Thư Viện Hoa Sen

Đi Vào Pháp Giới Hoa Nghiêm Tập 1 (Sách Ebook PDF)

29/08/20233:47 SA(Xem: 4993)
Đi Vào Pháp Giới Hoa Nghiêm Tập 1 (Sách Ebook PDF)
ĐI VÀO PHÁP GIỚI HOA NGHIÊM (TẬP 1)
Thích Thái Hòa
Nhà xuất bản Hồng Đức

di-vao-phap-gioi-hoa-nghiem-01 (2)PDF icon (4)Đi vào pháp giới Hoa nghiêm-tập 1- HT Thích Thái Hòa
Xem tiếp Tập 2: Đi vào Pháp giới Hoa Nghiêm Tập 2 (Sách Ebook PDF)

NGỎ

Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.

Không có nguyện lớn và không có hạnh sâu là không thể nào có đủ điều kiện để đi vào Pháp giới Hoa nghiêm. Ấy là pháp giới được trang nghiêm bằng năm mươi ba chủng loại bông hoa tuệ giác và trong năm mươi ba chủng loại bông hoa tuệ giác ấy, mỗi loại lại được trang nghiêm bằng vô số bông hoa tuệ giác khác nữa, tạo thành Pháp giới Hoa nghiêm với trùng trùng vô tận bông hoa tuệ giác.

Mỗi bông hoa là mỗi đất trời; mỗi bông hoa là mỗi pháp giới; mỗi pháp giới có mười pháp giới; mỗi mười pháp giới lại có mười pháp giới, có trăm pháp giới, có ngàn pháp giới, có muôn triệu ngàn pháp giới; mỗi muôn triệu ngàn pháp giới lại có vô số vi trần pháp giới và mỗi vô số vi trần pháp giới lại có vô số, vô biên, vô lượng pháp giới. Pháp giới trùng trùng vô tận, Lý SựSự Sự vô ngại viên dung.

Pháp giới rộng lớn vô biên, không có ngằn mé về không gian, không có ngằn mé về thời gian. Pháp giới ấy chính là tự tánh thanh tịnh của tâm và là bản tính bất sinh diệt, thường rỗng lặng nơi vạn hữu.

Tâm bản tính ấy là tâm Phật; tính của bản tâm ấy là tính Phật. Nhập pháp giới tính là nương tín căn thanh tịnhđi vào Phật tâm; nương nơi trú tâm để nuôi lớn tín tâm, nương vào hạnh tâm để từ tâm lớn mạnh, ôm hết chủng tử bất thiện, nhiễm ô để trị liệuchuyển hóa; nương vào hướng tâm để bi tâm cứu độ và phổ nhuận cùng khắp pháp giới chúng sanh, trưởng dưỡng chủng tử bồ đề đốn siêu các địa, kết thành những bông hoa giác ngộ, chứng nhập biển cả Phổ hiền hạnh nguyện. Hạnh và nguyện không còn có lằn mức; Sự và Lý không còn là hai thực thể cá biệt.

Chính Sự là Lý; chính Lý là Sự. Sự và Lý đều có mặt trong nhau tương nhiếp tương dung trùng trùng vô ngại. Không những Lý vô ngạiviên dung với Sự mà Sự cũng vô ngạiviên dung với Sự, nên gọi là Sự Sự vô ngại pháp giới.

Sự Sự vô ngại pháp giớipháp giới tính thường trú của hết thảy ba đời mười phương chư Phật.

Ngay nơi tính của pháp giới ấy, mà chư Phật trong ba đời mười phương thị hiện trăm ngàn ức thân để Đản sanh; thị hiện trăm ngàn ức thân để Thành đạo; thị hiện trăm ngàn ức thân để chuyển vận Pháp luân hóa độ chúng sanhthị hiện trăm ngàn ức thân Niết bàn để làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh, trong vô lượng vô biên vi trần biển kiếp không thể nói hết, không thể nghĩ bàn. Nhưng thực tế Pháp thân của Phật rỗng lặng, cùng khắp pháp giới không hề sinh diệt, không hề khứ lai.

Thiện-tài-đồng-tử, vì đã có gieo trồng tín căn thanh tịnh nhiều đời, nhiều kiếp và vô lượng kiếp, nên đã phát hiện được tâm bồ đề và khởi lên tâm ấy qua nguyện và hạnh cầu học, cầu tu Bồ tát đạo.

Hạnh và nguyện của Thiện-tài-đồng-tử cầu học, cầu tu theo Bồ tát đạo rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không, lại được dìu dắt hướng dẫn bởi năm mươi ba thiện tri thức, khiến cho Thiện-tài-đồng-tử nguyện đã lớn thì lại càng lớn hơn; hạnh đã sâu thì lại càng sâu hơn; bi tâm đã bao trùm thì lại trùm khắp cả pháp giới và trí đã chiếu thì tỏa chiếu cùng khắp mười phương cùng tận hư không giới, pháp giới.

