Chương Hai: Thiền Định 1. Ba Khía Cạnh Chính Của Con Đường Dẫn Đến Giác Ngộ

13/11/201012:00 SA(Xem: 9372)
Chương Hai: Thiền Định 1. Ba Khía Cạnh Chính Của Con Đường Dẫn Đến Giác Ngộ
Chương hai:
THIỀN ĐỊNH

1. BA KHÍA CẠNH CHÍNH CỦA CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN GIÁC NGỘ



Quán tưởng sự thanh tẩy

Chúng ta sẽ bắt đầu một thời thiền ngắn để thanh tẩy tâm của chúng tadĩ nhiên để giúp chúng ta thu thập được những lời giảng dậy một cách tốt đẹp.

Mỗi người hãy ngồi theo thế ngồi thiền quen thuộc thoải mái của mình. Nếu quý vị cảm thấy ngồi trên ghế sẽ thoải mái hơn thì cứ ngồi. Việc quan trọng là làm sao kiểm soát, theo dõi được tâm. Ngồi thẳng lưng và cân bằng hai vai giúp cho sự kiểm soát này. Mắt nên mở một chút để ánh sáng vào được, nhưng đừng mở lớn quá sẽ bị quấy nhiễu. Nếu không buồn ngủ thì quý vị có thể nhắm mắt.

Chúng ta bắt đầu quán tưởng đến muôn vàn chúng sinh đang ngồi chung quanh chúng ta, cùng nhìn về phía trước. Họ cùng chia sẻ với chúng ta tất cả những ơn ích, tất cả những phước đứcchúng ta có thể lãnh nhận được từ việc thiền thanh tẩy này. Tất cả chúng sinh đều mang hình dạng con người, chúng ta hãy tưởng tượng quang cảnh bao la bát ngát chung quanh chúng ta mọi người cũng đang ngồi thiền định.

Bây giờ, hãy quán tưởng trong con mắt của tâm, ở ngay trước mặt chúng ta, cách khoảng một cánh tay, ngang với đầu chúng ta, có một tòa mầu vàng rất lớn trang hoàng đầy châu báu. Sự quán tưởng này phải thật trong sáng, hãy tiếp tục quán tưởng một đóa sen trắng nở lớn ở giữa tòa này. Đóa sen thật rực rỡ trong sáng, không một khuyết điểm, trắng tuyết. Ngay trong hoa sen có vầng trăng và mặt trời, lồng vào nhau. Đức Phật Thích Ca ngồi trên đó. Ngài mặc tăng bào. Bàn tay phải của Ngài đặt trên đầu gối phải, ngón tay chạm vào hoa sen, bàn tay trái đặt trên lòng giữ bát khất thực. Dù quán tưởng đến Đức Phật Thích Ca hay quán tưởng đến bất cứ gì ngay cả một hạt nguyên tử li ti thì cái đó cũng phải thật trong sáng, là ánh sáng trong suốt.

Hãy nghĩ đến sự toàn giác, đại viên mãn của Đức Phật Thích Ca, Ngài hoàn toàn trong sáng, thanh tịnh tuyệt đối, không một chút bợn nhơ, không nhị nguyên. Ngài là bậc toàn tri toàn trí, siêu tuyệt. Ngài là đấng toàn năng có thể hướng dẫn muôn loài chúng sinh thoát khỏi khổ đau và những phương pháp của Ngài sẽ dẫn dắt chúng sinh tu tập đến giác ngộ, thành phật. Lòng từ bi bao la của Ngài che chở muôn loài, cả chúng ta, để lập tức chấm dứt tất cả khổ đau.

Ngài hằng muốn chỉ cho chúng ta con đường thoát khổ, nhưng bổn phận của chúng ta là phải chuyển hướng tâm của chúng ta vào trí tuệ, vào từ bi và vào sức mạnh độ trì của Ngài. Vì thế, hãy quán tưởng càng trong sáng càng tốt, mỗi một người chúng ta hãy tự phát nguyện: “Con qui y Phật, đấng toàn năng toàn giác Thích Ca Mâu Ni; con qui y Pháp, trí bát nhã và những lời dậy bảo của Ngài; con qui y Tăng, là những người biết kiểm soát tâm của họ theo lời dậy của Ngài. Con qui yhoàn toàn nương tựa nơi Tam Bảo cho đến khi đạt giác ngộ. Con kính xin Ngài độ trì con và muôn vàn chúng sinh. Cho tất cả chúng con nhận được sự chỉ dậy đúng trên con đường tu tập, từ vị đạo sư đến sự chứng đắc cuối cùng của giác ngộ.”

Bây giờ hãy quán tưởng ba chủng tử xuất hiện trên thân thể của Phật Thích Ca. Những chủng tử này có thể là những Tạng ngữ, Anh ngữ hay dưới dạng ngôn ngữ nào cũng được. Trên trán của Ngài xuất hiện chủng tử màu trắng OM, ở cổ của Ngài chủng tử màu đỏ AH, và ở ngực của Ngài chủng tử màu xanh HUM. Những chủng tử này cũng là ánh sáng rực chiếu thoát ra từ trí tuệ siêu tuyệt qua thân khẩu và ý của Phật. Từ những tia sáng trắng, đỏ và xanh của những chủng tử này chúng chiếu rọi khắp nơi và thâm nhập vào tất cả chúng sinh để thanh tẩy tất cả những ô trược nghiệp chướng của thân khẩu và ý của chúng sinh. Khi tia sáng trắng thâm nhập vào trán của chúng ta, chúng ta hãy nghĩ rằng tất cả những vọng tưởng, tất cả những ô nhiễm và tất cả những xấu xa nghiệp chướng của thân xác chúng ta đang được tẩy rửa cho đến không còn một dấu vết nào nữa. Chúng hoàn toàn bị xóa bỏ. Cũng giống như vậy, những tia sáng đỏ và xanh thấm nhập vào cổ và tim của chúng ta, chúng thanh tẩy tất cả những ô nhiễm của những lời nóitâm tưởng của chúng ta, để chúng ta thoát khỏi nghiệp ác. Trong tiến trình thanh tẩy này, chúng ta hãy kinh nghiệm, hãy chiêm nghiệm sự rỗng lặng của khổ đau và những tình trạng sai lầm của tâm và hãy cảm nghiệm những ô nhiễm tâm thần này đang bị tiêu diệt xóa bỏ toàn diện.

Trong khi những tia sáng thanh tẩy đang chiếu sáng từ sự quán tưởng Đức Phật Thích Ca, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện sau đây rồi tụng những câu mật chú, lặp lại càng nhiều lần càng tốt:

 Kính lạy Đạo sư, người sáng lập,
 Con đường thanh tẩy hoàn toàn ô nhiễm,
 Ngài là Phật, bậc toàn giác
 Ngài là đấng chiến thắng,
 Là đấng khôn ngoan của dòng Thích ca ---
 Con xin kính lạy Thầy và con xin qui y,
 Con kính xin Ngài nhận lễ vật của con.
 Con kính xin Thầy độ trì con.
 Tayatha om muni muni maha muniye svaha

Khi làm xong lễ quán tưởng thanh tẩy này, chúng ta hãy nghĩ rằng chúng ta đã nhận được sự độ trì và trí tuệ từ thân khẩu và ý thánh thiện của Đức Phật Thích Ca. Hãy cố gắng cảm nhận sự an lạc vô biên này bằng cả tâm hồn lẫn thể xác và hãy thường xuyên tập trung vào nó. Chúng ta đã thanh tẩy, bây giờ bằng cả tâm hồn và thể xác, chúng ta hãy ca hát trong niềm an lạc tự nhiên này. Với sự sửa soạn như vậy, chúng ta bắt đầu nghe những lời giảng dậy về Đạo Pháp.
 

Sự thực hành tâm linh tối cao
 

Chúng ta đang đi vào một lãnh vực thực hành đặc biệt, có thể là hoàn toàn mới lạ với một số người. Có một vài sự kiện chúng ta chưa bao giờ gặp, chưa bao giờ làm trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta đang tìm một phương pháp thực tế để giải quyết những vấn đề, những khó khăn của chúng ta, để từ đó chúng ta giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, nhưng phương pháp này hoàn toàn khác với những phương phápchúng ta đã gặp trong quá khứ. Khả năng tốt nhất mà những phương pháp khác có thể mang lại cho chúng ta chỉ là trì hoãn sự khổ đau; còn tệ hại hơn, chúng lại hướng dẫn chúng ta, chúng lại đem chúng ta đến những bất mãn, những nỗi chán chường to lớn hơn. Ngược lại, ở đây chúng ta sẽ được dậy bảo, những lời dậy bảo này có khả năng tạo sự tự tin mãnh liệt trong mỗi người chúng ta, vô số lượng chúng sinh trong quá khứ đã đạt giác ngộ theo phương pháp này. Sự thật này chắc chắn cũng sẽ xẩy ra cho thời đại của chúng ta và cho cả trong tương lai nữa. Đây là Đạo Pháp, đã được truyền dậy bởi những bậc toàn giác, bởi Phật Tổ.

Đạo Pháp không lừa dối chúng ta. Nó chính là liều thuốc giải độc, là liều thuốc hóa giải tất cả những sự lừa dối và tất cả những hiện tượng khổ đau đang diễn ra trong thế giới luân hồi này, thế giới này luôn luôn chỉ có đau khổ và lừa dối tiếp diễn. Tại sao chúng tiếp diễn như vậy? Chúng xuất hiện như thế nào? Nếu chúng ta không nhận diện được tính cách vô thường của chúng hoặc nếu không hiểu chúng xuất hiện như thế nào thì chúng ta chỉ biết nhắm mắt mà tin theo chúng thôi. Vì bị u mê say đắm trong sự xuất hiện của chúng nên chúng ta đã hoàn toàn đặt niềm tin của chúng ta vào những quan niệm, vào những ý niệm sai lầm của những đối tượng trong luân hồi. Từ đó chúng ta nhìn sự vật xuất hiện trong thế giới này không còn thật như chính chúng là mà đã bị méo mó theo những vọng tưởng của chúng ta rồi. Đây chính là những khuôn mẫu của tất cả những hành vithái độ của chúng ta đã được chất chứa từ muôn vàn kiếp cho đến ngày hôm nay. Chúng không là gì khác hơn là chỉ hướng dẫn chúng ta từ đau khổ này đến những đau khổ khác.

Dĩ nhiên, nếu chúng ta thực hành không đều đặn, chỉ áp dụng khi có dịp hoặc lơ là thì phương pháp thực hành Đạo này cũng chẳng giúp gì được chúng ta, vì như chúng ta đã biết những thói quen đã hằn in dấu vết trong tâm thức của chúng ta từ nhiều kiếp rồi. Sẽ chẳng có một chút ơn phước nào, nếu có thì cũng chẳng tồn tại lâu được vì chúng ta chỉ áp dụng trong một vài năm hoặc chỉ trong những dịp đi nghe thuyết pháp. Chúng ta cần phải thực hành liên tục trong từng giây phút, ở bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào. Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy nguy hiểm, từ thiên nhiên và từ chính con người làm ra. Chẳng có gì là chắc chắn vững bền, ngay cả việc bảo vệ cái thân xác này. Vì thế chúng ta nên chuyển tất cả những gì chúng ta làm trong đời sống hàng ngày vào việc thực hành Đạo Pháp. Chúng ta không nên viết đầy trong tập ghi chép của chúng ta hay chất đầy vào tâm của chúng ta những gì gọi là thông minh của những lời dậy bảo. Thay vì thế, ngay lập tức, chúng ta hãy cố gắng dồn tất cả nỗ lực vào việc thực hành Đạo Pháp. Như vậy, ngay cả việc đang ngồi lắng nghe bài giảng bây giờ cũng trở thành hoạt động tinh túy của Đạo Pháp, mang lại thật nhiều ơn phước. Không cần phải cầu kỳ về vật chất hoặc tinh thần mới có thể thực hành tâm linh có kết quả.

Không thể lấy những lợi ích trần gian để đo lường ơn phước trong việc thực hành Đạo Pháp. Chúng ta có thể có những phần thưởng hoặc những lời khen ngợi trong những công việc đòi hỏi nhiều khả năng tài chánh cũng như sự mạo hiểm, nhưng những sự thành đạt này hoàn toàn không có nghĩa lý gì nếu so sánh với sự thực hành tâm linh. Nếu chúng ta có gom góp ngọc ngà châu báu trong cả vũ trụ này lại thì chúng ta cũng không thể mua được sự giác ngộ, sự giải thoát, thanh tẩy vọng tưởng, sự bình an thật trong tâm hồn, lòng từ bi, tâm bồ đề, tâm buông xả, không gì có thể mua được những ơn phước mà chúng ta có được từ sự thực hành Phật Pháp.

Đừng ngạc nhiên khi những giá trị vật chất không thể mang lại cho chúng ta những giải quyết rắc rối trần gian. Tại sao vậy? Tại vì nếu chúng tachất chứa, có thâu góp tất cả những gì chúng ta đã sở hữu trong kiếp này và trong muôn vàn kiếp trước vào một nơi thì cả cái vũ trụ này cũng quá nhỏ bé chật hẹp đối với chúng. Mặc dù chúng ta có giầu đến độ không thể tưởng tượng nổi thì cũng không thể mua được cái gì có thể thay thế khổ đau của chúng ta. Tâm của chúng ta cũng vẫn rối loạn, cũng vẫn loạn động, cũng vẫn đòi hỏi để rồi lại tạo ra nhiều đau khổ hơn nữa cho chính mình và cho những người khác.

Tuy nhiên, qua việc thực hành Đạo Pháp, chúng ta có khả năng đạt giác ngộ và có rất nhiều ơn phước hướng dẫn chúng ta đến sự giải thoát tối thượng. Chúng ta sẽ được mãn nguyện trong sự hiểu biết của chúng ta về tất cả các hiện tượng ở bên trong tâm của chúng ta cũng như tất cả những hiện tượng xẩy ra ở bên ngoài. Hơn nữa, niềm an lạc của Đạo pháp sẽ không hề bị mất đi hay biến thành khổ đau. Nó mang lại hạnh phúc vĩnh cửu. Lạc thú của luân hồiphúc lạc của Đạo Pháp hoàn toàn khác nhau. Đừng cố gắng đi tìm hạnh phúc ở những giá trị trong cõi luân hồi, vì không sớm thì muộn những giá trị này cũng tan biến mất. Hãy nhìn thẳng vào đời sống của mỗi người chúng ta, chúng ta sẽ tìm ra được rất nhiều bằng chứng cụ thể về sự thật này. Ngược lại, sự thực hành Đạo Pháp sẽ đem chúng ta đến giải thoátgiác ngộ, ngay khi bắt đầu thực hành chúng ta đã thấy những kết quả khác biệt rồi, niềm hạnh phúc này không bao giờ chấm dứt.

Vấn đề chính của chúng tachúng ta thiếu sự phân biệttrí tuệ để hiểu rõ những gì kinh nghiệm của chúng ta dậy chúng ta về thực tính của những sự kiện xẩy ra trong cõi luân hồi. Mặc dầu chúng ta biết những khoái lạc trần gian chỉ dẫn chúng ta đến bất mãnbất mãn, nhưng chúng ta vẫn cố tình quên đi sự thật căn bản này và vẫn tiếp tục đuổi theo những ảo ảnh hạnh phúc. Trong chiều hướng đó, những hiện tượng trần gian sẽ lôi cuốn chúng ta vào cạm bẫy, và hơn thế nữa, chính chúng ta tình nguyện để bị bẫy.

Tinh túy của sự thực hành Đạo pháptỉnh thức trong từng hành động của chúng tahọc hỏi từng kinh nghiệm của chúng ta. Nếu chúng ta thường xuyên liên tục làm như vậy thì không có gì có thể đánh lừa, đánh bẫy được chúng ta và tâm của chúng ta sẽ an trú sâu trong an lạc, mặc dầu chúng ta đang sống trong thế giới của mê mờ vọng tưởng. Đây là con đường tích lũy ơn phước chẳng những cho kiếp này mà còn cho tất cả những kiếp trong tương lai nữa.

Phương pháp căn bản, phương pháp cốt tủy trong việc chuyển hóa tất cả những sinh hoạt hàng ngày vào những hoạt động Đạo Phápkiểm soát tất cả những động lực, những động năng thúc đẩy trong chúng ta. Hãy hiểu rằng tất cả những việc chúng ta làm đều mang lại ơn phước cho chính chúng ta và cho những người khác. Nếu có động năng thúc đẩy tốt thì bất cứ gì chúng ta thực hiện đều mang lại những kết quả tốt lành. Đây chính là sự hòa nhập trong thực tại. Sản phẩm của tâm không phải chỉ có đau khổ mà còn có cả hạnh phúcgiác ngộ nữa. Tất cả đều khởi phát ra từ tâm. Vì thế, nếu chúng ta điều khiển được động năng, thái độ đúng của tâm, thì bất cứ gì chúng ta làm đều có thể hướng dẫn chúng ta đến giải thoát, đến giác ngộ, đến đại lạc.
 

Thật quý giá khi được mang thân người
 

Vị đại đạo sư Tây Tạng Je Songkhapa, người đã đạt sự toàn tri trong giác ngộ, nói:
 Trong cõi đời này,
Được làm thân người, thật quý giá thay,
Còn hơn cả ngọc ngà châu báu.
Thực là khó tìm vì nó dễ tàn phai,
Như ánh chớp bay qua bầu trời.
Nghĩ đến bản tính của đời sống,
Đạt được tinh túy là điều cần thiết,
Trong cả đêm lẫn ngày.
Ta, một yogi, đã thực hành như vậy.
Còn ngươi, kẻ muốn được giải thoát,
Hãy cố gắng mà noi theo.

Chúng ta đã biết được mang thân người là một điều vô cùng quý giá, còn hơn cả ngọc ngà châu báu. Với thân xác này, chúng tatrí thông minh và đầy đủ thời giờ để tu tập thành quả vị phật, giải thoát chúng ta khỏi luân hồi sinh tử và hưởng rất nhiều ơn phước mà không có gì có thể mua được, dù chúng ta là người giầu có nhất trần gian.

