Luận Văn Tốt Nghiệp Tiến Sĩ Triết Học Của Thầy Thích Huyền Vi "A Critical Study Of The Life And Works Of Sāriputta Thera"

20/12/20224:07 SA(Xem: 3906)
Luận Văn Tốt Nghiệp Tiến Sĩ Triết Học Của Thầy Thích Huyền Vi "A Critical Study Of The Life And Works Of Sāriputta Thera"

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
CỦA THẦY THÍCH HUYỀN VI
"A Critical Study of The Life and Works of Sāriputta Thera"
Nghiên cứu phê bình về Cuộc ĐờiSự Nghiệp
của Trưởng Lão Xá-lợi-phất

Viện Đại Học Vạn Hạnh xuất bản năm 1972.

 luan an tien si thich huyen viPDF icon (4)

 A Critical Study of The Life and Works of Sāriputta Thera

Xin giới thiệu đến quý độc giả một tập sách quý hiếm đã được Viện Đại Học Vạn Hạnh xuất bản năm 1972.

Tập sách này nguyên là Luận văn Tốt nghiệp Tiến sĩ triết học của thầy Thích Huyền Vi được bảo vệ tại đại học Magadha vào năm 1971 có tựa đề "A Critical Study of The Life and Works of Sāriputta Thera" (tạm dịch: Nghiên cứu phê bình về Cuộc ĐờiSự Nghiệp của Trưởng Lão Xá-lợi-phất". (Trang WEB hiện nay của ĐH: https://www.magadhuniversity.ac.in/)

Bản chánh văn của luận án này được ấn hành trong dạng bìa cứng của tập sách thật không may đã bị người viết bài làm thất lạc. Tuy nhiên,  bản chụp ảnh vẫn được lưu lại trong ổ cứng. Nay kính xin phổ biến rộng rãi cho các học giả VN có dịp tìm hiểu thêm về giá trị lịch sử của sách cũng như khả dĩ dùng nó như là một tài liệu sơ nguyên nhưng vô cùng giá trị, viết về Xá-lợi-phất của một học giả Phật giáo trước 1975 người Việt Nam.

Về cố Hòa Thượng Thích Huyền Vi - Tiểu sử của ông được nêu trên các trang mạng như là:

http://www.linhsonaustin.org/ti7875u-s7917-c7889-ht-thiacutech-huy7873n-vi.html
http://chuaxaloi.vn/thong-tin/hoa-thuong-thich-huyen-vi-19262005/2512.html

Ở đây chỉ xin trích lại ngắn gọn:
"Ngài thế danh Lê Văn Huyền, pháp danh Như Kế, pháp tự Giải Đạo, pháp hiệu Huyền-Vi, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 41. Ngài sanh ngày 08/04/1926 (năm Bính Dần) tại làng Phước Khánh, tổng Vạn Phước, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.

Năm 9 tuổi quy y được ban pháp danh là Như Kế ; Năm 12 tuổi, ngài được Hòa thượng bổn sư cho thế phát xuất gia và ban pháp tự Giải Đạo.

Năm 14 tuổi, ngài được Hòa thượng bổn sư cho thọ giới Sa di tại Giới đàn Sắc tứ Thiên Đức Tự, thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tại Giới đàn này, sau khi khảo hạch giới tử, ngài đậu Thủ chúng Sa di, được phần thưởng danh dự trong số trên dưới 300 giới tử.
Năm 20 tuổi được thọ Tỳ-kheo giới tại giới đàn ở chùa Sắc Tứ Tây Thiên, thuộc làng Bảo An, quận Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Sau khi thọ cụ túc giới, vừa phụ tá bổn sư tại Tổ-đình vừa làm Quản sự tại chùa Sùng Ân, Phan Rang. 
Năm 1950, nhập học tại Phật học đường Nam Việt, tổ đình Ấn Quang, Sài Gòn.
Tốt nghiệp Cao Đẳng Phật Học tại Ấn Quang vào năm 1955, Ngài trở thành Đốc-giáo kiêm Giám-viện.
1961, ngài lên đường du học tại Viện Đại học Nalanda, Ấn Độ. Sau khi học xong chương trình Cử nhân Anh văn, ngài học văn bằng cổ ngữ Acharta. Những năm kế tiếp, ngài trình Luận văn M.A. với đề tài "The four Abhidhammic Reals" (Tứ Chân Thật Pháp). Rồi ba năm sau, ngài trình Luận án Tiến-sĩ (Ph.D) với đề tài "The life and work of Sariputra Thera" (Cuộc đờisự nghiệp của Tôn giả Xá Lợi Phất).
Năm 1972, theo Giáo-Chỉ của Đức Đệ Nhất Tăng Thống Tịnh Khiết, Ngài trở về quê nhà và được cung thỉnh giữ chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp.
Năm 1974, Ngài được Viện Tăng Thống thỉnh cử làm Thành Viên Hội Đồng Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
30/4/1975, Ngài theo làn sóng người Việt ra hải ngoại và định cư tại Pháp.


