CHƯƠNG TÁM
Hướng Dẫn trên Con Đường của
Sự Chuyển Di
Kính lễ đức
Quán Thế Âm !
Đây là những
giáo huấn thực hành sâu xa của
Quán Thế Âm. Nếu bạn chết mà không đi đến cùng đích của
thực hành nhờ
thiền định này, thì hãy
đem theo sự
hộ tống này trên
con đường của
chuyển di. Cái này có
lợi lạc dù bạn không có sự
thực hành, vì
Truyền Thống Palmo,
Truyền Thống Dawa Gyaltsen và
Truyền Thống Tshombu của Những
Giáo Huấn Cốt Lõi của
Quán Thế Âm gọi nó là “lời khuyên bảo để
chuyển di đến
giác ngộ mà không thiền định”.
– Nếu qua nghe,
suy nghĩ và
thiền định bạn chưa
đạt đến cùng đích của
thực hành này, thì khi chết, bạn cần ghi tâm khắc cốt những
giáo lý về
chuyển di tâm thức này. Nếu
thực hành những
giáo lý chuyển di này, chúng sẽ dẫn đến
tái sanh vào một
cõi Phật. Dù gọi là
chuyển di đến
giác ngộ không phải
thiền định,
tuy nhiên thực hành này có kèm
thiền định. Vẫn không có bấm nút nào để đến
giác ngộ ! –
Tantra
Tóm Tắt những
Tham Thiền của Samanta-bhadra nói :
Nếu điều này được
áp dụng khi những dấu báo cái chết chưa xảy ra,
Con sẽ mắc nghiệp xấu lớn lao là giết một bổn tôn.
Điều này
ngăn cản có được đời làm người trong năm trăm lần
tái sanh.
– Những
bói toán,
giấc mộng và sự
chẩn đoán của y sĩ là một số kiểm chứng được dùng để xác định khi nào cái chết sắp đến. Nếu như vậy bạn có
trách nhiệm áp dụng bất kỳ
phương tiện nào để đuổi xa cái chết, bằng thuốc thang,
lễ nghi tôn giáo v.v... Chỉ khi những
phương pháp ấy bất lực mới nên
đi vào thực hành hoàn toàn chuyển di. Làm sớm sẽ dẫn đến nghiệp xấu lớn lao là giết một bổn tôn – những hóa
thần bổn tôn
bình an ở trong tim bạn và những hóa thần hung nộ ở trong đầu bạn. Hơn nữa, những kinh mạch thuộc về
bản chất những vira, và những khí
sinh lực thuộc về
bản chất những dakini. Bởi thế nếu bạn
thực hành giai đoạn phát sanh và
áp dụng những
giáo lý chuyển di sớm, nó tương đương với việc giết hóa
thần bổn tôn đang là
cốt lõi của
thực hành của bạn. Nếu bạn theo một
thực hành bình thường mà
chuyển di sớm, đó là giết một mạng người.
Trường hợp nào cũng
phạm tội lỗi
kinh khủng. –
Những dấu báo cái chết là những
chẩn đoán từ
bói toán, tính số
tử vi, và những
giấc mộng, những sự suy thoái nơi vóc dáng, sự chuyển động của
hơi thở qua lỗ mũi phải hay trái lâu đến hai tuần, sự
vắng mặt của một hình thể
đời sống trong
không gian trước mặt,(10) một
cảm giác đảo lộn, hình thể
tam giác, hay như một
xác chết đang liệm, và sự
vắng mặt một ánh sáng trắng của đôi mắt và tiếng
rầm rì trong tai... Dù bạn không biết những dấu báo đó, mà y sĩ của bạn cho bạn biết không thể qua khỏi, hãy
thực hành ba lần bất cứ
phương tiện nào bạn biết để
thoát chết. Dù bạn không biết
phương tiện nào cả, hãy làm bất cứ
nghi thức nào bạn có thể. Nếu điều đó cũng không giúp được, và
cái chết là chắc chắn, sự
chuyển di được phép
thực hành.
Dù bạn
thực hành chuyển di hay một
pháp môn nào khác, quan trọng là phải
thoát khỏi bám luyến và khao khát. Những tantra
Đại Toàn Thiện nói :
Than ôi ! Vào lúc này khi tiến trình
quá độ của cái chết
xuất hiện với tôi,
Tôi sẽ bỏ bám luyến, khao khát và bám nắm vào bất cứ cái gì.
Không
dao động, tôi sẽ
đi vào kinh nghiệm của những lời dạy
thực hành trong sáng.
Tôi sẽ
chuyển di tánh giác
vô sanh của tôi đến
không gian tuyệt đối của
không gian.
Tôi sắp
từ bỏ thân xác hợp tạo bằng xương thịt của tôi.
Hãy biết rằng nó
vô thường và
huyễn hóa !
Trong
không gian trước mắt bạn hãy tưởng tượng tất cả những vị thầy và những bổn tôn đã chọn, như bạn làm khi
quy y. Hãy gom vào một
mạn đà la đơn nhất mọi đối tượng bám luyến của sự bám luyến và khao khát của bạn, gồm
thân thể,
tài sản, nhà, đất đai,
gia súc và
bà con ; rồi nhiệt thành
cúng dường những cái đó ba lần cho thầy và
Tam Bảo.
Đọc tụng bài kệ cúng dường (mạn
đa la) ba lần. Rồi, giống như một
thí chủ hoàn tất sự
cúng dường, hãy có sự
tin chắc rằng bất cứ ai lấy chúng và bất cứ ai làm gì với chúng, những sự vật ấy đều không có chủ.
– Ở
Tây Tạng, khi một người không
lập gia đình sắp chết, ông ta thường
cúng dường mọi thứ
sở hữu cho thầy và
tu viện. Những người sống trong
tu viện thì
cúng dường mọi
tài sản của mình cho những thiền giả khác. Những người có
gia đình có thể cho tất cả bằng
tâm thức.
Tôi nhớ một vị tăng tên là Yeshe Rabsel ẩn tu ở bắc Ấn ba mươi năm hay hơn. Một năm ba hay bốn lần, ông rời chỗ ẩn tu, và
cúng dường mọi thứ cho Đức Ngài Dudjom Rinpoche, trừ
y phục đang mặc. Một vị
trụ trì tên là Akyong Khenpo
cúng dường mọi thứ trong
tu viện của mình ba hay bốn lần trong một năm cho trường
Phật học. Thật ra có một số vị tăng trong
tu viện cất giữ những
sở hữu ưa thích nhất, nhưng mọi thứ khác đều được
cúng dường.
Không phải những
sở hữu làm hại
chúng ta, mà chính là sự bám níu của
chúng ta vào chúng. Thật khó cho đi cái gì
bề ngoài có vẻ là
nguyên nhân cho
hạnh phúc của
chúng ta. Nếu khổ, dễ cho những
sở hữu, bởi vì
chúng ta đều muốn thoát khổ. Đó là tại sao có nói rằng sự
thích thú thì khó hơn sự trái nghịch. Quan trọng nhất, là cho đi mà không mong nhớ ơn, không
hãnh diện, không tự hỏi những cái ấy sẽ được dùng như thế nào. Hãy bỏ mọi
mong mỏi, dù bạn cho hàng trăm ngàn đô la hay chỉ một xu. Không thành
vấn đề nếu người nhận đem món tặng của bạn cho một con chó hay cho
Tam Bảo. Hành động
bố thí đã xong, và bạn chỉ cần
tùy hỷ công đức. –
Rồi hãy tập chú
tỉnh giác của bạn vào sự
chuyển di hay
thực hành khác của bạn. Kệ
Kim Cương của
Quán Thế Âm nói :
Người
hiểu biết và
thiện xảo nghĩa của
chuyển diSẽ được
chuyển di do thân, ngữ,
tâm giác ngộ,
Sau khi tự làm quen với những
báo hiệu của cái chết,
Cái nhìn thấy (màu trắng), sự lan tỏa (màu đỏ), sự
đạt đến (màu đen) và tịnh quang
vô sanh.
Tantra của những
Chứng Ngộ Dakini nói :
Nếu thức, cưỡi lên
sinh khí,
Được
chuyển di qua một lối đi dưới thấp,
Thì dù một người có
quen biết Pháp,
Cũng sẽ
tái sanh trong một
trạng thái khốn khổ của
hiện hữu,
Như một người
khởi hành một chuyến đi
Bị
ảnh hưởng bởi những bạn
đồng hành.
Nếu thức, cưỡi lên
sinh khí,
Được
chuyển di qua một lối đi trên cao,
Thì dù một người
quen biết với
tội lỗiCũng sẽ
tái sanh trong một
trạng thái thuận lợi của
hiện hữu,
Như một người
khởi hành một chuyến đi
Bị
ảnh hưởng bởi những bạn
đồng hành.
– Do những
ảnh hưởng nghiệp, dù bạn có
làm công đức mà không phát triển một số khuynh hướng
thói quen hướng dẫn sự
tỉnh giác của bạn vào hướng
đi lên, thức của bạn có thể thoát ra qua một lối ở dưới thấp khi chết, và bạn sẽ
tái sanh vào
khổ cảnh. Người ta có thể bắt đầu một cuộc
hành trình với
ý định đi về một hướng, nhưng các bạn bè
ảnh hưởng, nó có thể theo chiều ngược lại. Như vậy, sự
thực hành chuyển di giống như một sự
hộ tống trên một chuyến đi giúp bạn đến chỗ đã chọn. –
Tantra
Tóm Tắt những
Tham Thiền của Samanta-bhadra nói :
Do
chuyển di như vậy, không có sự
trở lại,
Sẽ không có
sợ hãi trong
trạng thái trung ấm,
Và bạn sẽ biểu
hiện thức tỉnh
tâm linh hoàn hảo.
Đây là sự tổng hợp của
Truyền Thống Tshombu, Dawa Gyaltsen và Palmo của Những
Giáo Huấn Cốt Lõi của
Quán Thế Âm, được Phật
A Di Đà dạy cho Acarya Padmasambhava. Sự
Chuyển Di Của
Trí Huệ Bổn Nguyên của
Đại Lạc : Những
Giáo Huấn về
Việc Làm Trống Không
Vòng Sanh Tử là một
tác phẩm chuyên môn của
Đại Thành Tựu giả Karmapaksi. Karmapaksi nói rằng khi nào
chúng ta truyền nói những
giáo lý công khai,
chúng ta cho những
giáo huấn này. Dù bạn
thực hành những pháp khác cho tiến trình chết, nếu cái này được tụng lớn giọng bởi ai đó và sự
chuyển di được
thi hành, bạn sẽ
giác ngộ trong khoảnh khắc. Ngài nói, với bất kỳ ai, sự
chuyển di này có một
ban phước khổng lồ.
Hãy tưởng tượng chính bạn là
Quán Thế Âm, màu trắng, một mặt và bốn tay, bên trong thân trống
không vô nhiễm. Hãy tưởng tượng những lỗ phía dưới,
sinh dục, miệng, rốn, hai lỗ mũi, hai lỗ tai, điểm giữa hai lông mày và lỗ thóp Brahma mỗi cái được đóng kín bởi một chữ Hrih màu đỏ. Giữa thân bạn là kinh mạch trung ương, trắng ở ngoài và đỏ bên trong. Phần chót phía trên của nó ở đỉnh đầu được mở ra như một cái miệng của kèn trompet. Phần chót phía dưới rốn ở chỗ ba kinh mạch nối kết được đóng bằng một chữ Phat không mở ra được. Trên một
hoa sen và một chỗ ngồi
mặt trăng ở tim bạn, với
bản chất là
sinh khí, tâm và thức của bạn là
Quán Thế Âm, màu trắng, một mặt bốn tay. Cao bằng đốt ngón tay cái đầu, hình thể nhỏ này có tất cả những phẩm tính của
Quán Thế Âm,
rực rỡ và
chói sáng. Trên đỉnh đầu bạn khoảng một bàn tay hãy tưởng tượng một
hoa sen đỏ ngàn cánh và một dĩa
mặt trăng. Trên đó, với
bản chất của tất cả những vị thầy truyền dòng, những bổn tôn đã chọn, chư Phật, chư
Bồ tát, là Phật
A Di Đà, màu đỏ hồng ngọc, với một mặt và hai tay. Trong hai bàn tay trong ấn
quân bình thiền định, ngài giữ một
bình bát chứa đầy
cam lồ. Đầu ngài có dấu hiệu một usnisa (
Phật đảnh), chân có những bánh xe và
trang nghiêm bằng những tướng và
biểu tượng giác ngộ. Ngài mặc ba loại y
xuất gia và ngồi trên một tòa
kim cương.
Bằng
tâm trí, hãy mời tất cả những vị bạn đặt
niềm tin và
hy vọng, gồm
A Di Đà ở
Cực Lạc, và tất cả những vị thầy, những bổn tôn đã chọn, chư Phật chư
Bồ tát trong những
cõi Phật khắp
mười phương. Các ngài hòa tan vào (nhân vật được
quán tưởng). Với sự
tin chắc rằng tất cả những đối tượng
quy y hiện thân ở đó, tụng ba lần : “Kính
lễ Phật A Di Đà.” Rồi thốt lên âm tiết Om, hãy tưởng tượng tâm của chính bạn, như là
Quán Thế Âm,
đi lên đỉnh đầu bạn ; và phần trên thân màu trắng
chói sáng của ngài nhô lên trên đỉnh đầu bạn. Với sự tụng mani padme hum, hãy tưởng tượng tâm của bạn, với
tư cách là
Quán Thế Âm,
đi xuống trái tim bạn và trụ ở đó. Tốt khi
thực hành phần trước này vài lần.
Khi bạn đến ngưỡng cửa cái chết, nên có người xướng tụng du dương sáu âm này với giọng lớn. Với sự thốt lên mạnh mẽ âm Om, thức của bạn được gởi qua kinh mạch trung ương của
Quán Thế Âm đến đỉnh đầu bạn, và nó tan vào tim của
A Di Đà. Lại
quán tưởng Quán Thế Âm ở tim bạn, và ngài
đi lên trở lại và
trở lại. Hãy
thiền định như
thế cho đến khi bạn tắt hơi.
