Tứ Diệu Đế

30/12/20216:20 SA(Xem: 2940)
Tứ Diệu Đế

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA 
LIFE OF THE BUDDHA
LÊ SỸ MINH TÙNG
2021

TỨ DIỆU ĐẾ (FOUR NOBLE TRUTHS)

           1)Sự thật thứ nhất là khổ (Khổ Đế)(The Noble Truth of the reality of Dukkha) Đạo Phật là đạo như thật, không bi quan, không lạc quan, không siêu hình ảo tưởnghiện thực. Đức Phật không phủ nhận có hạnh phúc trong cuộc sống từ vật chất đến tinh thần cho mọi tầng lớp trong xã hội, nhưng rất tiếc không có niềm vui hay hạnh phúc nào vĩnh viễn ở mãi với chúng ta, nó đến rồi ra đi  bởi vì có duyên sinh thì có duyên diệt nhanh chóng cho nên cuộc sống con người luôn mãi khổ công nhọc kế đi tìm từ hạnh phúc này đến hạnh phúc khác. Thế thì cái mà chúng ta gọi là hạnh phúc phải chăng đó là khổ đau cũng ví như viên thuốc bọc đường, khi chất ngọt tan mất thì vị đắng sẽ hiện ra. Ông hoàng bà chúa có nỗi khổ theo lối vua chúa, ngược lại người nghèo khó cũng phải cưu mang những nỗi khổ trong cuộc đời chẳng kém gì. Trong cuộc sống, không nhất thiết phải khóc lóc mới là đau đớn tột cùng, nhưng sẽ có lúc, sự câm lặng thầm kín mới gọi là đau. Đau đến nỗi, chạm nơi nào cũng thấy nhói.

Vậy Đức Phật nói những khổ gì?

Ngôn ngữ Đức Phật dùng để thuyết pháp không phải là tiếng Pali mà là tiếng Magadhi (Ma-kiệt-đà). Thật ra ngôn ngữ Ấn Độ rất phức tạp ngay cả bây giờ cũng đã có gần trên 15 loại được chính phủ Ấn công nhận. Đó là Sanskrit, Urdu, Bengali, Hindi…trong khi đó Pali không phải là ngôn ngữ thuộc nhóm Indic mà thuộc về thổ ngữ của vùng Trung Ấn. Giới thượng lưuthành phần vua chúa Ấn Độ nói tiếng Sanskrit trong khi đó các thành phần dân chúng nói tiếng Magadhi, là ngôn ngữ gốc của Đức Phật, và phần lớn thành phần hạ tiện nói tiếng Paishachi. Vào thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thuyết giảng rất nhiều trong những cuộc hành trình dài bằng cách đi bộ trong vùng Bắc Ấn gần nửa thế kỷ, nhưng chưa có ai nghĩ đến việc kết tập cho nên sau khi Ngài nhập diệt các đệ tử cảm thấy bàng hoàng vì sự thiếu vắng của bậc Đạo Sư. Cuối cùng họ quyết định kết tập những lời giảng dạy của Đức Phật và cô đọng lại thành kinh điển. Vì thế kinh điển Phật giáo được truyền miệng gần 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt hoàn toàn dựa vào trí nhớ của người đọc kinh.

Thế thì ngày xưa Đức Phật không nói tiếng Việt, tiếng Trung Hoa, tiếng Anh hay tiếng Pháp mà chỉ nói tiếng Ấn Độ cho nên trong kinh điển bằng tiếng Pali hay tiếng Sanskrit, Đức Phật chỉ nói “Dukkha”. Khi dịch sang Việt ngữ thì “Dukkha” biến thành “khổ” khiến mới nghe đạo Phật có vẻ quá tiêu cực, thụ động. Thật ra ý nghĩa chữ “Dukkha” rất rộng lớn bao gồm rất nhiều ý nghĩa với nội hàm nói lên sự thay đổi từ tâm lý đến sinh lý của con người gây ra sự xáo trộn, lo lắng, buồn phiền. “Dukkha” bao gồm cả những hạnh phúc, những mong muốn thành đạt trong cuộc sống nữa chứ. Nói chung tất cả những biến hành của tâm như vui, giận, yêu, ghét, thương, thích, muốn (hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục)(thất tình) đều là “Dukkha” cả. Thật ra bất cứ hạnh phúc nào trong thế gian thì cuối cùng cũng nhàm chán, thất vọng, không hài lòng, không thỏa mãn. Hạnh phúc chẳng khác nào như chiếc bóng, không bao giờ ôm giữ được bằng đôi tay. Cuộc tìm cầu hạnh phúc lúc nào cũng khó khăn đến khi có thì hạnh phúc chợt đến, chợt đi và cứ thế con người cứ đi tìm và đi tìm mãi không ngừng nghỉ và hành trình tìm cầu đó đâu có ai gọi là hạnh phúc bao giờ? Nói chung tất cả những biến dạng của tâm để cho chúng ta những cảm giác hạnh phúc hay đau khổ tất cả đều phát xuất từ ngoại duyên chớ thật ra trên thế gian này không có gì là khổ đau hay hạnh phúc. Một khi có khổ hay hạnh phúc thì ngay vào thời điểm đó có sự hiện diện của bản ngã nghĩa là tôi khổ hay tôi sung sướng. Do đó nếu không có sự hiện diện của “Tôi” thì ai đang khổ hay là ai đang sung sướng? Tất cả chỉ là sự cảm thọ của ngũ uẩn chớ không người nào thọ lãnh khổ hay sung sướng cả. Khổ tuy có muôn hình vạn trạng, biến đổi từ sinh lý đến tâm lý, nhưng cho dù khổ có thay đổi kiểu gì, con người có sống ở bất cứ xã hội nào hay làm bất cứ nghề nghiệp gì thì chung quy cũng nằm gọn trong tam khổ, bát khổ:

1.-Tam khổ: là ba loại khổ đau mà ai ai cũng phải gánh chịu hằng ngày:

-Khổ khổ: là những sự khổ đau luôn chất chồng lên nhau, khổ này chưa dứt,  nỗi khổ khác đã hiện lên. Tuy nhiên, nếu mình không muốn rước phiền não vào mình thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho mình được bởi vì tâm mình không buông xuống nổi. Nên nhớ rằng khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Ngược lại, khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

-Hành khổ: Hành có nghĩa là tác ý, là ý muốn làm phát xuất từ bộ óc rồi sau đó mới chuyển thành tư tưởng, lời nói hay hành động. Vì thân, khẩu, ý luôn tác tạo cho nên con người phải gánh chịu bao nhiêu hậu quả. Nếu chạy theo dục vọng mù quáng thì thân, khẩu, ý sẽ đọa con người vào trong những cảnh khổ trầm luân không lối thoát. Vì thế Đức Phật dạy rằng con đường giải thoát là biết thanh tịnh hóa thân, khẩu, ý của mình.

-Hoại khổ: Thế gian vũ trụ là do sự kếp tập và vận hành của ngũ uẩn trong đó có thân, tâm của con người. Vì thân, tâm là vô ngã cho nên nó phải chịu sự biến hóa hoại diệt của luật vô thường sinh, trụ, dị, diệt nghĩa là có sinh tất có ngày hoại diệt. Nếu không thấu hiểu chân lý sinh, già, bệnh, chết cho nên khi mình có bệnh thì đau khổ, thấy sắc diện không còn trẻ trung đẹp đẻ thì đau khổ, thấy người sắp chết hay mình sắp chết thì phát sinh luyến tiếc, bám níu, đau khổ…

2.-Bát khổ: Ngoài ba thứ khổ não trên, con người hằng ngày thường xuyên phải đối diện trong cuộc sống tám nỗi khổ khác:

-Mới sinh ra mắt nhắm nghiền quang quác

Khóc quơ tay, chân đá đạp, oa oa

Cất tiếng vang cho một kiếp Ta bà

Sinh là khổ – khóc dài cho một kiếp.

-Nợ trần gian mải xoay vòng trùng điệp

Bụi vô thường tan tác máu thời gian

Thân giả tạm mới đó cũng phai tàn

Già là khổ – bóng thân dần tắt lịm.

-Từ sinh – lão cho ta dòng suy bệnh

Dẫu bạc vàng chồng chất mấy tầng mây

Nhưng thân kia vẫn phải chịu đọa đày

Bệnh là khổ – làm sao ta tránh nổi.

-Và phút cuối tấm thân tàn còm cỏi

Thở hơi ra nhưng chẳng thấy quay về

Thôi nhắm mắt giã từ một kiếp mê

Tử là khổ – cuối cùng cho mộng ảo.

-Sống hội ngộ ngỡ đâu đào hoa đảo

Nào ngờ đâu duyên phận lắm bẽ bàng

Mới gặp đó thoáng chốc bỗng ly tan

Ái biệt ly – ngậm ngùi phút ly biệt.

-Chuyện thế gian trách đời sao khắc nghiệt

tham lam nên mãi chẳng thỏa lòng

Dù bạc kia vàng cao núi chất chồng

Cầu bất đắc – góp hồn cho đau khổ.

-Tình thế trần ước cầu càng thêm khó

Lánh mặt rồi sao vẫn phải gặp nhau

Chẳng vui lòng mà thêm khổ thêm đau

Oán tặng hội – chỉ toàn là bất toại.

-Đời giả tạm cuối cùng rồi cũng hoại

Nhưng vì mê nên chấp mãi cái ta

Rồi một ngày cũng bỏ kiếp Ta bà

Chấp ngũ uẩn – chỉ lòng vòng sanh tử.

Tám điều khổ theo ta trong hành lữ

Bậc trí hiền mau chóng để ngộ ra

Còn kẻ ngu cứ mải lặn hải hà

Làm nô lệ suốt đời cho ma chủ. 

Danh từ “Khổ” không phải chỉ để mô tả sự đau đớn cho thân xác hay cảm giác khó chịu của tinh thần mà còn bao gồm tất cả những gì có thể tạo ra đau khổ hay gánh chịu khổ đau. Vì thế chân lý về Khổ dạy rằng:”Vì nguyên lý vô thường mà tất cả mọi hình thức khoái lạc dù là thiên đường cực lạc cũng đều bị biến đổi và hủy diệt và tất cả mọi hình thức hiện hữu đều mang mầm mống khổ đau”. Chính vì sợ đau khổ nên con người cố nỗ lực tìm kiếm khoái lạc mà không biết rằng chính họ sẽ bị khoái lạc lừa đảo phản bội để rồi càng tìm kiếm khoái lạc con người càng thất vọng và cứ thế họ chìm đắm trong bể khổ trầm luân. Nói cách khác khổ là trạng thái không thỏa mãn, bất toại nguyện làm cho con người khó chịu. Ngay cả hạnh phúccon người đeo đuổi cũng không thể tồn tại vì những điều kiện tạo duyên cho nó phát sinh luôn biến đổi vì thế không có hạnh phúc nào thật sự vững bền cả. Hạnh phúcchúng ta mong muốn chỉ tồn tại nhất thời và những đối tượng mà chúng ta khao khát mong mỏi chẳng qua chỉ là phù du tạm bợ, có đó rồi rồi mất đó chẳng khác nào như ôm giữ một cái bóng, như nắm bắt một làn hương. Ngay cả những thiên tài là những người lúc nào cũng dằn vặt về nỗi khổ hiện sinh, về sự chán chường và sự cô đơn. Như Ernest Hemingway từng viết: “Hạnh phúc ở những người thông minh là điều hiếm gặp nhất mà tôi biết.”

2)Sự thật thứ nhì là nguyên nhân của khổ (Tập Đế)(The Noble Truth that Dukkha has a causal arising)(Samudaya) Khổ là sự khao khát của những hứng thú, dục lạc, đam mê, ái dục…và nó nảy sinh và phát triển nơi nào có sự yêu thích, hài lòng, hay hạnh phúc. Thông thường chúng ta đo lường đau khổ bằng cảm thọ, nhưng cảm thọ không phải là đau khổnguyên nhân gây ra khổ là sự giữ lấy dục vọng. Nói thế nghĩa là chính dục vọng tự nó không có khổ đau, nhưng nguyên nhân gây ra khổ đau là sự giữ lấy, bám níu, chấp thủ dục vọng đó.

Hằng ngày mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, thân xúc chạm phát sinh biết bao dục vọng mà nhà Phật gọi là vọng tưởng. Thấy xe đẹp, đắc tiền sinh ra đam mê, thích thú. Nghe người khen thì hạnh phúc. Uống ly rượu ngon hay hay ăn cao lương mỹ vị thấy lòng lâng lâng sung sướng…Nhưng tất cả những cảm thọ thích thú, hay hạnh phúc đó không phải tự nó làm cho chúng ta đau khổđau khổ chỉ bắt đầu hình thành trong tâm một khi chúng ta muốn lưu giữ, kéo dài hay chạy theo những thích thú đam mê đó. Ngày xưa, Đức Phật và các bậc Thánh giả vẫn sống, vẫn sinh hoạt trong thế giới này. Ăn thì họ vẫn biết ngon dở, mũi ngửi biết mùi thơm hay thối, lưỡi nếm vẫn biết vị mặn, ngọt, chua, cay…nghĩa là năm giác quanhệ thống thần kinh não bộ vẫn hoạt động như tất cả mọi người. Thế thì người giải thoát khác ta hay ta khác người giải thoát ở chỗ nào? Đối với người giải thoát ăn thì vẫn biết món ngon, món dở, món mặn, món lạt nghĩa là các giác quan không hề bị mất tính năng động, nhưng sự khác nhau giữa Thánh và phàm là Thánh nhân tuyệt đối  không chấp vào món ngon hay dở nghĩa là ăn thì ăn miễn sao no thôi; ngon cũng ăn, dở cũng ăn chứ không đòi hỏi phải như thế này hay thế kia. Còn chúng ta chỉ thích ăn món ngon, vật lạ vì nó cho ta những cảm thọ thích thú, êm đềm, hạnh phúc nên muốn tận hưởng và kéo dài những giây phút hạnh phúc êm đềm đó càng nhiều, càng lâu thì càng tốt. Một khi tâm muốn chạy theo ái dục thì đây là nguyên nhân gây ra những nỗi khổ niềm đau. Nói cách khác, mỗi khi mắt thấy, tai nghe, lưỡi nếm, mũi ngửi, thân xúc chạm thì ta biết rất rõ, nhưng đừng bám níu vào những cảm giác, vì hiện tại duyên sinh nên ta có món ngon thì cứ thưởng thức nó, đến giây phút sau duyên diệt thì hết, không lưu luyến, thèm khát thì nguyên nhân gây ra khổ không bao giờ có. Nên nhớ của cải vật chất trên thế gian vốn không thuộc về ta mà nó chỉ cung ứng cho ta, vì thế chúng ta không cần vứt bỏ nó, cái chúng ta cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp, những tư duy sai lầm về Ngã. Vì thế biết thì cứ biết, nhưng không lưu giữ (chấp thủ) nó vào tâm thì nguyên nhân gây ra đau khổ không còn. Dục vọng là những thứ do ngoại duyên đưa đến chớ thật sự trong ta không bao giờ có dục vọng. Nếu không thấy tiền thì lửa tham không bùng cháy, không thiêu đốt tâm can. Nếu mắt không thấy cô gái đẹp thì tâm của gã si tình không bao giờ xao xuyến…Nhưng làm thế nào để buông dục vọng xuống? Đức Phật dạy rằng “buông xả” không có nghĩa là hủy diệt hoặc vứt bỏ, ném nó đi mà chỉ cần bỏ mặc nó rồi dục vọng sẽ qua đi. Chúng ta chỉ cần  tỉnh thức Chánh niệm để biết thật rõ ràng nó là dục vọng, nó là tham, nó là sân, nó là si rồi buông nó xuống, không chấp thủ, không dính mắc, luu luyến thì nó sẽ biến mất. Vì mắt thấy tiền (cái này sinh) nên lửa tham nổi dậy (cái kia sinh); bây giờ không chấp, không tham luyến vào tiền nữa (cái này diệt) thì lửa tham dập tắt (cái kia diệt). Có thực hành buông xả thì nguyên nhân gây ra đau khổ không còn. Thông thường những nỗi khổ niềm đau bắt nguồn từ sự ràng buộc của lý tưởng và những phức tạp do chính chúng ta tạo ra. Đôi khi chúng ta quá khắt khe, chỉ trích mọi thứ và cả chính chúng ta. Thật ra, đời sốngthế giới chúng ta đang sống dường như không bao giờ theo ý muốn của chúng ta cho nên nếu thực hành đứng đắn sự buông xả thì nguyên nhân gây ra đau khổ sẽ vĩnh viễn xa lìa.

Tóm lại, nguyên nhân gần gây ra biết bao nỗi khổ niềm đau chính là sự vô thường của vạn vật. Từ sự vô thường đó mới có sinh ly tử biệt, sinh già bệnh chết…Nhưng nguyên nhân xa sâu thẳm chính là “Ái dục”. Ái biến đổi khôn lường từ ái sắc, ái thanh, ái hương, ái vị, ái xúc cho đến ái pháp. Nó biến đổi dị thường từ hình thức này sang hình thức khác, quyến rũ khiến tâm con người rơi vào vòng kiềm tỏa của nó.

"Ái luyến sinh sầu ưu,

Ái luyến sinh sợ hãi.

Ai giải thoát ái luyến

Không sầu, đâu sợ hãi?"  (Pháp Cú 213)

 3)Sự thật thứ ba là sự diệt khổ (Diệt Đế)(The truth of the end of Dukkha)(Nirhodha) Khi hành giả thực sự diệt hết khổ đau nghĩa là mọi mầm mống của tham, sân, si, ái dục hoàn toàn bị dập tắt thì người có thanh tịnh, tự tại Niết bàn. Niết bàn không phải là cảnh giới siêu hình hay thế giới cực lạc nào đó trong càn khôn vũ trụ mà chỉ là trạng thái thanh tịnh, tự tại phản ảnh bản tâm của người có cuộc sống toàn thiện, chân thiện và thánh thiện, không còn phiền não khổ đau chi phối. Nói cách khác, Diệt Đế là một trạng thái tâm đã đoạn diệt lòng ham muốn và các ác pháp, người sống trong trạng thái này được xem là đã giải thoát hoàn toàn tức là người đã làm chủ sự sống chết của mình. Và người làm chủ sự sống chết của mình là người hạnh phúc nhất trên thế gian này.

Vào thời Đức Phật còn tại thế có một ẩn sĩ Bà-la-môn khi gặp ngài Xá Lợi Phất liền hỏi :

- Niết bàn, Niết bàn, này ông bạn Xá Lợi Phất xin cho biết đó là cái gì vậy?

Tôn giả Xá Lợi Phất bèn trả lời :

- Sự tiêu diệt lòng tham muốn, sự tiêu diệt lòng nóng giận hận thù, sự tiêu diệt lòng si mê sai lạc là cái mà con người gọi là Niết bàn.

Khi nói về Niết bàn, chính Đức Phật cũng dạy thêm rằng :

- Nếu chúng sinh nào đã từ bỏ thú vui và tham muốn, đã đầy đủ trí tuệ thì họ đã đạt đến sự giải thoát sinh tử, sự tịch tĩnh, đã đạt đến Niết bàn tức là nơi an dưỡng thường tồn, vĩnh cửu ngay ở trong cõi đời nầy.

Như vậy, Niết bàn không phải là một cõi, một cảnh và dĩ nhiên Niết bàn cũng không phải là cái hư vô. Rõ ràng Niết bàn không thể dùng văn tự ngôn ngữ của con người để diễn tả, vậy Niết bàn thật sự có hay không có?

Trong kinh Na Tiên Tỳ Kheo, Ngài Na Tiên đã trả lời câu hỏi tương tự như thế của vua Milinda rằng :

- Tâu Hoàng thượng, thật sự có Niết bànNiết bàn chỉ có thể lấy trí mà nhận biết. Nếu chúng sinh giữ được tâm thanh tịnhchánh trực, thoát khỏi các nghiệp chướngthoát khỏi được các tham muốn thấp hèn thì chính họ sẽ thấy được Niết bàn.

Nhà vua xin cho một thí dụ.

Ngài Na Tiên lại tiếp :

- Hoàng thượng biết một cái gọi là gió, nhưng Hoàng thượng có biết gió màu sắc gì, hình dáng ra sao, nó dày hay mỏng, dài hay ngắn?

Nhà vua đáp :

- Gió thì vô hình vô sắc làm sao chỉ được. Tuy không chỉ được, nhưng nó vẫn có.

Bây giờ Tỳ Kheo Na Tiên mới kết luận :

- Cũng thế, tâu Hoàng thượng, Niết bàn là cái thật sự có mà không thể dùng văn tự ngôn ngữ để diễn tả cho con người thấy được hình sắc của nó.

Thế thì làm sao biết được Niết bàn, nhà vua lại hỏi.

- Nhờ sự thoát khỏi phiền não, nghiệp chướng, nhờ sự an ổn, an lạc thanh tịnh thì có được Niết bàn.

Rồi ngài Na Tiên lại tiếp :

- Như người té vào đống lửa ngùn ngụt, nếu họ cố gắng vượt ra khỏi và lên đựoc chỗ mát thì người ấy sẽ cảm thấy sung suớng vô cùng. Cũng thế, người thoát khỏi lửa của tham, sân, si sẽ huởng cái sung sướng an tịch của Niết bàn. Cũng như người thoát ra khỏi những tâm niệm bất thiện, người ấy sẽ hưởng cái sung sướng Niết bàn. Và sau cùng những ai thoát khỏi cái lo sợ của sanh, lão, bệnh, tử người ấy sẽ hưởng cái sung sướng Niết bàn.

Trong cuộc sống hằng ngày, có những giây phút chúng ta không còn quan tâm đến sắc, tài, danh, lợi cũng không còn để cho tham sân si lấn áp, tinh thần sáng suốt nhẹ nhàng thì ngay lúc đó chúng ta đang sống trong Niết bàn. Nhưng rất tiếc Niết bàn đến với chúng ta quá ngắn ngủi bởi vì khi tâm quay về với đời sống thực tại thì Niết bàn biến mất và lo lắng, phiền não xen vào. Vì thế thanh tịnh tự tại Niết bàn nằm trong tay ta và dĩ nhiên lo lắng, buồn phiền cũng do ta.

4)Sự thật thứ tư là con đường thoát khổ. (Đạo Đế)(The Noble Truth of the Path that leads to Awakening)(Magga) Đạo đếcon đường đưa hành giả trở về với đời sống đạo đức nhân bản, không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ muôn loài. Trong đó, Bát chánh đạo được xem là độc lộ để thăng hoa cuộc đờiđạt đến cứu cánh tối thượnggiải thoát giác ngộ.

Như thế Chánh kiếnnền móng vững chắc để xây căn nhà Bát chánh đạo. Không có căn nhà Bát chánh đạo nào bền vững nếu con người không dụng tâm thực hành thâm sâu Chánh kiến hằng ngày để giúp cho chúng ta thấy biết đúng.

Chánh kiến cho chúng ta thấy biết rõ ràng thế gian vũ trụ này là do nhân duyên kết tập trải qua trùng trùng duyên khởi từ vô thỉ đến vô chung chớ không phải do Thượng đế sáng tạo.

Khoa học ngày nay khám phá vũ trụ có được là do một vụ nổ lớn từ một vi tử (The Big Bang Theory) khoảng 13.7 tỷ năm về trước và từ đó những dãy Thiên Hà được tạo dựng. Trước năm 1913 vũ trụ đối với khoa học chỉ vỏn vẹn có dãy Ngân Hà (The Milky Way). Mãi sau khi Edwin Hubble đo được khoảng cách của dãy Thiên Hà Andromeda khoảng 900,000 năm ánh sáng thì vũ trụ mới được hiểu là do sự tạo thành của rất nhiều dãy Thiên Hà khác chớ không nhất thiết chỉ có dãy Ngân Hà mà thôi. Nhưng mãi đến năm 1965 tại phòng thí nghiệm của hảng điện thoại Bell, hai nhà khoa học Arno Penzias và Robert Dicke thuộc đại học Princeton vô tình khám phá những năng lượng rơi rớt lại trong không gian sau vụ nổ lớn 13.7 tỷ năm về trước và từ đó họ đưa ra thuyết “The Big Bang”.

Hiện nay vũ trụ vẫn còn nằm trong thời kỳ nới rộng cho đến khi tất cả những hành tinh nóng như mặt trời…đốt cháy hoàn toàn những nhiên liệu như Hydrogen, Helium…và lúc đó vũ trụ sẽ chìm vào bóng tối, băng giá. Sau đó vũ trụ sẽ thu trở lại thành vi tử như lúc ban đầu. Hiện tượng này gọi là The Big Crunch.

Thế thì thế gian vũ trụ sinh rồi diệt và diệt để rồi sinh trở lại, nhân này quả nọ vô cùng vô tận từ vô thỉ đến vô chung, vậy đâu là điểm khởi đầu và đến bao giờ là ngày cùng tận?

Ngày xưa, khi khoa học còn nằm trong thời kỳ phôi thai, tín ngưỡng phát triển rất mạnh. Thế nhưng, ngày nay khoa học tiến rất xa và con người có tầm nhìn khá chính xác về nhân sinh vũ trụ cho nên tín ngưỡng, ngay cả tín ngưỡng dân gian, càng ngày càng bị thu hẹp. Vì thế Đức Phật luôn nhắc nhở chúng sinh đừng tin vội, tin vàng (Believe nothing, no matter where you read it, or who said it, no matter if I have said it, unless it agrees with your own reason and your own common sense. Buddha.) mà hãy dùng trí tuệ để nhận xét một cách công minh thì chúng ta đang thực hành Chánh kiến. Phật giáo ngày nay pha trộn quá nhiều với tín ngưỡng dân gian làm cho Phật giáo mất đi định hướng. Tin tưởng sai lầm còn tác hại hơn là không tin tưởng gì hết. Hiện nay, người Tây phương thuộc về tín ngưỡng thần quyền (religious) ở Hoa kỳ, Âu châu hay ngay cả Úc châu đi nhà thờ càng ngày càng sa sút đặc biệt là giới trẻ. Họ muốn đi tìm một định hướng mới cho cuộc sống, ngay cả những người không tin vào Thượng đế (atheism and agnosticism) bắt đầu quay về tìm hiểu, học hỏithực tập giáo lý Phật Đà càng ngày càng nhiều. Họ cảm thấy thoải máihạnh phúc hơn khi thực tập Bát chánh đạo và các phương pháp thiền. Họ tự tin nhiều hơn về lối sống mới vì chính họ tự lèo lái con thuyền định mệnh của họ chớ không do ai khác. Ngược lại, thế hệ trẻ Việt Nam ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới không biết tý gì về giáo pháp ngoài việc tụng kinh ê a và cơm chay. Vì thế nếu không thông hiểuthực hành Chánh pháp, khi thế hệ đi trước mất đi thì có lẽ Phật giáo Việt Nam ở hải ngoại sẽ biến mất giống như những thế hệ của người Trung Hoa ở Hoa Kỳ cách nay trên 50 năm cho dù có bao nhiêu chùa to, Phật lớn. Nếu các em biết thực hành Bát chánh đạo vào trong cuộc sống thì chính các em sẽ có biết bao lợi lạc, gia đình sẽ trên thuận dưới hòa, mọi người sẽ sống trong đạo đức nhân bản và kết quả gia đình sẽ có nhiều hạnh phúcan lạc. Ngược lại, nếu không thông hiểu Bát chánh đạo, các em dễ dàng bị cải đạo vì nghĩ rằng đạo nào cũng tốt.

Phật giáotôn giáo không có tín ngưỡng bởi vì Phật giáo không phải là một hệ thống tín ngưỡnglễ báiPhật giáo không chấp nhận sự hiện hữu của một hay nhiều Thần Linhnăng lực chi phối định mệnh con ngườicon người có phận sự vâng lệnh, phục vụtôn sùng. Do đó, trong Bát Chánh Đạo, không bao giờ có Chánh tín do đó niềm tin trong Phật giáo hoàn toàn khác hẳn với niềm tin của những tôn giáo hữu thần (nhất thần giáo hoặc đa thần giáo). Vì thế nhánh đầu tiên của Bát Chánh ĐạoChánh kiến nghĩa là con người phải có cái thấy biết một cách sát thật, rõ ràng, vô tư. Khi đã thấy biết sát thật thì niềm tin bây giờ không còn cần thiết nữa. Ngược lại, không thấy biết sát thật, nghiêng hướng này hay hướng kia thì gọi là tà kiến. Do vậy, đạo Phật là đạo “đến để thấy biết, chớ không phải đến để tin” cho nên đức tin không phải là một điều quan trọng trong Phật giáo và người đệ tử Phật không cần đến đức tin mà chỉ cần tinh tấn. Phật Giáo không đòi hỏi nơi tín đồ một đức tin mù quáng. Do đó một niềm tin tưởng suông không thể có chỗ đứng. Thay vào đó là lòng tín nhiệm căn cứ trên sự hiểu biết. Chính Đức Phật đã khẳng định rằng :“Ta không là Thượng đế, cũng không phải là thần linh, mà chỉ là một con người, nhưng con người đã chiến thắng thế gian”. Đức Phật đã chiến thắng thế gian, nhưng Ngài không cần ngai vàng để ngự trị và cũng không cần thần dân để được tôn vinh. Ngài sống rất thảnh thơi với ba mảnh y và một bình bát, nhưng chiến thắng được tâm mình mới là chiến thắng vĩ đại nhất. Đức Phật chỉ là một đạo sưgiáo pháp của Ngài là ngọn đuốc tuệ giúp chúng sinh nương theo đó tìm ra con đường sáng, con đường giải thoát giác ngộ cho chính mình.

Để giải thích mối quan hệ giữa lòng tintrí tuệ, Đức Phật dạy rằng: “Người có lòng tin mà không có trí tuệ thì thường làm tăng trưởng vô minh. Người có trí tuệ mà không có lòng tin thì thường làm tăng trưởng tà kiến”. Trí tuệ ở đây cần được hiểu là năng lực suy xétphán đoán mọi sự việc cho nên nếu trí tuệ không có lòng tin vào Chánh pháp thì người tu tập dễ rơi vào tà kiến, tăng trưởng tự cao, tự đại, luôn cố chấp không thấy được chỗ sai lầm của mình. Ngược lại, người có lòng tin vào Chánh pháp mà thiếu đi trí tuệ để nhận hiểu và phân biệt đứng đắn thì dễ dàng lún sâu vào chỗ si mê, tăm tối, mê tín dị đoan.

Từ xưa đến nay, lý tríđức tin luôn chống đối với nhau. Lý trí dùng lý luận và suy tư phát xuất từ kinh nghiệmnhận xét, trong khi đức tin nằm trong phạm vi tình cảm, không thể suy luận, suy xét hay giảng giải được. Do đó những tôn giáo thần khải thì đức tinThượng đế cảm nhận bằng trái tim, không phải bằng lý trí. Tình thương phát xuất bằng trái tim thì dựa vào tình cảm nên rất thăng trầm vì thế nó có lúc đúng, có lúc sai, có lúc thương, có lúc ghét. Ngược lại lòng từ bi phát xuất từ trí tuệ sáng suốt thì dựa theo tinh thần khách quan bình đẳng, không thiên vị. Thêm nữa, đối với những tôn giáo thần khải thì thần thông, phép lạ là quan trọng. Ngược lại Đức Phật, đã chứng lục đại thần thông, coi đó là không đáng kể và không thích đáng bởi vì điều quan trọng nhất vẫn là bồi dưỡng trí tuệ để có giải thoát. Đối với đạo Phật, những người có phép lạ không nhất thiết là bậc giác ngộ hay các bậc Thánh cho nên theo Đức Phật, thần thông phép lạ cao siêu nhấthuyền diệu nhất phải là làm sao biến một người ngu si thành một người khôn ngoan, trí tuệ. Do đó hạnh phúc hay khổ đau là do nơi con người chớ không tùy thuộc vào một đấng quyền năng tuyệt đối nào.

Từ khi con người xuất hiện trên quả địa cầu trải qua biết bao nền văn minh cổ đại bắt đầu từ Ai Cập rồi đến Hy Lạp, La Mã cho đến ngày nay, ý nghĩa về Thượng đế rất thăng trầm, thay đổi từ nhất thần cho đến đa thần tùy theo mỗi thời đại. Nếu Thượng đế là đấng toàn năng thì tại sao Thượng đế lại để con người uốn nắn Ngài tùy theo ý muốn của con người? Từ đó, chúng ta dễ dàng kết luận rằng dọc theo dòng tiến hóa của nhân loại, con người đã sáng tạo ra Thượng đế chớ không phải Thượng đế đã sáng tạo ra con người. Bằng chứng là ông trời của Trung Hoa đâu có giống ông trời của người Do thái hay ông trời của người Ấn Độ cho nên ngày nay, mỗi tôn giáo tự tạo một Thượng đế riêng cho tôn giáo của mình, Thiên chúa giáo có God, Hồi giáo có Allah, Ấn Độ có Brahman, Trung Hoa thì có Ngọc Hoàng…từ đó mới có chiến tranh, hiềm khích và giết hại lẫn nhau để dành độc quyền ông Thượng đế không có thật đó. Vào thời Đức Phật còn tại thế, Bà la môn giáo tin rằng linh hồn được gọi là Atman (tiểu ngã)  là do đấng toàn năng tạo ra và tất cả mọi sự sống trên quả địa cầu này đều có linh hồn. Linh hồn chuyển từ thân xác này qua thân xác khác, cứ thế cho đến khi có giải thoát thì tiểu ngã sẽ hòa đồng với đại ngã Brahman tức là Thượng đế hay là linh hồn của vũ trụ.

Đến khi đạo Phật ra đời, Đức Phật phủ nhận con người là do Thượng đế sinh ra và phủ nhận luôn cả ý nghĩa linh hồn (Soul) là do Thượng đế ban cho ta. Do đó, vào thời Đức Phật còn sinh tiền có sự ngăn cách rất rõ ràng giữa Phật giáo và đạo Bà la môn. Phật giáo chủ trương vô thần, diệt trừ bản ngã, tự giải thoát, bình đẳng và không có cúng tế nghi lễ rườm rà phức tạp. Đức Phật không chấp nhận khái niệm về một linh hồn bất tử hay ngay cả một bản ngã thường tại. Ngược lại đạo Bà la môn tin rằng có tự ngã và khi chết thì tự ngã hòa nhập vào đại ngã để có giải thoát. Vì thế con người mới cầu xin vào đấng phạm thiên, tin tưởng vào thần linh nên cúng kiến cầu xin ban phước, tha tội.

Trong kinh Pháp Cú (145), Đức Phật khẳng định rằng:

"Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm.

Chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta.

Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta.

Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch”.

Sau khi đắc tứ thiền, Đức Phật với Tuệ Minh Sát và trí tuệ của bậc Chánh đẳng Chánh giác thấy biết như thật rằng từ con người cho đến nhân sinh vũ trụ tất cả đều là do nhân duyên, cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt, nhân này quả nọ mà tạo thành chớ tuyệt đối không có ai là tác giả cả. Do đó Đức Phật phủ nhận sự hiện hữu của Thượng đế trong cuộc sống và dĩ nhiên không có Thượng đế thì làm gì có ai cho ai linh hồn. Dựa theo các tôn giáo thần quyền, linh hồn là một thực thể vĩnh hằng do Thượng đế ban cho loài người cho nên linh hồn có thể chuyển từ thân xác này sang thân xác khác hay từ cõi này sang cõi khác. Ngược lại, đối với đạo Phật cái tâm còn không có thì làm gì có linh hồn. Tâm nhà Phật gọi là Thức. Thức là cái biết biến đổi liên tục dựa theo sự biến dạng tâm lýsinh lý của con người mỗi khi lục căn tiếp xúc với lục trần. Thí dụ mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi hương, lưỡi nếm mùi vị hay thân cảm xúc hoặc ý duyên với pháp trần thì có biết bao tư tưởng đưa vào tâm để cho ta cái biết. Phật giáo dùng chữ sát na để chỉ cho đơn vị thời gian nhỏ nhất và một sát na xảy ra rất nhanh bởi vì mỗi một cái nháy mắt có thể có hàng trăm sát na cũng như đơn vị nhỏ nhất để đo thời gian của nhân loại ngày nay là giây.

 Khi thành đạo, Đức Phật với tuệ minh sát, với trí tuệ của bậc Chánh đẳng Chánh giác khi quán chiếu lại thân, tâm của mình và của nhân loại thì Ngài thấy rằng chúng sinh không hề có tâm mà chỉ có những sát na tư tưởng kết nối và kết nối lại với nhau khiến chúng ta cảm giác như có tâm. Thí dụsát na trước mắt thấy sắc cho ta cái biết của sắc (nhãn thức), đến sát na sau tai nghe âm thanh cho ta cái biết về âm thanh (nhĩ thức)…Cái biết sau nối tiếp (thay thế) cái biết trước và cứ thế cái biết liên tục sinh diệt tạo thành chuổi thức chớ thật sự không có một thức nào (hay một cái tâm nào) cố định cả. Cái tâm sau thay thế cái tâm trước và cứ thế tâm luôn sinh diệt tuôn chảy trong tâm hồn của chúng tathế Thức dựa theo Phật giáo là dòng chảy liên tục của các ý niệm (sát na tư tưởng). Vì sự ngộ nhận lầm lẫn cho rằng mình có tâm cho nên họ mới nghĩ rằng trong ta phải có cái Ta. Bây giờ không có tâm thì làm gì có Ta hay cái của Ta tức là hoàn toàn vô ngã. Thí dụ, ban đêm nhìn ra xa lộ ở Hoa Kỳ, chúng ta thấy ánh sáng đèn chạy dài như dòng sông uốn khúc. Nếu bây giờ lấy hết những chiếc xe kia đi thì dòng sông ánh sáng đó sẽ không còn. Nói cách khác nếu không có những ánh sáng từ những chiếc xe kết nối lại thì không bao giờ có ánh đèn sáng dài đến thế. Cái tâm con người thì cũng thế, tuy mỗi sát na tư tưởng rất nhanh, nhưng vì kết nối liên tục những sát na tư tưởng đó thì chúng ta có một chuổi thức mà con người lầm lẫn cho là có tâm.

Hãy lắng nghe trong Vô Môn Quan có ghi lại cuộc đàm thoại đầu tiên giữa Bồ-đề-đạt-ma và Huệ Khả. Bồ-đề-đạt-ma ngồi nhìn vách tường. Huệ Khả dầm tuyết, rút dao tự chặt cánh tay, nói:

"Con không an được tâm, xin thầy an tâm cho con."

Đạt-ma bảo: "Đưa tâm cho ta, ta sẽ an cho."

Sư đáp: "Con không thấy tâm đâu cả."

Đạt-ma đáp: "Ta đã an tâm cho con."

Tâm quá khứ đã qua, tâm tương lai chưa có, tâm hiện tại đang quay cuồng sinh diệt thế thì Huệ Khả biết cái tâm nào để tìm? Vì sự ngộ nhận có tâm cho nên Đức Phật dạy rằng: “ Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời”.

Nếu nói Thượng đế là đấng toàn năng, toàn thiện thì tại sao Ngài lại sáng tạo cái thế giới con người đầy dẫy tội lỗi đau thương? Tại sao Ngài tạo ra biết bao nhiêu cảnh tai trời ách nước, tàn phá, giết hại chúng sinh? Như thế thì lòng bác ái của Ngài ở đâu? Vậy sự cầu nguyện có làm bớt thiên tai, dịch họa, chiến tranh hay khổ đau của con người được không? Vì thế Phật giáo phủ nhận sự hiện hữu thần linh trong cuộc sống của con người. Theo tinh thần Phật giáo thì chính con người phải tự mình giải quyết những vấn đề như chiến tranh hay hòa bình, hạnh phúc hay khổ đau của chính mình. Chiến tranh hay hòa bình là do con người quyết định chớ không dính dấp gì tới Phật trời cả. Nếu con người biết sống khoan dung độ lượng, biết thương yêu nhau thì họ biến chiến tranh thành hòa bình, ngược lại nếu các nhà lãnh đạo chạy theo những tham vọng đen tối thì từ hòa bình thành chiến tranh giết chóc thế thôi. Thêm nữa, do sự chuyển động của trái đất, của núi lửa, của những cơn gió lốc…theo định luật vô thường: sinh, thành, hoại, diệt đã tác hại con người. Nói chung thì đó cũng là do lòng tham của con người phá hũy môi trường sống của chính mình qua chiến tranh, qua những cuộc thí nghiệm nguyên tử, qua tàn phá thiên nhiên, đốt rừng tiêu hủy cây cối…tạo nên những ảnh hưởng dây chuyền nguy hiểm cho nhân sinh. Con người cũng vì muốn thỏa mãn lòng tham mà đi ngược lại với thiên nhiên nên hàng ngày lấy lên từ lòng đất, từ lòng biển hàng triệu thứ từ kim cương đến vàng, bạc, nhôm, sắt, khí đốt, dầu hỏa rồi lại thải ra hàng triệu tấn chất độc tác hại gây ra lầm than qua thiên tai, động đất, sóng thần, bảo lụt, hạn hán…Vì thế con người không thể tin rằng có một Thần linh nào đó có thể nhẫn tâm trừng phạt, hủy diệt loài người và gây đau thương chết chóc tang tóc khắp mọi nơi.

Có trận động đất rất lớn xảy ra vào ngày 25 tháng 4 năm 2015 ở Nepal với cường độ 7.8 Richter scale cách thủ đô Kathmandu 80 cây số về phía tây bắc sát hại trên 8000 người và trên 18,000 người bị thương. Sau đó kéo theo hàng loạt những cơn động đất nhỏ gieo rắc biết bao kinh hoàng cho mọi người. Hơn hai tuần sau đó, vào ngày 12 tháng 5 năm 2015 động đất trở lại với cường độ 7.3 về phía đông, cách thủ đô Kathmandu 83 cây số gây thêm nhiều thiệt hại nữa. Nepal tuy là nơi đản sinh của Đức Phật, nhưng Phật giáo chỉ chiếm khoảng 20% và 80% dân số còn lại thuộc về Hồi giáo. Theo tục lệ của đạo Hồi, cứ mỗi 5 năm, Nepal lại tổ chức lễ tế thần và 250 ngàn con vật bị giết hại trong lễ hội này, phần lớn là trâu, dê và chim chóc. Lễ tế thần năm 2014, họ đã sát hại hơn 6000 con trâu vô tội, đầu lìa cổ và máu nhuộm đỏ cả một cánh đồng.

Một thời, Thái tử Tất Đạt Đa đi về thành Vương Xá, giữa đường gặp một đàn cừu bị dắt đưa về thành để vua Tần Bà Ta La làm lễ tế thần. Ngài đi thẳng đến bàn thờ, vừa gặp vua đang làm lễ và các vị giáo sĩ Bà La Môn (Ấn Độ giáo ngày nay) đang sắp sửa giết một con cừu để cúng các vị hung thần. Thái tử tự thân đến cởi trói cho con vật khỏi nạn, và giảng giải cho mọi người nghe rằng:

- Ai cũng tham sống, thế mà ai cũng thích giết hại. Ai cũng muốn tạo ra sự sống.

Ngài nói với một giọng rất đầy thương cảm:

- Dẫu muôn loài có khác nhau, nhưng sự sống chỉ là một. Không thể lấy máu của thú vật rửa tội cho mình. Xin các vị thiên thần tha tội là một việc vô ích. Nếu các Ngài đều thiện thì các Ngài sẽ không tha thứ cho một việc làm ác như thế. Nếu các người làm ác, thì dầu có giết bao nhiêu thú vật đi nữa để cúng, các người cũng không hết ác được. Nhưng dầu thiện dầu ác, các Ngài cũng không tha tội cho ai. Tội của người nào thì người ấy phải chịu. Đấy là luật nhân quả, không ai có thể vượt qua. Càng giết hại nhiều lại càng mang lắm họa.

Các thầy Bà La Môn nghe xong đều giật hết lễ phục mang trên mình, với hai bàn tay chùi chưa sạch máu. Mấy trăm con cừu được thả ra, vui vẻ chạy rong trên đường phố như vừa thoát khỏi địa ngục mà sự u mê của con người mới tạo ra. Sau đó, vua sai khắc trong đá và chạm vào gỗ đạo dụ này: "Từ xưa đến nay, chúng ta đã phạm một tội lớn là giết súc vật để tế thần. Nhưng bắt đầu từ ngày nay, trong dân gian không ai được làm đổ máu một con vật nào, vì chúng sinh cùng chung một sự sống. Và nên nhớ rằng: những điều lành sẽ dành riêng cho những kẻ hiền lương". (Trích Giáo Án Đức Hiếu Sinh).

