Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca (Trọn Bộ)

01/01/20225:27 SA(Xem: 21681)
Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca (Trọn Bộ)

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA (TRỌN BỘ)
LIFE OF THE BUDDHA
LÊ SỸ MINH TÙNG
2021
cuoc doi duc phat thich ca
MỤC LỤC

Lời mở đầu       
1) Đời là bể khổ
2) Xuất gia tìm đạo
3) Thành đạo
4) Hóa độ chúng sinh
5) Tạo lập tăng đoàn
*Bát Chánh Đạo
*Chân Lý Vô Ngã
6) An Cư Kiết Hạ Và Những Tịnh Xá
7) Pháp Nạn
8) Phát Huy Tinh Thần Bình Đẳng
9) Đức Phật Nhập Diệt
10) Tam Tạng Kinh Điển
11) Bốn Lần Kết Tập Kinh Điển
12) Lời Tán Thán Đức Phật

 

LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca là cuốn sách diễn tả những tiến trình từ khi Đức Phật vừa sinh ra, lớn lên, rồi từ bỏ cung vàng điện ngọc để đi tìm chân lý. Cuộc hành trình dài, đầy gian khổ và sau cùng Ngài đắc đạo trở thành đấng giác ngộnhân loại đã gọi Ngài là Phật. Sau khi thành đạo, Ngài thu nhận đệ tử và bắt đầu hoằng dương Phật pháp trong suốt chiều dài 45 năm. Hễ nơi nào có bước chân Ngài đến là ánh đạo vàng bừng tỏa huy hoàng. Hạt giống từ bi được Ngài tinh tấn gieo khắp các nơi ở Ấn Độ. Ngài đã được mọi người từ nghèo đến giàu, từ vua chúa đến thứ dân, từ thiện nam đến tín nữ, từ già đến trẻ đều vui vẻ được tắm gội trong ánh sáng trí tuệ và nước từ bi do Ngài tưới xuống. Bất cứ ở đâu có ánh đạo vàng đến thì tà giáongoại đạo phải tránh xa, tan biến như những làn mây, như những bóng tối trước ánh bình minh đang lên. Khi giác hạnh của Phật viên mãn thì Ngài đã 80 tuổi. Cũng giống như mọi người trên thế gian nầy, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thườngbiến đổi. Mặc dầu biết trước ba tháng trước ngày nhập diệt, Ngài vẫn không nghỉ ngơi mà vẫn tiếp tục đi truyền đạocuối cùng Đức Phật dừng chân tại Kushinagar và nhập Niết bàn.

Đức Phật đã khám phá ra con đường giải thoát giác ngộ dựa theo thiền địnhthiền quán, từng giai đoạn, từ thấp đến cao. Con đường này chẳng những Đức Phật thực hành viên mãn mà có biết bao người khác cũng áp dụng phương pháp này để trở thành Thánh giả. Vì thế đạo Phật mới gọi là đạo của khoa học.

Tuy Đức Phật khám phá ra con đường giải thoát giác ngộ, nhưng giáo lý Phật đà tuyệt đối không có gì là bí mật cả. Đức Phật không giấu chúng sinh bất cứ những gì Ngài chứng đắc vì thế khi giảng pháp hai bàn tay Đức Phật lúc nào cũng buông xả cho nên vào thời Đức Phật còn tại thế, không những chỉ Đức Phật chứng Thánh quả mà còn có trên 1250 vị A la hán và biết bao Thánh giả khác trong ba tầng Thánh còn lại.