Được mang thân người thật qúy gía, không phải chỉ vì giá trị của nó mà chỉ vì nó quá hiếm hoi. Đại đạo sư Je Songkhapa nhấn mạnh điểm này bởi vì chúng ta chỉ có thể được một lần thôi, “trong thời hiện tại này.” Đây là một việc vô cùng khó khăn trong sự kết tập nghiệp qủa để tạo nên một con người. Chắc chắn chúng ta đã phải tích tụ biết bao nhiêu thiện nghiệp nên mới được sinh ra làm người trong kiếp này, thật là khó khăn thay. Sống đạo hạnh trong thời đại này thật là khó khăn, lại càng khó khăn hơn nữa nếu phải ở trong những cõi thấp hơn, cõi mà chỉ có khổ đau. Ở cõi cao hơn thì còn có chút thời giờ để tạo thiện nghiệp, bởi vì họ còn biết lánh xa khoái lạc.

Còn nữa, chúng ta cần biết sự thật quan trọng là không phải bất cứ ai cũng được ơn phước này. Phải có rất nhiều điều kiện khác nhau trước kia mới tạo ra được hoàn cảnh dẫn đưa đến mục đích hôm nay. Những lời giảng dậy về Đạo Pháp đã thâm nhập vào xứ sở mà chúng ta đã sinh sống và chắc chắn phải có những vị đạo sư đã hướng dẫn chúng ta, đó là hoàn cảnh bên ngoài. Lý donội tâmchắc chắn chúng ta phải thích, phải ước muốn, phải quyết tâm tìm kiếm đạo và thực hành đạo. Thêm vào đó, chắc chắn chúng ta phải được tự do, phải có đủ điều kiện trong cả hai phương diện tinh thần lẫn thể xác để có thể học đạothực hành đạo. Nó đòi hỏi rất nhiều tinh thần đạo đức để cho tình trạng này có thể xẩy ra được và cũng không chắc gì chúng ta có thể tạo thêm được nhiều thiện nghiệp nữa để có lại thân người. Vì thế, đạo sư Je Tsongkhapa khuyên chúng ta nên lợi dụng cơ hội cuối cùng, hiếm có và quí báu này.

Cơ hội hiếm được mang thân người này cũng rất dễ bị mất, nó đi nhanh như “ánh chớp ngang qua bầu trời.” Chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào, trước khi chúng ta đề cập đến nó. Nếu chúng ta nhìn vào chính chúng ta, có thể chúng ta thầm nghĩ mình sẽ còn sống lâu lắm. Nhưng biết đâu tử thần đã kề bên mặc dù một ngày chưa qua hết, trong khi niềm hy vọng sai lầm sống lâu trăm tuổi vẫn còn đang ôm ấp.

Ý niệm sai lầm này là một trong những trở ngại to lớn nhất ngăn cản sự tinh tấn trên con đường thực hành Đạo Pháp, bởi vì nó sẽ tạo ra sự lười biếng và trì hoãn. Vì tưởng rằng mình sẽ còn sống lâu nên không quyết tâm tu tập, không cố gắng thiền địnhkhông chú tâm thực hành Đạo. “Tôi mệt qúa, người uể oải qúa, thôi để đến mai hãy thiền, làm gì mà vội... hãy đợi tuần sau đi, năm sau cũng chẳng sao mà!” Khi nghĩ như vậy, chúng ta đã tự đánh lừa mình và làm mất hết những gì đã học hỏi được.

Có lẽ tất cả chúng ta đã nghe những lời dậy bảo và đã làm quen với một số hướng dẫn về thiền định. Nếu chúng ta không thực sự áp dụng những sự hướng dẫn này vào thiền định thì chúng ta sẽ chẳng đón nhận được ơn ích nào cả. Ngày tháng sẽ đi qua mau, nhưng cơ hội thì không còn, rồi cũng chẳng chứng nghiệm được gì. Chúng ta lại tiếp tục sống với những thái độ tiêu cực quen thuộc của chúng ta, rồi cũng sẽ chẳng có một chút tinh tấn nào trên con đường tìm hiểuthực hành Đạo Pháp. Như vậy, trước khi có thể nhận biết được nó thì chúng ta đã chẳng còn sống nữa. Chúng ta sẽ đánh mất một cơ hội hiếm hoi để thoát khỏi kiếp luân hồi mà ra đi trong niềm nuối tiếc và hối hận. Mặc dù có sống cả trăm năm mà không tinh tấn trong Đạo Pháp thì cũng uổng phí thôi, vì cái chết sẽ tới nhanh như ánh lửa lóe lên trong bầu trời.

Một khi chúng ta thiền định sâu xa về giá trị, về sự hiếm hoi và dễ tan vỡ của thân xác chúng ta, chúng ta sẽ nhận ra được những hoạt động trần gian, những sinh hoạt trong kiếp luân hồi chẳng còn một chút giá trị nào, chúng chỉ giống như cái vỏ thóc mà thôi. Chúng ta càng thiền định về những sự kiện này, càng quán tưởng về cuộc đời riêng của chúng ta và những gì liên hệ đến nó, chúng ta càng nhận ra rằng phúc lạc chân thật chỉ có từ sự thực hành Đạo Pháp. Chúng ta chỉ có thể đạt giác ngộ khi chúng ta cố gắng chân thành chuyển hóa tâm ta.

Điểm này dẫn chúng ta trở về với câu hỏi động năng thúc đẩy. Nhờ kiểm soát được tâm, nhờ theo dõi từng lời nói và hành động của mình, chúng ta có thể tránh được những sinh hoạt tiêu cực mà chính nó có thể dẫn chúng ta đến những kiếp tái sinh thấp hơn, nhiều đau khổ hơn. Nhưng, như chúng ta đã hiểu, mặc dù chúng ta có sinh lại trong một kiếp may mắn hơn chúng ta cũng vẫn không giải quyết được những vấn đề của chúng ta. Có những kiếp sinh ra ít đau khổ hơn đau khổ của kiếp trước nhưng sự đau khổ của kiếp hiện tại cũng đủ bao trùm cả cuộc sống rồi. Do đó, nếu chúng ta muốn giải quyết toàn diện đau khổ, chúng ta cần phải tu tập hướng tới sự chấm dứt nguyên nhân phát sinh ra luân hồi.

Như vậy, động năng tu tập để thoát khỏi đau khổ một mình không phải là động năng thúc đẩy cao nhất. Vô lượng chúng sinh đang khát vọng niềm an lạckinh hãi khổ đau như chúng ta, họ cũng đang bị giam trong luân hồi. Nếu chúng ta chỉ nghĩ giải thoát một mình trong khi những người khác đang u mêvô vọng, thiếu thầy chỉ dậy cho con đường chấm dứt khổ đau của họ thì sao? Do đó, động năng tu tập, động năng thực hành Đạo Pháp của chúng ta không thể thiếu lòng từ bi, chúng ta cần phát triển tâm bồ đề. Chúng ta tu tập để giác ngộ, chúng ta cần giải thoát chính mình đồng thời cũng phải phát triển tâm từtrí tuệ để có đủ khả năng giúp đỡ những người khác . Như vậy, những hoạt đôïng như đến đây lắng nghe Đạo Pháp cũng có thể chuyển thành sự thực hành đạo một cách vô cùng hiệu quả nếu chúng ta hoàn thành với một tâm nguyện bồ đề. Phát khởi tâm từ là một điều kiện vô cùng cần thiết trong việc tinh tấn tu tậptỉnh thức.
 

Tâm Hoàn Toàn Buông Xả
 

Nếu phải đề cập đến tinh túy của Đạo Pháp thì chúng ta có thể thâu tóm vào ba lãnh vực, được gọi là ba nguyên lý căn bản của con đường dẫn đến giác ngộ. Đó là Tâm Hoàn Toàn Buông Xả, Tâm Bồ ĐềQuan Niệm Đúng về Tánh Không. Nói vắn gọn, chúng như là chất dầu đặc biệt đẩy phi thuyền của chúng ta thẳng tới mặt trăng toàn giác. Chúng ta sẽ tìm hiểu chúng trong phần còn lại của bài giảng này. Theo phương pháp này, có thể sẽ dễ hơn và nhanh hơn để chúng ta chiến thắng những tính tiêu cực mà chúng đã hành hạ chúng ta trong vô lượng kiếp. Đạo sư Je Tsongkhapa đã để lại một bài kệ vô cùng quí gía về ba nguyên lý này, tôi sẽ trình bày nó theo lối viết của ngài Kyabje Pabongka Rinpoche, một đại hành giả tu khổ hạnh Tây Tạng đã đạt ngọâ theo lối thiền mật tông Heruka Chakrasamvara.

Cánh cửa mở ra cho tất cả những con đường tâm linh, từ sự giải thoát cá nhân đến sự giác ngộ tối thượng, chính là tâm hoàn toàn buông xả. Như là một giấy thông hành, một sự chủng ngừa và một số tiền độ thân cần thiết cho một cuộc đi du lịch, muốn tinh tấn trong sự thực hành Đạo, tâm cần phải buông xả một cách toàn diện. Một thiền giả sẽ không đạt được một sự tiến bộ nào nếu không thực tâm buông xả tất cả. Mặc dù họ đang ở nơi tu tập, đang lắng nghe và đang nhận lãnh những lời dậy bảo về thiền định, nhưng họ cũng đang tiếp tục bị ràng buộc bởi những chướng ngại thầm kín của cả tinh thần và thể xác họ. Sở dĩ nói như vậy bởi vì họ đã không phát triển sức mạnh của tâm hoàn toàn buông xả. Cho tới khi nào sức mạnh của lòng thành tâm buông xả tăng lên, thì những chướng ngại ẩn náu sâu xa kia sẽ tự động sút giảm và kết quả của sự thiền định sẽ tới ngay. Lúc đó, tâm cũng tự điều chỉnh để mang lại sự tinh tấn.

Đức Phật Thích Ca đã tinh tấn trên con đường tu tập của Ngài bởi vì Ngài quyết tâm buông bỏ tất cả. Do đó, Ngài có thể thanh tẩy, tinh tiến vượt bực, có khả năng chuyển hóa muôn vàn chúng sinh, hướng dẫn họ sinh vào những cõi cao hơn, giải phóng họ và giúp họ đạt giác ngộ, cho đến ngày hôm nay. Cũng giống như vậy, đại thiền giả du già Tây Tạng MIlarepa đã từ bỏ tất cả để tu tập và Ngài đã hoàn toàn giác ngộ chỉ trong một kiếp.

Người ta thường nghĩ rằng phát triển tâm buông xả như vậy sẽ làm chúng ta bi quan và ngu dốt đi, nhưng hoàn toàn ngược lại, tất cả những vị thiền giả tinh tấn trên con đường thiền định đều kinh nghiệm được sự hạnh phúc chân thậtan lạc ngay trong cuộc sống trần gian này. Nếu chúng ta nghĩ rằng sự buông xả sẽ phá hủy sự hưởng thụ trong cuộc sống này thì chúng ta đã hiểu sai ý nghĩa của nó rồi. Khi một người thực sự phát triển tâm buông xả, họ sẽ có kinh nghiệmthực chứng sâu xa về hạnh phúcan lạc, cả tinh thần lẫn vật chất, niềm hạnh phúc của họ vượt xa những người chỉ biết quanh quẩn với những thú vui xa hoa vật chất mà không có thực chứng.

Chúng ta hãy thử nhìn sâu vào lãnh vực này xem sao. Một người sở hữu tài sản to lớn có thể nói rằng họ đang tận hưởng cuộc đời, như vậy họ không cần sống đạo, không cần Đạo Pháp. Họ nói như thế nhưng tâm của họ đang hờn giận ganh ghét, vô minh, kiêu mạn,...vân vân... Nếu đây là tất cả những gì họ tin tưởng, thì tại sao chúng ta lại bảo rằng họ đang khổ, còn nhà tu hành từ bỏ tất cả kia lại sung sướng hạnh phúc hơn họ? Câu trả lời là người đó đang đi tìm hạnh phúc và sự an toàn trong luân hồi, những thứ này đang làm họ mờ mắt, dù họ biết hay không biết, đau khổ rồi sẽ đến. Để tạm thời bảo vệ cái tâm trạng của mình, họ từ chối không nhận những điều bất mãn mà họ đang kinh qua. Hơn nữa, họ không có khả năng nhìn ra được vọng tưởng đang nằm trong vấn đề này. Vì thế, điều mà họ cho là đang hạnh phúc thực ra chỉ là sai lầm u mê, nói một cách rất thành thật, họ chẳng hạnh phúc chút nào. Ngược lại, thiền giả vượt qua được những chướng ngại trong tâm chính là nhờ sức mạnh của tâm buông xả, làm họ thoát khỏi những khổ đau của vọng tưởngtiến tới một đời sống vững chắc trong sự an lạc của cả thể chất lẫn tinh thần.

Những vấn đề vật chất đều phát khởi từ tinh thần. Còn nữa, chúng ta thường cho rằng nguyên nhân tạo ra đau khổ không phải là kết quả của lòng ganh tị và ham muốn, mà chỉ có những bệnh tật của thân xác mới đem lại khổ đau. Thực ra, nguyên nhân của cái đau phát xuất từ một tâm tiêu cực và đây chính là cái khổ của chính nó.

Thí dụ như lòng mê vọng kiêu mạn, khi bị nó ảnh hưởng chúng ta sẽ không còn yên ổnvô cùng bực bội. Chúng ta bị bơm phồng lên như một trái banh. Nếu kiểm điểm, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và sẽ nhận thấy nhiều hiện tượng xẩy ra chung quanh mình, thân xác thì run lên tinh thần thì bấn loạn. Nếu chúng ta công nhận tình trạng “bất an” này là đau khổ thì chắc chắn chúng ta phải liệt kê kiêu mạn vào trong danh sách này.

Thật là dễ dàng để nhận ra rằng nóng giận cũng nằm trong danh sách của khổ đau. Chẳng có một chút thoải mái nào khi ở vào tình trạng này. Nóng giận gây ra đau tim, mất bình tĩnh và biết bao nhiêu hậu qủa xấu xa khác cho tâm hồn. Nó chẳng mang lại một niềm hạnh phúc nào ngoài đau khổ.

Lòng tham lam là một loại mê vọng gây đau khổ khó nhận ra nhất. Đây cũng chính là một chướng ngại, một nguyên nhân mang lại đau khổ. Hãy tưởng tượng chúng ta đang ở trong một cửa tiệm, có một món hàng mà chúng ta rất thích thú, muốn có cho bằng được. Tâm của chúng ta liền bị khựng lại khi nhìn thấy món hàng đó, không thể không mua được, phải mua ngay. Mỗi khi ý tưởng này xuất hiện ra trong tâm của chúng ta, chúng ta cảm thấy có một cái gì đó thắt chặt tim ta hoặc như một lưỡi dao nhọn dí vào trái tim ta. Có thể chúng ta cho rằng đây là một thói quen rồi chấp nhận nó như một niềm hạnh phúc, nhưng nếu nhìn gần hơn, sâu hơn chúng ta sẽ thấy thực sự đây là một tình trạng bị gò bó, một sự thắt chặt.

Cũng như vậy, tất cả những phiền não tinh thần và những ảnh hưởng của nó đều mang lại khổ. Rất nhiều người trong chúng ta không nhận ra được những tâm trạng tiêu cực này là bệnh hoạn mà cứ tưởng rằng họ vẫn khỏe mạnh lắm. Chúng ta có thể hiểu được sự thật này qua sự sử dụng thuốc men. Nhiều khi chúng ta đi khám bệnh mà không có một lý do rõ rệt nào, nhưng bác sĩ lại phát giác ra chúng ta đang mang một chứng bệnh hiểm nghèo. Như vậy điều mà trước kia chúng ta nói rằng chúng ta chẳng có bệnh gì hết là sai lầm, nếu khôn ngoan thì chúng ta nên nghe theo lời bác sĩ mà chữa bệnh ngay. Do đó một người cho rằng họ không khổ, việc thực hành Đạo chỉ để dành cho những người thất bại hoặc những người bất mãn với thời cuộc, nếu họ tự kiểm điểm một cách sâu xa về những thái độ tự vệ này thì họ sẽ trở nên khôn ngoan hơn.

Một tâm hoàn toàn buông xả sẽ dẫn đến phúc lạc vì những nguyên nhân gây ra xáo trộn đã không còn hoạt động. Phát triển tâm buông xả không có nghĩa là đi sống biệt lập với xã hội và rời xa những sinh hoạt lợi lạc của nó. Nếu nó xẩy ra như vậy thì chúng ta sẽ không còn khả năng và cơ hội để phát triển tâm buông xả nữa mà phải đợi cho đến khi nào rời khỏi xác thân này, vì thân xác cũng là một phần của thế giới vật chất. Nó cũng không có nghĩa là chúng ta phải vất đi tất cả những tài sản của chúng ta. Trong một khía cạnh nào đó, tâm của chúng ta cũng là một tài sản, làm sao chúng ta có thể chạy trốn nó được? Vì thế, buông xả không phải là một hành động tách biệt, chia cắt hoặc lìa bỏ; nó không là một cái gì đó mà chúng ta có thể hoàn thành giống như làm xong một công việc. Đúng hơn, nó là một hoạt động của tâm.

Vậy thì tâm buông xả là gì? Đây chính là sự buông bỏ những nguyên nhân gây ra đau khổ, những sự buồn lòng tự chính nó. Mỗi khi chúng ta loại bỏ được những nguyên nhân này thì những khó khăn rắc rối không còn xẩy ra một cách dễ dàng nữa – cho một cá nhân hay cho cả một cộng đồng xã hội -- như vậy tham lam, giận dữkiêu mạn sẽ không còn làm gì được chúng ta. Chúng ta sẽ không còn bị rơi vào những vấn đề gây ra buồn phiền hay không buồn phiền, bởi vì những nguyên nhân của chúng đã bị loại bỏ.

Xin nhấn mạnh điều này, từ bỏ không có nghĩa là vất bỏ đi tất cả những thú vui trần gian mà chúng ta đang có. Đã có rất nhiều vị giác ngộ là những thương gia giầu có, vua chúa, vân...vân...Đây không phải là sự sở hữu của chúng ta mà chính là sự vô minh của chúng ta, tất cả những thái độ bám víu, níu kéo, dính mắc và nuối tiếc của chúng ta vào chúng cần phải buông bỏ (Một vị đạo sư nói: hãy thưởng thức tất cả những gì có trên đời này nhưng đừng bám víu vào bất cứ cái gì, đó là nguồn gốc của khổ đau và hạnh phúc. –Dg ). Mặc dầu trong hiện tại chúng ta không để ý, không thực tập trên thái độ này nhưng nếu chúng ta chỉ hiểu ý nghĩa thực sự buông bỏ là gì thì chúng ta cũng đã bớt được rất nhiều phiền muộn. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự thực hành phát triển tâm buông xả thì chúng ta sẽ tiến rất xa trên con đường giải thoát. Chúng ta sẽ xử dụng những của cải của chúng ta một cách khôn ngoan hơn để không bị chúng hành hạ. Chúng ta sẽ biết cách đối trị những mâu thuẫn nội tại về ý nghĩa thật của sự buông xả, thấu suốt được toàn triệt những niềm tin nhảm nhí đã dẫn dắt chúng ta đến khổ đau, bất hạnh, yếu hèn như một kẻ ăn xin.
 

Buông Bỏ Đau Khổ
 

Không có một tâm hoàn toàn buông bỏ khổ đau thì không có cách nào thoát khỏi biển trầm luân. Chúng ta đã bị chới với trong biển này từ muôn vàn kiếp và sẽ tiếp tục chìm lặn trong đó nếu chúng ta không quyết tâm ngay từ bây giờ thoát ra khỏi nó. Với quyết tâm buông bỏ toàn diện như vậy sẽ tạo nền tảng vững chắc cho con đường giải thoát đến giác ngộ, đây chính là những lời dậy bảo trước kia về động năng thúc đẩy đến giác ngộ, đây cũng chính là một quan điểm đúng đắn về tính không.

Chúng ta không hy vọng phát triển được tâm buông xả nếu chúng ta không hiểu luân hồi là gì và đau khổ là gì. Nếu chúng ta không nhận thức được bản tính khổ đau của luân hồi thì chúng ta cũng không có một năng lực nào thúc đẩy chúng ta tìm con đường thoát khổ. Vì thế, chúng ta cứ mãi hoài ngụp lặn trong những thú vui tạm bợ, nhất thời, bị mù quáng và bị cột chặt vào bánh xe khổ đau và bất mãn. Chúng ta như những tên tù khờ dại chẳng hiểu biết gì về nhà tù khốn khổ khi so sánh với một đời sống thoải mái tự do, nên chẳng bao giờ tạo cơ hội mà trốn thoát. Do đó, thiền định trên bản tính của khổ đau là một việc làm vô cùng quan trọng nếu chúng ta muốn tìm kiếmtheo đuổi con đường giải thoát khỏi luân hồi.

Có rất nhiều người hiểu sai về luân hồi. Một số người nghĩ đó là một xứ sở, một nơi chốn, một căn nhà hay là một loại thức ăn ...vân...vân. Vì hiểu lầm như vậy nên người ta nói rằng ở Tây Tạng có những người chuyên môn phục dịch cho những lạt ma cao cấp. Những người này ở với lạt ma cả đời, phục vụ ông ta và lo lắng tất cả mọi việc cho ông ta. Rồi một ngày nào đó họ thay quần đổi áo bằng một bộ cà sa tu hành.

Một thời gian ngắn sau họ được gửi đến một vị lạt ma khác. Lạt ma này nghĩ rằng chắc ông đã hiểu Đạo thâm sâu vì đã ở với cao tăng lâu lắm rồi. Lạt ma hỏi ông đã tinh tấn như thế nào trên đường tu tập. Ông trả lời: “Con đã thoát khỏi luân hồi.” Vị lạt ma có vẻ hài lòng và hỏi thêm làm sao mà ông ta đạt được điều đó. Ông trả lời: “ Dễ thôi, con đã thay quần áo rồi !”

Đó là những kiểu hiểu lầm về luân hồi. Lại có những người khác, họ rời bỏ lối sống thường ngày để đi vào hang động và rừng sâu để tu, họ nghĩ rằng như vậy là đã trốn thoát khỏi luân hồi. Đây cũng là một hiểu lầm, dù có lên mặt trăng mà ở, chúng ta cũng vẫn ở trong luân hồi. Luân hồi không phải là một nơi chốn để mà chạy trốn, nó chính là tình trạngthái độ của tâm chúng ta.

Luân hồi (samsara) là một danh từ tiếng Phạn (Sanskrit) có nghĩa là “chu kỳ, vòng tròn” hay “vòng hiện sinh.” Cho tới khi nào chúng ta chưa kiểm soát được vòng chết và tái sinhchúng ta còn ở trong luân hồi. Ngay bây giờ, chúng ta đang du hành qua hình dạng con người. Khi đời sống này qua đi, tâm thức của chúng ta –hoặc, chính xác hơn, sự liên tục của năng lượng tinh thần—sẽ bay theo cơn gió nghiệp vào một đời sống khác mà không có quyền lựa chọn. Như vậy là nó lại cư trú vào một thân nghiệp khác. Và rồi đời sống này lại cũng sẽ chấm dứt, tâm thức của chúng ta lại ra đi không có quyền chọn lựa. Trừ khi chúng ta kiếm ra được một con đường để thoát nếu không tiến trình này sẽ liên tục tự lặp đi lặp lại không bao giờ chấm dứt.

Cái gì làm chúng ta lòng vòng trong bánh xe luân hồi? Đó chính là nghiệp lực được tạo ra bởi chính những hành động của chúng ta cộng với những vọng tưởng của chúng ta thúc đẩy chúng. Hai lực này cột chặt chúng ta vào những thân nghiệp khác nhau như những sợi dây cột tù nhân. Điều khác biệt là chính chúng ta tự trói chúng ta bằng những sợi dây nghiệp và vọng tưởng do chính chúng ta tạo ra, không có một ai khác trói chúng ta cả.

Cho tới khi nào chúng ta còn tiếp tục tái sinh vào một thân xác trong luân hồi thì chúng ta còn tiếp tục bị phiền nãobất mãn. Hãy thử nghĩ mà xem, tất cả những khó khăn, tất cả những vấn đềchúng ta găïp đều chỉ vì chúng ta mang cái hình thể hiện tại. Chúng ta phải cho nó ăn, phải cho nó mặc, chúng ta phải săn sóc nó rất cẩn thận thì mới mong nó được khỏe mạnh. Chúng ta phải làm việc cực nhọc để có tiền mà phục vụ nó, ngay cả việc phải có một căn nhà để giữ nó ấm. Sau một ngày làm việc cực khổ, tâm chúng ta bị mệt mỏi, chán chường vì thân xác của chúng ta rã rờiuể oải. Còn nữa, mặc dù chúng ta đã cố gắng hết sức bảo vệ nó, thân xác của chúng ta vẫn thường xuyên bị nhiễm trùng và bị thương. Măïc dù bị như vậy nhưng không một ai trong chúng ta muốn xa rời cái nguyên nhân bất an này, dường như không còn một con đường nào khác để trốn thoát nếu không có nó. Sự thiếu tự do chọn lựa này là một sự kiện rất tự nhiên của luân hồi.

Chúng ta không thể có tự do sau khi tự tử. Hành động điên cuồng này, sinh ra trong tuyệt vọng, chỉ để thay thế một thân xác bệnh hoạn khác mà thôi. Thay vì như thế, giống như một tù nhân cắt đứt sợi dây trói, chúng ta cũng phải cắt đứt nghiệp và những vọng tưởng của chúng ta. Chỉ có cách này mới giải thoát chúng ta khỏi luân hồi. Chỉ có sự hiểu biết sâu xa và sự kinh hãi khổ đau đã kinh nghiệm được trong những kiếp luân hồi mới tạo nên những động năng mãnh liệt để thúc đẩy chúng ta vượt thoát khỏi nó. Như vậy thiền định trên sự buông xả cần phải được đào sâu và phát triển thật nhiều, nhiều hơn nữa.

Có rất nhiều lý do khiến chúng ta phải tìm hiểu càng sâu xa càng tốt. Trong mỗi một phút chúng ta tạo ra hàng trăm thứ nghiệp, và, tùy theo cường độ và sự lặp đi lặp lại của chúng, chúng có thể đẩy chúng ta vào rất nhiều loại hiện sinh khác nhau, rất nhiều hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau. Chỉ cần thận trọng để ý tâm của chúng ta mỗi khi nó nổi cơn nóng giận là chúng ta biết ngay cảnh địa ngục chúng ta thường tạo ra như thế nào. Nếu trong khi chết mà chúng ta mang một tâm trạng đầy u uất và trầm thống bởi những vọng tưởng thì thử hỏi cái thân xác nào sẽ thích hợp với những tâm thức u uẩn khổ đau đó? Chắc chắn nó sẽ không mang hình dạng con người!

Nói rộng hơn nữa, mặc dù với một nhãn quan hạn hẹp chúng ta cũng có thể nhìn thấy được rất nhiều đời sống khác ngoài con người, và cũng có rất nhiều hình dạng con người khác nhau trên trái đất này. Không ai có thể chứng minh được đau khổ của loài vật hay của một người bị bệnh tâm thần không ảnh hưởng đến chúng ta, chúng thực sự có ảnh hưởng đến chúng ta! Vì thế, một tâm buông xả toàn diện phải được bao trùm trên tất cả mọi cuộc sống, từ chỗ cao nhất đến nơi thấp nhất. Nhờ sự chuyên cần theo dõi trong thiền định, không những chúng ta có thể phát triển được tâm buông xảchúng ta còn phát triển được tâm từ bi đến tất cả những chúng sinh bất hạnh đang trầm luân trong khổ đau. Tâm từ bi đó rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt cho tiến trình tinh tấn tu tập của chúng ta.

Đức Phật Thích Ca đã dậy chúng taba cõi thấp hơn cõi con người, mỗi một cõi đều do nghiệp cấu tạo ra những tình trạng tương ứng như vậy. Ba cõi đó là : cõi Địa Ngục, cõi của khổ đau; cõi Ngạ Quỷ, cõi của đói khátcõi Súc Sinh, cõi của sợ hãi. Tùy theo nghiệp của từng cá nhân, những tình trạng khổ đau này sẽ được thị hiện ra trong mỗi một hoàn cảnh, nơi chốn vật chấtthân thể khác nhau, hay tác động trên tâm thức ở mức độ nông sâu khác nhau. Dù ở bất cứ trường hợp nào, những đau khổ này đều rất thật đối với những người đã tạo ra nghiệp đó để thực sự kinh nghiệm nó.

Nhờ thực hành tâm linh sâu vào những cõi giới bất hạnh này, chúng ta mới tạo ra được những động lực mạnh hầu buông bỏ những hành động tiêu cực dẫn chúng ta vào tái sinh. Nhờ nếm một chút khổ đau bây giờ trong thiền định, trong khi còn có cơ hội chuyển hóa ác nghiệp, còn hơn là cứ giữ mãi tình trạng khinh thường không sợ hãi cho đến một ngày phát giác ra mình đang bị sập bẫy. Khi đó thì quá trễ rồi, chẳng còn làm được gì nữa, chỉ còn chờ cơn thống khổ đến muôn đời.

Nếu chúng ta nghĩ được rằng những cõi khổ đau này là do nghiệp quả mà ra thì rất có thể chúng ta đã được hưởng nhiều ơn ích trong cuộc đời lắm rồi. Thí dụ, có thể chúng ta thường rất tự hào và có những hành vi ngạo mạn đối với những cái đáng lý ra chúng ta nên hạ mình xuống. Nhưng, nếu chúng ta hiểu được rằng những ngạo mạn đó sẽ dẫn chúng ta sinh vào một trong ba cõi thấp nói ở trên và nếu chúng takinh nghiệm về khổ đau trong lúc thiền định thì tâm của chúng ta sẽ tự động thoát khỏi những tâm trạng khổ này. Biết rằng sợ hãi sẽ làm khổ tâm cũng đủ để chấm dứt việc tạo ra những nguyên nhân gây khổ đau khác, đây không phải là một điều xấu, không phải là một thái độ tiêu cực. Đó là một ơn ích, một việc rất có lợi. Nếu là thái độ tiêu cực nó sẽ dẫn đến khổ đau. Do đó, vì sợ tạo ra ác nghiệp nên sẽ dẫn đến việc quyết tâm chấm dứt khổ. Đây là một việc tốt, không xấu.

Ngài Shantideva (Thế Thân), một vị đại bồ tát người Ấn độ, đã dẫn chứng những ơn ích khi thiền về những cõi khổ như sau:

 Kẻ nào nhớ đến những khổ đau mà bực bội
Kẻ đó sẽ hết kiêu căng
 Khi khám phá ra sự khổ đau của mình
 Kẻ đó cũng khám phá ra khổ đau của người khác.
 Đó là cơ hội cho lòng từ bi khởi phát.

Như vậy, những chúng sinh bình thường như chúng ta, là những người luôn luôn tạo ra nghiệp và không thể kiểm soát được vọng tưởng, thì thiền trên những khổ đau của ba cõi giới này là cách tốt nhất để chúng ta tu tập và phát triển tâm buông xả toàn diện.
 

Sáu Nẻo Luân Hồi
 

Cõi tái sinh thấp nhất là cõi địa ngục, chúng sinhcảnh địa ngục. Chúng ta tạo ra nghiệp và kinh nghiệm được khổ đau qua nghiệp khi chúng ta cố tình gây khổ đau và thương tích cho người khác. Đánh nhau, chém giết nhau, hãm hiếp kẻ khác ...vân vân... là những hành động không đạo đức, kết quả là sẽ tái sinh vào đây. Cõi địa ngục có thể rất nóng hoặc rất lạnh, tái sinh vào cõi giới này thường ở rất lâu dài. Mang một nghiệp này sẽ bị tái sinh vào địa ngục nóng có thể dài tới 9 tỷ năm! (nghĩa là cho tới khi nào hoàn toàn thanh tẩy hết nghiệp đó, nhưng chúng ta cũng nên biết rằng trong lúc chúng ta đang tẩy nghiệp này thì chúng ta cũng vẫn tạo thêm nghiệp, thí dụ chúng ta đang thanh tẩy khẩu nghiệp là không nói xấu người khác nhưng chúng ta cũng vẫn thường nói không đúng sự thật về người khác. Vì thế, nếu không tỉnh thức thì thời gian tái sinh có thể còn dài hơn 9 tỷ năm –Dg)

Rất đau đớn trong từng giây từng phút ở địa ngục. Có kẻ sẽ phải chiến đấu với kẻ thù do chính nghiệp tạo ra. Mỗi khi bị chết, họ sẽ hồi sinh lại để đánh nhau tiếp. Cái đau mà chúng ta cảm như hàng trăm mũi nhọn đâm vào da thịt chẳng có thể so sánh được với cái đau của những kẻ xấu số trong địa ngục.

Càng đi sâu vào địa ngục thì càng kinh nghiệm thêm đau khổ và cuộc tái sinh sẽ lại tăng lên gấp hai. Nơi thấp nhất trong địa ngục nóng là A-tỳ địa ngục, ở đây đau khổ triền miên, liên tục không ngừng, lửa thiêu đốt thân xác không bao giờ tắt, hết ngày này qua ngày khác, hết kiếp này qua kiếp kia.

Nếu vào địa ngục lạnh thì như trong ngục tối tăm bao bọc bởi đá băng. Chúng ta bị ép trong những dẫy núi đóng đầy băng tuyết. Khi những cơn bão tuyết tràn tới, nhiệt độ cứ giảm dần mà thân xác thì như bị vỡ tan ra từng mảnh. Nghiệp sẽ tạo ra những con trùng nhỏ chui rúc vào những nơi thịt da rạn nứtchúng ta không thể làm gì được, vì đang trong tình trạng đông cứng.

Còn có những cảnh diễn tả khủng khiếp hơn nữa nhưng chúng ta không thể nói ở đây. Có những cảnh khổ y như chúng ta cảm nhận được ở trong cõi loài người (Một người đang trong cảnh cùng cực cô đơn, với từng cơn ray rứt, buồn tủi, sợ hãi thì đâu có khác gì đang ở trong địa ngục lạnh --Dg). Rất nhiều cảnh khủng khiếp này đã được dịch sang Anh ngữ. Khi chúng ta đọc những cảnh này hoặc khi chúng ta thiền về những cõi giới này chúng ta không nên coi đó chỉ như là những cuốn sách truyện. Đức Phật Thích Ca đã dậy chúng ta về những cảnh giới này theo sự chứng ngộ của Ngài và do lòng từ bi của Ngài. Ngài đã nhìn thấy chúng sinh bị trầm luân trong những cảnh giới này và chỉ cho chúng ta cách thoát ra khỏi những nơi khủng khiếp đó. Nếu chúng ta coi những cảnh này như là những câu chuyện cổ tích mà không thay đổi lối suy nghĩ hoặc thay đổi những thái độ của chúng ta thì chúng ta đã bỏ qua một cơ hội hiếm có, một cơ hội quí báu để thoát khỏi khổ đau. Chúng ta sẽ bị rơi vào tình trạng lười biếng và bị lôi cuốn đến bất cứ nơi nào mà tâm của chúng ta bị cơn gió nghiệp thổi đi. 

Cõi tiếp theo là cõi Ngạ qủy, ma đói, hồn ma vất vưởng cực kỳ đói khát. Chúng ta có thể cảm nhận sự đau khổ, sự dày vò của họ qua những hành động điên cuồng của mê vọng tham dục, khát khao, bủn xỉnhà tiện. Trong cõi ngạ quỷ không phải chỉ bị đói khát mà còn bị lạnh lẽo, mệt mỏi, nóng bứcsợ hãi cùng cực nữa. Nói rộng ra, đây là cõi không bao giờ được thỏa mãn, không bao giờ được hài lòng với bất cứ gì mà họ mong muốn, ước vọng.

Ngạ quỷ lang thang hết năm này qua năm khác, hết kiếp này qua kiếp khác mà không bao giờ tìm được một giọt nước. Nếu nhìn thấy nước, khi tới gần thì nước lại biến mất. Từ xa họ nhìn thấy hồ nước trong xanh, mát mẻ, họ vội vã, họ hối hả chạy lại nhưng họ chỉ thấy bùn lầy và rác rưởi. Nếu may mắn tìm được một chút nước thì đó cũng chỉ là vọng tưởng, là ảo ảnh, uống vào thì nó lại là một chướng ngại. Miệng của họ nhỏ hơn con mắt của họ, bao tử của họ lớn hơn cổ của họ, cổ của họ bị thắt lại nên cái bụng to bao giờ cũng đói. Nước thì bị bốc hơi ngay tại cửa miệng hay nó biến thành nước độc trước khi vào bao tử.

Đời sống trong cõi này thường rất dài, nó được tính từng ngàn năm một. Nơi cư ngụ của họ trong lòng đất nhưng họ cũng đi lang thang trong cõi loài ngườicõi súc sinh. Có những người nhìn thấy họ do duyên nghiệp nhưng hầu hết chúng ta không nhìn thấy họ. Tất cả chúng ta đã từng nhìn thấy những người có tính bủn xỉn, tham lam vô độ, nhưng thực sự chúng ta không biết họ thuộc cõi giới nào.

Cõi kế tiếpcõi súc sinh (thế giới loài vật). Tái sinh vào cõi này là kết qủa của bản tính súc vật mù quáng, bản năng trì độn tâm đóng kín mít. Nếu chúng ta phải sinh vào cõi này, chúng ta sẽ mất hết cơ hội để giúp đỡ chính mình, không còn khả năng học hỏi. Cả đời chỉ biết tạo thêm ác nghiệp và bị trầm luân trong đau khổsợ hãi. Nếu có người nào cố gắng dậy bảo chúng ta những điều tốt đẹp mong tẩy xoá đi những ác nghiệp thì chúng ta cũng chẳng biết gì cả chỉ biết gật đầu để xin ăn.

Hầu như đau khổ lớn nhất của loài thú là đói, khát và sợ hãi bị con thú khác lớn hơn ăn thịt. Thường thường, khi một con vật bắt được miếng mồi, nó cấu xé, nhai ngấu nghiến như sợ bị cướp mất, đôi mắt láo liên nhìn chung quanh sợ mình bị giết bởi con thú khác. Những con thú nuôi trong nhà được may mắn hơn không sợ con khác bắt như loài thú hoang nhưng lại bị chủ bắt làm những công việc nặng nhọc hoặc bị xiềng xích như một tù nhân. Thêm nữa, rất nhiều loài thú còn bị con người săn đuổibị giết, họ giết thú vật một cách tàn nhẫn không thương tiếc, còn dã man hơn là chính loài thú giết nhau. Chúng ta phải tưởng tượng mới nhìn ra được đau khổ của cõi điạ ngục và ngạ qủy nhưng những đau khổ của cõi súc sinh thì chúng ta đã nhìn thấy tận mắt của chúng ta thường ngày. 

Đây chỉ là những diễn tả ngắn gọn về những cõi bất hạnh, khổ đau. Còn nữa, có ba cõi khác được coi là “may mắn” hơn, gọi như thế vì họ được hưởng một số lạc thú khác nhau trong luân hồi. Ba cõi này là: cõi con người; cõi thần hay A tu lacõi trời, cõi thiên hay còn được gọi là cõi tiên, có tiên nam và tiên nữ. Nói chung, được sinh vào ba cõi này vì đã tạo được rất nhiều ơn phước. Tuy nhiên, vì được hình thành trong vô minh và do những động lực không thanh tịnh nên chúng ta vẫn bị nghiệp lựcvọng tưởng quăng chúng ta vào chốn luân hồi. Những đau khổchúng ta cảm nhận trong những cõi giới này có thể vi tế hơn ở những cõi bất hạnh nói ở trên kia, nhưng cũng đủ làm chúng ta bất mãn, chán chường.

Cõi trời là cõi cao nhất trong sáu cõi luân hồi, cõi này được hưởng đầy phước lạc. Đây là những tòa lâu đài tráng lệ, lộng lẫy với đủ loại lạc thú. Nhưng vì đây là cõi lạc thú nên họ chỉ biết hưởng lạc mà không còn biết nghĩ đến chuyện tạo thêm phước đức cho chính mình. Tất cả thời giờ ở đây chỉ để dành cho những nghiệp quả tốt mà họ đã tạo được ở trong quá khứ nên khi chết họ chỉ còn lại những nghiệp quả xấu mang đi với họ, do đó, cuộc hành trình mới là đi vào những cõi thấp hơn.

Vào tuần cuối cùng trong cuộc đời của một vị tiên (cũng khoảng 350 năm ở trần thế) họ sẽ cảm thấy đau khổ hơn những chúng sinh ở cõi ngạ quỉ. Họ biết rằng họ sắp chết và họ cũng biết rằng họ sẽ phải sinh vào những cõi thấp hơn. Những người bạn của họ biết rằng họ sắp chết nên rời xa họ. Họ bị cô đơn, những đóa hoa tươi mát, óng ả đang từ từ ngục xuống, chờ chấm dứt một quãng đời vinh quang.

Cũng tương tự như vậy, ở cõi thần lúc nào cũng có chiến tranh, họ luôn luôn tranh giành lẫn nhau. Họ ganh tị với cõi trời, họ điên khùng vì ghen tương. Nhưng họ không thể thắng nổi cõi trời, họ không thể giết được thần tiên. Sự ganh tị tức tối của họ làm họ không lúc nào bình an mà hưởng phúc lạc của cuộc đời thành ra những cố gắng của họ chỉ mang lại những chán chường tái tê hơn nữa và hơn nữa.

Cuối cùng là cõi loài người. Chúng ta đã luận bàn nhiều về những khổ đau trong sinh lão bệnh tử của con ngườichúng ta đã gặp trong cuộc đời, chúng ta đã từng thích thú, vừa lòng, bất mãn và chán chường tái tê với cuộc đời. Hơn nữa, trong từng kinh nghiệm về khổ đau của năm cõi kia đều tìm thấy ở nơi con người. Còn rất nhiều đau khổ khác đã không được nhắc tới, chúng ta không có đủ thời giờ để bàn luận về tất cả mọi thứ khổ đau mà chúng ta đã trải qua hay chưa gặp phải.

Một trong những cái làm cho con người đau khổ nhất mà chúng ta đã không nhắc đến đó chính là sự sở hữu, sự hy vọng hão huyền (vọng tưởng), học thức và nhất là tình trạng hiện tại của chúng ta. Chúng ta đã tốn biết bao nhiêu thời giờcông lao để có được những cái tốt đẹp, nhưng có gì bảo đảm những cái đó không tàn phai hoặc chúng ta sẽ không bao giờ mất chúng. Một sự thật hiển nhiênchắc chắn ai cũng biết là những cái này không tồn tại mãi mãi, chúng vô thường, chúng luôn luôn thay đổi và chúng sẽ hư nát.

Chúng ta không nên để chính chúng ta bị lừa bịp bởi những thứ hấp dẫn, chúng quyến rũ chúng ta vào vòng luân hồi như những tài sản, thân xác và những vui thú trần gian của chúng ta. Những vấn đề, những rắc rối không nằm trong sự thưởng thức, trong sự sử dụng những đồ vật khi chúng ta sở hữu chúng, nhưng chính là sự bám viú, chính là sự khao khát, chính là những vướng viú gắn bó vào chúng. Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta đã từng sở hữu cả một trời ham muốn trong những kiếp trước nhưng có cái nào giúp tâm chúng ta giải thoát khỏi khổ đau không? Không! Chẳng có cái nào cả. Chúng ta vẫn trầm luân trong luân hồi hết kiếp này qua kiếp khác mà chẳng nhìn thấy một lối đi ra. 

Trong cả sáu nẻo luân hồi, chúng ta đã từng bị khổ đau vì phải rời bỏ thân xác của chúng ta nhiều lần. Đây là bằng chứng của vô thường. Để hiểu được những ý tưởng khó khăn này, chúng ta cần phải tưởng tượng ra rất nhiều, càng nhiều càng hay, gia phả của chúng ta – đó là cha mẹ chúng tacha mẹ của những người khác, ...vv... Bao nhiêu người mà chúng ta có thể tưởng tượng được là bấy nhiều đời mà chúng ta đã trải qua. Đó cũng chính là cách mà tổ tiên của chúng ta đã sinh ra, sống một thời gian, rồi chết, rồi chúng ta lại sinh ra, lại sinh ra, rồi lại rời bỏ thân xác, rồi lại đầu thai ...

Ở ngay trong những khoảng thời gian ngắn của một đời, chúng ta cũng kinh qua, cũng tạo ra biết bao nghiệp. Chúng ta có thể là một người tầm thường, một tổng thống hay một vị vua trong một thời rồi bị bắt, bị cầm tù vì chính trị. Thí dụ, ở Tây Tạng, có những người giầu họ cứ tưởng là họ sẽ giầu mãi mãi, nhưng chỉ một thời gian ngắn, họ mất tất cả tài sản, có khi còn mất cả mạng sống.

Có lúc chúng ta buồn khổ vì cô đơn. Mặc dù chúng ta có rất nhiều bạn bè, rất nhiều người thân, nhưng chúng ta luôn luôn phải đối diện với những cơn khủng hoảng, với những nỗi tuyệt vọng của cuộc đời một mình. Chúng ta sinh ra rồi chết đi mà chẳng có ai chia sẻ được với chúng ta những nỗi niềm riêng tư sầu khổlo lắng. Cứ như thế, chúng ta đi vào sáu nẻo luân hồi đầy khổ đau. Đây không phải vì bi quan hay vì tin vào số mệnh khi chúng ta nói về khổ, mà đây chính là sự thật. Tốt hơn, chúng ta hãy trực tiếp đối diện với những vấn đề một cách thẳng thắn và từ đó tìm ra một con đường giải thoát hơn là cứ chạy trốn nó, cứ lẩn tránh thực tại để rồi cứ phải tiếp tục khổ đau.

Cần phải nhấn mạnh là không có một nghiệp quả nào trong luân hồi mà không có nguyên nhân. Chúng không thể xuất hiện nếu không có người này, vật kia tạo ra, chúng cũng không thể tự hiện diện. Chính chúng ta đã tạo ra những nguyên nhânhoàn cảnh cho những đau khổ xảy ra qua thân (hành động), khẩu (lời nói) và ý (tư tưởng) của chúng ta. Nghiệp của chúng ta thay đổi theo từng cõi luân hồi. Không có một khoái lạc nào hay một khổ đau nào trong luân hồi tồn tại mãi mãi. Chúng tùy thuộc vào thái độ của chúng ta, chúng thay đổi theo thái độ tinh thần của chúng ta. Tuy nhiên, những hành động không đạo đức mang lại khổ đau và những hành động đạo đức mang lại hạnh phúc thì luôn luôn hiện diện. Vì thế, chúng ta cần phải tránh những hành động không có đạo đức và luôn luôn thực hiện những hành động đạo đức càng nhiều càng tốt.

Chúng ta không thể phá hủy bánh xe luân hồi nếu chúng ta không nhận diện được tất cả khoái lạc chỉ là hình bóng khác của khổ đau. Và chúng ta không thể có được nhận xét này nếu chúng ta không phát triển lòng kinh hãi luân hồiđặc biệt là những bất hạnh của từng cõi trong sáu cõi. Chúng ta phải hiểu thấu suốt điều này, nếu chúng ta để bị lôi cuốn vào những vọng tưởng thì hậu quảchúng ta sẽ bị mang nghiệp rất nặng trong khổ đau, bây giờ và cả trong tương lai. Trở ngại mạnh nhất ngăn cản chúng ta không cho chúng ta nhận ra được sự thậtchúng ta cứ chạy theo những khoái lạc của luân hồi, của trần gian. Sự bám víu cũng giống như chất dầu, rất khó mà tẩy được dầu khi nó đã thấm vào giấy. Bụi bậm đất cát đã hòa tan trong dầu nên nó càng làm cho giấy dơ bẩn hơn nữa. Giống như vậy, chính sự bám víu đã làm ô nhiễm tâm ta, nó càng làm tâm ta dễ lấn sâu vào vọng tưởng. Cách tốt nhất để chúng ta có thể thoát khỏi những vọng tưởng là luôn luôn nhớ đến những khổ đau của luân hồi để chúng ta phát triển tâm buông xả, tâm từ bỏ những nguyên nhân của khổ đau.

Nếu chúng ta sợ bị ô nhiễm bởi tham sân si như sợ bị lửa thiêu đốt thì chúng ta mới có thể bảo vệ chúng ta khỏi hiểm nguy. Trong những cao ốc người ta gắn những bình chữa lửa, tại sao người ta lại gắn những bình chữa lửa ở đó? Chỉ vì họ sợ sự tàn phá của lửa, chỉ vì họ hiểu lửa nguy hiểm như thế nào. Chính vì sự hiểu biết này mà chúng ta tránh được nguy hiểm, chính vì sự hiểu biết này mà chúng ta biết cách bảo vệ đời sống hàng ngày của chúng ta. Cũng giống như vậy, vì sợ khổ đau và từ bỏ những nguyên nhân tạo ra khổ đau nên chúng ta mới biết sử dụng thân người quý báu này một cách tốt nhất. 

Hãy tưởng tượng có hai người đang ăn kem. Một người, tâm chưa được huấn luyện, họ ăn ngấu nghiến, ăn vội vàngthèm khát. Hầu như mỗi một lần cắn một miếng kem, mỗi một lần nuốt kem vào cổ họng họ đều để lại dấu ấn của nghiệp. Vì tâm đầy ắp những thèm muốn, ao ước, chán, khen chê, bất mãn... nên người này đã không còn biết thưởng thức những mùi vị thơm ngon của chất kem. Ngược lại, người bạn của anh ta đã có một chút kinh nghiệm thiền định về bản tính của khổ trong những thú vui của luân hồi nên anh ta ăn một cách từ tốn, thoải mái. Anh ta không để cho sự thèm khát, tham ăn khởi lên trong sự thưởng thức ly kem của anh ta. Do đó tâm anh không bị ràng buộc bởi những vọng tưởng, ô nhiễm, anh còn có thể chuyển hóa những sinh hoạt đơn giản này vào sự thực hành Đạo Pháp. Vì thế anh ta có thể kinh nghiệm được cái gì là những thú vui nhất thời và cái gì là những niềm hạnh phúc trường cửu mà anh bạn của anh ta thường khen chê và bất mãn. Thí dụ này cho chúng ta biết, tâm buông xả mang lại cho chúng ta sự thưởng thức thật sự, ngay cả trong đời sống thường ngày của luân hồi chứ không cần phải thoát khỏi luân hồi.
 

Chúng ta tạo ra luân hồi như thế nào
 

Chúng ta đã biết chúng ta bị trôi lăn vào những nẻo luân hồi là do nghiệp lực và do những vọng tưởng của chúng ta. Và chúng ta cũng đã được chỉ dạy khi chúng ta tiếp xúc với những loại ô nhiễm khác nhau, khi bị ảnh hưởng bởi những loại ô nhiễm khác nhau thì nghiệp được cấu tạo do những nguyên nhân nào? Tới đây chúng ta có thể chia sẻ với nhau một chút về con đường chuyển tiếp chúng ta từ kiếp này qua kiếp khác như thế nào.

Đây là một chuỗi duyên khởi của 12 nhân duyên : (1) vô minh, ignorance, (2) hành, karmic formations, compositional action (3) thức, consciousness, (4) danh sắc, name and form, (5) lục nhập, the six sense faculties, the six sense spheres (6) xúc, contact, impression (7) thọ, feeling, (8) ái, craving, attachment (9) thủ, grasping, (10) hữu, becoming, existence (11) sinh, birth, (12) lão và tử, aging and death. Ngài Long Thọ, một đại giảng sư về những lời dậy bảo của Đức Phật Thích Ca, nói rằng:
 Trong 12 nguyên nhân
 Có 3 nguyên nhânvọng tưởng
 Có 2 nguyên nhân là hành động
 Còn lại 7 là những kết quả.

Ba nhân vọng tưởng là (1) vô minh, (8) ái và (9) thủ. Hai nhân hành động là (2) hành và (10) hữu. Còn lại 7 nhân là những kết quả đã kinh nghiệm được để mang sang những kiếp sau.

Chuỗi duyên khởi cho chúng ta biết tiến trình phát sinh từ một tình trạng đau khổ này qua một tình trạng đau khổ khác, như vậy nó không thể hoàn tất được trong một đời mà phải cần đến hai hay ba đời. Thí dụ, trong đời hiện tại chúng ta là một người, chúng ta có thể giải thích tiến trình này như sau: trong đời quá khứ, dưới sự ảnh hưởng của (1) vô minh, vì không biết chân tính của thực tại, vì không hiểu thực tính của sự vật nên chúng ta đã thực hiện rất nhiều hành động qua thân khẩu và ý, những hành động này (2) tạo thành nghiệp - gieo hạt giống - trong (3) tâm thức của chúng ta. Trong những hành động này có những hành động tốt tạo ra nghiệp tốt để chúng ta được sinh ra làm người. Do đó, có những lúc trong đời đầu tiên này (qúa khứ) chúng ta đã hoàn tất một vọng tưởng, một hành động và một phần nào kết quả. Chúng ta nói “một phần nào” bởi vì tâm thức của chúng ta liên kết cả hai phần: nguyên nhân và hậu qủa. Trong thí dụ này, phần đầu là tâm của chúng ta trong đời qúa khứ nhận dấu ấn của nghiệp lực trong khi phần sau là tâm của chúng ta bị liệng vào sự tái sinh, vào sự đầu thai mới.