Những dấu hiệu của
chuyển di thành công có thể kể là một sự hội tụ của sức nóng nơi đỉnh đầu, hơi nước và phình lên trên đỉnh đầu, và những cầu vồng và những hạt
xá lợi sẽ
xuất hiện vào lúc đó, hay sau ba, năm, bảy ngày hay hơn nữa.
Ngoài ra, nếu bạn đã khá
quen thuộc với
Đại Toàn Thiện
trong đời này, và bạn
thường trực thấy những
hiện thân thiêng liêng của giai đoạn Nhảy Qua, thì không có gì thêm nữa để bạn
thực hành.
– Vào lúc bạn trì tụng “Kính
lễ Phật A Di Đà” ba lần, bạn có thể tụng những
thần chú cầu khẩn danh hiệu những vị Phật khác. Với âm Om, đức
Quán Thế Âm ở tim bạn
đi lên nửa đường đến đỉnh đầu. Với mani padme hum ngài
đi xuống trở lại và trú tại tim bạn.
Thực hành như vậy trong
cuộc đời bạn, bạn có thể dễ dàng
sử dụng sự tâäp luyện này vào lúc chết. Khi thực sự sắp chết, hãy gởi đức
Quán Thế Âm ở tim bạn lên qua đỉnh đầu, tan vào tim
A Di Đà. Khác với những
thời thực hành khi sống, vào lúc này,
Quán Thế Âm không
đi xuống kinh mạch trung ương nữa. Lại
quán tưởng Quán Thế Âm ở tim và gởi ngài
đi lên qua đỉnh đầu đến tim của
A Di Đà. Hãy lập lại đến
chừng nào bạn còn
ý thức.
Để có những dấu hiệu
thành công, bạn phải
thực hành ngay bây giờ. Còn nếu bạn đã
hoàn thành cái nhìn thấy của
tiến bộ trong
thực hành Nhảy Qua, trong đó bạn
thường trực thấy những
hiện thân thiêng liêng, thì không cần
duy trì sự
thực hành ở trên. –
Một
Dẫn Nhập Tinh Túy của
Pháp Giới Trong Sáng nói :
Khi một người
ngã xuống vì bệnh, khi điềm báo của cái chết đã đầy đủ, nhất là khi
sức mạnh của các
nguyên tố đang rút đi,
hơi thở ra thì dài và
hơi thở vào khó khăn, khi những cái nhìn thấy trắng và đỏ
sanh khởi và thức của bạn trở nên
rối loạn, “con đường
bí mật của Vajrasattva”
xuất hiện trong
không gian trước mặt bạn, như một sợi dây bằng ánh sáng trắng kéo dài từ caksu (tiếng Sanskrit có nghĩa là mắt) của bạn, như một cây giáo thẳng đứng lên, hay như một cái thang,
liên tục xuất hiện đi vào bầu trời. Nó cũng có thể có năm màu. Vào lúc đó hãy tập trung tánh
tỉnh giác của bạn vào khả năng
thị giác, và tập trung khả năng
thị giác vào sợi dây ánh sáng. Do làm thế tánh
tỉnh giác của bạn sẽ tan vào ánh sáng, vào ngay lúc đó
chắc chắn bạn sẽ
giác ngộ một cách
trọn vẹn,
rõ ràng.
Cần thấy sợi dây dẫn lên sự rỗng rang bên trên của những cõi
thanh tịnh, được gọi là “con đường của
tham thiền về bốn
trí huệ bổn nguyên”.
Con đường này không có
đức hạnh và
tội lỗi,
thiện hạnh hay
ác hạnh. Đây là điểm
then chốt của
phương pháp mạnh mẽ để
giác ngộ cho những người
tội lỗi lớn lao.
Điều này do Orgyen Vĩ Đại nói.
– Nếu bạn thực sự ở trên giai đoạn Nhảy Qua, bạn chỉ
đơn giản tập trung vào
con đường bí mật của Vajrasattva này, sợi dây bằng ánh sáng này, và bạn sẽ
thành Phật. Nếu bạn chưa ở mức cái nhìn thấy của Nhảy Qua, mà ở giai đoạn Phá Thấu, bạn chỉ
đơn giản tham dự vào
bản tánh của
tỉnh giác của chính bạn trong tiến trình chết.
Không gian bên trong và
không gian bên ngoài được thấy là đồng một
bản tánh không thể
phân chia. Hãy biết
bản tánh của bạn là
bản tánh của tất cả
sanh tử và
niết bàn. Tánh giác
xưa nay thanh tịnh này là tâm của tất cả chư Phật.
Con đường tham thiền về bốn
trí huệ bổn nguyên
hoàn toàn siêu việt những
ranh giới của hành động như
đức hạnh, không
đức hạnh, tốt hay xấu. Trên ngưỡng cửa của cái chết, cả hai loại người đều có cùng một cơ hội
dịp may đặc biệt như nhau để
đạt đến giác ngộ bằng cách thấy được
bản tánh của mình. –
Một người đã
chứng ngộ không-thiền
định không ở lại trong
thực hành tâm linh, vì một người như vậy đã
giác ngộ trong đời này. Ở lại trong
thực hành tâm linh là dành cho những ai còn phải
tiến bộ trong sự trau dồi đường đạo. Người đã
chứng ngộ một vị không ở lại quá ba năm, hay bảy ngày, vì họ đã
giác ngộ như là
Pháp thân vào lúc chết. Người đã
chứng ngộ thoát khỏi tạo
tác ý niệm có sự
kiểm soát lớn với việc họ ở lại bao lâu. Những người với
nhất tâm lớn ở lại lâu và
vững chắc ; nhưng nếu họ bám luyến và khao khát những
kinh nghiệm lạc,
trong sáng và
vô niệm, họ sẽ lạc vào
ba cõi của
chư thiên. Họ có
đi lạc hay không
tùy thuộc vào khi sống họ có
đi lạc hay không. Những người với
nhất tâm vừa sẽ có thể
duy trì sự
thực hành tâm linh nếu bệnh làm chết người của họ nhẹ và họ có một sự giúp đỡ. Nhưng nếu họ
bối rối khi chết và không có sự giúp đỡ, họ sẽ không
duy trì được sự
thực hành. Người
duy trì được sự
thực hành sẽ làm theo
quyết định của họ ở lại một số ngày
cho phép, vì khi chết họ có
năng lực của tâm. Những người với cấp độ nhỏ của
nhất tâm sẽ không
duy trì được sự
thực hành của họ. Những
bình luận này được truyền xuống từ những
giáo lý của Drungchen Kun-ga Namgyal.
– Trong giai đoạn này, “ở lại trong
thực hành tâm linh” nghĩa là bạn có thể
duy trì tịnh quang của cái chết trong giai đoạn sau cùng của tiến trình chết. –
Tantra của Sự
Biểu Lộ Uống Máu nói :
Thành tựu (siddhi) của lúc chết
Được dạy theo tiến trình chết.
Nghĩa của câu trên được
giải thích trong Luận về Sáu Pháp của Đức Chokyi Wangchuk :
Khi một người
tham thiền thăm dò kinh nghiệm cái chết cho chính mình, nó cần
xem xét thế này : “Đối với cái gì thật sự
chân thật thì không thể
tiêu tan. Khi
tri giác cái chết và
sợ hãi, nó
thật không có nền tảng, thế nên cái chết
xuất hiện dù nó không có nền tảng trong
thực tế.” Do
suy nghĩ theo cách ấy, bạn sẽ
duy trì một
thái độ thản nhiên với cái chết. Bấy giờ bạn
cúng dường những
tài sản, lương thực cho
Tam Bảo. Bạn bỏ đi những
nguyên nhân làm rối samadhi của bạn, như lo buồn cho
thân quyến.
Nếu có thể, hãy ngồi trong tư thế như bạn đang
thực hành tummo,(11) nhưng nếu bạn không thể, thì ở trong tư thế con
sư tử ngủ. Hướng tâm đến vị thầy,
Tam Bảo và bổn tôn đã chọn, hãy phát sanh
đức tin chân thành, và làm
quy y đặc biệt. Hãy
nhận biết thật tánh cái chết của bạn là
thực tại tối hậu của tịnh quang. Hãy phát sanh trở đi
trở lại nguyện vọng và
quyết định vững chắc cho
lợi lạc của tất cả
chúng sanh để
thể hiện trạng thái hợp
nhất Đại Ấn trong tiến trình
quá độ của sự
trở thành.
Rồi khi bạn chết, những
xuất hiện thuộc
thị giác tan biến, thế nên các
hình sắc không
rõ ràng ; những
xuất hiện thuộc
thính giác tan biến, thế nên
âm thanh không
nghe được ; những
xuất hiện khứu giác tan biến, nên mùi không thể cảm... Do đất tan vào nước, bạn
mất sức mạnh ; do nước tan vào lửa, miệng và mũi khô ; do lửa tan vào gió, thân nhiệt mất ; do gió tan vào thức,
hơi thở bên ngoài dứt trong khi
hơi thở bên trong chưa
hoàn toàn dứt.
Trong
thời gian đó, khi phần đầu tiên có những cái nhìn thấy, dấu hiệu bên trong giống như khói và dấu hiệu bên ngoài giống như
mặt trăng mọc. Thứ hai, vào thời của sự
tăng trưởng, dấu hiệu bên trong giống như đôm đốm và dấu hiệu bên ngoài giống như
mặt trời mọc. Thứ ba, vào thời
đạt đến, dấu hiệu bên trong giống như một
ngọn đèn dầu, dấu hiệu bên ngoài giống như bóng tối. Rồi trong phần thứ tư, sự
đạt đến tan vào trong tịnh quang, và dấu hiệu bên ngoài giống như sự
xuất hiện của bình minh, trong khi dấu hiệu bên trong là thức như bầu trời không mây. Tịnh quang
vô niệm,
siêu trí năng
sanh khởi, không có chu vi hay
trung tâm. Vào lúc đó, tịnh quang mà người ta
thiền định cho tới nay và tịnh quang
tự nhiên cả hai đều
hiện diện như một đứa con gặp mẹ nó. Như một kết quả, tám mươi
bản chất ý niệm dừng dứt và sự
sáng tỏ vô niệm tự nhiên của
pháp thân trở thành biểu lộ.
– Khi một thiền giả biết
chắc chắn cái chết đã rất gần, nó cần
nhận biết mọi
xuất hiện đều thuần là
hư vọng trong
bản chất. Nghĩa là thậm chí
biến cố chết cũng không có nền tảng trong
thực tế ; nó chỉ là một
xuất hiện mà bạn có thể đối mặt không
sợ hãi. Điều này gọi là có được tự tin. Không phải cho rằng cái chết không đến, như bịt mắt để khỏi thấy cái làm cho
sợ hãi. Đây là sự chứng biết
bản tánh của nó với
thái độ của một chiến sĩ.
Bạn thấy những
tài sản, bạn bè,
thân thuộc của bạn như
giấc mộng, không
thực hiện hữu. Bạn làm sự
quy y đặc biệt, không chỉ là cách
quy y bên ngoài và bên trong của
Kim Cương thừa hay cách bên ngoài và bên trong của
Kinh thừa, mà sự
quy y độc nhất của Dzogchen. Điều này là sự
quy y về
tinh túy,
bản tánh và lòng bi của tánh giác :
Pháp thân,
Báo thân và
Hóa thân. Bạn
quy y tánh giác của bạn như là
ba thân. Bạn
quy y tất cả
xuất hiện như là thân của Phật, mọi
âm thanh như là ngữ của Phật, và mọi
tư tưởng là tâm của Phật.
Vào lúc tám mươi
bản chất của
ý niệm dừng dứt,
tư tưởng phiêu bạt lan man dừng dứt, tâm
ý niệm hoàn toàn ngủ say, sự
sáng tỏ, giác chiếu
tự nhiên và
vô niệm của
Pháp thân biểu lộ. –
Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Sự Thấy, một
dẫn nhập do Orgyen Rinpoche dạy, nói rằng :
Khi bạn chết, đất tan vào trong nước, nước tan vào lửa, lửa tan vào không khí, không khí tan vào thức, và thức tan vào tịnh quang. Vào lúc
kết thúc của những
xuất hiện của những cái nhìn thấy
con đường trắng,
con đường đỏ, và
con đường đen, bấy giờ tịnh quang nền tảng, Phật
nguyên thủy, bổn lai
thanh tịnh, Phật Samatabhadra đích thực, bèn gặp được. Khi tánh giác an trụ trong
trạng thái của chính nó, trong nền tảng của chính nó, sự dừng dứt
hơi thở và sự
xuất hiện của tịnh quang của
mạn đà la chói ngời
tự nhiên của
Pháp thân xảy ra một cách
đồng thời. Điều này giống như
mặt trời và
mặt trăng tròn cùng mọc một lúc, không có chút bóng tối nào.
– Trong những
trường hợp tốt nhất, những người đã
tu hành tốt thì không trải nghiệm cái chết hay
trạng thái trung ấm, bởi vì sự dừng dứt của đời này thì
đồng thời với sự
chứng đắc hoàn toàn Phật tánh. Những người ở cấp độ thấp hơn có thể đến một
cõi Phật, nhưng trong
trường hợp nào thì cũng không có
kinh nghiệm trung ấm và không có sự
tiếp tục trong vòng sanh tử. –
Tantra
Nguyên Thủy về sự
Thâm Nhập của
Âm Thanh nói :
Ở đây tiến trình
quá độ của
chuyển di vào
thực tại được
giải thích.
Khi bạn đến cái chết,
Thức tan vào
không gian.
Khi
không gian tan vào tịnh quang,
Mọi
xuất hiện thô và tế dứt bặt...
Ngay trên sự dừng dứt của bốn
nguyên tố bên ngoài,
Những
nguyên tố bên trong được
giải phóng vào tịnh quang
Những
Giáo Huấn Trắng của
Quán Thế Âm về Nghĩa của
Tham Thiền Ban Ngày nói :
Thiện nam tử ! Vào lúc chết hãy ghi nhớ không
dao động lời chỉ dạy này. Chớ dính bám với những
xuất hiện bất tịnh của
thế gian này. Chớ khao khát chúng. Hãy tập trung thức của con ở đỉnh đầu và không để cho tâm phân tán. Trong tiến trình
quá độ thứ nhất, có sự hội nhập của
không gian tuyệt đối và tánh
giác thành giống
như không gian nguyên sơ tinh khôi. Con sẽ
kinh nghiệm một cảm thức thống nhất của lạc
trong sáng và
vô niệm, trong đó tâm con
trong trẻo,
trong sáng và
thoát khỏi những
tư tưởng. Điều này là chung cho tất cả
chúng sanh, và nó là một dấu chỉ ra rằng
năng lực sinh khí và tâm hội tụ trong kinh mạch trung ương. Thế nên vào lúc đó hãy
nhận biết cái đó là
Pháp thân, nó là
bất nhị với
kinh nghiệm thiền định trước kia của con. Do thế, con sẽ
giác ngộ trong tiến trình
quá độ thứ nhất.
Những
Giáo Huấn của
Quán Thế Âm về
Giải Thoát Tự Nhiên khỏi những
Trạng Thái Khốn Khổ của
Hiện Hữu nói :
Bấy giờ
hơi thở ra của con dừng lại không thể
thở vào nữa. Vào lúc đó con
kinh nghiệm một mức độ lớn, vừa hay nhỏ của khổ đau như một kết quả của
công đức hay
tội lỗi lớn, nhỏ hay vừa. Bấy giờ nếu con là người
tham thiền tự tịnh hóa với sự làm chủ trên chính mình, thì bởi vì
tâm không lệ thuộc cái chết, nó hòa lẫn với tịnh quang, như một đứa con gặp mẹ nó. Hay “sự hòa nhập của
không gian tuyệt đối với tánh giác” có thể xảy ra vào lúc đó, thế nên con
trở thành giác ngộ trong
trạng thái của
A Di Đà,
bản tánh bổn nhiên
thanh tịnh của
Đại Toàn Thiện.
Những
Giáo Huấn của
Hoa Sen Bình An và Hung Nộ của
Quán Thế Âm nói :
Lúc nào
hơi thở bên ngoài sắp dừng, hãy nằm về phía phải như tư thế
sư tử, điều này sẽ ngăn chặn những
dao động của khí. Hãy ấn chặt vào mạch nhảy của hai động mạch yết hầu. Điều này
ngăn ngừa khí rời bỏ kinh mạch trung ương và
bảo đảm nó sẽ rời bỏ qua lối đi của chỗ mở Brahma trên đỉnh đầu. Hãy
nhận biết tánh giác vào lúc đó.
– Nếu bạn là một
hành giả có
kinh nghiệm, đây là lúc cho vị thầy của bạn hay ai khác chỉ cho bạn tánh giác.
Nếu không có ai có khả năng làm điều này, hãy
đơn giản thực hành chuyển di. –
Để
duy trì sự
thực hành của bạn, rất quan trọng là ấn nhẹ với những ngón tay vào những động mạch yết hầu.
Nếu bạn
nghi ngờ bạn
duy trì sự
thực hành được hay không, hay thậm chí nếu bạn có thể, nếu bạn băn khoăn một con mèo có thể ở bên cạnh, hay có tiếng ồn, hãy
đi vào sự hợp nhất của
thực hành với
chuyển di theo cách
Pháp thân : Trước hết, hãy tưởng tượng
thân thể bạn trong
hình tướng của bổn tôn chọn lựa, như
Quán Thế Âm. Hãy đóng tám lỗ với chữ Hrih.
Quán tưởng kinh mạch trung ương của bạn và Phật
A Di Đà trên đỉnh đầu. Hãy phóng thức của bạn, như một bindu trắng có chữ Hrih ở tim bạn, đến tim của
A Di Đà ở đỉnh đầu, làm như thế nhiều lần. Rồi hãy để cho sự
thực hành của bạn là sự
nuôi dưỡng bản tánh cốt lõi của tâm, bằng cách tập trung tánh
tỉnh giác của bạn ở tim mà
không tưởng tượng cái gì cả. Bất cứ cái gì
xuất hiện, như những cái nhìn thấy của
con đường trắng và
con đường đỏ, hãy
quan sát bản tánh của những
xuất hiện.
Khi
hơi thở bên ngoài dừng lại,
thân thể nên được đắp phủ và chăm sóc
cẩn thận. Hãy ấn nhẹ bằng những ngón tay của bạn lên động mạch cổ (của người chết). Nếu bạn biết
quán tưởng như thế nào sự
thực hành (của người này), hãy làm điều bạn có thể. Nếu bạn không biết làm thế nào, hãy gọi tên người ấy và nói ba lần, “Chớ
xao lãng khỏi
thực hành tâm linh của bạn.” Như một kết quả, người ấy trước nhất có thể nhớ lại những
giáo huấn đã thu hóa trước kia từ thầy mình ; thứ hai, với sự
nhận biết này,
chắc chắn nó sẽ
được giải thoát như là
Pháp thân, không có sự hợp nhất hay tách lìa. Có nói rằng một người như vậy
được giải thoát do
nhận ra tịnh quang thứ nhất.
– “Sự
thực hành tâm linh” ở đây là sự
thực hành đặc biệt được
thực hiện trong và
tiếp theo tiến trình chết. Nếu bạn ngại không thể
duy trì thực hành tâm linh và
tiếp theo tiến trình chết, hãy nghĩ những
can thiệp bên ngoài có thể
quấy nhiễu samadhi của bạn, thì hãy
đi vào sự hợp nhất của sự
thực hành của bạn với sự
chuyển di Pháp thân.
Chớ đóng kín kinh mạch trung ương của bạn khi bạn
thực hiện quán tưởng này. Hơn nữa tôi
cảm thấy có thể
tốt hơn khi
sửa đổi kỹ thuật trên cho những
hành giả giống như
chúng ta : Hãy để cho tánh giác của bạn ở yên trong
bản tánh của chính nó, không tập trung vào tim bạn mà ở đỉnh đầu, tưởng tượng tâm của bạn không chia biệt với tâm của
A Di Đà. Bất cứ cái gì
xuất hiện, như cái nhìn thấy màu trắng, màu đỏ hay màu đen, chớ
chú tâm vào những
đặc tính của cái nhìn thấy mà chỉ
chú tâm vào tánh giác. –
Dolpupa
toàn giác nói :
Dù cho nhiều thứ tốt xấu
xuất hiện, (thật ra) không có gì để tốt hay xấu.
Mọi sự là sự nhảy múa của
Pháp thân.