Bài thuyết pháp đầu tiên, Đức Phật nói về chân lý Tứ Diệu Đế mà đầu đề bài kinh là Dhamacakkappavattana, có nghĩa là “Chuyển bánh xe Pháp”. Trong bài kinh nầy, Đức Phật mở đầu bằng lời khuyên các tu sĩ không nên theo hai cực đoan: cực đoan thứ nhất là  đam mê thú vui nhục dục thế gian, thực ra đó chỉ là những cái vui tầm thường, nhất thờingăn cản mọi tiến bộ tâm linh. Còn cực đoan thứ hai khổ hạnh, ép xác chỉ làm mệt mỏi tinh thần và mê mờ trí tuệ. Vì thế cả hai đều có hại và vô ích. Con đườngĐức Phật muốn nói ở đây chính là con đường trung đạo dẫn tới cuộc sống thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt và sau cùng sẽ được giải thoát. Con đường giải thoát nầy chính là Bát Chánh Đạo. Trung đạo không phải là con đường nằm giữa hai thái cựccon đường vượt lên hai thái cực. Trung đạo có nghĩa là bất nhị, là tuyệt hết đối đãi, là đạo trung hòa không thiên lệch bên này bên kia. Đức Phật đã giải thích con đường Trung đạo như sau:

-Từ bỏ hai cực đoan đó, Như Lai đã chứng ngộ “Trung đạo” (Majjhima Patipada), là con đường đem lại nhãn quan (cakkhu), tri kiến (nana) và đưa đến an tịnh (vupasamaya), trí tuệ cao siêu (abhinnaya), giác ngộ (sambhodhaya) và Niết bàn.

  Trong Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), Đức Phật dạy rằng:

"Dầu chư Phật có thị hiện trên thế gian hay không, nầy các Tỳ Khưu, có một sự kiện, một nguyên tắc nhất định, một định luật thiên nhiên, là tất cả các vật cấu tạo đều Vô thường (Anicca), Khổ (Dukkha) và tất cả đều không có gì trường cửu tức là Vô ngã (Anatta). Như Lai đã chứng ngộthấu triệt điều ấy. Như Lai quảng bá, truyền dạy, tuyên bố, xác định, phân táchchỉ dẫn rành mạch rằng tất cả các vật cấu tạo (hữu lậu) đều vô thường, khổ và vô ngã".

Và sau cùng Đức Phật đã khẳng định trong Trung Bộ kinh (Majjhima Nikaya) rằng: "Như Lai chỉ dạy một điều: đau khổ và sự chấm dứt mọi đau khổ".

Thế thì Đức Phật khẳng định thế gian này có khổ, con người hằng ngày đang lặn hụp trong bể khổ, sông mê và sau cùng là con đường hóa giải hết những nỗi khổ niềm đau đó để có thể tận hưởng một hạnh phúc tối thượng nhất của cuộc đờian tịnh Niết bàn

Cuốn sách này sẽ đưa hành giả thấu hiểu con đường chứng đắc của Ngài từng giai đoạn, từng cấp thiền, rất chi tiết để quý vị có thể hình dungáp dụng nó vào trong cuộc sống của chính mình.

Cuối cùng trong phần Tam Tạng Kinh Điển, chúng tôi có phân tích sự biến chuyển của Phật giáo sau khi Đức Phật nhập Niết bàn với những luồng triết học của các Tổ, các luận sư nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa đã đưa vào trong Phật giáo để quý vị có một nhận thức rõ ràng giáo lý nào là của Đức Phật và triết lý nào là do người đời sau thêm vào. Thí dụ Đức Phật khẳng định rằng thế gian này có khổ cho nên mới có khổ, tập, diệt, đạo (Tứ diệu đế). Đến khi luận sư Long Thọ xuất hiện với triết lý Bát Nhã khoảng 600 năm sau ngày Đức Phật nhập diệt thì Ngài Long Thọ phủ nhận giáo lý Tứ diệu đế của Đức Phật và cho rằng thế gian không có gì gọi là khổ cho nên trong Bát nhã tâm kinhcâu không có khổ, tập, diệt, đạo nghĩa là không có Tứ diệu đế và từ đó không có trí tuệ và cũng không có chứng đắc. Đức Phật đã ngồi dưới cội Bồ đềtham thiền nhập định suốt 49 ngày đêm. Ngài đắc Tứ thiền, chứng Tam minh mới trở thành Phật. Ngược lai, Long Thọ cho rằng không có chứng đắc, không có trí tuệ chỉ cần lìa xa điên đảo, mộng tưởng là có Niết bàn.

Vậy hai luồng tư tưởng này ảnh hưởng như thế nào?