Bồ đề tâm thanh tịnh là nhân, Thiện-tài-đồng-tử do tu tập nhân này mà thành tựu quả vị giác ngộ, đi vào pháp giới tính thanh tịnh bình đẳng của hết thảy chư Phật.

Phẩm Nhập Pháp giới của kinh Hoa nghiêm đề cập đến nhập Pháp giới của Thiện-tài-đồng-tử, tôi đã dựa vào bản kinh Hoa nghiêm 80 để dịch, lại có đối chiếu với bản Hoa nghiêm 60, bản dịch của ngài Phật-đà-bạt-đà-la (359-429)[1], dịch vào thời Đông-tấn, hiện có ở Đại chính 9, số ký hiệu 278 và Hoa nghiêm 40, bản dịch của ngài Bát-nhã (734-?)[2] đời Đường, hiện có ở Đại chính 10, số ký hiệu 293.

Bản Hoa nghiêm 80, là truyền bản chính, được các nhà Phật học Hoa nghiêm xem như định bản để làm các bản Sớ, Chú, Thích và đã có những ảnh hưởng nhất định đối với các giới nghiên cứu, học thuật cũng như hành giảẤn Độ, các nước thuộc Bắc Ấn, Tây-vực,  Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam...

Truyền bản này do ngài Thực-xoa-nan-đà (652-710)[3], cao Tăng nước Vu-điền (Kustana), thuộc vùng Khotan (Khuất-đan), nằm phía Tây tỉnh Tân Cương, truyền vào Trung Quốc và dịch ra Hán bản vào đời Đường, hiện có ở trong Đại chính 10, số ký hiệu 279.  

Trong tác phẩm Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm này, có đem lại được công đức nào, thì đó là nhờ gia trì lực của Tam bảo, công ơn giáo dục của Thầy Tổ, sự hỗ trợ tận tình của các thiện tri thức, sự đồng hành tán trợ của các bằng hữu và trong tác phẩm này nếu có những sự thiếu sót nào, thì đó là  của tôi, vì sở học chưa đến, chỗ tu còn vụng, chỗ thấy biết còn bị hạn chế, hẹp hòi.

Nên, cúi xin những bậc cao minh chỉ bày và lượng thứ.

Chùa Phước Duyên-Huế, Hoa Nghiêm Các, mùa nhập thất, Phật lịch 2566 –Tây lịch 2022.

Tỷ-kheo Thích Thái Hòa


[1] Buddhabhadra: Hán phiên âm là Phật-đà-bạt-đà-la, Phật-độ-bạt-đà-la, Phật-đại-bạt-đà và dịch là Giác-hiền, Phật-hiền. Ngài người nước thành Ca-tỳ-la-vệ, dòng dõi Thích-ca, cháu của vua Cam-lộ-phạn. Ngài đến Trung Quốc vào khoảng thời Hậu-tần (408) và dịch ra rất nhiều kinh điển từ Phạn văn, trong đó có bản dịch Hoa nghiêm 60 này.

[2] Prajñā: Hán phiên âm là Bát-nhã, Bát-lạt-nhã. Ngài người nước Ca-tất-thi (Kế-tân), thuộc miền bắc Ấn Độ, đến Trung Quốc vào đời Đường, năm 781. Ngài dịch rất nhiều kinh điển từ Phạn sang Hán, trong đó có bản dịch Hoa nghiêm 40. 
[3] Śikṣānanda: Hán phiên âm là Thực-xoa-nan-đà; Thí-khất-xoa-nan-đà và dịch Học-hỷ.