Khi liễu ngộ như thế con người không phải sợ hãi thần linh, tôn thờ thần linh, van vái và cầu xinthần linh nữa. Phật Giáo không phải là một con đường siêu hình, cũng không phải là một con đường nghi thức. Đối với Phật giáo, Đức Phật Thích Ca là đấng đạo sư, là người đã tìm ra con đường giải thoát vì thế những ai muốn giải thoát ra khỏi đau khổ trầm luân hãy đi theo con đường mà Ngài đã đi qua. Đức Phật chỉ là người dẫn đường, còn đi hay không là do chúng sinh và muốn có kết quả thì chúng sinh phải tự mình làm chủ, tự mình tu tập để đi đến giải thoát chớ không nương nhờĐức Phật hay bất cứ đấng thần quyền nào.

Tóm lại, đạo Phật không phải là đạo đổi chác, không phải là đạo ban bố phép mầu và cũng không phải là đạo hứa hẹn. Sự giải thoát giác ngộ hay sự an lạc thanh tịnh Niết bàn thật ra tự chúng sinh đem lại cho mình chớ Phật không ban bố cho ai cả. Vì thế, tuy đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ và lòng dũng cảm, nhưng nếu con người không tin vào lòng từ bi để thương yêu, ban vui cứu khổ để cứu giúp chúng sinh; vào khả năng phát triển trí tuệ để chứng đạt chân lý ngỏ hầu thấu biết được thật tướng nhân sinh vũ trụ và lòng dũng cảm để vượt qua sóng gió chập chùng mà chiến thắng được vô minh phiền não của mình mà chỉ muốn cầu xin, van vái thần linh để có hạnh phúc thì con đường họ đi chắc chắnkhông phải” là đạo Phật.

Vì thế, nếu khôngChánh kiến, sống trong vô minh bất giác lấy khổ làm vui, lấy giả làm thật thì chúng ta thường đối diện với năm tà kiến. Đó là:

-Thân kiếnsi mê lầm tưởng cho là thân, tâm là Ta, là Của Ta. Thân, tâm của con người chẳng qua là sự vận hành của ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Thân tức là sắc là sự kết hợp của đất, nước, gió, lửa. Vì thế sự sống con người là sự vận hành của ngũ uẩn chớ không có chi là Ta hay là của Ta cả.

-Biện kiến: Do nhận thức (thấy biết) sai lạc về ngã mà sinh ra hai cực đoan: thứ nhất theo chủ nghĩa thân ta chết là hết , là đoạn diệt, là đoạn kiến hoặc theo chủ nghĩa thân ta chết mà vẫn còn, không mất, không thay đổi, có nghĩa thân ta là thường trụ, là thường kiến. Đối với con đường trung đạo của đạo Phật, vượt lên trên thường và đoạn kiến nghĩa là sinh để rồi diệt, nhưng chết không phải là mất hẳn mà diệt để rồi sinh trở lại, sinh sinh diệt diệt trong thế giới sinh tử luân hồi.

-Tà kiến là tin rằng đời người không có nhân quả và cũng không có thiện ác báo ứng. Tin rằng con người là sản phẩm của Thượng đế, hay mọi việc ở đời đều đã do trời định, đã được Thượng đế an bài sẵn cả rồi. Hoặc là đau bệnh, tai nạn là do ông thần này hành hay bà thánh kia phạt…Tất cả những định kiến đó nhà Phật gọi là tà kiến nghĩa là sống trong tư tưởng sai lầm, mê muội khiến cuộc sống không có định hướng sáng suốt.

-Kiến thủ kiến: Người có thực hành quán chiếu thì dễ dàng thấy rõ Thân kiến, Biện kiến, Tà kiến ở trên là những sai lầm trầm trọng chẳng những đưa con người thấy biết đời bằng ảo giác, nương tựa vào những kiến giải sai lầm biến cuộc đời thêm điên đảo. Tuy nhiên, cũng có người cố chấp, tin tưởng vào những định kiến sai lầm đó, không thể nào phân biệt đúng và sai thì họ đang thực hành kiến thủ kiến.

-Giới thủ kiến: Chữ “thủ” trong kiến thủ kiến và chữ “thủ” ở đây có nghĩa là ôm giữ lấy, bảo vệ lấy, hay bị mắc kẹt vào một cái gì. Dựa theo tinh thần Phật giáo, Giới là kim chỉ nam để con người nương theo đó mà vun bồi đời sống thêm đạo đức nhân bản, làm nền tảng cho giải thoát và phát triển trí tuệ. Tiến trình Tam vô lậu học xác định rõ ràngnếu không thực hành Giới (chớ không phải giữ giới) đứng đắn thì không bao giờ tâm có thể vào định được. Tâm có an định thì trí tuệ mới phát sinh. Vì thế người tu Phật nếu phá Giới, phạm Giới thì không bao giờ xây được căn nhà giải thoát vì nhà không có nền móng. Ngoài Phật giáo ra, có những tôn giáo đề xướng những giới luật rất hoang đường, vô lý, cực đoan. Thí dụẤn Độ, người theo Ấn Độ giáo thì tôn thờ bò nên không bao giờ ăn thịt chúng. Ngược lại, người theo Hồi giáo hay Do Thái giáo thì không ăn thịt heo, nhưng có quyền thưởng thức bò bít tết. Vì tin tưởng kỳ dị nên nhà Phật gọi những đức tin đó là giới thủ kiến. Một người giữ giới trường chay, nhưng lòng tham, sân, si không giảm thì không có lợi ích gì, cuộc sống vẫn còn nhiều sóng gió. Ngược lại, một người thực hành giới đứng đắn nghĩa là họ lúc nào cũng tỉnh thức chánh niệm nghĩa là bất cứ lúc nào cũng ý thứckiểm soát thân, khẩu, ý của mình cho nên cuộc sống nhiều hạnh phúc, an vui, tự tại.

Chính năm tà kiến nầy làm cho tâm tính con người tối tăm mù quáng và đắm chìm trong vẫn đục.

Tóm lại, Chánh kiến là thấy biết mọi sự đúng như thật mà duy chỉ có Tứ Diệu Đế mới giải thích mọi sự đúng như thật cho nên trong Bát chánh đạoTứ Diệu Đế và ngược lại.

Chánh kiến là một lối sống rất thực tế cho nên người học Phật nên thực hành và phát triển trong mọi hành tác của cuộc sống để gạt bỏ những thấy biết sai lầm và gặt hái những lợi ích cho nên Chánh kiếncon đường dẫn đến hạnh phúcan lạc. Chánh kiến còn là con đường giúp hoàn thiện về đạo đức, tâm linhtri thức qua sự thức tỉnh từ trong nội tâm của mỗi người. Sau cùng, vai trò quan trọng nhất của Chánh kiến giúp mở mang và phát triển trí tuệ, khai tâm mở tánh, thấy biết tất cả mọi hiện tượng nhân sinh vũ trụ như thật đưa đến giải thoát Niết bàn.

Thêm nữa, trong Kinh Chánh Kiến, Đức Phật dạy rằng:

-Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm. Vì vướng vào tri giác sai lầm đó cho nên mới kẹt vào hoặc “ý niệm có”, hoặc “ý niệm không.” Này Tán-đà Ca-chiên-diên! Phần lớn người đời đều bị kẹt vào chấp mắc và bảo thủ. Người không bị kẹt vào chấp và thủ thì không còn nắm giữ và vọng tưởng về cái ngã nữa. Người ấy biết cái khổ, chẳng hạn, khi có điều kiện phát sinh thì nó phát sinh, khi hết điều kiện tồn tại thì nó tiêu diệt. Người ấy không còn nghi hoặc gì nữa cả. Cái thấy của người ấy không do ảnh hưởng của kẻ khác mà có, trái lại do chính người ấy tự đạt được. Cái thấy ấy gọi là chánh kiến. Đó là cách trình bày chánh kiến của Như Lai

-Người có tri kiến chân chính khi quán sát về sự sinh khởi của thế gian không thấy thế gian là không. Người có tri kiến chân chính khi quan sát về sự hoại diệt của thế gian không thấy thế gian là có. Này Tán-đà Ca-chiên-diên! Chấp có là một biên kiến, chấp không là một biên kiến khác. Như Lai lìa hai biên kiến đó mà thuyết pháp một cách trung đạo. Nghĩa là: “Cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì có cái kia sinh.” Từ vô minh mà có hành, từ hành mà có thức, từ thức mà có danh sắc, từ danh sắc mà có lục nhập, từ lục nhập mà có xúc, từ xúc mà có thọ, từ thọ mà có ái, từ ái mà có thủ, từ thủ mà có hữu, từ hữu mà có sinh, từ sinh mà có lão tử, và khổ đau chồng chất thành khối. 

-Nếu vô minh không còn thì hành không còn, hành không còn thì thức không còn, thức không còn thì danh sắc không còn, danh sắc không còn thì lục nhập không còn, lục nhập không còn thì xúc không còn, xúc không còn thì thọ không còn, thọ, không còn thì ái không còn, ái không còn thì thủ không còn, thủ không còn thì hữu không còn, hữu không còn thì sinh không còn, sinh không còn thì lão tử không còn và nguyên khối khổ đau chồng chất kia bị tiêu diệt

Trí tuệvô minh là hai kẻ tử thù không đội trời chung cho nên nếu con người sống trong vô minh bất giác chạy theo tham đắm dục tình thì suốt đời không bao giờ thấy được ánh sáng trí tuệ. Ngược lại, nếu phá được màn vô minh hắc ám thì trí tuệ sẽ hiển hiện ra ngay cũng như mây tan thì trời sáng, nước trong trăng hiện vậy thôi. Trí tuệ không phải ở trên trời rơi xuống, cũng không phải do Thượng đế hay thần linh nào ban cho, mà là do tự mình phát triển, theo con đường giải thoát do Đức Phật vạch ra. Vì thế khi một người trực nhận được chân lý thì kinh điển thường gọi là “Con mắt của sự thật”.

2)Chánh tư duy (Perfected Emotion or Aspiration or Right Thought): là tư duy đúng, phù hợp với đạo đức nhân bảnphù hợp với giáo lý duyên khởi. Chánh tư duytư duy chân chính chớ không phải là tư duy chín chắn theo định nghĩa thông thường của cuộc đời. Tư duy chín chắntư duy biết đắn đo, nghĩ trước nghĩ sau, có trong có ngoài, thận trọng, không nông nổi, không bộp chộp và chu đáo. Người có tư duy chín chắn thì tránh lỡ lầm, không có thái độ bồng bột, vội vã, hấp tấp và cẩn trọng trong mọi cư xử của cuộc sống đem lại nhiều kết quả ích lợi cho mình và cho đời. Tuy nhiên tư duy chín chắn chỉ là một phần nhỏ của Chánh tư duy bởi vì nó chỉ đáp ứng để thỏa mãn những hạnh phúc tạm bợ của  cuộc sống bình thường. Mặc dầu tư duy chín chắn giúp con người tránh những quyết định sai lầm, có kết quả tốt, nhưng cho dù kết quả có tốt cách mấy thì nó vẫn đưa con người đi lang thang lẩn thẩn không có lối thoát trong quỷ đạo của tham, sân, ai, ái dục mà kéo theo đó là những phiền não, khổ đau. Thông thường muốn làm giàu thì có khi phải gian dối, cạnh tranh bất chánh, lợi mình hại người cho nên người tư duy chín chắn đâu nhất thiết phải là người tư duy chân chính. Trên thế giới hiện nay có biết bao người hằng ngày thực hành tư duy chín chắn, nhưng họ vẫn còn tin vào tà kiến, mê tín dị đoan. Họ tin rằng thế gian vũ trụ này được tạo dựng bởi Thượng đếsố mệnh hay định mệnh của con người đã được an bài. Vì tin rằng con người là sản phẩm của Thượng đế cho nên có người Chúa đặt vào hoàn cảnh giàu sang, có cuộc sống sung sướng, còn người khác bị lâm vào những hoàn cảnh bần cùng, nghèo đói, cả đời tận tụy không thấy ánh sáng mặt trời. Dầu ở trong hoàn cảnh nào thì con người không được cải ý Chúa mà chỉ có thể cầu nguyện để cho Chúa thương xót mà thay đổi hoàn cảnh cho ta. Ngay cả những người có số phận nghiệt ngã cũng không nên than trời trách phận. Ngược lại, Chánh tư duy cho chúng ta thấy biết rằng thế gian nhân sinh vũ trụ này là do trùng trùng duyên khởi tác tạo từ vô thỉ đến vô chung chớ không do bất cứ bàn tay mầu nhiệm nào. Từ khi đạo Phật ra đời, Đức Phật phủ nhận con người là do Thượng đế sinh ra cho nên đạo Phật tuyệt đối phủ nhận linh hồn (Soul) mà chỉ có Thức (Mind) (hay Consciousness). Thức còn gọi là tâm, là cái biết biến đổi liên tục dựa theo sự biến dạng tâm lýsinh lý cho nên con người có thể cải đổi cho tâm được trong sáng và từ đó cuộc sống sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹphạnh phúc hơn. Cao hơn nữa là có giải thoátBát chánh đạocon đường hữu hiệu nhất để đạt đến cứu cánh tối thượng đó.

Không có tôn giáo nào trên thế giới từ ngàn xưa cho đến ngày nay và mãi mãi về sau phát huy tinh thần bình đẳng như đạo Phật. Hãy lắng nghe Đức Phật nói với quốc vương Pasenadi (Ba-tư-nặc) của nước Kosala khi Ngài thu nhận Sunita, người làm nghề hốt phân vào tăng đoàn cách nay trên 2500 năm trong một xã hội có quá nhiều kỳ thị giai cấp:

Đại vương! Trong đạo lý giải thoát, không có sự phân biệt giai cấpchủng tính. Trước con mắt người giác ngộ, tất cả mọi chúng sinh đều bình đẳng. Máu ai cũng đỏ, nước mắt ai cũng mặn, tất cả chúng ta đều là con người. Ta phải tìm cách để mọi người có cơ hội đồng đều và vươn tới và thực hiện hoài bão của mình cũng như hoàn thành nhân phẩm của mình, vì vậy cho nên tôi đã đón nhận Sunita vào giáo đoàn khất sĩ”. 

Đức Phật đã làm một cuộc cách mạng để san bằng mọi bất công và xóa tan mọi đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Chỉ có đạo Phật nâng cao nhân phẩm của con người và khuyến khích họ phát triển tiềm năng trí tuệ của mình đến chỗ tột cùng. Ngày nay, ở những quốc gia văn minh tiến bộ, có rất nhiều khoa học gia, bác sĩ, kỹ sư, học giả, triệu phú, tỷ phú…xuất thân từ những hoàn cảnh cơ hàn, thiếu thốn, nhưng với ý chí vươn lên cộng thêm sự nỗ lực tích cực phấn đấu và sau cùng với cánh cửa rộng mở rất bình đẳng của xã hội, họ đã thành côngđạt được những ước mơ to lớn trong cuộc đời của họ. Ngược lại, tôn giáo thần quyền, Thượng đế là tất cả, có quyền ban vui hay giáng họa cho con người. Con người phải khuất phục vâng lời chớ không được quyền cãi lại. Vì thế nếu nương vào Thượng đế hay các vị thần linh thì con người sẽ rơi vào chủ nghĩa định mệnh khiến họ trở thành thụ động, tiêu cực thiếu sức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và đặc biệt nhất là trái với luật nhân quả của thế gian vũ trụ. Nếu không thấu hiểu rõ ràng luật nhân quả, con người luôn sống trong lo sợ, mê tín mù mờ và dĩ nhiên họ giải thích những hiện tượng thiên nhiên cũng như những biến đổi tâm linh qua sự mê tín dị đoan. Tin tưởng như thế Đức Phật gọi là tà kiếntư duy như thế là tà tư duy. Thí dụ, một người có thể làm rất nhiều việc lành, nhưng họ luôn đón nhận những sự bất hạnh đắng cay cho cuộc sống hiện tại khiến họ đâm ra cay đắng với cuộc đời và không tin vào luật nhân quả. Thật ra luật nhân quả rất công bình, không thiên vị hay bỏ sót một ai. Những nỗi bất hạnh mà họ đang thọ nhận bây giờ chính là những hậu quả mà họ đã gieo trong quá khứ vì nhân nay đã trổ thành quả. Trong khi đó, những nhân thiện lành họ đang gieo cần thời gian để trở thành quả cho nên trong tương lai chính họ sẽ thọ lãnh những kết quả thiện lành đó bởi vì nhân cần thời gian để trổ thành quả mà nhà Phật gọi là dị thời, dị thục. Hãy quan sát khu vườn sau nhà: Những cây lê, cây xoài, cây mít bắt đầu đơm hoa kết trái vì nhân nay đã trổ thành quả trong khi đó những luống đất trồng ngò, trồng mướp, trồng bí, trồng bầu thì hạt giống vẫn chưa đâm chồi vì nhân chưa thành quả. Nhân quả áp dụng vào trong mọi lãnh vực của cuộc sống từ sinh lý đến tâm lý. Người thấu hiểu nhân quả là người biết thức tỉnh, biết phòng ngừacẩn trọng trong tất cả mọi tác động của thân, khẩu, ý. Nếu biết thay đổi cách sống cho thân, tâm được vui khỏe (nhân) thì chắc chắn sẽ ít bệnh tật (quả). Muốn giảm căng thẳng, lo lắng buồn phiền (quả) thì nên đơn giản cuộc sống và thực hành sống đời đạo đức, ăn ngay nói thẳng (nhân). Nói lời ái ngữ (nhân) thì người thương kẻ mến (quả). Khi tâm đang oán hận ai (nhân) thì làm sao có được nụ cười thân thiện (quả).

Khi thấu hiểu luật nhân quả thì vấn đềđịnh mệnh hay không là tùy nơi chúng ta. Nếu con người biết tu tập những phương pháp để mở rộng nhận thức tâm linh tức là có Chánh kiến để tự mình thay đổi cuộc đời của mình thì không có số mệnh hay định mệnh chi cả. Ngược lại, nếu con người thụ động đổ thừa cho số mạng hoặc ngồi chờ một phép lạ hay sự ban bố của Thượng đế thì lúc đó định mệnh có thật vì chúng ta không tận dụng khả năng thay đổi cuộc sống của chúng ta. Bây giờ, dựa theo tinh thần Phật giáo, con người tự mình làm chủ mạng sống của mình, chính mình ban vui hay giáng họa cho mình chớ Phật trời không can dự vào căn nghiệp của mình được. Vì thế, muốn có hạnh phúc, an vui, tự tại con người chỉ cần sống đời đạo đức nhân bản, luôn kiểm soát thân, khẩu, ý mà con đường thiện xảo nhất là thực hành đứng đắn Bát chánh đạo.

Ở phần trên, khi chúng ta tiếp xúc với thế giới bên ngoài nghĩa là mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm và thân cảm xúc thì tất cả những cái thấy, nghe, hay, biết đó được đưa vào tâm. Thế giới bên ngoài rất phức tạp, có quá nhiều ảo ảnh của phù du nhân thế cho nên Đức Phật dạy chúng sinh trước hết phải thanh lọc bớt những tư tưởng, ý niệm mà tâm đang tiếp nhận. Vì thế thực hành Chánh kiến với mục đích kiểm soát để loại bỏ bớt những thấy, nghe, hay, biết sai lầm khiến tâm bất tịnh và chỉ tiếp nhận những thấy, nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh và đúng với sự thật khách quan. Giai đoạn thứ nhì là khi tư duy thì mọi tác ý của tâm không vướng mắc vào tư duy tham đắm, tư duy sát hại, tư duy sân hậntư duy si mê bởi vì tất cả mọi phiền não khổ đau đều có gốc rễ trực tiếp từ bốn độc tố tham, sân, si và ái dục. Do đó, nếu nỗ lực để có thể giải phóng bốn tà tư duy đó thì gọi là Chánh tư duy. Vì thế Chánh tư duy không những giúp chúng ta có cuộc sống nhẹ nhàng, hạnh phúc thoát ly ra khỏi quỷ đạo đau khổ tham, sân, si mà nó là nền móng vững chắc nhất để có lời nói và hành động  phù hợp với đạo đức nhân bản và có giải thoát bởi vì lời nói và hành động đều phát xuất từ suy nghĩ trong tâm.

Cái tuyệt vời của Bát chánh đạo là có cái trước mới có cái sau, nhưng cái sau củng cố lại cho cái trước khiến cho hành giả càng thực hành thì càng thấu tỏ và thực hành càng thâm sâu. Ở đây Chánh kiến giúp hành giả thấy biết chân chính, đúng với đạo đức nhân bản, đúng với giáo lý Duyên khởiphù hợp với con đường giải thoát. Sau đó Chánh tư duy suy nghĩ cũng đúng theo những cái thấy biết ở trên. Khi thực hành Chánh tư duy thuần thục nghĩa là tâm đã thực sự thấm thấu những điều thấy biết chân chính thì bây giờ cái nhìn sẽ sâu sắc và tinh tế hơn. Cứ thế mà tiếp tục tiến trình thanh lọc thân tâm cho đến khi đạt đến mục đích sau cùng là giải thoát, có trí tuệ. Các nhánh khác tác dụng cũng giống y như vậy.

Nếu muốn có một nhân cách cao thượng thì ngay bây giờ chúng ta hãy bồi dưỡng những tư tưởng thiện lành và loại trừ những tư tưởng thấp hèn, luôn trau dồi đạo đức cho bản thân. Luôn tư duy trước khi nói và hành động để không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài vạn vật khác:

-Đánh đổ tư tưởng về dục lạc: hằng ngày những tư tưởng về dục lạc như  sắc, tài, danh, lợi dính liền với sắc thanh, hương, vị, xúc, pháp làm cho tâm con người điên đảo. Đức Phật không phủ nhận sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc êm dịu có vị ngọt làm say đắm lòng người. Nhưng dục lạc lúc nào cũng có hai mặt nghĩa là ngoài vị ngọt hấp dẫn đắm say đó, dục lạc còn có bộ mặt thật thứ hai. Đó là nếu muốn thỏa mãn những dục vọng, hạnh phúc đam mê thì con người phải khổ công tạo dựng, cố gắng làm lụng vất vả, trải qua biết bao nhọc nhằn, nhưng khi có được hạnh phúc trong tay thì hạnh phúc vỗ cánh bay xa vì sự tạm bợ vô thường của tạo hóa. Thế thì hạnh phúc chẳng khác nào như một chiếc bóng không bao giờ nắm giữ bằng đôi tay. Hạnh phúc không bao giờ dừng lại vì khi nắm được cái gọi là hạnh phúc thì nó không còn là hạnh phúc nữa, trở thành nhàm chán và cứ thế chúng ta đi tìm hạnh phúc mới. Hạnh phúc mới thay thế hạnh phúc cũ cho nên cuộc tìm cầu hạnh phúc xem ra không bao giờ tận. Vì thế càng chạy theo dục lạc thì càng tự chuốc khổ vào thân.

Nếu nói rằng Tham là một trong những gốc của bất thiện thì làm sao con người có thể sống được nếu không còn ham muốn gì cả?  Ngày nay chúng ta sống trong một thế giới văn minh tiến bộ đầy đủ mọi thứ về vật chất thì chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa ham muốn và nhu cầu. Sống trên đời chúng ta cần có những nhu cầu cần yếu như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, xe di chuyển, máy vi tính…để cho đời sống được tiện nghi. Ngược lại ham muốn chỉ xuất hiện khi nào chúng ta muốn thỏa mãn những đòi hỏi quá đáng của thị dục, có nghĩa là vượt ra khỏi hàng rào tri túc. Đây là động lực chính làm cho con người đau khổ khi những ước muốn của mình không được thỏa mãn, hay phải nhắm mắt đi tìm những hạnh phúc mới. Khi nhìn thấy rõ như thế thì người tu Phật không hề bị bắt buộc phải xóa bỏ tất cả mọi tiện nghi vật chất. Họ có thể có tất cả những gì họ cần nhưng luôn luôn phải biết đâu là nhu cầu cần thiết và đâu là lòng ham muốn, tham lam.

Bây giờ Chánh tư duy giúp chúng ta tư duy đến tính vô thường, tạm bợ, mau tan rã của tất cả các pháp thế gian. Chúng ta suy nghĩ lời Đức Phật ví sự tan hợp của pháp thế gian như là giấc mộng, như trò huyễn hóa, như bọt nước, như ảo ảnh, như sương mai, như ánh chớp trên không mà thôi. Khi tư duy như thế thì dần dần chúng ta tách ra khỏi sự trói buộc của dục lạc thế gian và cuộc sống sẽ trở thành an vui tự tại. Vì thế một triết gia Tây phương có câu:”Muốn có được những hạnh phúc cao thượng thì hãy lánh xa những lạc thú đê hèn”.

-Đánh đổ tư tưởng sân hận: Trong  Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy rằng:” Họ nhục mạ ta, đánh đập ta, chiến thắng ta và cướp đoạt của ta. Người nào hằng ôm ấp những tâm niệm như thế thì oán hận không bao giờ nguôi. Còn kẻ nào thoát ly được những tâm niệm ấy thì oán hận ắt phải tiêu tan”. Do đó muốn an vui thì đừng nuôi dưỡng trong tâm những tư tưởng sân hận. Phật lại dạy thêm: ”Phải dứt bỏ sân hận, phải tránh xa ngã mạn và đoạn lìa mọi ràng buộc thì phiền não không thể chi phối được”. Nói thế thì những người ôm ấp tư tưởng sân hận là tự họ đang đốt cháy lấy mình bằng chính những tư tưởng sân hận đó trước khi họ chuyển sang hành động để ám hại kẻ khác. Người sống trong hận thù luôn bị dày vò, đau khổ, lẻ loi và đơn độc. Đó là chưa kể hận thù, lòng sân giận, sự tranh giành, thắng thua, lòng ganh tỵ, ganh ghét, đố kỵ, tự ty, mặc cảm,...sẽ làm giảm nhân cách và biến cuộc sống nhiều sóng gió, đau thương. Muốn loại những tư tưởng sân hận thấp hèn nầy thì con người phải rèn luyện đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả. Vì chỉ có lòng từ bi mới xóa bỏ được hận thù. Có như thế thì tâm hồn của chúng ta sẽ cởi mở, trong lành và mát dịu.

"Lửa nào sánh lửa tham?

Ác nào bằng sân hận?

Khổ nào sánh khổ uẩn,

Lạc nào bằng tịnh lạc."  (Pháp Cú 202)

Thậm chí, nếu có người nói xấu Đức Phật, giáo Pháp của Ngài hay ngay cả giáo đoàn do Ngài sáng lập, Đức Phật hằng khuyên hàng môn đệ không nên giận dữ, bất mãn hay không vui lòng. Đức Phật dạy rằng: “Nếu các người giận dữ, bất mãn, hay không vui lòng, chẳng những các người tự đặt mình vào chỗ hiểm nguy có thể mất cả nền tảng đạo đức tinh thần mà các người còn không thể xét đoán đúng mức lời chỉ tríchgiá trị hay không". Quả thậtsáng suốt. Tuy nhiên, để trả lời những lời chỉ trích bất công, vô căn cứ, Đức Phật lại dạy rằng: “Cũng như người kia ngửa mặt phun nước miếng lên trời. Nước miếng không hẳn làm dơ trời, mà chỉ rơi xuống người ấy".

-Đánh đổ tư tưởng hại người: Con người vì quá chấp ngãngã sở nên sẵn sàng tiêu diệt, hãm hại những kẻ nào đụng đến quyền lợidanh dự của mình. Thế thì nếu mình biết tự ái, biết lo bảo vệ hạnh phúc và sự sống của mình thì tại sao không tôn trọng hạnh phúc và sự sinh tồn của kẻ khác? Do đó, nếu ta không muốn đau khổ thì đừng bao giờ tìm hạnh phúc trên sự đau khổ của người. Vì thế Đức Phật lại dạy rằng:”Ai ai cũng sợ gươm đao, ai ai cũng đều sợ chết. Do đó không nên giết hại và cũng không nên bảo ai giết hại mà nên thực hành tâm hỷ xả, bao dung để diệt trừ tâm niệm hãm hại kẻ khác”.

Ngày nay thế giới truyền thông hiện đại như radio, truyền hình và đặc biệt là internet đang cao trào xâm chiếm vào trong đời sống của tất cả mọi gia đình. Nếu chúng ta mở tung sáu cánh cửa (lục căn) để tiếp nhận biết bao luồng tư tưởng thì chắc chắn tâm không yên ổn. Muốn nổi tiếng, ăn khách và hái nhiều tiền, các nhà sản xuất đã không ngần ngại tung ra thị trường rất nhiều phim ảnh, âm nhạc, kịch nghệ, các game giải trí…với nội dung đầy bạo lực, đâm chém, sát hại, tình dục, lời lẽ thô tục thiếu văn hóa…khiến cho người xem nó đang sống trong tà tư duy. Khi các hạt giống bất thiện đó đã ăn sâu vào trong tiềm thức thì một ngày nào đó khi đối diện với hoàn cảnh tương tự ở ngoài đời, những hạt giống bất thiện đó sẽ tác động khiến chúng ta có những lời nói hay hành động tương xứng nguy hại đến cho người và cho mình. Tệ hại hơn nữa, chúng ta đồng tình với cách sống đó khiến cho tâm chọn một hướng đi không sáng suốt có thể biến cuộc đời vào một khúc quanh đen tối. Vì thế tiến trình giải phóng tà tư duy để đưa tâm trở về trạng thái bình yên thoát khỏi mọi vướng mắc của tham, sân, si và ái dục thì gọi là Chánh tư duy. Tất cả mọi hiện tượng trong thế gian này luôn có hai mặt cho nên người thực hành Chánh tư duy luôn cẩn trọng trong tư duy của mình để thấy rõ bộ mặt thật của hai khía cạnh cuộc đời trước khi đi vào kết luận chớ không vội vàng tin vào phía này hay phía kia cho nên cuộc sống sẽ tránh rất nhiều sai lầmnguyên nhân chính vẫn là dựa vào chủ quan định kiến.