-Thứ nhất, Đức Phật bắt đầu bằng thân phận bình thường của một con người như tất cả mọi người trong thế gian, Ngài chia sẻ tất cả mọi hệ lụy của kiếp người. Ngài cũng phải đương đầu với sanh, lão, bệnh, tử như tất cả mọi chúng sinh khác. Sau cùng, Ngài tìm kiếm một con đường giải thoátđạt đến hạnh phúc Niết bàn, chứng đắc trí tuệ viên mãnthoát ly sinh tử luân hồi. Ngài chỉ rõ cứu cánh này cho mọi người biết và những ai đi theo con đường này cũng sẽ đạt đến cứu cánh tối thượng giống như Ngài. Vì thế Đức Phật là vị A la hán đầu tiên của tất cả các vị A la hán. Ngược lại, Long Thọ phát họa cho Đức Phật một chân dung mà vào thời Đức Phật còn sinh tiền chính Ngài cũng không hề hay biết. Long Thọ lý luận rằng Đức Phật lịch sử chỉ là ứng thân của Phật vào trong thế giới Ta Bà để cứu độ chúng sinh. Vì vậy dựa theo Long Thọ, Đức Phật không phải là một nhân vật lịch sử, mà Đức Phật chân chính là một thực thể siêu việt, vượt hiện thế, vĩnh hằng và vô hạn tức là “Pháp thân”.  Cho nên Đức Phật lịch sử chỉ là nhân vật được “Đức Phật chân chính” gởi đến với thế gian để tạo thành một nhân vật có hình thể là một con người, có một đời sống sinh hoạt giống hệt như một con người thường tục để thuyết giảng Chánh Pháp cho nhân thế. Do đó Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp trước chớ không phải mới thành Phật tại thế giới này nhờ công phu tu thiền định. Từ quan điểm này mới phát sinh ra tín ngưỡng trong Phật giáo Đại thừa.

Dựa theo Phật giáo gốc (Nguyên thủy) thì không thể có 2 Đức Phật cùng xuất hiện nên chủ trương thuyết “Nhất Phật”, đó là chỉ có duy nhất Phật Thích Ca trong thế giới này mà không hề có Phật A Di Đà, Phật Dược Sư hay bất cứ vị Phật nào khác. Nhưng Phật giáo Đại thừa thì cho rằng có nhiều vị Phật xuất hiện cùng lúc, phía Tây có Phật A Di Đà, phía Đông có Phật A Súcvô số Phật tồn tạikinh điển gọi là “Thập phương hằng sa chư Phật”. Từ đó Phật giáo Đại thừa giới thiệu thuyết “Tam thân” là Pháp thân, Báo thânỨng thân cho mỗi vị Phật. Đó là:

1)Pháp thân (Dharmakaya) là pháp giới thanh tịnh của các Đức Như Lai lan tỏa trong khắp không gian làm sở y bình đẳng cho Báo thânỨng thân. Pháp thân thì luôn thường trụ, bất sinh bất diệt cũng được gọi là Pháp giới tánh, Như Lai Tạng…Phật lấy Pháp Tánh Chân Như làm thân nên gọi là Pháp thân. Pháp thân là chỗ sở y chứa tất cả công đức trong Pháp giới. Vì Pháp thânthường trụ nên Pháp thân ở khắp mọi nơi. Cho dù Phật nhập thế cứu độ chúng sinh thì Pháp thân cũng không tăng hay Phật có xuất thế thì nó cũng không giảm, lúc nào cũng vậy mà thôi. Cái Pháp thân nầy Phật và chúng sinh đều có như nhau, nhưng ở Phật thì nó sáng suốt chiếu soi rực rỡ còn ở chúng sinh thì nó bị vô minh che mờ nên không hiển lộ. Pháp thân chính là cái mà con người sẽ trở về sau khi diệt hết vô minh phiền não để phát huy trí tuệ sẳn có của mình. Vậy Pháp thân chính là cội nguồn, là Bản Thể của tất cả muôn sinh vạn vật. Đây chính là Bản Lai Diện Mục, là Phật tánh, là Như Lai Tạng có sẵn trong mỗi chúng sinh.

Thật ra khi Long Thọ lý luận rằng Pháp thân chính là cái mà con người sẽ trở về sau khi có giải thoát thì tư tưởng này có thể tìm thấy ngay trong giáo lý Bà la môn. Vào thời Đức Phật còn tại thế, Bà la môn giáo tin rằng linh hồn được gọi là Atman (tiểu ngã) là do đấng toàn năng tạo ra và tất cả mọi sự sống trên quả địa cầu này đều có linh hồn. Linh hồn chuyển từ thân xác này qua thân xác khác, cứ thế cho đến khi có giải thoát thì tiểu ngã sẽ hòa đồng với đại ngã Braman tức là Thượng đế hay là linh hồn của vũ trụ. Long Thọ nói rằng Pháp thân thì luôn thường trụ, bất sinh bất diệt trong khi đó, Đức Phật khẳng định rằng không có cái gì vĩnh viễn trường cửu cả vì tất cả đều là vô ngã bao gồm từ tư tưởng, tinh thần đến vật chất.

2) Báo thân (Sambhogakaya) là thân tốt đẹp do công phu tu hành trãi qua bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp mà có. Vì thế mà Đức Phật có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp rực rỡ là vậy. Báo thân còn được gọi là tự thọ dụng thân.

Nếu chúng sinh đoạn trừ mọi vô minh phiền não thì tâm được hoàn toàn thanh tịnh. Cái thanh tịnh an lạc tự tại nầy chỉ có người đó biết và hưởng được còn người khác không hề cảm nhận hay san sẻ được thì cái quả thanh tịnh an nhàn nầy là tự thọ dụng thân. Cũng như uống một tách trà thơm ngon thì chỉ người uống trà mới biết được hương vị thơm ngon như thế nào mà thôi. Do đó nếu chúng ta bớt được một phần vô minh phiền não thì có được một phần thanh tịnh tức là có được một phần tự thọ dụng thân.

Còn Báo thân của chúng sinh thì gọi là Karmakaya tức là thân nầy là do quả nghiệp của tiền kiếp tạo thành. Muốn có thân thể khỏe mạnh sống lâu thì đừng bao giờ sát sinh. Muốn có giọng nói thanh tao trong trẻo thì đừng nên vọng ngữ. Muốn thân hình được đoan trang, đẹp đẻ thì đừng nghĩ tới tà dâm. Muốn gia đình được ấm no hạnh phúc thì đừng trộm cướp gian tham.

3) Ứng thân hay biến hóa thân (Nirmanakaya) Chư Phật do trí thành sở tácbiến hóa ra thành vô lượng thân, ứng theo căn cơ của chúng sinhhóa độ. Đức Phật Thích Ca Mâu Niứng thân của Phật trong cõi Ta bà nầy. Vì Ứng thân là thân thị hiện nên phải ảnh hưởng bởi luật vô thườngsinh lão bệnh tử. Ứng thân cũng được gọi là tha thọ dụng thân.

Đối với Phật giáo Đại thừa thì báo thân hay tự thọ dụng thângiá trị tuyệt đối vì chỉ có người được thức tỉnh giác ngộ mới hưởng được cái hương vị thanh tịnh an vui tự tại của giải thoát giác ngộ mà không một người nào khác có thể biết được. Khi chư Phật hay Bồ-tát thị hiện để hoằng dương đạo pháp thì chúng sinh có cơ hội học hỏi, tu sửa và sống theo Chân lý để tự mình giải thoát giác ngộ thì ứng thân để cứu độ chúng sinh ra khỏi bể khổ sông mê gọi là tha thọ dụng thân.

-Thứ hai, Đức Phật khẳng định rằng con người vì sống trong vô minh, bất giác, lấy khổ làm vui cho nên phải lặn hụp trong sinh tử triền miên. Bây giờ biết hồi đầu thị ngạn, tu tâm dưỡng tánh, tham thiền nhập định theo tiến trình Giới-Định-Tuệ thì sẽ chứng đắc Thánh quả, có giải thoát Niết bàn. Ngược lại, Long Thọ lý luận rằng trong mỗi chúng sinh đã có Phật tính nghĩa là trong ta đã có sẳn chất Phật vì thế trong kinh Pháp Hoa nói rằng tất cả chúng sinh đều là Phật. Lý do con người không là Phật bởi vì còn vô minh che lấp. Bây giờ nếu dọn sạch vô minh thì Phật tính sẽ lộ ra, trở thành Phật chớ không phải tu hành đắc đạo mới gọi là Phật.

Long Thọ lý luận rằng trí tuệ của chúng sinhthật tánh để có khả năng trực nhận chân lýTự tánh thanh tịnh hay Phật Tánh là có sẵn trong tất cả mọi người. Tự tánh luôn vắng lặng thanh tịnh thì cần gì phải chứng đắc Niết bàn. Bồ-đề, Phật Tánh là có sẳn chớ đâu phải tu hành đắc đạo mới có. Khi mê vọng điên đảo thì không biết mìnhPhật Tánh thanh tịnh. Lúc thức tỉnh thì nó hiện ra cũng như trong túi luôn có viên ngọc quý Ma ni mà không biết, chỉ cần thò tay vô lấy thì sẽ hết nghèo đói, điên đảo khổ đau ngay. Trong tánh Không tức là Tự Tánh thanh tịnh bản nhiên thì không có trí tuệ hay chứng đắc gì cả. Vì thế Tâm Kinh mới có câu : ”Vô trí diệc vô đắc” và “vô sở đắc cố” là vậy. Trong Chân Không Diệu Tánh, Phật Tánh thì luôn sẳn có cho nên chứng đắc chỉ là cách nói, là giả danh để tìm thấy được con người thật tức là Bản Lai Diện Mục tức là Chơn Tánh của mình mà thôi.

Sự khác nhau ở đây là Đức Phật khẳng định có chứng đắc cho nên phải có con đường dẫn đến giải thoáthành giả không thể lý luận mà phải tự mình thực hành từng bước một để tự mình nghiệm chứng sự giải thoát đó. Nói cách khác, con đường Đức Phật đưa ra là từ phàm đến thánh rất thực tế. Ngược lại, Long Thọ giới thiệu Phật tánh nghĩa là trong ta đã là Phật, đã là Thánh nhân rồi, cho nên hành giả có tu đắc đạo thì cũng trở về với cái mình đã có chớ không phải cái mình chưa bao giờ có.

-Thứ ba, khi Đức Phật còn tại thế, chứng đắc Thánh quả A la háncứu cánh sau cùng của người đi trên con đường giải thoát giác ngộ vì thế trong kinh Tương Ưng, Đức Phật dạy rằng:”

-Này các Tỳ kheo! Như Lai là vị A la hán, bậc chứng ngộ hoàn toàn.

-Ta đã hoàn thành xong Bát Chánh Đạo, Các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đạt chánh trí giải thoát, đắc đạo quả Niết Bàn, Ta không còn tái sinh nữa. (Mission Accomplished).

Ngược lai, Phật giáo Đại thừa cho rằng A la hán chỉ là nửa chừng chớ không phải chứng đắc viên mãn vì thế mới có phẩm Hóa Thành Dụ của Kinh Pháp Hoa. Phẩm này xác định rằng A la hán chỉ mới là nửa đường, là nơi tạm nghỉ và sau đó hành giả phải tiếp tục nửa đường còn lại thì mới đắc Phật quả tức là bảo sở, là nơi trân quý nhất.

-Thứ tư, Đức Phật đến với thế gian này như một con người bình thường, nhưng nhờ tham thiền nhập định mà Ngài đắc Thánh quả, trở thành Phật. Nói thế nghĩa là Ngài thành Phật ngay trong cái thế giới Ngài đang sống. Ngược lại, trong phẩm Như Lai Thọ Lượng, Kinh Pháp Hoa nói rằng rằng Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp chớ không phải bây giờ mới thành Phật. Phật giáo Đại thừa lý luận thêm rằng nếu dựa trên sự tướng thì Thái tử Tất Đạt Đa nhờ công phu thiền địnhthành đạo dưới cội Bồ Đề, nhưng dựa trên bản thể chân như thì Đức Phật cũng như tất cả mọi chúng sinh đều đã thành Phật. Thông thường khi nghe nói chúng sinhsẽ thành Phật” thì mọi người chấp nhậncố gắng tu hành để thành Phật, nhưng nếu nói chúng sinhđã thành Phật” thì chẳng ai dám tin. Lý do rất đơn giảnthực tế là vì ai cũng nghĩ rằng mình là bạc địa phàm phu, tham sân si dẫy đầy mà nói đã thành Phật thì làm sao tin được. Để tránh sự ngộ nhận đó, Long Thọ giải thích thêm rằng Căn bản trí hay Tri Kiến Phật hay Phật tánh thì lúc nào cũng có sẵn trong mỗi chúng sinh ví cũng như ánh sáng mặt trời lúc nào cũng chiếu sáng. Nhưng con người không thấy ánh sáng mặt trời là vì bị màn mây đen che lấp chớ ánh sáng mặt trời đâu có mất. Vì thế khi vào Trung Hoa, Tổ Bồ Đề Đạt Ma tuyên bố đanh thép rằng, không cần tu hành chi cả, chỉ cần thấy Tánh (Phật tánh) tức thì thành Phật.

Đạo Phật là đạo như thật nghĩa là đã đến lúc chúng ta trả sự thật về cho nó. Trong suốt 45 năm hành đạo cho đến khi Đức Phật nhập Niết bàn, Ngài không hề viết một chữ nào. Mãi đến gần 500 năm sau đó thì kinh điển mới được viết lần đầu tiên vì thế rất dễ ngộ nhận rằng kinh nào là do Phật thuyết hoặc kinh nào là do các Tổ viết thêm về sau. Trải qua gần mấy ngàn năm, con người đã gán cho Đức Phật những gì Ngài không hề thuyết. Nói cách khác, trong suốt cuộc đời hành đạo của Đức Phật, Ngài không  bao giờ nói về Bát nhã, thần chú hay bất cứ giáo lý huyền bí nào cả mà giáo lý duy nhất của đạo Phật mà Ngài đã xiễn dương là Bát Chánh Đạo. Ở đây, chúng tôi  giới thiệu hai luồng tư tưởng khác nhau, một là chính Đức Phật khám phá ra và luồng tư tưởng của Phật giáo Đại thừa của các chư Tổ. Có sự khác biệt rất rõ ràng là triết lý Đại thừa nghiêng về luận giải nghĩa là mình nghĩ mình là (Phật) nhưng trên thực tế mình không thực là (Phật)(pie in the sky), trong khi đó giáo lý nguyên thủy của Đức Phật chuyên về thực hành bởi vì có thực hành mới có thực chứng. Cũng như trong khi đi học, tất cả các em học sinh đều nghĩ rằng mình học giỏi khả năng hội nhập rất cao. Nhưng sau khi trải nghiệm qua các cuộc thi thì lúc đó vàng thau mới hiển lộ.

Ngày xưa lúc còn là vị Thái tử giàu sang quyền quý, sống trên nhung gấm lụa là mà Tất Đạt Đa đâu có hạnh phúc. Miệng ăn sơn hào hải vịvị đắng như ngậm bồ hòn. Ngủ nơi lầu son gác tía mà lòng cứ lo sợ nay bị kẻ này giết, mai người kia ám sát nên đi đâu mặc dầu lúc nào cũng có tiền hô hậu ủng mà lòng không an. Đến khi xuất gia thành đạo, ngày ăn một bữa đêm ngủ gốc cây mà lòng an vui tự tại. Vì thế đối với Đức Phật bỏ tất cả thì sẽ được tất cả. Được tất cả nghĩa là không được gì hết tức là không còn dính mắc. Do đó tôn chỉ của đạo Phậtdiệt khổ chớ không trốn đời bởi vì khi quán chiếu để thấy biết cuộc đờivô thường vô ngã, tịch tịnh thì ở đâu cũng thanh tịnh, làm việc gì cũng an vui tự tại cho nên ngày xưa Đức Phật đến đâu thì nơi ấy là cõi Phật thanh tịnh bởi vì tâm Ngài thanh tịnh thì thế giới sẽ thanh tịnh theo.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Lê Sỹ Minh Tùng




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.