MỤC LỤC

Ngỏ 1
Giới Thiệu 7
Các Truyền Bản 15
Truyền Bản 1: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 60 15
Truyền Bản 2: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 80 33
Truyền Bản 3: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh 40 51
Bảng Đối Chiếu Tên Của Các Thiện Tri Thức 76
Các Biệt Bản 86
Biệt Bản 1: Phật Thuyết La-Ma-Già Kinh 86
Biệt Bản 2: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Pháp Giới Phẩm 89
Thiện-Tài-Đồng-Tử, Con Người Và Hạnh Nguyện 103
Phát Bồ Đề Tâm Và Thiện Tri Thức 121
A-Phát Bồ Đề Tâm 121
B-Thiện Tri Thức 134
Đạo Lý Hoa Nghiêm 150
Mỗi Thiện Tri Thức, Mỗi Pháp Môn 184
1. Tỷ-Kheo Đức-Vân Và Pháp Môn Niệm Phật 199
2. Tỷ-Kheo Hải-Vân Và Pháp Môn Phổ Nhãn 207
3. Tỷ-Kheo Thiện-Trú Và Pháp Môn Vô Ngại Giải Thoát 220
4. Đại Sĩ Di-Già Và Pháp Môn Bồ Tát Diệu-Âm Đà-La-Ni Quang Minh 229
5. Trưởng Giả Giải-Thoát Và Pháp Môn Như Lai Vô Ngại Trang Nghiêm 239
6. Tỷ-Kheo Hải-Tràng Và Pháp Môn Bát-Nhã Ba-La-Mật Tam-Muội Quang Minh 255
7. Ưu-Bà-Di Hưu-Xả Và Pháp Môn Ly Ưu An Ổn Tràng 276
8. Tiên Nhân Cù-Mục-Tỳ-Sa Và Pháp Môn Vô Thắng Tràng Giải Thoát 293
9. Bà-La-Môn Thắng-Nhiệt Và Pháp Môn Bồ Tát Vô Tận Luân Giải Thoát 302
10. Đồng Nữ Từ-Hạnh Và Pháp Môn Bát-Nhã Ba-La-Mật Trang Nghiêm 317
11. Tỳ Kheo Thiện-Kiến Và Pháp Môn Bồ Tát Tùy Thuận Đăng Giải Thoát 327
12. Đồng Tử Tự-Tại-Chủ Và Pháp Môn Nhất Thiết Công Xảo Đại Thần Trí Quang Minh 335
13. Ưu-Bà-Di Cụ-Túc Và Pháp Môn Vô Tận Phước Đức Tạng Giải Thoát 342
14. Trưởng Giả Minh-Trí Và Pháp Môn Tùy Ý Xuất Sanh Pháp Môn Tạng Giải Thoát 352
15. Trưởng Giả Pháp-Bảo-Kế Và Pháp Môn Bồ Tát Vô Lượng Phước Đức Bảo Tạng Giải Thoát 362
16. Trưởng Giả Phổ-Nhãn Và Pháp Môn Linh Nhất Thiết Chúng Sanh Phổ Kiến Chư Phật Hoan Hỷ 369
17. Vua Vô-Yếm-Túc Và Pháp Môn Như Huyễn Giải Thoát 376
18. Vua Đại-Quang Và Pháp Môn Bồ Tát Đại Từ Vi Thủ Tùy Thuận Thế Gian Tam Muội 384
19. Ưu-Bà-Di Bất-Động Và Pháp Môn Cầu Nhất Thiết Pháp Vô Yếm Túc Tam Muội Quang Minh 399
20. Xuất Gia Ngoại Đạo Biến-Hành Và Pháp Môn Chí Nhất Thiết Xứ Bồ Tát Hạnh 415
21. Trưởng Giả Ưu-Bát-La-Hoa Và Pháp Môn Điều Hòa Hương Pháp 421
22. Thuyền Sư Bà-Thi-La Và Pháp Môn Đại Tràng Hạnh 428
23. Trưởng Giả Vô-Thượng-Thắng Và Pháp Môn Chí Nhất Thiết Xứ Tu Bồ Tát Hạnh Thanh Tịnh 435
24. Tỷ-Kheo-Ni Sư-Tử-Tần-Thân Và Pháp Môn Thành Tựu Nhất Thiết Trí Giải Thoát 441
25. Nữ Nhân Bà-Tu-Mật-Đa Và Pháp Môn Bồ Tát Ly Tham Tế Giải Thoát 458
26. Cư Sĩ Tỳ-Sắc-Chi-La Và Pháp Môn Bồ Tát Sở Đắc Bất Bát Niết Bàn Tế Giải Thoát 466
27. Bồ Tát Quán-Tự-Tại Và Pháp Môn Bồ Tát Đại Bi Hạnh 471
28. Bồ Tát Chánh-Thú Và Pháp Môn Bồ Tát Phổ Môn Tốc Tật Hành Giải Thoát Năng Tật Châu Biến Đáo Nhất Thiết Xứ 479
29. Thần Đại-Thiên Và Pháp Môn Vân Võng Giải Thoát 483
30. Địa Thần An-Trú Và Pháp Môn Bất Khả Trí Tuệ Tạng 489
31. Dạ Thần Bà-San-Bà-Diễn-Để Và Pháp Môn Bồ Tát Phá Nhất Thiết Chúng Sanh Ám Pháp Quang Minh Giải Thoát 494
32. Chủ Dạ Thần Phổ-Đức-Tịnh-Quang Và Pháp Môn Bồ Tát Tịch Tịnh Thiền Định Lạc Phổ Du Bộ Giải Thoát 520
33. Dạ Thần Hỷ-Mục-Quán-Sát-Chúng-Sanh Và Pháp Môn Giải Thoát Đại Thế Lực Phổ Hỷ Tràng 532





Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 5210)
16/10/2023(Xem: 3940)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: