thể tiêu diệt gốc rễ của nhiễm ô. Chúng ta cũng sẽ có thể an địnhgiảm bớt tán loạn trong tâm. Chúng ta sẽ có thể làm cho tám pháp thế gian ngang bằng nhau, như tư duy về hạnh phúcđau khổ, và sẽ không bao giờ muốn bất cứ thứ gì về việc tiêu tốn của người khác. Thay vào đó, chúng ta sẽ thấy mọi sự trong trạng thái thanh thản. Chẳng hạn, phần lớn chúng ta thường hy vọng được điều gì đó và sợ hãi mất đi cái gì đó. Do thành tựu thiền định, mọi hy vọngsợ hãi này được ngang bằng nhau và chúng ta không bị các cực đoan ảnh hưởng. Chúng ta cũng sẽ có khả năng đem hạnh phúchoan hỷ vào thân và tâm mình. Chúng ta sẽ có được các trạng thái khác nhau của năng lực huyền diệu, như có thể bay, những khả năng siêu nhiên, như là đọc được tư tưởng người khác; và những trạng thái siêu tự nhiên khác nhau hay ý thức cao hơn. Con người sẽ rất thích chúng ta.

Nếu thành tựu thiền định trong đời này, chúng ta sẽ có quyền năng huyền diệu hay ý thức siêu nhiên trong các đời tương lai, sẽ dễ dàng đạt được các trạng thái khác nhau của thiền định hay samadhi.

Khi chúng ta đạt đến trạng thái của Phật quả, bốn thanh tịnh – đó là một số phẩm tính của Phật quả – sẽ xuất hiện. Thanh tịnh về thân có nghĩa Đức Phật toàn giác có thể sinh, trụ, và rời thế gian này theo ý muốn. Thanh tịnh về đối tượng có nghĩa Đức Phật có thể hoàn thành những sự kỳ diệu khác nhau để lợi ích người khác, như khả năng hóa hiện các sự vật không hiện hữu hay làm cho sự vật hiện hữu biến mất. Thanh tịnh về tâm có nghĩa Đức Phật có thể thành tựu mọi trạng thái của samadhi mà Ngài muốn, và thanh tịnh về trí tuệ có nghĩa Đức Phật biết mọi thứ được biết trong thế gian này.

 

Tạo bài viết
11/09/2012(Xem: 65294)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: