Lời Nói Đầu

17/05/201112:00 SA(Xem: 8113)
Lời Nói Đầu


MƯỜI VỊ ĐỆ TỬ LỚN CỦA PHẬT

Nguyên tác Hán Văn: Tinh Vân Pháp Sư - Việt dịch: Cư Sĩ Hạnh Cơ và biên soạn phần Phụ Lục - Hiệu đính: Nữ Cư Sĩ Tịnh Kiên
Chùa Liên Hoa, Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County xuất bản 2005

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử Phật Giáo bắt đầu với đức Giáo chủ, Phật Thích Ca Mâu Ni, đản sinh tại Ấn Độ cách nay đã 26 thế kỉ.

Bán đảo Ấn Độ vào thời đó gồm rất nhiều vương quốc; và nếu so sánh với các vương quốc rộng lớn, hùng mạnh nằm dọc theo sông Hằng, như Ma Kiệt Đà (kinh đô là Vương Xá), Kiều Tát La (kinh đô là Xá Vệ), Bạt Kì (kinh đô là Tì Xá Li) v.v..., thì quê hương của Phật, vương quốc Thích Ca (kinh đô là Ca Tì La Vệ), chỉ là một nước nhỏ nằm thật xa ở phía Bắc, tận chân núi Hi Mã Lạp.

Các vương quôc rộng lớn kia, không những bề thế về đất đai, phồn thịnh về kinh tế, hùng mạnh về binh bị, phát triển về văn hoá mà còn là những địa bàn hoạt động rộng rãi, phong phú, nhộn nhịp của tôn giáo. Đó chính là vùng trung tâm điểm của đạo Ba la môn. Đó cũng là trung tâm của những trào lưu tư tưởng cấp tiến đối kháng lại Bà la môn truyền thống thời bấy giờ. Những vị lãnh tụ tôn giáo tiếng tăm lừng lẫy lúc đó như Uất Đầu Lam Phất, A La Lam, A Tư Đà, San Xà Da v.v... đều có đạo tràng lớn tại vùng này.

Trong khi đó, nói đến vương quốc Thích Ca thì ít người biết đến! Bởi vậy nếu thái tử Tất Đạt Đanổi tiếng thì cũng chỉ nổi tiếng trong phạm vi vương quốc của mình, hoặc xa hơn thì đến nước láng giềng (quê ngoại của thái tử) là Câu Lị mà thôi. Đó cũng là lí do tại sao mà thái tử, khi quyết định xuất gia, đã phải rời xa quê hương mình, xuống tận Bạt Kì và Ma Kiệt Đà (cách Ca Tì La Vệ về hướng Đông Nam từ 200 đến 400 cây số đường chim bay) ở lưu vực sông Hằng để tìm thầy học đạo. Có thể nói, chính cái bầu khí đua nở nhộn nhịp nhưng hỗn tạp, lẩn quẩn của các trào lưu tư tưởng lúc đó, đã tác động và thúc dẩy mạnh mẽ thái tử phải tìm cho ra một con đường sáng, đúng đắn, đầy tin tưởng để hướng dẫn và làm nơi nương tựa cho mọi người

Khi Phật đã thành đạothành lập giáo đoàn với năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Nai, mọi người dân Ấn vẫn chưa biết gì về Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần, và các vị đệ tử đầu tiên đã có đầy đủ khả năngđạo hạnh để tự mình đi hành hóa các nơi, thì người ta mới bắt đầu nghe nói đến “Phật"! Cho đến gần một năm sau, khi Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên, và sau đó không lâu là Đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của Phật mới thực sự vang khắp bốn phương, trong triều ngoài nội ai ai cũng biết!

Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn. Trong số đệ tử đó, dĩ nhiên là không làm sao tránh khỏi có những phần tử kém phẩm hạnh, nhưng chỉ là phần rất nhỏ, còn đại đa số, như ai cũng nhìn nhận, đều la những Phật tử chân chính, thuần thành, siêng năng tu học, nhiệt tình phụng sự chúng sinh. Chư vị tì kheo và tì kheo ni chứng quả A la hán, được liệt vào hàng thánh chúng có đến hàng ngàn, mà các vị của sĩ tại gia chứng các quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm cũng không phải là ít!

Trong số thánh chúng đệ tử của Phật, không phải vị nào cũng có sở trườnghạnh nguyện giống nhau, mà mỗi vị đều có nét đặc biệt của riêng mình, và khi nói đến điều này thì người ta thường nhắc đến “Mười Vị Đệ Tử Lớn (Thập Đại Đệ Tử) của Phật".

Thật ra, khi còn tại thế đức Phật đã không hề nói đó là mười vị đệ tử lớn nhất của Ngài, mà Ngài chỉ bảo rằng, vị này rất giỏi về phương diện này, vị kia xuất sắc về phương diện kia ... mà thôi. Kinh Tăng Nhất A Hàm có ghi một danh sách các vị đệ tử đứng đầu giáo đoàn về từng phương diện khác nhau, do chính đức Phật xác nhận, ví dụ: A Nhã Kiều Trần Nhưpháp lạp cao hơn hết; Xá Lợi Phấttrí tuệ siêu việt nhất; Mục Kiền Liên thần thông bậc nhất; Nan Đà giữ gìn sáu căn cẩn trọng nhất; v.v... Danh sách ấy gồm cả thảy 41 tì kheo, 13 tì kheo ni, 11 cư sĩ nam và 10 cư sĩ nữ.



Con số “mười vị đệ tử lớn” này là do người đời sau chọn lựa. Bởi vậy, đã có nhiều danh sách khác nhau về “Mười Vị Đệ Tử Lớn”, nhưng danh sách sau đây được coi là thông dụng nhất: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, A Nan, Ưu Ba Li, A Na Luật, Phú Lâu Na, Ca Chiên Diên, Tu Bồ ĐềLa Hầu La. Có thể nói, đó là mười vị đệ tử tiêu biểu nhất của đức Phật, Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh, làm cho Phật pháp hưng thịnh trên khắp lãnh thổ Ấn Độ thời đó, và còn lưu truyền mãi đến ngày nay.

Nhìn vào số đệ tử của Phật, xuất gia cũng như tại gia, mà tiêu biểu là mười vị thánh chúng ở trên, chúng ta sẽ thấy rõ đức bao dung, tâm bình đẳng và tình thương yêu bao la của Ngài đối với mọi người. Ngài như biển cả, nước của trăm sông đều chảy vào đó. Chỉ trong số mười vị đó thôi, chúng ta cũng thấy họ đại diện cho đủ mọi thành phần trong xã hội: A Na Luật, A Nan, La Hầu La vốn là các vương tử, vương tôn, thuộc giai cấp vua chúa đầy quyền uy thống trị; Đại Ca Diếp, Ca Chiên Diên xuất thân từ những gia đình thuộc giai cấp Bà la môn, danh phận cao trọng tột bậc, giàu có nhất nước; Xá Lợi Phát, Mục Kiền Liên đã từng là những nhà học giả lỗi lạc, lãnh tụ của một hệ phái ngoại đạo, dưới trướng có hàng trăm đồ chúng; Phú Lâu Na, Tu Bồ Đề sinh trong những gia đình giàu có thuộc giai cấp phú thương, nghiệp chủ và sau hết là Ưu Ba Li, xuất thân từ giai cấp nô lệ, nghèo khổ, thất học.

Tất cả mười vị, từ gia sản, trình độ, đến danh phận, địa vị trong xã hội của họ thật khác nhau, nhưng khi đã hòa nhập vào nếp sống tăng đoàn thì tất cả đều bình đẳng. Tất cả đều một mực tôn kính đức Phật và cùng tôn kính nhau, đều nổ lực tu tập, đều đạt được những địa vị tôn quí, và đều được mọi người kính ngưỡng. Qua phẩm hạnh của quí ngài, từng hành vi, lời nói, cách cư xử, cũng như nhiệt tình của quí ngài đối với chúng sinh, chúng ta có thể thấy rõ được nhân cách cao thượng của Phật cùng tình thương rộng lớn của Ngài đối với chúng sinh. Cho nên có người đã nói, muốn hiểu đức Phật, cách tốt nhất là hãy nhìn vào cuộc đời của ít ra là mười vị đệ tử lớn của Ngài!

Sự tích của mười vị tôn giả được ghi chép rải rác trong các kinh truyện Nam truyền cũng như Bắc truyền, và từ lâu đã được hòa thượng Tinh Vân, một ngôi sao Bắc đẳu của Phật Giáo Trung Hoa Dân Quốc hiện đại, sưu tập, đúc kết và viết thành sách Thập Đại Đệ Tử Truyện (nhà xuất bản Phật Quang, Đài Bắc, ấn hành năm 1984). Sách viết khá đầy đủ về cuộc đời của mười vị tôn giả. Mười cuộc đời là cả mười tấm gương sáng chói, tỏ rỏ phẩm hạnh cao thượng cùng nhiệt tâm vì đạo pháp và vì chúng sinh của những Phật tử chân chính, mẫu mực, mà chúng ta chỉ cần học hỏitu tập theo được một phần nhỏ thôi, cũng đủ làm cho Phật pháp tồn tạithế gian

Đọc truyện của quí vị tôn giả, chúng tôi vô cùng xúc động, tưởng như các ngài đang hiện tiền trước mặt, đang theo chân Phật hành hóa đâu đây ... Để tỏ lòng biết ơn sâu xa cũng như lòng kính ngưỡng công đức vô lượng của các ngài, và đồng thời vì lợi ích chung, chúng tôi xin đem sách Thập Đại Đệ Tử Truyện của hòa thượng Tinh Vân, dịch ra tiếng Việt để chia xẻ cùng quí vị Phật tử Việt Nam. Rất mong cuốn sách này sẽ giúp ích phần nào trong công phu tu học của tất cả chúng ta.

Chân thành cảm ơn Cư sĩ Nguyên Lượng 
đã tặng Thư Viện Hoa Sen sách này và các sách khác do Hội ấn tống

Xem Thêm:
Thập Đại Đệ Tử, HT. Thích Tinh Vân - Việt dịch: Như Đức

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2023(Xem: 3999)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.