Như thế, chỉ
đơn giản quan sát bất cứ cái gì
xuất hiệnKhông
hy vọng lo sợ, lấy hay bỏ,
xác nhận hay phủ nhận.
Hãy yên nghỉ trong tánh
bình đẳng,
thoát khỏi mọi tạo
tác ý niệm.
Nếu có ai ở với bạn thì không có khoảng hở trong đó bạn
xao lãng,
Sau khi
hơi thở bên ngoài ngừng và trước khi
hơi thở bên trong tắt,
Bạn sẽ an trụ trong
trạng thái tịnh quang, như trong một sự
hôn mê,
Tới ba, bốn, năm, sáu ngày hay hơn.
Nếu trước đó bạn đã
nhận diện rõ ràng bản tánh và đã
quen biết triệt để với nó,
Bạn sẽ hòa tan trong
trạng thái tịnh quang của tánh giác,
Dù bạn không tan vào, điều này vẫn cao hơn
Sự thiền định nhọc nhằn khác trong hàng tháng, hàng năm không ngừng.
– Một
hành giả có
kinh nghiệm mà
thân thể không bị
quấy nhiễu có thể ở lại trong sáu ngày trong
trạng thái tiếp theo sự dứt
hơi thở bên ngoài, nhưng trước sự dứt
hơi thở bên trong.
Thực hành vẫn
tiếp tục, và nhờ xác quyết tánh giác, một người như vậy có thể yên nghỉ trong tịnh quang của tánh giác trong tiến trình chết. Với
kinh nghiệm có trước nào đó, trong tiến trình chết người ta có thể
chứng ngộ trong chỉ vài khoảnh khắc, điều mà phải hàng tháng hàng năm
thực hành trong
cuộc đời. Điều này cho một
dịp may rất
quý báu để
thực hành.
Tuy nhiên,
nếu không có
kinh nghiệm từ trước, thì khi
đi vào giai đoạn cuối cùng của tiến trình chết bạn như trở nên
hôn mê. –
Trách nhiệm của người phụ trợ cho người chết là chú trọng vào tư
thế thân thể người chết.
Thân thể có thể ở trong tư thế
sư tử ngủ ; mắt khép hờ, miệng nên
mỉm cười. Nếu người chết
thiền định về
bản tánh cốt lõi của tâm, và nếu những
chứng ngộ tốt đẹp sanh khởi, đó là
thực hành lành mạnh. Với những người bám luyến vào những
kinh nghiệm lạc,
trong sáng và
vô niệm,
thân thể họ có một vẻ đẹp
rực rỡ v.v... Những người đã
an lập vững vàng trong giai đoạn phát sanh sẽ làm mạnh thêm
thực hành của họ bằng cách để cho tánh
tỉnh giác của họ trụ nơi
chủng tử tự ở tim. Nếu họ không ngừng
đi vào quán chiếu, họ
tiến bộ trên
con đường mà không bị lạc. Có người không có
thực hành và thậm chí không có cả những
giáo huấn nhưng vẫn ở lại trong thân với vẻ đẹp
rực rỡ và oai nghiêm là do bị
chiếm hữu bởi những
càn thát bà và những hồn linh xấu ác và
cản trở chứ không phải là
chứng ngộ.
Nếu tịnh quang không được
nhận biết, thì vừa khi
tỉnh giác và
vật chất tách lìa. Tịnh quang thứ hai
xuất hiện. Có nói rằng vào lúc đó nếu người phụ trợ lại nói, “Chớ
xao lãng khỏi
thực hành tâm linh của bạn”, người chết có thể lại
nhận biết sự
thực hành và không
mê lầm dù sau khi
tỉnh giác và
vật chất đã
hoàn toàn tách rời.
Đại Toàn Thiện cho một
giải thích rộng rãi về cách người ta
được giải thoát theo sau những
xuất hiện của tám cách thức tan rã.
Dù
thực hành không được
duy trì, thức người ta vẫn ở trong thân mà không có
tỉnh giác. Những người tội rất nặng và những người
tính khí quá xấu sẽ đi đến một
địa ngục bằng một lỗ phía dưới thấp sau
thời gian một
bữa ăn. Nếu sự
chuyển di thành công, người ta sẽ
đi lên một cõi
thanh tịnh bằng lối đỉnh đầu. Nếu đến một cõi
vô sắc, khi chết tâm người ta ở
trong khoảng không gian nơi mức độ trái tim và 80.000 năm họ
hôn mê, không có
tỉnh giác. Ngoài ba
trường hợp này, tiến trình
quá độ sẽ
xuất hiện, và người ta ở lại một ngày, hay đến sáng ngày thứ ba. Tuyển Tập Kadam nói rằng một số người ở lại bảy ngày, thế nên
thực hành chuyển di cho đến lúc đó là
thích hợp.
Những
xuất hiện sanh khởi như thế nào nếu
thực hành không được
duy trì, Những
Giáo Huấn của
Quán Thế Âm về
Giải Thoát Tự Nhiên khỏi những
Trạng Thái Khốn Khổ của
Hiện Hữu nói :
Nếu tự làm chủ chưa
thành tựu, sau ba ngày con trở nên
hôn mê, và với
ý nghĩ, “Tôi là ai ?” con không tin vào chính mình. Những
xuất hiện thất thường
sanh khởi, và con
cảm thấy như bị để trong một hang động của ánh sáng, những bindu, và những cầu vồng. Ngay trên sự phát sanh
thình lình thân thể con như là
Quán Thế Âm và
để yên tâm con trong định, thân con sẽ được
trang nghiêm với những tướng và
biểu tượng của
giác ngộ, khác với
thân thể xuất hiện bây giờ. Trong một khoảnh khắc, con sẽ
giác ngộ hoàn toàn...
Cùng lúc đó con sẽ có những phẩm
tính không thể
diễn tả của ba
hiện thân, tất cả sự sáng rỡ
tự nhiên của
năm trí bổn nguyên, những
thần lực và
hiểu biết cao hơn ; dù con đi đâu trong những cõi
thanh tịnh, con cũng đã
đạt được tự làm chủ. Con có thể đến
Cực Lạc, Cung Điện của Ánh Sáng
Hoa Sen, Abhirati và v.v..., chỉ bằng cách nghĩ đến chúng.
Những
Giáo Huấn Trắng của
Quán Thế Âm về Nghĩa của
Tham Thiền Ban Ngày nói :
Hỡi
thiện nam tử ! Nếu tiến trình
quá độ thứ
nhất không được
nhận biết, trong tiến trình
quá độ thứ hai
toàn thể vũ trụ được tràn đầy với những ánh sáng năm màu của
trí huệ bổn nguyên
hiện diện tự nhiên. Mọi ánh sáng đều chuyển động, và những
tia sáng phát xuất mạnh mẽ như những vũ khí. Hãy biết rằng chúng là sự sáng chói
tự nhiên của
trí huệ bổn nguyên tánh giác của chính con. Do làm thế, con sẽ là bậc
Tỉnh Thức trong tiến trình
quá độ thứ hai.
Hỡi
thiện nam tử ! Nếu nó không được
nhận biết, tiến trình
quá độ thứ ba gọi là “ba thứ những
âm thanh, ánh sáng và tia sáng” sẽ xảy ra. Trong những ánh sáng này sẽ hiện đến những
sắc tướng hòa bình và hung nộ của
Quán Thế Âm, với nhiều tay và nhiều mặt khác nhau, để huấn luyện
chúng sanh như họ cần. Hãy biết rằng những cái đó khởi phát từ chính con. Trong môi trường của chúng sẽ
sanh khởi những
âm thanh của một ngàn
tiếng vang rền của sấm, những ánh sáng sẽ dọi đến và những
tia sáng phóng chiếu mạnh mẽ như cơn mưa vũ khí. Chớ hốt hoảng bởi những
hiện thân này. Chớ sợ những
âm thanh. Chớ hãi những ánh sáng. Chớ
kinh hoàng vì những
tia sáng. Hãy
nhận biết chúng là những
xuất hiện của chính con.
Cũng thế, Những
Giáo Huấn của
Quán Thế Âm về
Giải Thoát Tự Nhiên khỏi những
Trạng Thái Khốn Khổ của
Hiện Hữu nói :
Tất cả những
thực hành của thân, ngữ, tâm của con sẽ
trong sáng hơn một trăm lần bây giờ. Như thế, về thân của con, với sự kiêu hãnh
thiêng liêng của
thực hành yoga bổn tôn, nó sẽ giống như
toàn thể thế giới hiện tượng hòa trộn với ánh sáng và
tia sáng. Về ngữ của con, mọi
âm thanh của yoga
thần chú sẽ trống không, như những
tiếng vang của những
âm thanh du dương của sáu âm. Về tâm của con, yoga của tự thân
thực tại,
bao gồm quang minh và
tánh không không thể
phân chia, sẽ giống như sự không thể
phân chia của
mặt trời và ánh sáng. Bất cứ
âm thanh, ánh sáng,
tia sáng và những
hình tướng khác nhau nào
xuất hiện, không có
sợ hãi, con sẽ
được giải thoát khi chúng
tự nhiên xuất hiện như chính
bản thân con. Bởi thế, đây là cái cao nhất của mọi
giáo huấn chỉ dạy
thực hành sâu xa.
Nếu con
không giải thoát ở đây, tất cả những
chúng hội của một trăm loại hiện thể
an bình và hung nộ cao cả, gồm những bổn tôn
an bình, hung nộ và hung nộ nhẹ nhàng, sẽ
dần dần xuất hiện. Những cái nhìn thấy những lưu xuất sẽ
xuất hiện trong bảy, mười bốn hay hai mươi ngày. Có lúc con sẽ
chạy trốn trước những
sắc tướng ấy, con
sợ hãi những ánh sáng, những bindu, những
âm thanh và không thể nhìn những
tia sáng. Vào lúc đó hãy
thiền định về Đức
Quán Thế Âm. Hãy trì tụng sáu âm. Hãy
tham thiền tất cả ánh sáng là ánh sáng của tự mình, tất cả
âm thanh là
âm thanh của tự mình, tất cả
sắc tướng là
sắc tướng của tự mình,
xuất hiện và trống không, và hãy
tham thiền tất cả
tia sáng là những
tia sáng tự nhiên xuất hiện của tự mình. Sau hai tuần rưỡi, con sẽ biết rằng con đã chết, và nhìn xác cũ của con, con sẽ không thể
trở lại. Con có nói gì với
bà con và bạn bè, họ sẽ không
trả lời. Bấy giờ con có một cảm thức buồn bã và khốn
khổ không thể
chịu đựng. Vào lúc đó, nếu con nghĩ đến bổn tôn
Quán Thế Âm và
thần chú sáu âm, sự
sợ hãi của con sẽ
tự nhiên lắng xuống.
Những
Giáo Huấn của
Hoa Sen Bình An và Hung Nộ của
Quán Thế Âm nói :
Tốt nhất là sự
chuyển di đến chỗ ở của những dakini. Hãy có
quyết định này : “Than ôi ! Sau bao nhiêu kiếp
vô số không
thể tính đếm từ thời
vô thủy, tôi vẫn còn ở trong đầm lầy của
vòng sanh tử luân hồi này. Khốn nạn làm sao ! Sao tôi không
được giải thoát trong
quá khứ, khi đã từng có nhiều vị Phật ? Bây giờ tôi kinh tởm và khủng khiếp
vòng sanh tử này. Tôi phải
trốn thoát. Bây giờ tôi sẵn sàng thoát đi. Tôi phải được sự
tái sanh kỳ diệu giữa một
hoa sen bừng nở trong sự
hiện diện của Phật
A Di Đà ở cõi
Cực Lạc phương Tây.”
Suy nghĩ như vậy, hãy tập trung mạnh mẽ sự
mong mỏi tha thiết của con đối với cõi
Cực Lạc phương Tây. Hoặc có thể tập trung sự
mong mỏi tha thiết của con vào một
cõi Phật con
ao ước, Abhirati, Ghanavyuha, Atakavati, Núi Potala, được ở trong sự
hiện diện của Orgyen trong Cung Điện Ánh Sáng
Hoa Sen, hay bất cứ
cõi Phật khác mà con muốn. Hãy tập trung vào nó một cách
nhất tâm, không
xao lãng, và con sẽ tức khắc được sanh vào đó. Bằng cách tập trung nguyện vọng của con với
ý nghĩ, “Vào dịp này của
trung ấm, thời đã đến để tôi
đi vào sự
hiện diện của Pháp của Ajita ở Tusita (Đâu Xuất)”, con sẽ được sanh một cách
kỳ diệu trong trái tim của một
hoa sen trong sự
hiện diện của
Di Lặc.
– Điều quan trọng nhất là bạn
thực hành bây giờ. Không đủ nếu chỉ nghe và đọc những
giáo lý. Bạn phải
suy nghĩ về chúng và quan trọng hơn hãy
thiền định. Cái đó mới đem lại sự
chuyển hóa. –
Tantra của
Đại Dương của
Trí Huệ Bổn Nguyên nói :
Đây là những
giáo huấn quý báu để
đạt được chứng ngộ vững chắcKhi đứng trước những
sợ hãi lớn lao của
trạng thái trung ấm.
Đây là những
giáo huấn quý báu để không ngớ ngẩn
vụng vềKhi đứng trước những
sợ hãi lớn lao của
trạng thái trung ấm.
– Trong
trung ấm, có sự
lợi lạc lớn lao khi
thành tựu được
chứng ngộ vững chắc trong sự hợp nhất giai đoạn phát sanh và giai đoạn
thành tựu. Ngày nay, những
giáo lý của nhiều
truyền thống đang thịnh hành – Ấn giáo, Boššn,
Thiên Chúa giáo,
Do Thái giáo,
Phật giáo Tây Tạng... Mỗi cái có
giá trị riêng của nó, nhưng để được
lợi lạc đầy đủ từ chúng, cốt yếu là không trộn lẫn chúng
với nhau. Nếu bạn tùy tiện “hòa hợp” mọi
truyền thống này lại, có lẽ bạn chẳng có
lợi lạc gì, thế nên tôi gợi ý bạn cần
chú tâm vào một
truyền thống đặc biệt bạn chọn và theo đúng
con đường đó. –
Truyền Thống Dawa Gyaltsen của Những
Giáo Huấn Cốt Lõi của
Quán Thế Âm nói :
Trong sự
tham thiền về tiến trình
quá độ của
trở thànhCon sẽ có một
hình tướng của
trở thành chưa từng có,
Những khả năng
giác quan của con sẽ
trọn vẹn, con sẽ có thể
di chuyển không ngăn ngại ;
Và với cái nhìn thấy
thanh tịnh thiêng liêng con sẽ thấy những người ngang với con...
Trong tiến trình
quá độ, thân bạn là
mạn đà la của bổn tôn, ngữ bạn là
mạn đà la của
thần chú, và tâm bạn là
mạn đà la của samadhi. Nếu bạn không lìa khỏi ba
mạn đà la này, bạn sẽ là bậc
Thức Tỉnh khỏi những
sợ hãi v.v... của
trạng thái trung ấm.
Truyền thống Tshombu của Những
Giáo Huấn Cốt Lõi của
Quán Thế Âm nói rằng bằng cách
thiền định về những giai đoạn phát sanh và
thành tựu ở cửa vào
tử cung, thì không cần
thiền định nào khác.
– Vào lúc tiến trình
quá độ của
trở thành, bạn đối mặt với sự
nhập thai,
tái sanh lần nữa ở một trong sáu cõi. Bạn sẽ
cố gắng lấy một thân khác. Ở điểm này hãy từ từ ! Hãy
quán tưởng những
chúng sanh này, họ
xuất hiện như những giống đực và những giống cái và làm khởi dậy sự bám luyến và gây ra sự tức giận của bạn, hãy
quán tưởng họ như là bổn tôn với phối ngẫu – là Vajrasattva,
Quán Thế Âm, hay Guru Rinpoche. Dù là bổn tôn
an bình hay hung nộ, hãy
quán tưởng bổn tôn đã chọn với phối ngẫu, và
thực hành giai đoạn phát sanh. Nếu bạn có thể
thực hành giai đoạn
thành tựu, khi gặp những
chúng sanh đó, hãy thấy họ như sự hợp nhất của những
xuất hiện và
tánh không, với bổn tôn nam
tượng trưng những
xuất hiện, và nữ là
tánh không. Bằng cách đó bạn sẽ đóng
tử cung, và không
tái sanh, bạn sẽ
giải thoát. Trong một số
trường hợp, như một tulku muốn làm
lợi lạc cho những người khác, một người muốn
tìm ra một nam và
nữ căn bản
tốt đẹp và
hoàn cảnh thuận lợi cho mình và những người khác. Với cảm thức lòng bi này, một người như vậy
đi vào tử cung trong khi tưởng tượng bà mẹ là phối ngẫu
thiêng liêng và
tử cung của bà là một cung điện. Bấy giờ bằng cách phát sanh chính mình là
chủng tử tự của bổn tôn đã chọn và vào cung điện của
tử cung, sự mang thai xảy ra. –
Những
Giáo Huấn của
Quán Thế Âm về
Giải Thoát Tự Nhiên khỏi những
Trạng Thái Khốn Khổ của
Hiện Hữu nói :
Sau sáu tuần, tâm trở nên
rối loạn, và những tiếng ồn
vô biên, khủng khiếp được nghe. Những
âm thanh của đất, nước, lửa và không khí, cùng với những
âm thanh của năm
nguyên tố hòa hợp xuất hiện. Vào lúc đó, nếu con đem vào tâm
âm thanh của mani padme hum, điều này sẽ giúp đỡ con.
Rồi con bị chìm ngập bởi những
tia sáng, và con mất
cảm giác về một
con đường. Lúc đó sẽ giúp ích khi tập trung vào
thực tại của
định không tạo dựng trong
bản thân thực tại.
Rồi năm ánh sáng và sáu
con đường xuất hiện. Sáu lối của sáu
trạng thái sanh tử là trắng, vàng, đỏ, lục, xanh và đen. Khi con đi lối trắng, những
xuất hiện của
chư thiên sẽ
sanh khởi.
Cũng thế, lối lục là của
a tu la, vàng của người, đen của
thú vật, xanh nhạt của quỷ đói, và đỏ sậm là của
chúng sanh địa ngục. Lúc đó, nếu con
cầu nguyện thầy của con, bổn tôn đã chọn và những dakini, các vị sẽ
tiên tri, “Ta là bổn tôn đã chọn của con. Hãy
tụng chú căn bản. Hãy đi
con đường trắng ! Đây sẽ là chỗ tốt cho con
tái sanh, và thân con sẽ như thế này. Đây sẽ là Pháp của con.” Sự
tiên tri đó sẽ
thành sự thật.
Bấy giờ con sẽ
kinh nghiệm một cái nhìn thấy một sự
sanh khởi đồng thời của thần và quỷ luận về tội và
công đức của con. Vào ngay lúc đó, con sẽ nhớ lại
Quán Thế Âm, con sẽ chiến thắng và có khả năng
tái sanh nơi
thuận cảnh.
Sau bảy tuần, con sẽ có
cảm giác có một
thân thể, và con sẽ tự hỏi, “Tôi sẽ
tái sanh đi đâu và vào loại thân nào ?” Bằng
năng lực khí của con, con sẽ gặp Pháp
trong đời tới. Bổn tôn
Quán Thế Âm ban cho những ơn phước không thể nghĩ bàn.
Những
Bài Kệ về
Con Đường Phương Tiện Thiện Xảo của Phagmo Drušpa nói :
Hãy tạo thành
tư tưởng này :
Với
ý định tái sanh một cách
kỳ diệuTrong
tịnh độ Cực Lạc,
Hay trong
tịnh độ của Padmavati,
Hãy lập một
quyết tâm vững chắc.
Theo cách này, hãy đi đến
cõi Tịnh Độ ấy.
– Tất cả
chúng ta đều mong muốn
hạnh phúc, nhưng mong muốn thì chưa đủ. Phải
đi vào những
thực hành nghe,
suy nghĩ và
thiền định, với sự
nhấn mạnh vào
thiền định. Nhưng dù vậy vẫn chưa đủ ;
chúng ta phải
thiền định với sự tự tin và sự phó thác.
Chúng ta phải đặt sự
tin cậy hết lòng vào những bậc
giác ngộ đã
phát lộ Pháp cho
chúng ta. Chỉ có sự
tin tưởng tuyệt đối mới khiến
chúng ta tiến bộ trong
thiền định. Nếu bạn có sự
nghi ngờ nào rằng bạn không sanh vào
Cực Lạc được,
chắc chắn bạn sẽ không được sanh. Nếu bạn vất bỏ mọi
nghi ngờ và có
đức tin rốt ráo rằng bạn sẽ được sanh ở đó, bạn sẽ được. Về chuyện đó xin chớ có
nghi ngờ nào ! –