Khi kiếp trước đi đến chỗ kết thúc thì chúng ta đã kinh nghiệm, đã kinh qua, đã mang trong tâm nhiều sự bất toàn và rất sợ chết. Vì (8) luyến ái và (9) chấp thủ cả thân xác lẫn những vật sở hữu nên chúng ta muốn mang chúng qua thân xác mới để thay thế cái thân đang bị tiêu hủy (chết), như vậy là chúng ta đang có (10) hữu một hành động tạo tác để trở thành, lực này hướng dẫn chúng ta đầu thai vào cuộc đời mới. Do đó trong lúc chết, chúng ta đã hoàn thành hai điều vọng tưởng (luyến áichấp thủ) và một hành động (hữu), sự kiện này đánh thức những nhân nghiệp lực để đầu thai vào cõi loài người.


Còn lại 7 chuỗi nhân duyên kia sẽ xẩy ra trong đời hiện tại. (3) Thức quả (resulting consciousness) của chúng ta được nhận định ra trong tử cung của người mẹ, nơi mà nó kết hợp với tinh cha (sperm) và huyết mẹ (egg). Sự liên kết phôi thai này là thời kỳ của (4) danh sắc – “danh” là những khả năng khác nhau của thức còn “sắc” là trứng của người mẹ đã nhiễm sắc thể của tinh cha – ở đây (5) lục nhập được phát triển khi nó (6) tiếp xúc với những đối tượng tương ứng như (7) thọ, cảm thấy dễ chịu, khó chịu hay cảm thấy khác nhau giữa những đối tượng. Tất cả mọi sự kiện đều xảy ra ở đây ngay lúc mà ý niệm (11) sinh được liên kết với kiếp này. Từ đây trở đi, chúng ta bắt đầu lớn lên, già đi theo những sự thay đổi và khổ đau như đã trình bày ở trên. Vậy, chuỗi nhân duyên (12) lão và chết đã được hoàn tất, tất cả còn lại chỉ là đợi ngày ra đi (chết).

Tiến trình này có thể phải cần tới ba kiếp mới hoàn tất được, phải cần nhiều năm mới nhận ra được sự can thiệp giữa hai nhân duyên đầu. Nên hiểu rằng chúng ta đang tạo nghiệp ngay trong lúc này. Nó có thể là một nhân đức nhưng được hoàn thành trong (1) vô minh của chính sự kiện, thí dụ như ý-thức-tôi qúa mạnh hay chấp tôi qúa mạnh. Sự vô minh này đang cấy (2) nghiệp hành vào (3) tâm thức của chúng ta để chúng ta đầu thai vào cõi thần.

Có khi trong lúc chết nghiệp đầu thai vào cõi thần không đủ mạnh nên lại phải đầu thai làm con chó vì nghiệp phải sinh làm chó ở một lúc nào đó mạnh hơn. Do đó (8) nhân luyến ái ,(9) chấp thủ và (10) trở thành đáng lẽ sẽ hợp tác làm việc trong lúc chết thì lại phải nhường cho một nhân duyên mạnh khác. Tuy nhiên, nghiệp để đầu thai vào cõi thần vẫn còn đó, không mất đi. Nó vẫn còn nằm trong tâm thức của chúng ta nhưng đã không được kích động mà phải đợi đến một lần đầu thai khác. Ở ngay kiếp làm chó, bảy chuỗi nhân duyên còn lại sẽ lại nhập vào con chó. Tuy nhiên, nghiệp đầu thai vào cõi thần sẽ đến, ba nhân cùng làm việc trong lúc chết và bảy nhân lại nhập vào trong kiếp kế tiếp, lại diễn tiến như đã nói ở trên.

Đây chỉ là sự giảng giải vắn tắt về diễn tiến của sự đầu thai mà thôi, nhưng cũng khá đủ để chúng ta có thể hiểu được những chuỗi nhân duyên đã tác độngliên tục tác động trong sự vô minh của chúng ta như thế nào. Khi chúng ta gieo hạt giống trong một cánh đồng, có những cây đã lớn mạnh hơn chúng ta nghĩ. Tương tự như vậy, có những hạt “nghiệp” rất nhỏ mà chúng ta đã gieo trong tâm của chúng ta lại sản xuất ra những khổ đau to lớn hơn cả nhân của nó. Trong từng giây phút của cuộc đời từ muôn vàn kiếp, chúng ta đã bị ảnh hưởng, đã bị điều động bởi rất nhiều vọng tưởng lớn và nhỏ. Vì thế chúng ta đã huân tập, đã tạo ra biết bao nhiêu nghiệp để phải đầu thai vào hết cõi đau khổ này đến cõi đau khổ khác. Chúng ta đã tạo ra ba nhân duyên đầu (vô minh, hành, thức) của vô tận chuỗi nhân duyên, trừ khi chúng ta biết rèn luyện (ý chí) tâm chúng ta, ý thức trong từng hành vi của chúng tagiải trừ vô minh, nếu không chúng ta cứ bị chúng kéo vào luân hồi hết kiếp này qua kiếp khác. Tâm chúng ta như một toa xe lửa chứa hàng hóa, cứ bị lôi đi từ chỗ này đến chỗ khác, từ đời này qua đời khác để chất chứa thêm những kiện “nghiệp” mà một ngày nào đó hàng được giao và được trả.

Luân hồi là một nhà tù mà chính chúng ta đã tạo ra, chúng ta bị nhốt trong những bức tường kiên cố là do chính sự vô minh và u tối của chúng ta. Chúng ta phá được một mắt xích trong 12 nhân duyên, trèo qua được một cửa ải thì cũng vẫn còn bị bao vây bởi rất nhiều bức tường khác. Luân hồi không thể tự chấm dứt. Chúng ta không có một chút hy vọng nào vượt thoát khỏi luân hồi trong khi cứ tạo thêm nghiệp. Chúng ta chỉ có thể chiến thắng và được giải thoát nếu chúng ta quyết tâm phá tan tận gốc nguyên nhân của duyên khởi là sự vô minh của chúng ta về bản tính của sự thật.

Như chúng ta đã đề cập trước kia, việc phát triển một tâm hoàn toàn buông xả tùy thuộc vào sự nhận định của chúng ta về sự thấm nhập toàn diện của đau khổ. Khổ đau vì có một thân xác thiếu kiểm soát và đầy ô nhiễm, có một thân xác là có đau khổ. Chúng ta không nên nghĩ rằng vì chúng ta đã sinh ra và vì chúng tamột đời sống không tiện nghi. Như đã trình bày ở trên về 12 duyên khởi, thì đây chính là tiến trình đầu thai cùng với đau khổ. Tâm thức của chúng ta nhận dấu ấn của nghiệp lực rồi chính nghiệp lực này đẩy tâm thức đi đầu thai vào tương lai trong một tình trạng đầy bất mãn và khó khăn. Chúng ta nói chúng sinh trong luân hồi có một thân xác đầy ô nhiễmdối trá bởi vì tâm thức bị đẩy vào thân xác một cách miễn cưỡng, chính nghiệp lực và vọng tưởng đã lôi thần thức vào đó.

Càng sớm đi vào đời thì càng mau bắt đầu đi đến cái chết. Có những chúng sinh đã chết ngay trong bụng mẹ chỉ một thời gian rất ngắn. Cũng có những người trong chúng ta đã sống lâu hơn, tạo thêm được một số giây phút. Nhưng thực ra thêm được giây phút nào thì cũng chính là gần sự chết giây phút đó. Chúng ta giống hệt như những con cừu bị dẫn vào lò sát sinh. Bước thêm một bước là gần sự chết thêm một bước.

Nếu chúng ta học để nhìn thấy đau khổ của tất cả các cảnh giới thì chúng ta sẽ chẳng còn dám bám víu, luyến tiếc vào những lợi lạc của trần gian. Đấy là điều vô cùng quan trọng, vì nó sẽ mở đường cho chúng ta phát triển những quan điểm thật đúng đắn về tính không, để cắt đứt tận gốc rễ của luân hồitìm đường giải thoát. Cho dù chúng ta không tiến được xa trên con đường này nhưng với tâm buông xả toàn triệt như vậy cũng vô cùng hữu ích cho giây phút đối diện với sự chết. Bởi vì chúng ta đã thiền định nhiều về sự chết nên chúng ta đã có rất nhiều tư tưởng tốt, nhiều kinh nghiệm mà sẽ không còn lầm lẫnsợ hãi. Chúng ta cũng không còn bám víu vào luân hồi nên chúng ta cũng không còn luyến ái, chấp thủ một cuộc đầu thai mới. Vì thế, chúng ta sẽ không còn phải đầu thai vào ba cõi thấp hoặc bất kỳ cõi nào trong luân hồi. Nếu chúng ta biết kiểm soát tâm và tránh khơi dậy bất cứ một sự bám víu nào hoặc bất cứ một sự ganh ghét sân hận nào thì chúng ta sẽ được sinh vào cõi tịnh độ mà không phải đầu thai vào bất kỳ một thân xác ô nhiễm nào. Ở đó chúng ta sẽ không còn một trở ngại nào cho mục đích tu tập tiến đến giác ngộ, giải thoát (vào cõi tịnh độ cũng vẫn còn phải tu tập tiếp thì mới giải thoát được – Dg)

Vậy có dấu hiệu nào cho chúng ta biết là chúng ta đã phát triển được sự buông xả thật? Đạo sư Je Tsongkhapa nói:
 
Nơi nào không còn thích thúbám víu
 Cho dù chỉ là một giây bám vào lạc thú của luân hồi,
 Và hằng khởi tâm mong cầu giải thoát
 Trong cả ngày lẫn đêm ----
 Kẻ nào đã phát triển tâm thức này
 Kẻ đó đã tinh tiến trên con đường buông xả hoàn toàn.
 
 

Sự lợi ích của động năng giác ngộ

Để nói lên sự tương quan giữa phần đã trình bày ở trên và những điều sẽ trình bày ở dưới này, đạo sư Je Tsongkhapa nói:

 Tâm hoàn toàn buông xả
 Mà không có động năng giác ngộ của tâm bồ đề
 Thì không thể trở thành nhân (nguyên)
 Cho con đường hạnh phúc toàn diện, toàn giác.

Như ngài nói, nếu chúng ta muốn đạt tới tối thượng quả vị phật thì tâm buông xả toàn triệt của chúng ta phải đi qua con đường của tâm bồ đề, đây chính là động năng thúc đẩy tới giác ngộ là để lợi lạc cho tất cả muôn loài chúng sinh. Có những người lại tin một cách mù quáng là họ có thể thực hành tâm bồ đề mà không cần buông xả. Đây là một sự lầm lẫn to lớn, điều này không thể có được. Có thể họ đã nghĩ rằng tâm bồ đề là một cách thực hành an lạc mà không cần phải từ bỏ cái gì, trong khi đó buông xả nghe như quá khó khăn, nghiêm khắc và gian khổ. Ngược lại, nó không hoàn toàn như vậy. Phát triển tâm bồ đề sẽ giúp rất nhiều trong việc chuyển hóa, thăng tiến và tinh tấn của thiền định. Thực ra vấn đề này không đơn giản nếu chỉ nghĩ mà thôi.

Lợi ích của tâm bồ đề thật là vĩ đại, nó có thể hóa giải bất cứ trở ngại nào. Đây chính là cánh cửa dẫn vào Đại thừa mà bất cứ một người nào muốn phát triển và thực hành nó đều xứng đáng được gọi là con của Phật. Nếu chúng ta có tâm bồ đề thúc đẩy, chúng ta sẽ vượt qua trong chiến thắng, vượt qua cả các vị A La Hán, đây là những vị đã tu tập giải thoát khỏi luân hồi nhưng chưa hoàn toàn đạt giác ngộ. Những vị A La Hán này có thể đã có những quyền lực tâm linh mãnh liệt hoặc đã đạt những thành quả vĩ đại nhưng kẻ nào có tâm bồ đề – TÂM BỒ ĐỀ – sẽ vượt xa họ trong tấm lòng phụng sựtừ bi.

Ơn phước to lớn của bồ đề tâm sẽ xuất hiện khi chúng ta thật tâm thực hành Đạo Pháp. Mỗi một hành động tâm linhchúng ta thực hiện đều mang lại hiệu quảsức mạnh nếu chúng ta hoàn thành với sự thúc đẩy của giác ngộ, của động lực giác ngộ. Thí dụ, đưa thức ăn cho một con chó, nếu đưa cho nó với một tấm lòng yêu thương (tâm bồ đề) chúng ta sẽ nhận được sự an lành còn hơn là tặng bảo vật cho một người mà không có một chút thành thật yêu thương nào. Như vậy, vật cho tự nó không quan trọng, cách cho quan trọng hơn, cách chúng ta thực hành đạo nói lên sự tinh tấn của chúng ta trên con đường tu tập. Nói cách khác, thái độ của chúng ta, tâm trạng của chúng ta quan trọng hơn bất cứ sự vật nào khác. Do đó, tâm bồ đề là một sự thúc đẩy vĩ đại nhất, nó thánh hóa tất cả những hành động của chúng ta, nó mở tâm chúng ta bao la hơn là lòng ích kỷ của chúng ta.

Nếu chúng ta có một tấm lòng vị tha, luôn luôn nghĩ đến người khác, mặc dù chưa phát triển được tâm bồ đề, thì đây cũng là động năng rất tốt hướng dẫn chúng ta trên con đường thực hành Đạo Pháp. Do đó, bất cứ chúng ta làm việc gì như giúp người, tụng kinh, thắp hương, ăn, nói chuyện, buôn bán...—bất cứ việc gì cũng có thể trở thành tinh túy trong việc thực hành Đạo, nếu chúng ta hướng đến giác ngộvì lợi ích cho tất cả muôn loài chúng sinh.

Nghiệp lực xấu cứ đẩy chúng ta vào sáu nẻo luân hồi không ngừng nghỉ. Đó là kẻ thù của chúng ta, chúng liên tục dẫn chúng ta vào đau khổ. Bồ đề tâmthần lực thanh tẩy tất cả những nghiệp xấu này, nó giải thoát chúng ta khỏi những kinh nghiệm của những hành động ác. Đại bồ tát Shantideva nói:

 Nghiệp xấu của năm loại hung ác
 Dẫn chúng ta vào chốn vô tận của khổ đau trong A-tỳ địa ngục
 Nhưng tâm bồ đề
 Có khả năng thanh tẩy nghiệp xấu này trong một thời gian rất ngắn.

Sức mạnh của tâm bồ đề cũng có thể điều trị được tất cả những chướng ngại trên con đường thực hành đạo của chúng ta. Đại bồ tát Shantideva cũng nói:

 Nếu chúng ta điều phục được tâm,
 Chúng ta sẽ điều phục được
 Voi, rắn, cả cọp beo
 Và sự hung dữ của quỷ.

Đây không phải là những lời thơ vô nghĩa mà là sự thật. Đã có biết bao chuyện kể và bằng chứng nói về sức mạnh của bồ đề tâm, sức mạnh của lòng từ bi bảo vệ con người khỏi hiểm nguy. Có rất nhiều vị bồ tát của Ấn độTây tạng đã đi qua những khu rừng đầy thú dữ mà không hề hấn gì. Ngược lại chúng lại rất thân thiện với các ngài và tỏ lòng kính trọng các vị thầy tâm linh. Ngay cả những con thú nhỏ bé như chim, thỏ, nai cũng đến quây quần chung quanh các ngài. Những chuyện tương tự như vậy cũng vẫn còn xảy ra với các vị thiền giả ngày nay.

Tóm lại, phát triển tâm bồ đề là ánh sáng dẫn đưa chúng ta vào con đường tu tập mật tông, một con đường nhanh nhất để đạt giác ngộ. Chúng ta cần phát triển tâm buông xả, cần làm quen với quan niệm về tính không trước khi chúng ta thực sự bước vào mật thừa. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là sự thúc đẩy của bồ đề tâm, chúng ta cần phải có một động năng mãnh liệt của lòng từ bi. Không thể nào ngồi nhìn người khác đau khổchúng ta không khởi phát lòng từ bi, chúng ta cần khởi phát tâm bồ đề ngay để đạt quả vị phật càng nhanh càng tốt vì lợi ích cho chúng sinh. Nếu chúng ta bước vào sự thực hành của con đường mật thừa với tâm trạng đó thì chúng ta sẽ đạt được mục đích chỉ trong một thời gian rất ngắn. Nếu không như vậy thì sự thành đạt của con đường mật thừa giống như mong đợi mặt trăng rơi khỏi bầu trời.

Nếu chúng ta nghiên cứu về sự ích lợi và ơn phước của bồ đề tâm cùng hiểu rõ đường hướng mà nó sẽ hướng dẫn chúng ta thì chúng ta sẽ thấu suốt được sự thúc đẩy của con đường giác ngộ chính là môi trường mà tất cả chúng sinh sẽ gặt hái được hạnh phúc. Khi một người biết phát triển lòng từ bi thì họ sẽ trở thành nguồn hạnh phúc chân thật cho kẻ khác. Nguồn phúc lạc này vô tận, nó không có giới hạn với bất cứ ai, không thể nào đo được sự ảnh hưởng của nó trên chúng sinh. Vì thế, không một hạnh phúc nào, không một giá trị nào vĩ đại hơn sự cố gắng thực hành thiền định theo động năng giác ngộ này.
 
 

Sự tinh tấn đều đặn tự nhiên
 

Động năng thúc đẩy đến giác ngộ mà từ đó có thể hướng dẫn người khác thoát khỏi đau khổ được phát khởi khi chúng ta biết trách nhiệm của chúng ta là phải giúp đỡ người khác càng nhiều càng tốt. Chúng ta chỉ có thể nhận ra được điều này khi chúng ta đã phát triển lòng từ bi, là mong muốn cho người khác được thoát khỏi đau khổ. Điều này lại tùy theo tình yêu của chúng tatrong sáng và lớn mạnh hay không, chúng ta có mong muốn nhìn thấy người khác hạnh phúc hay không. Tình yêu này chỉ được khởi phát khi chúng ta tưởng nhớ đến chúng sinh như là cha mẹ của chúng ta và bây giờ chúng ta mong được đền ơn họ. Còn nữa, chúng ta không thể nhận ra được ân nhân của chúng ta nếu chúng ta còn đối xử đặc biệt với người này mà hiềm khích, ghen ghét người khác. Do đó chúng ta cần có thái độ công bằng, đồng đều với tất cả mọi ngườitrước tiênchúng ta nên thực tập từ từ, bình thản, đều đặn tự nhiên cùng với thiền định

Có ba đối tượng cho kiểu thiền này: bạn, kẻ thù và người xa lạ. Tại sao lại thiền như vậy? Tại vì chúng ta quá bận rộn với chính mình, lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chính mình, đến “cái tôi” của chúng ta; hầu như lúc nào cũng chỉ để ý đến thân xác của tôi, tài sản của tôi, sự tiện nghi của tôi, “CỦA TÔI...CỦA TÔI... TÔI !” Bất cứ người nào xâm phạm vào hoặc xoi bói đến hạnh phúc của tôi là ngay lập tức tôi gán cho người đó là kẻ thù của tôi. Cũng giống như vậy, người nào làm tăng niềm hạnh phúc của chúng tangay lập tức chúng ta coi họ như bạn, bạn thân. Còn những người xa lạ, họ là những kẻ chẳng đem đến cho chúng ta cái gì, chẳng vui cũng chẳng buồn, chúng ta sẽ mau chóng quên họ.

Nền tảng của thiền định một cách thản nhiên, thiền tự nhiên là để nhìn ra được tính vô tri, vô cảm và ích kỷ đã tạo nên trí nghi kỵ, kỳ thị của chúng ta như thế nào. Những thái độ ganh ghét, hờn giận, bám viú, dính mắc, vô minh, tâm đóng kín khởi lên trong tâm của chúng ta khi chúng ta nhìn người khác theo một chiều hướng nhất định “nó phải như vậy.” Chúng ta gán cho nó một nhãn hiệu cứng ngắc, chính thái độ này đã làm hại chúng ta và những người khác. Chính sự ước muốn tiêu diệt kẻ thùbảo vệ bạn là mầm mống tạo ra tất cả những xung đột trên thế giới này; từ sự gây lộn, bất bình giữa hai cá nhân dẫn đến chiến tranh toàn cầu. Tất cả những nghiệp xấu và tất cả những đau khổ sẽ chấm dứt nếu tất cả mọi người nhìn ra được những thành kiến này đều không có gốc rễ, không có căn bản.

Trước nhất, chúng ta phải nhận định rằng sự bám viú, sự ràng buộc và những định kiến là gốc rễ cho tất cả những phán đoán của chúng ta về kẻ thù, về bạn bè và về những người xa lạ. Chúng ta bị dính mắc vào ý tưởng sợ mất tài sản, vào những người đã giúp đỡ chúng ta hay vào chính những định kiến sai lầm của chúng ta về những nhân vật quan trọng sẽ đem đến cho chúng ta một đời sống tốt đẹp. Những điều tệ hại của thái độ dính mắc, thái độ lệ thuộc này đã được trình bày rất chi tiết ở trên rồi. Nhắc lại ở đây là chỉ để nhấn mạnh đến việc bám viú, đến sự đeo dính vào “cái tôi”, chính sự kiện này đã bóp méo tất cả những ý niệm của một cái tâm vô minh.

Thứ hai, không có một cái gì chắc chắn, nhất định phải như vậy trong chốn luân hồi, kể cả ba loại người vừa nói. Không có một cái gì chắc thật để xác định đó là kẻ thù, người mà lúc nào cũng gây phiền nhiễu cho chúng ta và họ luôn luôn tiếp tục làm như vậy. Hãy nghĩ đến muôn vàn kiếp trước và những liên hệ thay đổi không ngừng trong luân hồi thì kẻ thù hiện tại của chúng ta cũng chính là những người bạn thân thiết của chúng ta hoặc ngược lại. Cũng chẳng cần phải tin kiểu suy luận này về những sự kiện trong qúa khứ để xác định những thay đổi bạn, thù hay người xa lạ. Người bạn thân thời niên thiếu của chúng ta nay đâu rồi? Cái gì chúng ta đã có cảm tình trước kia bây giờ ra sao? Thật là ơn ích biết bao khi thiền định theo kiểu khảo sát này, hãy tập trung vào những cá nhân đặc biệtchúng ta vừa nhấn mạnh trong ba trường hợp trên rồi cố gắng nhận định xem tâm trạng, thái độ của chúng ta đã như thế nào. Khi chúng ta đã quen với kiểu thiền này, chúng ta nên mở rộng đề tài, nên mở rộng cách suy luận, bao gồm rất nhiều loại chúng sinh và trải dài ra theo thời gian. Với cách này, chúng ta sẽ giải toả được rất nhiều quan điểm chật hẹp, sai lầm của chúng ta trước kia.

Càng lặp đi lặp lại phương pháp thiền định tự nhiên này càng giúp chúng ta biết thận trọng hơn trong việc chấp nhận những giá trịchúng ta đã phán đoán những người khác chỉ vì chúng ta đã quen suy nghĩ theo kiểu này. Kết qủa là chúng ta sẽ tiến xa hơn trên đường ngăn chặn những tư tưởng xấu, những lời nói xấu và những hành động xấu cho người khác trước khi nó tác hại họ. Càng thiền định theo phương pháp này, càng giảm được sự xung khắc, đánh nhau, ích kỷ và những thái độ thiếu suy nghĩ đến người khác. Thí dụ, nếu biết được chúng ta sắp bực mình với người nào, chúng ta có thể giải tỏa được sự giận ghét, căm hờn của chúng ta ngay lập tức khi chúng ta nghĩ đến kiểu thiền định này. Cũng theo phương pháp này, chúng ta có thể tự xác định với chính mình không có một cái gì có gía trị thường hằng, vĩnh cửu về những thái độ, định kiến của chúng ta. Chúng chỉ là những sản phẩm của một tâm vô minh, đóng kín, nhưng với sự thực hành tâm linh chúng ta có thể giải tỏa chúng, đối trị chúng, chuyển hóa chúng để đem lại hoà bình, an lạc.
 

Hãy nhớ đến công ơn của những bà mẹ chúng ta
 

kinh nghiệm về sự an lạc nội tại, đó là dấu hiệu của sự tinh tấn tự nhiên, nhưng đó không phải là ơn phước và mục đích chính của sự thiền định tự nhiên, bình thản. Vì học và tập nhìn tất cả mọi chúng sinh một cách bình đẳng, không thiên vị nên chúng ta luôn đặt chúng ta trong tình trạng biết ơn lòng tốt của tất cả mọi người mà họ đã dành cho chúng ta. Nhờ sự nhận biết này mà chúng ta vượt thắng được tính ích kỷ của chúng ta, ngay cả trong việc giải thoát cá nhân chúng ta khỏi luân hồi.

Bất cứ lúc nào chúng ta gặp hay nghĩ về mẹ của chúng ta – hoặc bất cứ người nào đã săn sóc chúng ta – là ngay lập tức chúng ta xác định được người ấy là ai và chúng ta liền cảm thấy có một tình cảm đặc biệt khơi dậy trong ta. Mỗi khi chúng ta thực tập phương pháp thiền tự nhiên và nảy sinh lòng biết ơn về sự liên tục của đời sống thì chúng ta cũng học được cách đối xử với mọi người như vậy. Họ là cha mẹ của chúng ta trong quá khứlòng tốt của họ không thể đo lường được.

Trước tiên, nghĩ đến người mẹ của chúng ta trong hiện tại là cách tốt nhất để phát triển tâm bồ đề. Lòng tốt của mẹ cho ta ngay khi chúng ta còn ở trong bụng mẹ. Với tình yêu bao la, người đã chịu đựng biết bao khổ cực, thiếu thốn, tự hy sinh để bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm và mất tiện nghi. Người đã phải thận trọng trong miếng ăn, thức uống, cách đi đứng, cách phục sứcchúng ta.

Khổ cực nhất là trong lúc sinh chúng ta, dù khổ cực đến thế nào mẹ chúng ta cũng không giảm lòng yêu thương mà chăm sóc chúng ta. Khi còn thơ dại, người đã chăm sóc, nuôi dưỡng chúng ta 24 giờ một ngày và làm bất cứ gì để bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm. Nuôi chúng ta không phải dễ, chúng ta luôn luôn khóc và làm dơ quần áo, nhưng mẹ không bao giờ than mỗi khi đi thu quần áo giặt. Ngay cả khi mẹ đang ăn, mẹ cũng phải để ý đến chúng ta. Nếu mẹ kiếm được miếng nào ngon trong đĩa thức ăn của mẹ, mẹ cũng đút cho chúng ta. Ngay đến bây giờ, chúng ta cũng không tự săn sóc chúng ta được như mẹ đã làm.

Khi mẹ nhìn chúng ta khôn lớn, mẹ luôn nghĩ đến tương lai của chúng ta. Trong tận đáy tâm hồn mẹ, mẹ luôn muốn chúng ta được hạnh phúcthành công. Mẹ lo lắng về sự học hành, mẹ cầm tay chỉ cho chúng ta viết và đọc. Thành thật mà nói tất cả những khả năng chúng ta có thể làm bây giờ cũng không bù đắp được hết những công ơn của mẹ đã dành cho chúng ta. Trong cách nhìn thiển cận của chúng ta, chúng ta nghĩ rằng tất cả sự thành công của chúng ta đều do chúng ta tạo ra : “Tất cả những gì tôi có đều do tôi tạo ra.” Còn nữa, mẹ chúng ta đã không thiếu sót một ngày nào dành cho chúng ta khi chúng ta còn trẻ, chúng ta không nên tự dối mình, chúng ta không thể so sánh với công ơn của mẹ, chúng ta không xứng đáng. Ngay bây giờ, khi chúng tavấn đề, khi chúng ta gặp khó khăn, không có một người nào giúp chúng ta như mẹ chúng ta đã thường làm cho chúng ta.

Mẹ của chúng ta cũng là người ngưỡng mộ, hãnh diện về chúng ta nhiều nhất, trước nhất. Khi chúng ta làm điều gì tốt, mẹ cảm thấy vui và hài lòng về sự thành công đó. Người luôn muốn chúng ta được nổi tiếng và đôi khi còn nói dối người khác để chúng ta được lợi. Tóm lại, mẹ chúng ta đã làm rất nhiều việc cho chúng ta trong cuộc đời của người và hầu như tất cả những công việc đó đều vì chúng ta, không có một chút gì dành cho người. Ngoài mẹ ra còn có ai hy sinh cho chúng ta như thế?

Nếu chúng ta trải rộng cách nhìn của chúng ta về những kiếp trước thì chúng ta sẽ biết được đây không phải là lần đầu tiên người là mẹ của chúng ta. Người đã từng là mẹ của chúng ta trong nhiều cõi luân hồi, trong nhiều kiếp, người đã chăm sóc chúng ta với tất cả nghị lực, sức mạnh của người. Thí dụ, không thể nghi ngờ được nếu người là con gà mẹ thì chúng ta là con gà con. Gà mẹ đã ấp ủ đàn con trong ổ ấm bằng đôi cánh của nó, đã đào bới khổ cực để kiếm đồ ăn cho các con. Gà là con vật nhút nhát nhưng nếu nó cảm thấy con nó bị nguy hiểm, nó sẵn sàng hy sinh mạng sống để che chở cho đàn con. Sự thiền định của chúng ta về lòng tốt của mẹ có thể nghĩ rộng ra như thí dụ ở trên đến tất cả các loài vật. Rồi càng trải rộng ra chúng ta càng hiểu được trong muôn vàn kiếp tất cả các chúng sinh đều là cha mẹ của chúng ta, họ đã chăm sóc chúng ta cũng như mẹ của chúng ta bây giờ.

Lòng tốt của tất cả các loài không phải chỉ khi họ là mẹ của chúng ta, nhưng nó trải dài ra trong mọi nơi, mọi thời. Hãy ôn lại những sinh hoạt trong một ngày chúng ta sẽ thấy rằng không một phút giây thoải mái nào mà không có liên hệ đến những vật khác, người khác hoặc đến một con thú nào đó. Mỗi một bát cơm mà chúng ta ăn đều có liên quan đến sự khổ cực của những bác nông dân, bác tài xế, người đóng bao và ngay cả kẻ giữ nhà kho...vv...Chúng ta cũng không thể quên được tất cả những sinh vật nhỏ li ti đã phải chết trong lúc trồng tiả hoặc khi gặt hái để có được bát cơm này. Nếu chúng tathời giờ suy nghĩ thấu đáo về những sự kiện xẩy ra trong đời sống, chúng ta sẽ hiểu được sự liên hệ, mối tương quan mật thiết của tất cả mọi sự mọi vật trong vũ trụ này.

Sự thực hành đạo của chúng ta là để hiểu được sự thật trong vũ trụ, đó chính là lòng tốt của chúng ta gửi đến những chúng sinh khác. Tất cả mọi sự kiện đều tùy thuộc lẫn nhau, đều có liên hệ với nhau, từ việc được đầu thai mang thân người và việc sử dụng nó một cách khôn ngoan, đến việc khởi phát một tâm buông xả, tâm bồ đềquan niệm đúng về tính không. Tại sao lại như vậy? Vì mỗi một thành quả đều do nghiệp tốt mà chúng ta đã tạo được và do các vị giác ngộ đã giảng dậy Đạo pháp cho chúng ta. Cả hai nghiệp quả này đều được tạo ra do duyên (yếu tố liên hệ, tùy thuộc – Dg) của cả hai phía. Thí dụ, sự tinh tấn trong việc giác ngộ của một vị phật chính là sự tích tụ từ tâm bồ đề của các ngài. Đây chính là yếu tố tùy thuộc của lòng từ bi, của tình yêu, ...vv...đến muôn vàn chúng sinh, được phát triển và lớn mạnh từ sự thiền định tự nhiên, an nhiên. Vì thế, trong từng sự phát triển và tinh tấn của các ngài, vị phật tương lai, đều tùy thuộc vào chúng sinh. Họ cung cấp cho các ngài mọi cơ hội để các ngài thực hành lòng từ bi, sự kiên nhẫn,...vv...và vì thế nó trực tiếp có liên hệ, có trách nhiệm đến từng sự tiến bộ, sự tinh tấn của các ngài.

Mỗi khi chúng ta nhớ đến lòng tốt của các bậc đã giác ngộ -- các ngài đã chỉ cho chúng ta con đường chân thật để chấm dứt khổ đau và nhìn ra khả năng của các ngài khi các ngài thực hiện những việc đó vì lòng tốt cho tất cả chúng sinh -- thì những lý do làm chúng ta giận dữ tức bực với người khác sẽ mất đi, sẽ tan biến đi. Làm sao chúng ta có thể giận ghét được kẻ thù của chúng ta, ngay cả kẻ thù nguy hiểm nhất nếu họ thực hiện việc đó để mang lại cho chúng ta cả hai loại hạnh phúc: thế tục và tối hậu? Tương đối và tuyệt đối? Tất cả những kinh nghiệm về khoái lạc trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều có thể qui về họ. Vì thế, mặc dù họ đã có những cử chỉ hành động xấu đối với chúng ta, chúng ta cũng nên dành cho họ lòng từ bi yêu thương. Không có chúng ta, mẹ chúng ta cũng đã có quá nhiều khổ đau trong cõi đời này rồi, tại sao chúng ta còn đem thêm oán hận lại cho người. Lòng từ bi chỉ có thể là nhân đức tuyệt hảo của Đại thừa nếu nó bao bọc, nếu nó được trải rộng ra cho tất cả muôn loài một cách đồng đều, bình đẳng. Chúng ta không thể tinh tấn trên con đường phát triển tâm bồ đề khi chúng ta chỉ mong muốn cho một thành phần nào, một số người nào đó thoát khỏi đau khổ.

Nếu chúng ta phát triển một cách kiên trìhiểu biết ngay cả với kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng ta như là những kho tàng đầy quý báu thì tất cả những điều lầm lẫn sai lạc nhất ở trong tâm của chúng ta cũng sẽ bị tan rã. Giận dữganh ghét, chuyên phá hủy những chủng tử tốt của chúng ta trong từng giây phút, chúng có thể tạo ra những dấu ấn sâu đậm trong tâm để xóa bỏ đi những thiện cảm của chúng ta với chúng sinh đã từng là cha mẹ của chúng ta. Chỉ có một con đường duy nhất để biết được sự thật của lời dậy bảo này là chúng ta hãy tự thanh tịnh chúng. Có thể phải thực hành lâu lắm chúng ta mới có thể hiểu được mỗi một chúng sinh là mẹ của chúng ta, nhưng trước khi đạt đến tình trạng đó, nhờ thực hành chúng ta sẽ kinh nghiệm được một cách rất sâu thẳm ở bên trong về sự an lạcmãn nguyện của tâm. Nếu tình trạng này xẩy ra, đó chính là sự thực hành tâm linh một cách đúng đắn.
 

Lợi ích cho người khác

Khi chúng ta cảm nhận và giữ trong tâm chúng ta những thiện cảm của người khác thì chúng ta phải tìm cách tốt nhất để trả lại họ. Tặng lại họ quần áo và thực phẩm là điều quý báu nhưng phải thực hiện bằng cả tâm hồn, bằng cả tấm lòng yêu thương. Chúng ta không nên thiếu sót trong vấn đề mang lại lợi ích cho người khác. Tuy nhiên, điều vô cùng quan trọng phải hiểu là tặng phẩm vật chất không đủ sức mạnh để cắt đứt tận gốc rễ của khổ đau. Chúng chỉ có giá trị nhất thời. Nếu chúng ta thực sự muốn trả ơn tấm lòng bao la của họ, chúng ta phải thực hiện ở bên trong bằng con đường tâm linh. Chỉ có cách đó mới có thể mang lại cho họ kết quả an lạchạnh phúc thường hằng.

Chúng ta cũng không thể giúp người khác nếu chúng ta không thanh tẩy tâm bất toàn của chúng ta. Trở ngại lớn nhất khi làm việc lợi ích cho người khác là thái độ ích kỷ đang nằm rất sâu trong tâm của chúng ta. Nếu thực sự ước muốn đem lợi ích đến cho người khác, chúng ta phải cố gắng đào đi cho hết tâm ích kỷ này.

Không có một lý do nào để hỏi tại sao chúng ta phải đặt sự ích lợi cho người khác trên ích lợi của chúng ta. Trong ý nghĩa sâu thẳm của kinh điển mật tông về Cúng Dường Vị Thầy có viết:

 Kính lạy thầy,
Kính xin thầy độ trì con và mỗi một chúng sinh,
Vì từ đó con mới có thể tiếp tục suy nghĩ
Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc
Vì họ không có một chút gì khác biệt với con
Và cho tất cả muôn loài khác nữa
Từ kẻ không được thỏa mãn
Đến kẻ không đạt điều mong muốn,
Và cho cả người chỉ có một chút khổ đau.

Sự thật là không ai muốn khổ đau, mọi người đều mong muốn được hạnh phúc. Chúng ta luôn nghĩ rằng chúng ta là người duy nhất trên thế giới này đau khổ. Từ nguyên thủy chúng ta đã chỉ nghĩ đến chúng ta, nhưng sự kiện này đã mang lại cho chúng ta những gì? Chắc chắn là không được một cái gì trên con đường tinh tấn của tâm linh. Chỉ có một điều duy nhấtchúng ta được là những hành động không đạo đức, hung hăng và ích kỷ, và rồi chúng ta vẫn tiếp tục kinh nghiệm thêm nghiệp quả xấu. Vì thế chúng ta nên khôn ngoan lợi dụng cơ hội vô cùng quý báu là được làm người trong kiếp này cộng với những lời dạy bảo này mà bắt đầu làm lợi ích cho kẻ khác.

Trong bài Cúng Dường Vị Thầy cũng còn diễn tả thêm về sự quan trọng của thái độ chúng ta khi an ủi người khác:

 Kính xin thầy độ trì con
Để con có thể hoán đổi con với người khác
Để con có thể đối xử công bằng với họ
Khi nghĩ về ơn ích và làm tròn bổn phận
Trong sự thực hành:
Phật chỉ làm cho người khác
Còn kẻ ích kỷ chỉ làm cho mình.

Ích kỷ chỉ mang đến diệt vong,
Còn tình thương gửi đến các bà mẹ của chúng ta
Là điều căn bản của mọi đức hạnh.
Do đó, nhờ sự thực hành hoán đổi con với người khác,
Kính xin thầy độ trì con để con có thể hoàn thành công việc này.

Vì hoán đổi mình với người khác mà chúng ta phát giác ra được những sự khó khăn của họ một cách nhanh hơn. Chúng ta nhớ tất cả những gì họ đã thực hiện cho chúng ta trong qúa khứ nên chúng ta có thể làm dịu bớt được ngay những đau khổ của họ. Lòng từ bi và tình yêu của chúng ta cũng lớn mạnh hơn, không có gì sung sướng hơn khi nhìn người khác hạnh phúc và không gì buồn hơn khi biết người khác đang đau khổ. Mỗi khi chúng ta có một niềm vui là ngay lập tức chúng ta mang ra chia sẻ với những người kém may mắn. Cũng giống như vậy, mỗi khi nhìn thấy ai đau khổchúng ta mong muốn gánh giùm cho họ. Nếu chúng ta có thể san sẻ hạnh phúc và gánh lấy khổ đau cho người khác là một điều tuyệt hảo. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thể làm được thì sự ước muốn này cũng là một hạt giống chúng ta đã trồng để rồi một ngày nào đó nó sẽ chín trong khả năng của chúng ta để đem lại hạnh phúcan lạc cho họ. Ngài Shantideva nói:

 Một người tốt luôn nghĩ cách chữa
 Bệnh nhức đầu cho tất cả chúng sinh
 Lòng tốt này tạo ra muôn vàn công đức.
 Còn có ai quan tâm đến muôn loài
 Mong ôm trọn nhức đầu của chúng
 Chúc họ tạo được vô vàn nhân đức!

Khi chúng ta so sánh chúng ta với người khác, điều khác biệt chính mà chúng ta cần nêu ra ở đây là chúng ta may mắn được nghe những lời dậy bảo để cải hoá tâm ta. Sau một thời thực tập nhỏ về thiền định chúng ta đã kinh nghiệm được thế nào là giải thoát khỏi những điều xấu mà trước đây chúng ta đã vướng vào. Trong khi những người khác không có được những may mắn này. Họ vẫn bị ngụp lặn trong vọng tưởng mà không có được một sự chỉ dẫn nào để thoát ra khỏi những chuỗi khổ đau cứ dồn dập kéo tới. Mặc dầu họ cũng ước mong được hạnh phúc, nhưng mỗi một hành động lại mang thêm khổ đau. Nhờ tri giác lớn mạnh, trong sángrực rỡ, chúng ta phát triển được những tâm nguyện thanh tịnh để có thể hướng dẫn những người đau khổ đi vào con đường giải thoát. Chúng ta sám hối vì những lỗi lầm trong quá khứ đã làm người khác đau khổcố gắng thực hiện những con đường đem lại hạnh phúc cho muôn loài.

Chúng ta hãy bắt chước những đứa trẻ có trách nhiệm giúp đỡ mẹ nó vượt qua những thời khó khăn. Chúng ta phải từ bỏ ngay những tư tưởng là người khác phải đối diện với khổ đau của họ. Chúng ta phải hoàn thành một cái gì và chỉ chúng ta là người có khả năng làm điều đó. Còn nữa, khi chúng ta nhìn vào bên trong tâm của mình, chúng ta sẽ nhận ra một điều là chính chúng ta phải tự giúp mình, chứ không phải ai khác. Vì thế, chúng ta phải kiếm cho ra người nào có thể làm được công việc này, hãy nghĩ cách vượt thắng họ. Rồi chúng ta sẽ thấy rằng đó chính là người hoàn toàn giác ngộ -- người theo đuổi con đường tâm linh tới toàn thiệnđạt được qủa vị phật, tới trạng thái hoàn toàn tỉnh thức -- mới có đủ năng lực để hướng dẫn những người khác thoát khỏi khổ đau. Khi tất cả những nhận thức này cùng đến với nhau và khi chúng ta quyết tâm chiến thắng chính mình để đạt giác ngộ vì lợi ích người khác và cho những người mẹ, thì đó chính là phát triển bồ đề tâm một cách chân thật, đó chính là động năng giác ngộ.

Tôi xin kết thúc đề tài phát triển tâm bồ đề ở đây, lãnh vực thứ hai của ba lãnh vực chính trên con đường dẫn đến giác ngộ. Có tạo được ơn phước hay không trong bài giảng này hoàn toàntính cách cá nhân, tùy thuộc vào thái độ đón nhận của từng người ở đây. Nếu có được một chút ơn phước nào, chúng ta nên hồi hướng ngay cho chính chúng ta và cho tất cả mọi người để cùng đạt giác ngộ. Bằng cách này, bất cứ một nghiệp tốt nào mà chúng ta đã tạo được cũng không bị phá hủy hay bị dẫn dắt sai lầm bởi nghiệp xấu.

Hãy nghĩ đến tất cả những nhân đức của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai, cả đến thân xác hiện tại cùng của cải, sức khoẻ của chúng ta đều được dâng hiến cho những vị đã giác ngộ, để mang đến cho họ niềm an lạc miên viễn. Rồi tất cả những ơn phước tích lũy này nên hồi hướng đến muôn loài chúng sinh mà không dành lại một chút gì cho riêng chúng ta. Nên biết rằng tất cả những hồi hướng này là nguồn nhận thức mà từ đó muôn vàn chúng sinh có thể tinh tấn trên con đường thực hành tâm linh về Đạo pháp để tiến đến mục tiêu tối thượng. Rồi tưởng tượng tất cả chúng sinh đều được giác ngộ, đều được thanh tẩy mọi vọng tưởng. Cuối cùng, hãy cầu nguyện tất cả những ơn phước mà chúng ta có được hôm nay đều nhanh chóng giúp chúng ta tinh tấn trong ba lãnh vực dẫn đến giác ngộ này.

Nhận thức Bản tính của Sự thật
 

chúng ta đã nghe những lời dạy bảo thực hành Đạo pháp một lần hay rất nhiều lần cũng chỉ đưa đến một mục đích: hướng dẫn chúng sinh có một quan niệm đúng (chính kiến) về chân tính – tất cả các hiện tượng, các sự vật đều trống rỗng và vô ngã, không có tự tính. Nếu chúng ta phát triển được một sự hiểu biết không thể sai lầm, một sự hiểu biết vững chắc về cách sự vật xuất hiện, về cách các hiện tượng sinh khởi thì chúng ta sẽ giải thoát chúng ta khỏi tất cả những đau khổ của bánh xe luân hồi. Vô minh là nguồn gốc của tất cả mọi khổ đau, vô minhnguyên nhân số một của vòng 12 duyên khởi, nó đưa chúng ta vào luân hồi hết kiếp này qua kiếp khác: sinh ra, chết đi rồi lại đầu thai, mặc dù chúng ta không muốn, nó vẫn xẩy ra một cách tự động, một cách rất tự nhiên. Với trí tuệ, chỉ có trí tuệ, chúng ta mới có thể cắt đứt được vô minh, từ đó chúng ta mới giải thoát chúng ta khỏi tất cả những mắc xích của luật nhân qủa, của nghiệp chúng ta. Còn nữa, nếu chúng ta đạt được trí tuệ như vậy cùng với năng lực bồ đề tâm, chẳng những chúng ta giải thoát được chính chúng ta mà còn đạt đến sự tỉnh thức tối thượng nữa (Diệu Quan Sát Trí, trí tuệ nhận biết nhiều khía cạnh, nhận biết toàn diện pháp giới. - Dg) Từ đó chúng ta có đầy đủ khả năng để hướng dẫn tất cả chúng sinh trên con đường chấm dứt mọi khổ đau.

Để hiểu được tánh không (tính không, không tính, shunyata) chúng ta phải làm quen với đề tài này một cách không lầm lẫn, một cách vững chắc. Đề tài này đã được giảng dậy bởi chính Đức Phật Thích Ca và nó được truyền dạy cho đến ngày hôm nay một cách liên tục không gián đoạn qua các dòng truyền thừa, các thiền giả và các học giả lỗi lạc như Ngài Long Thọ, Chandrakirti, Je Tsong Khapa...Nếu chúng ta chạy theo những lời giảng dạy cao siêu mà nó không giải thích được bản tính của sự vật thì chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được bản tính của sự thật, của chân tính, không cần biết chúng ta đã thiền định đến cỡ nào, bao lâu. Vì thế, điều vô cùng quan trọng là chúng ta phải tìm những lời giải thích đúng, rồi nghiên cứu, tìm hiểu sâu xathiền định về chúng một cách vô cùng thâm sâu (Tiến trình hòa nhập trong tánh không gồm ba giai đoạn: tìm hiểu, kinh nghiệmchứng ngộ tánh không. –Dg) Hãy theo dõi những lời dạy bảo của các bậc thầy Ấn độTây tạng. Ngài Je Tsong Khapa viết:
 
 Kẻ nào nhìn được nguyên nhân và kết quả
 Của mọi sinh khởi trong luân hồigiải thoát
 Không còn vướng bận và tà kiến đã bị tiêu diệt
 Kẻ đó đã bước vào con đường của các vị phật.

Trí tuệ tánh không chính là phương thuốc trực tiếp đối trị vô minh của chúng ta về bản tính của sự thật. Nếu trí tuệ này không hoàn toàn phá bỏ được lối nhìn thông thường về sự vật thì đó không phải là trí tuệ thật. Bởi vì vô minh chỉ nhận thức đối tượng một cách hoàn toàn sai lạc, nhưng trí tuệ thì ngược hẳn lại. Vì thế, trước nhất chúng ta cần phảitrực giác về các nhận thức của chúng ta xem chúng làm việc như thế nào để từ đó chúng ta biết chúng ta phải làm gì, hành sử ra sao. 

Tâm của chúng ta đã quen nhìn sự kiện, sự vật theo một chiều hướng sai lầm nên rất khó mà có được một hình ảnh trong sáng về sự thật. Bởi vì trí tuệ của chúng ta quá hạn hẹp, nó không đủ sức mạnh để nhận những điều đã tin tưởngsai lầm, nó hầu như không biết thực trạng của sự vật là gì. Thí dụ, nếu chúng ta tự hỏi mình: “Thực sự ‘cái tôi’ mà chúng ta thường nói đến là gì?” chúng ta sẽ không trả lời nổi hoặc rất khó tìm được câu trả lời. Đó là một sự thật phũ phàng, chúng ta đã nghĩ về “cái tôi” quá nhiều, ngay cả trong giấc mơ. Vọng tưởng của chúng ta quá dầy đến nỗi không giải thích nổi những cái mà chúng ta thường gặp.

Từ vô thủy muôn vàn kiếp trước trong luân hồi đến bây giờ chúng ta đã thường nghĩ đến “cái tôi” của chúng ta như là một cái gì rất vững chắc, tự có, tự hiện diện một cách độc lập. Nó xuất hiện mà không có một chút gì liên hệ đến thân xác, đến tâm thức hoặc đến bất cứ gì khác của chúng ta. Hơn nữa, hầu như nó hoàn toàn tự lập. Chúng ta đã không học hỏi sự tin tưởng sai lầm này; chúng ta sinh ra, chết rồi lại đầu thai hoàn toàn theo bản năng. Đây là sự thật, lý dochúng ta sinh ra trong một thân xác bất toàn vì tâm của chúng ta đã quá bận rộn, đã có một ý niệm tự hữu về “cái tôi,” rồi từ đó chúng ta mong muốn, vồ chụp, chấp nắm, bám víu cho sự an toàn của nó.

Đó là một lối nhìn quá sức sai lầm. Thí dụ, khi chúng ta sợ hãi hay nóng giận, chúng ta cảm thấy mãnh liệt là “Tôi không muốn, tôi không thích nó một chút nào cả!” khởi phát ra ở trong ta, còn tất cả những cái khác thì không quan trọng. Chỉ có một điều là chúng ta phải tìm cách bảo vệ “cái tôi” đang ở trong tim của chúng ta. Nhưng, sự thật là không có một “cái tôi” nào đang hiện diện. Đó hoàn toàn chỉ là sản phẩm của một ý niệm mù quáng, vô minh.

Thực sự chúng ta có một “cái tôi” theo qui ước, theo tập tục, nhưng nó chỉ xuất hiện một chiều, trong khi chúng ta lại tin rằng nó thật sự hiện hữu trong tất cả mọi đau khổ của chúng ta. Chúng ta tự lao vào những vấn đề do chính chúng ta tạo ra bởi vì căn bản nhận thức của chúng ta đặt trên một quan niệm sai lầm chúng ta là ai. Tất cả những phán đoán của chúng ta đều sai và chúng ta không có khả năng để đối diện hay tác động trên những tình trạngchúng ta đang phải đối phó. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên chúng ta luôn luôn gặp những chuyện bực mình khi sự kiện xảy ra để rồi kinh nghiệm toàn là bất mãn và khó chịu trong kết quả.

Tại sao cảm thấy “cái tôi” xuất hiện một cách độc lập, tự hiện hữu, lại là một sai lầm? Nếu chúng ta đối diện với câu hỏi này một cách thận trọng, nghiêm túc và thành thật thì câu trả lời sẽ đến một cách rất trong sáng. Không thể nghĩ về một “cái tôi” bên ngoài –cũng là nghĩ về-- thân xác hoặc tâm của chúng ta. Vì thế, nếu “cái tôi” thực sự độc lập và tự có thì nó phải giống như thân xác và tâm, hiện diện như vậy, hoặc là một cái gì đó riêng biệt với chúng. Nếu chúng ta thiền định sâu xa về điều này, chúng ta sẽ thấy rằng chỉ có thể có hai sự kiện này mà thôi.

Tuy nhiên, thật rõ ràng là “cái tôi” không thể xuất hiện tách biệt khỏi thân hoặc tâm bởi vì không có ”cái tôi” nào để chúng ta có thể chỉ vào như chúng ta chỉ vào một sự kiện tinh thần hoặc vật chất. Thí dụ, khi thân xác ngủ, chúng ta nói, “tôi đang ngủ.” Khi nó đang chăm chú vào thức ăn, chúng ta nói, “tôi đang ăn.” Khi nó đang ở trên ghế, chúng ta nói, “tôi đang ngồi.” Nếu “cái tôi” thực sự hiện diệnchúng ta có thể cảm nhận được – như chúng ta thường cảm nhận một cái gì đó ở thân và tâm của chúng ta – thì có thể nó chẳng có liên quan gì, ý nghĩa gì đến những hoạt động của chúng ta. Nếu “cái tôi” là một cái gì đó xuất hiện riêng biệt khỏi thân, thì tại sao chúng ta lại nghĩ, “tôi đang ngồi” khi thân chúng ta đang ở trong ghế?

Cùng một cách đó khi nói về tâm. Trong một khoảng khắc ngắn ngủi nào đó tâm chúng taliên hệ với rất nhiều hoạt động khác nhau, thường là trái ngược nhau. Khi tâm đang nghĩ, đang ngủ, đang thiền, đang tức giận hay đang mơ, chúng ta nói, “tôi đang nghĩ,” “tôi đang thiền,” “tôi đang tức,” ...vv... Nếu có một “cái tôi” hiện diện một cách nào đó ngoài cái tâm, thì nó cũng chẳng có ý nghĩaliên quan đến những hoạt động tinh thần trong danh nghĩa của một “cái tôi” độc lập và tự có.