Sáng lập Giáo hội Phật giáo Linh Sơn thế giới, phát triển các chi nhánh khắp năm châu, làm sống lại tinh thần Linh Sơn Pháp Hội như thời Đức Phật còn tại thế. Ngài đã xây dựng trên 50 đơn vị chùa và Hội Phật giáo Linh Sơn ở khắp nơi đặc biệt là tại Châu Âu, tại Hoa Kỳ và tại Úc; đồng thời cũng đào tạo đến hàng trăm tăng sĩ tại các nơi Ngài hoằng hóa.
Tháng 04 năm 2001, Ngài đã lâm trọng bịnh và thị tịch tại Tự Viện Linh Sơn Paris Pháp Quốc lúc 19 giờ 45, ngày 15 tháng 02 năm 2005 (nhằm ngày mùng 7 tháng giêng năm Ất Dậu) Trụ thế 80 tuổi, 59 Hạ lạp và 68 Tăng lạp."

Về Luận Văn TS của Thích Huyền Vi -- Đây có lẽ một trong những nghiên cứu đầy đủ và nghiêm túc đầu tiên viết bằng Anh ngữ về cuộc đời và hoằng hóa của Trưởng Lão Xá-lợi-phất. Tập sách đưa rất nhiều chi tiết sinh động cùng với nhiều trích dẫn chi tiết từ các kinh điển chánh văn Pāli. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa thêm nhiều lời giải thích cho các thuật ngữ Phật học đặc trưng để người đọc được dễ hiểu hơn. Toàn bộ tập sách khoảng 330 trang khổ giấy lớn (A4) mnafy có bao gồm nhiều phụ lục và 2 danh mục sách dẫn về các chuyên ngữ Phạn và Hán.
Do đây là tác phẩm tiên phong nghiên cứu về Xá-lợi-phất, nên nó đã khó tránh khỏi một ít sơ xuất trong trình bày bao gồm việc thiếu ghi nhận vị trí chính xác của các chánh văn dẫn nguồn (hầu hết là từ nguồn tạng kinh Pāli), cũng như đã có thể có vài giải thích thuật ngữthể không toàn hảo. Nhưng nói chung đây là tác phẩm rất có giá trị học thuậtnghiên cứu cũng như là vị trí lịch sử của nó.
Khoảng hơn 10 năm sau tác phẩm này của Thích Huyền vi, thì học giả Trưởng Lão truyền thống Nguyên Thủy là Nyanaponika có viêt một biên khảo ngắn gọn hơn với tựa đề "The Life of Sariputta -- Compiled and translated from the Pāli texts" (Cuộc đời của Xá-lợi-phất: Soạn dịch  tư các nguồn văn điển Pāli"), do nhà xuất bản Kandy, Buddhist Publication Society ấn hành năm 1987. Sách này đã được dịch Việt bởi dịch giả Nguyễn Điều (một bản sao dịch phẩm này có đăng ở: https://phapthihoi.org/kinh/Ebooks/Thuyet-Phap/Phat-Su/Cuoc-Doi-Ton-Gia-Xa-Loi-Phat-Nyanaponika-Thera-Nguyen-Dieu-Dich.pdf)

So với sách của Huyền Vi thì tập sách này ngắn gọn và ít chi tiết hơn. Tuy vậy, nhiều điểm trích dẫn của Nyanaponika co ghi rõ vị trí cụ thể của chánh văn khiến người đọc dễ dàng truy cứu. Dù sao, chúng ta không thể so lường hai tác phẩm cách nhau 1 thập kỷ vì sự tiến bộ của người thế hệ đi sau nên được xem là "hiển nhiên". Dù sao, về mặt chi tiết và bề dầy công sức bỏ ra, theo thiển ý của người viết bài, thì chúng ta phải trân trọng tác phẩm của Huyền Vi.
Phần trích lược về cuộc đời và hoằng hóa của tôn giả Xá-lợi-phất được tổng hợp từ cả hai tác phẩm trên sẽ được trình bày trong một chương riêng của Phần II biên khảo "Nalanda Truyền thừa, Truyền nhân, và Giáo pháp", đang chờ được ấn hành trong tương lai.

Một câu hỏi kết luận không mấy vui cho bài giới thiệu sách này -- tựa như một chiếc lá cố níu lại trên cành trong mùa đông lạnh giá: 
Tại sao sách nghiên cứu Phật học cận đạigiá trị của người Việt trước tác, lại không thấy có mặt nhiều trên các phương tiện, mà thay vào đó là sách của người nước ngoài, chưa nói về tầm mức giá trị của chúng? Hay là nó đã giống như tình trạng của chiếc lá kia. Có tìm kiếm cũng uổng?

Kính chúc mùa lễ an bình tỉnh thức
Cận Đông Chí 2022
Làng Đậu Kính bút

 



 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/02/2023(Xem: 16414)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.