Tuy nhiên, hãy cho quan niệm sai lầm này một chút công bằng, giả thử có một “cái tôi” độc lập như thân xác, như tâm hay như một hình dáng nào đó của nó; dù cho “cái tôi” có được coi như thân xác hay tâm thì nó cũng không thể nào là một thành phần vật chất hay tinh thần của chúng tachúng ta có thể chỉ tay vào nó mà xác định rằng “Đây là ‘Tôi.’” Nó không phải là tay của chúng ta, không phải là tim của chúng ta hay là bất cứ một thành phần nào đó của thân xác mà chúng ta có thể gọi là “Tôi”. Chúng ta cũng không thể nói cái gì chúng ta đang nghĩ đang cảm là “cái tôi” của chúng ta. Cho tới khi nào chúng ta còn xác nhận chúng ta với thân xác của chúng ta, với tâm của chúng ta hoặc cứ tiếp tục nghĩ “Đây là thân của tôi” hay “Đây là tâm của tôi” là còn tiếp tục nhầm lẫn về tất cả mọi sự việc. Những tư tưởng này có thể hiểu ngầm là “Đây là thân của thân xác” và “Đây là tâm của tâm,” cả hai đều là tình trạng vô nghĩa lý. Hơn nữa, có rất nhiều, rất nhiều nguyên tử, vật nhỏ li ti, những vi thể trong thân xác của chúng ta và cũng có rất nhiều tư tưởng đi qua tâm của chúng ta mà nếu chúng ta gọi từng cái là “Tôi” thì chúng ta phải đi đến một kết luậnchúng ta đã là một triệu người khác nhau. Cũng hoàn toàn vô nghĩa lý khi xác nhận “cái tôi” với một vi thể nào đó hay với một tư tưởng nào đó, còn những cái khác thì sao? Chúng thuộc về ai đây?

Nếu chúng ta nghĩ những điểm này một cách có hệ thống và dùng chúng để kiểm chứng lại tất cả những đường lối mà chúng ta đã nhìn về chúng ta thì chúng ta sẽ thấy rằng không thể có một “cái tôi” xuất hiện một cách độc lập. Một “cái tôi” như vậy không thể hiện diện được, không thể xuất hiện được nên có nghĩa là không có tự tính, trống rỗng. Bởi vì tâm vô minh bảo rằng chúng ta hiện diện một cách nào đó như một “cái tôi” hoàn toàn độc lập, còn trí tuệ tánh không nhìn rất rõ ràng rằng “cái tôi” không bao giờ có dù chỉ một chút xíu, nên hai quan điểm này hoàn toàn trái ngược nhau. Dù chúng ta có tin một “cái tôi” sai lầm của chúng ta hay một “cái tôi” theo qui ước của chúng ta thì cũng không thể nào tách chúng ra khỏi thân và tâm của chúng ta hay bất cứ một phần nào của chúng. Đúng ra, chúng xuất hiện, chúng hiện diện tùy thuộc lẫn nhau (duyên khởi).

Sự thật có nhiều cấp bậc, mặc dù trong tương đối hay tuyệt đối, trong căn bản hay qui ước. “Cái tôi” qui ước xuất hiện ra trong tâm, chúng ta đã đề cập đến là một “cái tôi” sai lầm – vì nó cho đó là “cái tôi” độc lập và tự có – nên nó là một sự thật tương đối. Sự thật của “cái tôi” qui ước (tập tục) xuất hiện đúng như cách thế của nó, nhưng điều này không thể được nhận ra bởi cái tâm vô minh. Chỉ có cái tâm hiểu được tánh khôngnhận thức trực tiếp được tất cả mọi sự vật, mọi hiện tượng đều không có tự tính mới có thể hiểu được bản tính tuyệt đối, nhận thức được chân tính. Tâm siêu việt đó không hề bị một chút ô nhiễm nào của những quan niệm sai lầm, của những ý niệm sai lầm về sự thật tương đối nên nó có thể nhìn sự vật, nhìn hiện tượng như chính nó là, như chính nó xuất hiện trên cả hai cấp bậc (nhị đế: tục đế hay thế đếchân lý của thế tụcchân đế hay thắng nghĩa đếchân lý của Phật. – Dg)

Khi chúng ta phát triển tâm linh trong tánh không, chúng ta sẽ nhìn sự vật hoàn toàn khác với lối nhìn thông thường của chúng ta bây giờ. Mọi vật sẽ như một bóng ma hay một ảo ảnh. Nhưng không phải là không có gì xuất hiện. Cần phải nhấn mạnh rằng “cái tôi” dù không tách biệt với hay không hoàn toàn giống thân và tâm thì không có nghĩa là nó hoàn toàn không có. Đây là điều vô cùng sai lầm và rất nguy hiểm nếu chúng ta kết luận như vậy. Một người đang đau khổ vì những ảo tưởng về một tâm-thức-tôi có thể bắt đầu kiểm chứng những phiền não “tôi” của họ. Thất vọng khi đi tìm một “cái tôi” độc lập, họ có thể kết luận rằng “cái tôi” của họ hoàn toàn không có, không hiện diện. Một khi họ đã tin với lối nhận thức này, họ dễ dàng đi đến việc chối bỏ mọi sự. Họ không chỉ nghĩ rằng họ không hiện diện mà họ còn có cảm tưởng rằng người khác và vật khác cũng như vậy.

Đây là một quan điểm quá cực đoan về sự chối bỏ, gọi là chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa này có thể dẫn đến những tình trạng tâm thần nguy hiểm, rất nguy hiểm và cực kỳ khổ đau (bệnh tâm thần). Do đó, khi kiểm chứng về “cái tôi” chúng ta phải vô cùng thận trọng. Chúng ta phải có khả năng phân biệt thật rõ ràng về sự khác biệt của hai ý niệm về “cái tôi.” Thông thường, quan niệm sai lầm nhìn nó như là một cái gì xuất hiện độc lập, riêng biệt. Một khi quan niệm sai lầm về “cái tôi” đã được nhận thức, đã bị bác bỏ, cái gì còn lại chính là sự thật, lúc đó “cái tôi ” sẽ xuất hiện một cách bình thường. “Cái tôi” này xuất hiện trong một tương quan với (tùy thuộc) thân và tâm của chúng ta. Nó có những hoạt động, tạo nghiệp, rồi kinh nghiệm được những kết quả theo luật nhân quả như đã trình bày về 12 duyên khởi ở trên. Một “cái tôi” như vậy thì chẳng có gì là độc lập, tự có, nó chỉ là một phần của chuỗi dài liên tục vô tận của những hành động và phản ứng, năng lực và phản năng lực. Khi chúng ta có sự hiểu biết này, chúng ta sẽ thấy rằng tại sao chúng ta lại kinh nghiệm được những gì chúng ta đã làm. Chúng ta cũng nhận thức được chúng ta có khả năng làm cách nào để uốn nắn những kinh nghiệm của chúng ta trong tương lai do những gì chúng ta nghĩ, chúng ta nói và làm ngay bây giờ. Vì thế, khi trí tuệ của chúng ta phát triển, lớn mạnh, chúng ta sẽ kiểm soát được định mệnh của chúng ta.

Nếu chúng ta phân biệt được một cách thật rõ ràng về sự sai lầm, giữa một “cái tôi” độc lập và một cái thực sự hiện diện thì chúng ta sẽ không còn bị nguy hiểm rơi vào cực đoan của hư vô. Nếu không như vậy thì khi thiền định về tánh không chúng ta chỉ làm cho vô minh càng thêm vô minh hơn.

Khi chúng ta thiền định về tánh không chúng ta sẽ trải qua rất nhiều trạng thái của tâm linh. Trước tiên chúng ta sẽ đạt được một cái nhìn trong sáng, rõ ràng rằng chúng ta đã nhận thức sai lầm về “cái tôi,” – cái xuất hiện một cách độc lập -- như thế nào. Rồi, khi chúng ta đánh phá “cái tôi” sai lầm này bằng cách phân tích cái nào tách biệt, cái nào là một với thân và tâm của chúng ta, lúc đó “cái quan niệm sai lầm sẽ tan biến,” như Je Tsongkhapa đã nói. “Cái tôi” này sẽ bắt đầu tan rã rồi biến mất, tan biến trong bản tính chân thật của chính nó ( không có tự tính, trống rỗng.)

Khi không tìm kiếm được “cái tôi” này, chúng ta sẽ kinh nghiệm được một sự trống rỗng rất sâu xanội tâm của chúng ta. Nó giống như chúng ta đã mất một cái gì qúi gía. Tại lúc này, sự sợ hãi có thể khởi lên bởi vì chúng ta không còn “cái tôi” nào để bám vào. Nếu và khi nó xẩy ra, chúng ta đừng để bị rơi vào tình trạng cực đoan của hư vô là chối bỏ mọi sự. Đây là một sai lầm vô cùng tai hại. Tốt hơn, chúng ta nên kiên trì thiền định rồi tự nhiên sẽ chứng nghiệm được tánh không. Chúng ta sẽ có khả năng nhận thức được bản tính chân thật của “cái tôi” – thiếu vắng sự tự hữu – và hoàn toàn cảm nhận rằng đó chỉ là những bóng ma, huyễn ảo trên bình diện rất tương đối của sự thật. Như đã được nói đến trong bài Cúng Dường Vị Thầy: 

 Cũng không phải một vi trần trong luân hồi hay niết bàn
 Chẳng có gì như vậy hiện hữu,
 Cũng chẳng có gì sai lầm khi nói rằng những vi trần này
 Là duyên khởi của nhân và qủa.
Kinh xin thầy độ trì con
Để con có thể chứng nghiệm được đại chính kiến của Ngài Long Thọ
Về sự không mâu thuẫn, ơn phước tương hợp của nhị đế.

Khi chúng ta đạt tới hai nhận thức này, chúng ta mới thực sự bước trên “đường làm vui lòng chư phật.”

Quan niệm sai lầmchúng ta nhìn “cái tôi” như là một cái gì độc lập và tự có cũng sai lầm y như chúng ta nhìn các hiện tượng. Thí dụ, khi chúng ta nhìn cái bàn, chúng ta không để ý tới khía cạnh nó xuất hiện trước chúng ta chỉ như là một cái tên mà chúng ta đã đặt cho nó và chính cái tên này, cái nhãn hiệu này là một tập hợp tuỳ thuộc vào nhiều thứ, nhiều nguyên nhân và nhiều hoàn cảnh. Thay vì nhìn cái bàn theo chiều hướng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố (duyên khởi) chúng ta lại nhìn nó theo một chiều hướng quá đơn giản mộc mạc và sai lầm. Vì cái quan niệm sai lầm ràng buộc qúa sâu xa này mà chúng ta cảm thấy đối tượng này qúa thật và độc lập, nó tiến đến chúng ta từ ngoài kia. Chúng ta đã quên mất nó là một cái gì mà chúng ta đã đặt tên cho nó, cho nó một giá trị, thực sự là nó đã được chế tạo ra.

Một thí dụ khác, một đôi vợ chồng có con và đặt tên cho nó là Gerald. Dù thật sự họ đã tạo ra cái tên này cho em bé, nhưng chẳng bao lâu sau họ cứ nghĩ con của họ thật sự là “Gerald.” Họ nhìn Gerald như là một cái gì hiện diện cùng với đứa trẻ, độc lập và tự có, xuất hiện ra với họ như khôngnguyên nhân. Thay vì nhìn đứa bé như là một người tùy thuộc vào thân xác, tâm hồn, tên tuổi và nhiều thứ khác, họ lại nhìn nó như một cái gì thật có, Gerald rất độc lập, mà chẳng có một chút gì tùy thuộc vào những cái khác để cho nó được hiện diện.

Có rất nhiều sách giải thích làm sao để thiền về sự thiếu vắng của tính tự hữu độc lập của “cái tôi” và của các hiện tượng khác. Nhờ đọc những cuốn sách đó về tánh khôngchúng ta có thể tích tụ được nhiều kiến thức sâu xa. Nhưng điều vô cùng quan trọng là phải thật sự tự thanh tẩy chúng ta khỏi những tà kiến, vọng tưởng và những ý niệm sai lầm. Cho tới khi nào chúng ta còn vô minh về cái gì là đúng, riêng biệt và cái gì là không đúng, không hợp cách là chúng ta còn rơi vào tình trạng nhận thức lệch lạc về hình ảnh thật của chân lý, của bản tính, tất cả sự hiểu biết của chúng ta sẽ thiếu vắng chân nghĩa và chân giá trị. Vì thế, chúng ta cần phải thanh tẩy tâm của chúng ta. Chúng ta phải cố gắng loại bỏ cả hai thứ vọng tưởng dầy đặc như ganh ghétbám víu, cái này làm chúng ta khó tập trung và khó thâm nhập vào ý nghĩa của tánh không. Vì chúng qúa vi tế và vì vọng tưởng quá thâm sâu của vô minh nên từ đó mọi vọng tưởng dầy đặc khác lại phát khởi liên tục. Còn nữa, chúng ta không bao giờ được thiếu sót trong việc quan sát nghiệp của chúng ta, con đường thẳng tắp của tất cả mọi hành động là kiên trì thực hành Đạo Pháp.

Sau cùng, chúng ta thử hỏi sự tin tưởng vững chắc ở tính độc lập tự có này ảnh hưởng đến tâm của chúng ta như thế nào? Có những lễ hội, có những buổi trình diễn ở những nơi công cộng hay ở bất cứ đâu, chúng được coi như là những trò chơi vô lý, những màn kịch vô duyên, nhưng ở đó mọi người cùng chia sẻ với nhau một trò huyễn ảo. Mặc dầu nó là kịch, bi kịch nhưng nó vẫn làm chúng ta cười. Tiến trình thanh tẩy tâm ô nhiễm huyễn ảo này có thể phải mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành được, nhưng nó rất cần thiết nếu chúng ta quyết tâm muốn trốn thoát khỏi khổ đau để chỉ cho người khác con đường đi đến tự do, giải thoát. Do đó, chúng ta phải cố gắng thật nhiều, phải liên tục kiên trì, luôn luôn giữ động năng này càng thanh tịnh càng hay.
Kết Luận
 

Chúng ta không có đủ thời giờ để thảo luận xa hơn nữa về ba lãnh vực chính của con đường dẫn đến giác ngộ. Nhưng những gì đã được trình bày ở trên cũng tạm đủ để chúng ta ý thức được sự quan trọng của việc phát triển tâm hoàn toàn buông xả, một động năng giác ngộ của bồ đề tâm, một cái nhìn đúng về tánh không, chúng ta cần cố gắng thật nhiều để lãnh hội những lời giảng dậy này. Chúng ta nên tìm kiếm một vị thầy tâm linh hướng dẫn chúng ta đi đúng trên con đường tìm hiểu Đạo Pháp. Còn nữa, chúng ta nên đọc và nghiên cứu những tài liệu, những lời giảng về Đạo Phápgiá trị, nhất là những điểm cốt tủy này. Nhưng điều vô cùng quan trọng vẫn là thực hành, thật tâm chân thành thực hành qua thiền định về tất cả những gì mà chúng ta đã học, đã đọc được. Hãy thực sự áp dụng những gì chúng ta đã học vào đời sống hàng ngày. Có như vậy, sự thực hành của chúng ta mới thực sự làm vui lòng các bậc đã giác ngộ và sau cùng mới mang lại ơn ích cho muôn vàn chúng sinh khác.

Mỗi khi chúng ta bắt đầu một buổi thiền về bất cứ khía cạnh nào trên những lời dậy bảo này – dĩ nhiên, bất cứ lúc nào chúng ta thực hiện những công việc đạo đức – chúng ta cũng phải nhớ thanh tẩy những động năng thúc đẩy của chúng ta. Sự kiện này bảo đảm tất cả những ơn phước mà chúng ta có thể có được sẽ hữu ích cho tất cả những công việc chúng ta làm. Vì thế, hãy vun trồng những ý tưởng đó như sau:

Con và muôn loài chúng sinh đã bị khổ đau trong luân hồi từ muôn ngàn kiếp đến bây giờ. Bây giờ con vẫn đau khổ, con đã mù quáng chấp nhận ý niệm sai lầm con là ai. Con đã lầm tin tưởng “cái tôi” là tự có và độc lập nên con đã nhìn những bất tịnh trong luân hồithanh tịnh và đáng mong ước.

Con không muốn làm nô lệ cho những vọng tưởng này nữa. Trước khi Phật Thích Ca đạt giác ngộ, Ngài cũng vô minh như con, cuối cùng Ngài đã giác ngộ và đạt qủa vị Phật, không có một lý do nào có thể ngăn cản con làm điều đó.

Tuy nhiên, con không hoà nhập trong tánh bản nhiên và giải thoát cho riêng con. Con không phải là người duy nhất ước muốn hạnh phúcthoát khỏi khổ đau. Nếu chỉ giải thoát một mình con mà không nghĩ đến người khác là không đúng. Qủa nhiên, thái độ ích kỷ của con là nguyên nhân cho tất cả mọi khổ đau của con và của muôn loài, vì thế ngay bây giờ con phải chấm dứt. Tất cả chúng sinh, những người mẹ cao qúi cuả con, đã cho con nhiều hạnh phúc mà con chưa từng có như vậy. Mặc dầu không có một ân nhân nào mong muốn đau khổ nhưng họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để có hạnh phúc. Làm sao con có thể quên họ được khi họ thật sự cần sự hướng dẫn?

Những người bạn của con không phải là những người duy nhất bị ray rứt liên tục trong khổ đau. Ngay cả những con thú, những sinh vật nhìn thấy hay không nhìn thấy trong vũ trụ này cũng đang ngụp lặn trong mê vọng. Chúng đã chịu khổ đau từ muôn vàn kiếp và còn tiếp tục khổ đau cho đến khi nào chúng chưa thoát khỏi vô minh. Con không thể quên những sinh vật bất hạnh này, vì chúng đã chỉ cho con biết thế nào là lòng từ ái.

Do đó, khi con nhận thức được bổn phận của con về sự lợi ích cho muôn loài, con sẽ thiền định sâu xa trên con đường dẫn đến giác ngộ. Nguyện xin tất cả những ơn ích phước đức nào mà con có được trong sự thực hành này sẽ thuần nhuyễn tâm con. Nguyện cho con được tinh tiến trên con đường phát triển tâm linh càng nhanh càng tốt hầu sớm đạt giác ngộ để mang lại hữu ích cho tất cả những bà mẹ của con. Nguyện xin những lời dậy bảo của các bậc đã giác ngộ tiếp tục vun tướicung cấp ơn lành cho tất cả.

Cám ơn qúy vị rất nhiều.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/09/2010(Xem: 69549)
30/09/2012(Xem: 26077)
08/10/2013(Xem: 9463)
05/02/2014(Xem: 10902)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.