Tư tưởng thì vô cùng vô tận nhưng chính Đức Phật đã gom lại 10 tư tưởng chính để giúp chúng sinh dễ dàng tư duy quán chiếu. Đó là:

-Vô thường tưởng: Thế gian, vạn hữuvô thường. Khi chúng ta suy nghĩ sự sinh diệt của thân và tâm là để giải phóng tư tưởng ra khỏi các vọng chấp.

-Khổ tưởng: Có thân là có khổ. Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, chết khổ và bao nhiêu phiền muộn, bất lợi, uất ức, phiền não…làm cho con người không được an vui tự tại.

-Vô ngã tưởng: Không có vật thể nào trên thế gian nầy mà tự nó có thể sanh tồn và phát triển mà không cần nhân duyên hòa hợp kể cả cái Ta của chúng ta. Vì thế vạn hữuvô ngã. Nhờ suy tưởng như thế mà dần dần chúng ta thoát ra khỏi chấp ngãngã sở để đi đến chỗ tự tại vô ngại.

-Yếm ly thực tưởng: tư tưởng không vướng bận trong việc mưu sinh. Chính Đức Phật đã dạy các vị Tỳ kheo phải tiết độ trong việc ẩm thực, bởi vì “ăn để sống chớ không phải sống để ăn”. Suy nghĩ như thế là để chúng ta không còn lệ thuộc vào vật chất một cách quá đáng. Thật ra con người từ cổ chí kim, từ Đông qua Tây có chém giết lẫn nhau cũng vì miếng cơm manh áo, tức là tranh giành ảnh hưởng kinh tế. Như thế chúng ta phải xem ăn uống như là phương tiện chớ đừng đặt nó làm mục đích của cuộc sống bởi vì cứu cánh của đời sống phải là cái gì cao thượng hơn.

-Dục lạc tưởng: là Tham-Sân-Si mà đó là kết quả của vô minhái dục. Ngoài ra Đức Phật cũng dạy rằng:”chúng sinh bị chi phối bởi tám pháp thế gian là được lợi, mất lợi, được danh, mất danh, được khen, bị chê, được vui, bị khổ. Người nào có thể tự mình giải phóng tư tưởng ra khỏi những căn bản bất thiện trên thì chắc chắn sẽ được tự do, giải thoát.”

Lửa tham ghê lắm ai ơi!

Hận sân cũng vậy, đốt người, đốt ta!

Lưới nào bằng lưới si mê,

Sông nào sánh được ái hà sông sâu?

(Pháp Cú 251)

-Tử tưởng: Có sanh tất có ngày chết. Vì đã thông hiểu ngũ uẩn là Không nên con người không tham sống hay sợ chết. Sống thì an vui tự tại, còn chết thì bình thản, nhẹ nhàng nghĩa là sinh thuận, tử an vậy.

-Đa quá tội tưởng: đây là nói về thân kiến, có nghĩa là quá quý trọng thân xác và bảo vệ nó với bất cứ giá nào. Chính Đức Phật dạy phải giữ gìn cho thân thể khỏe mạnh để dễ dàng tu niệm mà phát sanh trí tuệ chớ Đức Phật không bao giờ dạy chúng sanh phải quý trọng thân xác của mình bao giờ. Một người khỏe mạnh có thể hy sinh thân mình cho nghĩa cử vị tha cao đẹp, ngược lại người quá quý trọng xác thân có thể hãm hại kẻ khác để mình được vinh thân phì gia.

Nhìn kia! thể xác mê hồn

Một đống thịt thối, một hòm đớn đau!

Bận tâm tính chuyện đâu đâu

Có chi bền vững mà cầu trường sanh?

Thân này sẽ bị suy già

Thường hay tật bệnh, lại hòa uế nhơ.

Mỏng manh mạng sống từng giờ

Tử thần bên cửa, đợi chờ mang đi.

(Pháp Cú 147-148).

-Ly tưởng: là xuất ly tam giới để được giải thoát giác ngộ.

Trăm năm sống có ích gì

Buông lung, phóng dật, ác tri, ác tà!

Một ngày trong cõi người ta

Giới định, thiền tuệ - thật là tốt hơn.

(Pháp Cú 110).

-Diệt tưởng: là nuôi hoài bảo tâm niệm tận diệt mọi phiền não khổ đau.

Khéo thay! tu tập giác chi!

Lành thay! chánh hạnh, nhiếp trì bền tâm.

Người không ô nhiễm dục trần

Sống đời sáng chói, Niết-bàn ở đây.  (Pháp Cú 89).

-Vô ái tưởng: Cuối cùnggiải phóng tư tưởng ra khỏi ái dục. Phật lại dạy rằng: ”Ái dục sinh ra sầu muộn, ái dục sinh ra lo sợ. Người đã hoàn toàn dập tắt ái dục thì sẽ không còn sầu muộn và lo sợ”. Thật vậy, ngày nào tư tưởng của chúng ta còn bị ảnh hưởng ái dục thì ngày đó chúng ta chưa thể tự tại vô ngại được.

Người đắm say ái dục

Tự lao mình xuống dòng

Như nhện sa lưới dệt.

Người trí cắt trừ nó,

Bỏ mọi khổ, không màng. (Pháp Cú 347)

Bây giờ chúng ta hãy tự đặt cho mình một câu hỏi rằng: “Phải chăng thay đổi cách tư duy thì cuộc đời sẽ đổi thay?

Không cần biết trong tâm của chúng ta xuất hiện tư tưởng hay suy nghĩ gì, mắt thấy gì, tai nghe gì. Người thực hành Chánh tư duy luôn phải tư duy chuyển hóa tất cả những ý nghĩ xấu ác thành tốt và thiện, tiêu cực thành tích cực, người xấu ác thành người tốt thiện, bi quan thành lạc quan, nghi ngờ thành tin tưởng, sân giận thành thương yêutha thứ, khinh bỉ thành tôn trọng, buồn khổ thành an vui, thất bại thành những bài học kinh nghiệm sống,... Biết tư duy chuyển hóa là biết thay đổi cách nhìn, cách sống thì cuộc đời sẽ có nhiều hạnh phúc và nhiều an vui, tự tại hơn.

Cuộc đời là do chính chúng ta tự tạo dựng, hạnh phúc hay khổ đau cũng chính do tự chúng ta gieo. Tại sao chúng ta không phản quang tự kỷ để tự nhìn lại những điều có liên quan đến hành vi, ứng xử của mình và làm thế nào để chấp nhận những điều mà chúng ta đang phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày? Vì thế gian này là vô thường, vô ngã thì tại sao mình phải ôm giữ bên mình những điều làm chúng ta đau khổ? Hãy buông bỏ những điều không cần thiếtchúng ta vẫn luôn cố níu giữ và cố gắng thay đổi và từ bỏ tất cả những thứ đang trói buộc chúng ta cũng như người đang bơi trút bỏ hết những tảng đá đè nặng trên lưng:

-Hãy từ bỏ lối suy nghĩ rằng bạn luôn luôn đúng: cố chấp, xem nặng bản ngã cho nên có rất nhiều người không thể chấp nhận mình sai và luôn cho rằng mình đúng, ngay cả khi điều này có thể làm tan vỡ một mối quan hệ tuyệt vời, và gây ra nhiều căng thẳng cho bản thân và cho cả những người khác. Bất cứ khi nào bạn tranh luận về việc ai đúng, ai sai, bạn hãy tự hỏi: Mình muốn chứng minh là mình đúng hay mình muốn làm người tốt?  Mình được gì ở đây? Có phải là cái tôi của bạn quá lớn khi bạn không thể từ bỏ được?

-Hãy từ bỏ việc đổ lỗi cho người khác: Hãy từ bỏ việc đổ lỗi cho người khác về những gì bạn có hoặc không có, về những gì bạn cảm thấy hay không cảm thấy. Vì tâm luôn hướng ngoại nên con người chỉ nhìn thấy lỗi của người mà không bao giờ thấy lỗi của mình. Đừng lãng phí những phẩm chất của mình và hãy cố gắng chịu trách nhiệm đối với cuộc sống riêng của mình vì thế gian này không có ai toàn thiện hay toàn ác cả. Không thấy lỗi của người mà thấy lỗi của mình thì giá trị cuộc sống sẽ tăng lên, nâng cao nhân cách.

-Hãy từ bỏ những suy nghĩ tiêu cựcLàm thế nào khiến người khác không bị tổn thương vì những thái độ tiêu cực dai dẳng và lặp đi lặp lại? Đừng cho rằng tất cả mọi thứ đang nghĩ trong tâm là đen tối và tự hủy hoại mình. Bạn có thể làm tốt hơn nhiều chứ! Dầu cho một đêm có dài như thế nào thì sáng mai ánh bình minh sẽ đến! Bây giờ nếu thấu hiểu giáo lý Nghiệp thì bắt đầu chuyển cuộc sống từ tiêu cực sang tích cực nghĩa là chính ta phải tác động chống lại chớ không chịu chấp nhận an phận thủ thường. Nói thế có nghĩa là từ nay con người phải nhận thức sự tai hạitốt đẹp của nghiệp và nghiệp quả để vun bồi, tác tạo thêm nhiều thiện duyên thì chắc chắn cuộc sống của mình sẽ thăng hoa, hạnh phúc. Nên nhớ, dựa theo thuyết nhân quả thì mỗi người chỉ nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó.

-Hãy từ bỏ sự tự ti: Hãy từ bỏ sự tự ti về những gì bạn có thể hoặc không thể làm được, về những gì có thể hoặc không thể. Bắt đầu từ bây giờ, đừng cho phép niềm tin của bạn giới hạncầm tù chính bạn. Hãy tự tin vào bản thân mình. Bất cứ sự thành công lớn nào cũng đều bắt đầu từ những bước khởi đầu nhỏ. Hãy làm những gì bạn muốn làm, mơ những gì bạn muốn mơ, tới đâu bạn muốn tới, trở thành những gì bạn muốn, bởi vì bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả những gì bạn muốn.

-Hãy từ bỏ những lời phàn nànHãy từ bỏ việc liên tục phàn nàn về mọi thứ, về mọi người, về mọi hoàn cảnh hoặc về mọi sự kiện, những điều làm bạn không vui, buồn hay chán nản. Hãy nhớ rằng không ai có thể làm cho bạn không hạnh phúc, không có hoàn cảnh nào có thể làm cho bạn cảm thấy buồn trừ khi bạn muốn thế. Con người là chủ nhân duy nhất có đầy đủ quyền năng quyết định cuộc đời theo ý muốn của mình cho nên thiên đàng hay địa ngục, đau khổ trầm luân hay giải thoát an lạc tùy thuộc vào sự chọn lựa nghiệp nhân của mỗi người. Cuộc đời luôn là những thử thách vì thế hãy luôn nhìn về phía trước, để mỗi thất bại của bạn phải là một bước tiến dài trên con đường đi tới thành công.

-Hãy từ bỏ những lời chỉ tríchHãy từ bỏ việc chỉ trích những thứ, những việc hay những người khác mình. Tất cả chúng ta đều khác nhau, nhưng tất cả cũng đều giống nhau. Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc, được cảm thông và được thấu hiểu. Đừng bận tâm về những điều người ta nói xấu sau lưng bạn, vì họ là những người chỉ bới móc sai lầm của người khác thay vì lo sửa sai lỗi lầm của chính mình!

-Hãy từ bỏ sự không muốn thay đổi: Thay đổi là tốt, nó giúp bạn đi từ A đến B. Thay đổi sẽ giúp bạn cải thiện cuộc sống của bạn và của những người xung quanh bạn. Hãy đi con đường của riêng bạn và chấp nhận thay đổi. Không biết đã bao lần người ta buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là chạm tới thành công. Tuy nhiên, thành công không phải chìa khóa mở cửa hạnh phúchạnh phúc mới là chìa khóa dẫn tới thành công cho nên trong cuộc sống nếu bạn thích thú điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công.

-Hãy từ bỏ nỗi sợ hãi của bạn: Sợ hãi chỉ là một ảo ảnh, nó không tồn tại, chính bạn đã tạo ra nó vì nó phát xuất từ vọng tâm. Tất cả là từ trong tâm trí của bạn. Hãy thay đổi cách tư duy trong nội tâm thì thế giới bên ngoài sẽ bình yên trở lại. Hãy quán cuộc đời tạm bợ vô thường thì chẳng có gì để sợ cả. Không tham lam thì không sợ mất, không tham sống thì không sợ chết. Nên nhớ bạn chỉ sống một lần thôi, nhưng nếu bạn sống đúng thì một lần là đủ rồi, có gì phải sợ.

-Hãy từ bỏ việc viện cớĐóng gói những cái cớ và ném chúng đi. Bạn không cần đến chúng. Thường thì chúng ta chỉ giới hạn bản thân mình trong những gì chúng ta làm vì nhiều lý do. Thay vì lớn lên, nâng cao cuộc sống và tinh thần, chúng ta lại kẹt lại, tự dối bản thân, viện tới tất cả các loại lý do, mà trong 99,9%  trường hợp, không phải là có thật. Cuộc đời tạm bợ ngắn ngủi tại sao mình lại phải dối mình?

-Hãy từ bỏ quá khứChúng ta biết điều đó là rất khó khăn, đặc biệt là khi quá khứ dường như tốt hơn nhiều so với hiện tại và tương lai lại có vẻ đáng sợ. Thế nhưng, hãy suy nghĩ, hiện tại là tất cả những gì mà bạn đang có và nó chỉ tồn tại duy nhất một lần. Bạn mơ ước khao khát quá khứ trong khi bỏ qua hiện tại của chính mình thì hiện tại biến thành quá khứ, vụt mất khỏi tầm tay của bạn. Bạn hãy ý thức được mọi việc mình đang làm và hãy tận hưởng cuộc sống, bởi vì cuộc sống là một hành trình mà không phải là một điểm đến. Sẽ rất tốt nếu bạn có một tầm nhìn rõ ràng về tương lai và bạn chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó, nhưng luôn luôn hãy là chính mình ở đây và ngay bây giờ.

-Hãy từ bỏ sự quyến luyếnĐây là một quan niệm mà hầu hết chúng ta rất khó hiểu, nhưng thế gian này là do duyên sinh duyên diệt cho nên không có gì sẽ ở mãi với chúng ta. Khi bạn tách mình khỏi tất cả mọi thứ, bạn trở nên yên bình hơn, khoan dung, thân thiệnthanh thản hơn, như vậy bạn có thể đến một nơi mà bạn có thể hiểu tất cả mọi thứ mà không cần phải chịu đau khổ. Nó là một trạng thái vượt ra ngoài ngôn từ.

-Hãy từ bỏ việc sống theo mong đợi của người khác: Nhiều người sống cuộc sống của mình theo những gì người khác nghĩ là tốt nhất cho họ, mà bỏ qua những mong muốn thật sự của bản thân. Họ cố gắng sống theo sự mong đợi của người khác chỉ để làm hài lòng những người này, họ tự đánh mất bản thân mình và cũng không kiểm soát được cuộc sống của mình. Bạn có một cuộc đời, bạn phải sống cuộc đời của mình, đừng để cho những ý kiến của người khác lôi kéo bạn khỏi đường đời của mình.

Nói tóm lại, không có cuộc cách mạng nào khó khăn cho bằng cuộc cánh mạng để giải phóng tư tưởng ra khỏi mọi ràng buộc của ngoại cảnh cũng như những ô nhiễm từ trong nội tâm, vì tư tưởng đòi hỏi nhiều thử thách, cam go qua các giai đoạn phấn đấu để tìm tự do. Vì thế Chánh tư duy là tiến trình suy nghĩ về sự thoát ly các dục lạc, suy nghĩ không còn sân hận, suy nghĩ về không hại người. Từ sự suy nghĩ chân chính đó sẽ làm nền tảng vững chắc hướng tâm đi vào đạo lộ thánh thiệnthoát ly đau khổ.

Nhưng quan trọng nhất là suy nghĩ ra khỏi tam giới (dục giới, sắc giớivô sắc giới) với quyết tâm đoạn diệt sinh tử luân hồi thì đây mới thật sự là Chánh tư duy.

3)Chánh ngữ (Perfected or Whole Speech or Right Speech):

Bây giờ, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng là ba yếu tố để kiến tạo một đời sống đạo đức nhân bản mà nhà Phật gọi là Giới (đạo đức). Giới (morality) trong Phật giáo không có nghĩa là giáo điều bắt tín đồ phải răm tắp tuân theo bằng không thì phải chịu hình phạt này hay hình phạt khác như những tôn giáo khác mà ý nghĩa của Giới là cách sống đạo đức, trau dồi đức hạnh, sống đúng với lương tâm. Thực hành đứng đắn Giới thì chắc chắn có cuộc sống an lành, hạnh phúc. Ngược lại, cuộc sống sẽ nhiều điên đảo đau thương. Đức Phật đưa ra Giới nhằm mục đích khuyến khích chúng sinh sống đời trong sạch, đạo đức. Thực hành hay không là tùy ở chúng sinh chớ Đức Phật không có quyền năng trừng phạt hay ân thưởng cho ai hết. Tuy nhiên, dựa theo luật nhân quả nếu mình gieo nhân lành thì chính mình sẽ thọ lãnh kết quả tốt đẹp, có hạnh phúc. Ngược lại, gieo nhân bất thiện thì sẽ gánh chịu hậu quả đau thương.

Đức Phật giới thiệu căn nhà giác ngộ gồm có ba tầng:

-Tầng thứ nhất là nền móng: Muốn cho căn nhà giác ngộ được vững chắc thì hành giả phải xây nền móng cho thật kiên cố cho nên Giới chính là nền móng cho căn nhà giác ngộ. Vì thế nếu phá Giới thì căn nhà giác ngộ sẽ sụp đổ. Thực hành Giới viên mãn nghĩa là sống trong đạo đức nhân bản sẽ biến cuộc sống trở thành nhẹ nhàng, thanh thoát, không bao giờ còn lo lắng, buồn phiền

-Tầng thứ nhì là Định: Sau khi có đời sống trong sạch thì tâm mới thanh tịnh, từ đó hành giả mới có thể vào định và thực hành các tầng thiền định.

-Tầng thứ ba là Trí tuệ: Đây là tầng tối cao và cũng là cứu cánh tối thượng của đạo Phật tức là trí tuệ. Một khi tâm đã an định, hành giả tiếp tục dùng thiền quán Tuệ Minh Sát, sau cùng trí tuệ sẽ phát sinh để trực nhận chân lý.

Bát chánh đạo là tiến trình liên tục, có mối quan hệ khắn khít, tác độnghỗ tương lẫn nhau. Đức Phật trước nhất giới thiệu Chánh kiến để con người có cái thấy biết chính xác, vô tư về mình và về thế giới chung quanh mình. Sau đó Đức Phật mới giới thiệu Chánh tư duy, bởi vì có thấy biết đúng thì từ đó trong tâm mới tư duy những điều chân chính lợi ích cho mình và cho người. Ngược lại thấy biết sai lầm thì suy tư bất chánh nghiêng về thỏa mãn những dục vọng của bản ngã (tham, sân, si, ái dục). Sau Chánh tư duy thì bây giờ Chánh ngữ, Chánh nghiệpChánh mạng mới được Đức Phật đưa vào bởi vì tư tưởng sẽ biến thành lời nói và hành động. Bộ ba “thân, khẩu, ý” là ba yếu tố chính giúp con người có cuộc sống bình yên, hạnh phúcan lạc. Ngược lại, cũng “thân, khẩu, ý” lại là nguyên nhân đưa con người đọa lạc vào trong cảnh khổ biến cuộc sống nhiều sóng gió đau thươngdĩ nhiên tạo tác tội nghiệp để chịu quả khổ về sau. Tóm lại, thân gồm có Chánh nghiệp, Chánh mạngChánh tinh tấn, khẩu có Chánh ngữ và ý gồm có Chánh kiếnChánh tư duy. Do đó toàn bộ giáo lý Phật Đà không ngoài mục đích giúp con người thanh tịnh hóa “thân, khẩu, ý” của mình để cải thiện cuộc sống trở thành thanh cao, nhẹ nhàng, hạnh phúcan lạc.

Lời nói đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống vì nó phản ảnh trực tiếp sự quan hệ cuộc sống giữa con người. Nó là cánh cửa giao thông để hiểu nhau, thông cảm với nhaudĩ nhiên nó cũng là tác động đưa con người chống đối,  hiềm khíchđố kỵ với nhau. Trong mọi sinh hoạt hằng ngày, từ gia đình đến xã hội, lời nói là chiếc cầu nối làm cho mọi người gần gũi, thân thiện với nhau hơn khiến cho cuộc sống thêm ý nghĩahạnh phúc. Ngược lại, cũng lời nói khiến anh em bất hòa, vợ chồng ly tán, cha mẹ giận hờn con cái, hàng xóm bạn bè không nhìn mặt nhau. Trong những hoàn cảnh bình thường, lời nói phản ảnh tư cách, hay nhân cách của con người ngoại trừ những người giả nhân giả nghĩa. Ngày nay ở những quốc gia văn minh tiến bộ, họ còn phát minh ra loại ngôn ngữ ra dấu (sign language) để mọi người có thể trò chuyện, trao đổi tư tưởng với nhau. Vì thế lời nói đưa con người gần gũi với nhau hơn, dễ cảm thông và chia xẻ bất cứ nỗi niềm trong tâm tư. Một khi nói ra được thì những ấm ức trong tâm được giải tỏa chẳng khác nào tháo đê để nước chảy xuống nhẹ nhàng.

 Trong cuộc sống gia đình, đấng cha mẹ nào cũng muốn con cái mình được hạnh phúc, tự tìm ra con đường đi của chính bản thân mình. Một đứa trẻ thông minh chưa chắc đã hạnh phúc. Nhưng một đứa trẻ được cảm nhận tình yêu thương là được nuôi dưỡng để biết tự lập, biết sống có ước mơ, có mục đích sống rõ ràng và sẽ luôn biết mình phải làm gì trong tương lai để được hạnh phúc. Và điều đó phụ thuộc vào cách cha mẹ yêu thương các em, cách cha mẹ nói chuyện, dạy dỗ với các em ngay từ lúc đầu đời. Cha mẹ muốn dạy con mình học chữ, muốn con phát huy khả năng trí tuệ, muốn uốn nắn con tự lập nhưng lại không thành công vì gặp phải sự phản kháng từ các em. Nguyên nhân chính là bởi vì trẻ em đã thiếu khả năng tự đánh giá bản thân để làm động lực cho ham muốn học tập và nghe theo lời cha mẹ. Muốn các em phát huy sự tự tin và khả năng tự đánh giá bản thân thì bước đầu tiên là hãy cho các em cảm thấy rằng các em là người quan trọng đối với cha mẹ, từ đó các em sẽ hiểu được ý nghĩ của cuộc sống.  Muốn cho các em thấy điều đó thì không gì khác ngoài những cử chỉ hay tác động hằng ngày như “thân thiết”, “trò chuyện”, “kiên nhẫn” và “khen ngợi”. Đây là những nhịp cầu nối các đấng cha mẹ gần với con em của họ nhiều hơn. Tuy nhiên, sự cưng chiều quá đáng, thỏa mãn đòi hỏi của các em khiến các em phát triển tinh thần ỷ lại, sống trong tiêu cực, không có sức phấn đấu vươn lên và dễ bị sa ngã. Nhưng quan trọng nhất, trong bất cứ gia đình nào, cha mẹ lúc nào cũng là tấm gương ảnh hưởng trực tiếp đến con cái. Nếu cha mẹ sống đời trung thực, nhân ái, thân thiện thì con cái sẽ noi theo cách ứng xử đó.

Theo Đức Phật cha mẹ có bốn điều để hướng dẫn con cái của mình:

- Điều hướng dẫn thứ Nhất: Ngăn cản các con gây tội lỗi.

Nhà là trường học đầu tiên, cha mẹ là các thầy giáo đầu tiên. Trẻ con thường học những bài học vỡ lòng tốt và xấu nơi cha mẹ. Các bậc cha mẹ thiếu thận trọng trực tiếp hay gián tiếp tiêm nhiễm vào đầu các con cái những điều nói dối, gian lận, bất lương, vu oan, báo thù, không xấu hổ, không sợ hãi các tội lỗi, và các hành động vô luân trong thời thơ ấu của chúng. Hãy nhớ đến thói quen bắt chước. Cho nên cha mẹ phải làm gương, không nên tiêm nhiễm những tật xấu vào đầu óc ngây thơ của con cái. Nhưng quan trọng nhất là sự tiếp cận, học hỏi những thói hư tật xấu từ bạn bè vì thế cha mẹ nên theo dõi và khuyến khích con em của mình nên giao tiếp với những người hoặc gia đìnhđạo đức bởi vì gần mực thì đen gần đèn thì sáng. 

Điều hướng dẫn thứ Hai: Thuyết phục các em làm điều lành.

Cha mẹ là những thầy giáo ở nhà, và thầy giáo là cha mẹ ở trường. Cả hai cha mẹ lẫn thầy giáo đều chịu trách nhiệm về tương lai và hạnh phúc của con cái. Chúng có trở nên người tốt hay xấu là đều do cha mẹ và thầy giáo hun đúc. Gần gũi hay tiếp xúc với môi trường sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng rất lớn cho các em trở thành tốt xấu mai sau. Các em noi theo, bắt chước làm y như người lớn trong tuổi thơ ngây của chúng.  Chúng hấp thụ điều truyền đạt. Chúng theo dấu chân người lớn. Chúng bị ảnh hưởng về tư tưởng, lời nói và hành động của người lớn. Do vậy, nhiệm vụ của cha mẹ là tạo bầu không khí thích hợp cả tại nhà lẫn trường học. Giản dị, vâng lời, hợp tác, đoàn kết, hy sinh, chân thật, thẳng thắn, giúp đỡ tự tin, bằng lòng, cử chỉ tốt, những đức hạnh khác phải được in sâu vào tâm trí thanh xuân của chúng. Tạo môi trường để chia sẻ những mẩu chuyện đạo đức. Những hạt giống như vậy được đem trồng sẽ lớn lên thành cây nhiều trái.

Điều hướng dẫn thứ Ba: Cho con cái một nền giáo dục tốt.

Một nền giáo dục đứng đắn là một di sản tốt nhất mà các bậc cha mẹ để lại cho con cái. Dẫu cha mẹ có để lại một kho tàng quý báu cũng không bằng. Giáo dục là phước báu tốt nhất mà cha mẹ để cho con cái. Giáo dục phải được truyền dạy cho con cái ngay từ tuổi ấu thơ trong bầu không khí đạo đức nhân bản bằng cách huấn luyện chúng duy trì kỷ luật cao thượng, đạo đức nhân bảntình thương đối với con người. Việc đó sẽ ảnh hưởng sâu xa đến đời sống của chúng. Những đứa trẻ thành công trong cuộc sống lúc nào cũng thừa hưởng một di sản văn hóa tốt đẹp và có định hướng cho tương lai.

Điều hướng dẫn sau cùng Là nên giao lại tài sản cho con cái lúc thích hợp.

Cha mẹ không những chỉ thương yêusăn sóc con cái trong sự nuôi dưỡng, che chở của mình mà còn phải lo liệu tương lai và hạnh phúc cho chúng. Cha mẹ đã phải khó nhọc tạo nên của cải nhưng không nuối tiếc khi cho các con cái thừa hưởng gia tài. Cha mẹ để lại của cải cho con cái nhưng không muốn chúng hoang phí mà chỉ muốn chúng dùng của cải này để nâng cao mức sống. Trong tất cả các việc này, điểm chủ yếu là tôn trọng lẫn nhau, và quan tâm đến hạnh phúc của cả cha mẹ lẫn con cái. Đức Phật nhấn mạnh rằng các bậc cha mẹ nên cẩn thậntế nhị về vấn đề tài sảntác động của nó cũng như con dao hai lưỡi. Nếu con cái có định hướng, có tinh thần tự lập thì đối với chúng, tài sản của cha mẹ không quan trọng vì tự chúng có thể tự tạo lấy. Ngược lại, nếu con cái không có tương lai, không thành công bằng nghề nghiệp vững chắc thì chúng tùy thuộc rất nhiều vào tài sản của cha mẹ. Tuy nhiên, cho dù tài sản có to lớn bao nhiêu thì một ngày nào đó cũng sẽ tiêu cạn và từ đó tương lai của chúng sẽ ra sao? Bill Gates là người giàu thứ nhì thế giới (người giàu nhất thế giới hiện này là Jeft Bezos có tài sản trị giá trên 171 tỷ) tài sản lên đến 100 tỷ đô la thế mà ông chỉ để lại một số tiền nhỏ cho các con của ông, số tiền còn lại ông sẽ xung vào quỷ từ thiện. Lý do chính là ông muốn các con của ông phải có trách nhiệm, biết thử thách tài năng của mình vào trong cuộc sống, phát triển tiềm năng trí óc của mình để làm lợi ích cho đời, biết thương người nghèo khó, biết sống đời đạo hạnh, khiêm nhường. Các đấng cha mẹ ở Hoa Kỳ cũng nên cẩn thận trong việc giao lại tài sản cho con trước khi về hưu. Khác với văn hóa Đông phương, cha mẹ cả đời chắt chiu tạo dựng sự nghiệp để lưu lại cho con cháu, văn hóa Tây phương có cái nhìn khác. Con cái ở Hoa kỳ phần lớn phải tự lập cho nên chúng không ỷ lại vào cha mẹ vì thế cha mẹ người Hoa kỳ ít khi giao của hồi môn cho con cái trước khi họ qua đời cho nên họ dùng phần lớn tiền của họ đã gầy dựng cho việc dưỡng già của họ. Ngày nay, có nhiều mẫu chuyện thương tâm nói về sự lạnh lùng của con cái đối với cha mẹ trong các viện dưỡng lão của cộng đồng người Việt Nam. Trong thế gian này có biết bao đứa con hiếu thảo, nhưng cũng có trường hợp các em phải vật lộn với cuộc sống nên không thể chăm sóc cho cha mẹ lúc về già, nhiều bệnh tật. Vì vậy, các đấng cha mẹ nên nhớ rằng: “Tiền của cha mẹtiền của con, nhưng tiền của con thì luôn luôn là tiền của con” cho nên giao hết tài sản mà chính mình đã khổ công gầy dựng lại cho con thì nên cẩn thận để các bậc cha mẹ khỏi phải buồn khổ lúc về già ngồi trong viện dượng lão cô đơn nhìn ra mong con đến thăm (trong tuyệt vọng).

Đức Phật dạy rằng những người nói lời dịu dàng, tử tế sẽ được người tin cậytôn trọng bởi vì phát xuất từ trạng thái nội tâm bình lặng và thanh tịnh cho nên lời nói luôn mang tính chất thân thiện. Trái lại, Đức Phật luôn nhắc nhở con người nên thận trọng với loại tà ngữ (thâm độc). Đó là lời nói cộc cằn, thô lỗ, lời nói cay độc, nói lời kiêu căng, nói lời chửi rủa thậm tệ. Nói chung đây thuộc về  loại khiếm nhã vừa gây bực bội, đau thương, tang tóc cho mình và cho người. Chẳng những thế, nó làm giảm nhân cách của mình là dĩ nhiên ác tâm và những khổ thọ mà ta tạo ra cho người sẽ dội trở lại và chính ta một ngày nào đó sẽ hứng chịu hậu quả mà mình đã gieo cho kẻ khác. Khi chúng ta nói những lời nguyền rủa, cay độc chẳng khác nào như miệng tung ra biết bao gươm đao với mục đích làm cho người đau khổ thì đây là tà ngữ (ác độc). Vì thế Đức Phật dạy rằng: “ Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời”.

Lời nói lúc nào cũng có tác động hai chiều thuận và nghịch cho nên người có Chánh niệm luôn suy nghĩ, cảnh tỉnh trước khi nói. Ngược lại, người thiếu ý thức thì phát ngôn bừa bãi, thiếu tế nhị, dễ chạm tự ái người. Đức Phật khuyên chúng sinh nên nói trong Chánh niệm nghĩa là mình biết mình sẽ nói gì và luôn nghĩ đến nhân quả của lời nói đó. Nói sau lưng thường đưa đến tranh cải và hiểu lầm, đôi khi làm cho tan vỡ nhiều mối quan hệ. Có những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể đưa đến tố tụng trong tòa án vì đã mạ lỵ hay làm mất danh tiếng người khác. Thiền trong Phật giáo là để tư duy, nhìn lại chính mình. Nhưng tư duy cái gì? Hành giả nhìn lại mình đã nói gì, làm gì, nghĩ gì để có hạnh phúc, thanh tịnh hay an lạc hoặc  mình đã nói gì, làm gì hay nghĩ gì để khổ đau phát hiện.

Dựa theo tinh thần Phật giáo, Chánh ngữlời nói chân chánh, không tạo nghiệp bất thiện trong lời nói, nghĩa là không được nói dối, không nói lời cộc cằn thô lỗ, không nói lời thâm độc nguyền rủa kẻ khác, không nói chuyện người khác thường dẫn đến tranh cải, hiểu lầm, làm mất thời gian và khiến tâm bất tự tại.

Tóm lại, Chánh ngữ không những là lời nói chân chánh, không tạo nghiệp bất thiện bằng lời nóiChánh ngữ còn là dùng lời nói để tạo các nghiệp lành. Vì thế:

-Tránh dùng lời phao vu để chia rẽ, hay gây bất hòa giữa người nầy với người khác. Trái lại chúng ta phải tìm cách đem lại hòa hợpthông cảm giữa mọi người.  Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa thù thành bạn.

-Tránh dùng lời thô lỗ để hạ nhục kẻ khác mà trái lại phải nói lời thanh tao, lễ độ để an ủi, khuyến khích hay thuyết phục kẻ khác. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.

-Tránh những câu chuyện phiếm vô bổ mà nên nói đúng lúc, hợp lý và hữu ích. Cũng có trường hợp, khi chúng ta nói chân thậtlễ độ mà vẫn chạm đến tự ái của kẻ khác khiến họ phật lòng.

Nhưng chúng tanói tốt, nói xấu là bởi tại vì tâm mình nghĩ tốt, nghĩ xấu về người ấy hay việc đó. Do đó ý là nhân mà thân khẩu là quả của nó. Vì thấy tầm quan trọng nầy cho nên Chánh ngữ phải đi sau Chánh tư duy. Nếu khen một người nào bởi vì chúng ta đã có ấn tượng tốt về người ấy. Ngược lại nếu muốn chửi người đó thì trong tâm chúng ta phải ghét họ trước. Do đó lời nói là sản phẩm phản ảnh những gì trong tâm khảm của chúng ta.

Muốn thực hành Chánh ngữ được rốt ráo, Đức Phật mô tả lời nói của bậc thiện tri thức như sau:

-Phát biểu đúng lúc:  Nếu lời nói chân thật mà không phát biểu đúng lúc thì thành ra vô ích do đó người thiện trí phải tế nhị áp dụng lời nói của mình cho đúng chỗ, đúng lúc.

-Hợp với sự thật: Bậc thiện trí thức nói một lời phải dựa trên sự thật, không ngụy biện và không lừa dối. Đức Phật dạy rằng: “Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối”. Nên nhớ rằng lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình cho nên nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì phải khổ như vậy?

-Đem lại lợi ích: Lời nói phải có mục đíchý nghĩa của nó. Cho dù là lời nói thật nhưng không có mục đích đem lại lợi ích cho ai thì đó cũng chỉ là lời nói nhảm, vô ích mà thôi.

-Thích ứng với lý trí: là lời nói phải hợp với đạo lý thì dĩ nhiên sẽ hợp với lý trí.

-Hợp với đạo đức: Thông thường chúng ta thường hiểu chữ thiện là hữu ích, nhưng trên thực tếlợi ích chưa hẳn đã là thiện. Vì vậy lời nói của bậc thiện trí phải có ích và hợp với đạo đức nữa.

Nhưng nói lời thế nào để thích ứng với lý trí và hợp với đạo đức?

-Nên nói về đức từ bilòng từ bi giúp chúng ta có được tâm hồn vị tha, không tham lam, không ích kỷ và không bỏn xẻn.

-Nên nói về đức tính tri túc để giúp chúng ta bỏ những ước vọng thái quá và sống an vui trong bất cứ hoàn cảnh nào.

-Nên nói về đức thanh tịnh để giúp cho chúng tatâm hồn trầm tĩnh, trong sạchtự tại.

-Nên nói về đức tính độc lập để giúp chúng ta không xu hướng phe đảng, không ỷ lại và phát triển đức tự tin.

-Nên nói về đức tinh tấn để giúp chúng ta từ bỏ tính biếng nhác, do dự và không nhất quyết.

-Nên nói về giới hạnhgiới hạnh có khả năng loại bỏ những thói hư tật xấu mà đã kết tập từ vô lượng kiếp đến nay.

-Nên nói về thiền địnhthiền định có khả năng tiêu trừ dục vọng, oán thù và phát triển sức mạnh tinh thần.

-Nên nói về trí tuệ để giúp chúng ta rèn luyện một tâm hồn trong sáng và phát triển trí năng hầu thấu triệt chân lý.

-Nên nói về sự giải thoát giác ngộ vì đây là mục đích cuối cùng của người Phật tử trên đường tận diệt vô minh phiền não.

-Nên nói về giải thoát tri kiến có nghĩa là nói đến sự thật chứng của các chư Thánh hay Phật để giúp chúng ta trên đường tu tập vì tin rằng một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ được giải thoát tri kiến như thế.

Bản chất của lời nói tùy thuộc vào sự biến dạng của tâm thức. Nếu tâm đang ở trạng thái giận hờn, bực tức, nóng nảy thì lời nói sẽ mang sắc thái nặng nề, hung dữ. Ngược lại, nếu tâm đang ở trạng thái nhẹ nhàng, an ổn, bình thản thì lời nói sẽ dễ nghe, dịu dàng, hài hòa. Chánh kiếnChánh tư duy là mầm móng của Chánh ngữ cho nên khi lời nói gây ra đau khổ thì phải tự biết rằng cái thấy biết của mình chưa rõ ràng và việc tư duy chưa đúng.

 Đức Phật khuyên con người nên ái ngữ, nói những lời văn hóa và có nhân cách để thăng hoa cuộc đời mình và cho người. Và Đức Phật khuyên con người luôn sống trong tỉnh thức Chánh niệm để kiểm soát lời nói của mình với quyết tâm không nói điều gì gây tổn hại cho mình và cho người mà chỉ nói những lời nhẹ nhàng có thể mang lại sự hòa hợp, ích lợi cho mọi người trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào. Lời nói có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng không những đối với đời sống hạnh phúc của mỗi cá nhân mà còn có thể định đoạt được cả sự an nguy của xã hội.

Đối với người đắc đạo thì lời nói không quan trọng, nhưng quan trọng là lời nói kia phải đi đôi với sự thật và sau cùng Đức Phật dạy rằng: “Người có Chánh tư duy, Chánh ngữ sinh”.

4)Chánh nghiệp (Integral Action or Right Action) là hành động chân chính để sống đúng với chân lý, sống phù hợp với đạo đức, đó là những hành động thuộc về thân. Sau Chánh ngữ, Đức Phật mói nói Chánh nghiệpChánh mạnglời nói luôn đi đôi với hành động. Hành động chân chính là không sát hại, không trộm cắp dưới bất cứ hình thức nào và sau cùng là không tà hạnh trong dục lạc. Muốn chấm dứt hoàn cảnh khổ đau trong cuộc sống, vượt thoát cảnh tù tội của thế gian, hoặc những tai nạn hiểm nghèo, những bệnh tật khó trị, những xung đột tỵ hiềm, nhỏ mọn, ích kỷ... Đức Phật khuyên chúng sinh phải biết thực hành Chánh nghiệp. Đức Phật khuyến khích con người tránh xa tà hạnh nhằm mở rộng cho các hành động đạo đức cao hơn và thúc đẩy con người luôn hành động với đầy lòng từ bi đối với tất cả mọi chúng sinh.

Mọi người sợ hình phạt

Mọi người đều sợ chết

Lấy mình làm thí dụ

Không giết, không bảo giết”  (Pháp Cú 129).

Tuy không giết hay không bảo ai giết hại, nhưng bất cứ hành động nào gây tổn thương cho người khác dù hình thức này hay hình thức khác đều là những hành động thiếu đạo đức. Ngày xưa chính Đức Phật và hàng Tỳ kheo không phải là người ăn chay. Các Ngài cũng ăn thịt, cá khi được cúng dường, nhưng các Ngài chỉ ăn thịt chớ không bao giờ có ý sát hại. Kinh Jivata (Trung Bộ II, số 55) nói về Tam tịnh nhục hay Ngũ tịnh nhục nghĩa là ba thứ (hay năm thứ) thịt mà các Tỳ kheo được phép thọ dụng: “Này Jivaka, những ai nói như sau: Vì Sa môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa môn Gotama tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt được giết vì mình, được làm cho mình, những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng”. Ngoài ra, còn có thuyết Ngũ tịnh nhục, tức tam tịnh nhục vừa kể trên cùng với thịt của các con thú tự chết và thịt mà các loài thú khác ăn còn dư. Vì thế dựa theo lời dạy của Đức Phật thì không thấy, không nghe, không biết và dĩ nhiên không tự mình giết con vật đó cho mình ăn thì không phạm Giới nghĩa là hãy đi và tìm (mua) thịt đã được làm sẵn (bày bán ngoài thị trường).

Đức Phật dạy rằng:

- Người không tạo nghiệp sát hại chúng sanh, thì được thọ mạng lâu dài. Người tạo nghiệp sát, đoản mạng sống của chúng sanh, nên thọ mạng yễu. Do nghiệp ác làm cho người đau khổ, nên thọ thân hay bệnh tật đau yếu.

Vấn đề ăn chay, ăn mặn là một đề tài (tranh luận) rất tế nhị, tuy nhiênViệt Nam vào thời nhà Trần, Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung có em gái là Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm mở tiệc trong cung điện. Trên bàn có cả thức ăn mặn và thức ăn chay. Thượng sĩ gắp thức ăn không phân biệt chay hay mặn. Hoàng Thái hậu hỏi :

Anh tu Thiềnăn thịt cá thì làm sao thành Phật được ?”

Thượng sĩ cười đáp:

Phật là Phật, Anh là Anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần thành Anh. Em không nghe các bậc cổ đức nóí Văn ThùVăn Thù, Giải thoátgiải thoát đó sao”.

Mạn đàm: Thượng sĩ nói: “Phật là Phật, Anh là Anh…” nghĩa là miệng là miệng còn tâm lúc nào vẫn là tâm. Vì thế miệng ăn thịt chớ tâm đâu có ăn thịt cho nên tâm không ăn thịt thì lấy gì làm ô nhiễm? Ở đây Thượng sĩ muốn phá cái chấp trong phương tiện tu hành và tầm quan trọng của tu tâm. Do đó đối với người giải thoát, cho dù miệng có nhai thịt thì tâm vẫn bình thản như miệng nhai đậu hũ vậy. Đây chính là biểu hiện câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” nghĩa là tuy mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý có tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà tâm vẫn thản nhiên, vô tư, không dính mắc thì tâm kỳ diệu mới hiện ra tức là đang sống trong tự tại, thanh tịnh Niết bàn. Đây là câu chuyện của người giải thoát, còn chúng taphàm nhân thì nên cẩn trọng vì tâm chúng ta còn nhiều dính mắc.

Khoảng 500 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn, Phật giáo Đại thừa ra đời và các vị luận sư Đại thừa giới thiệu 5 tư tưởng mới để có sự khác biệt so với Phật giáo Nguyên thủy. Đó là:

1)Chuyển lý tưởng Niết bàn của các vị A la hán thành ra lý tưởng Bồ-tát.

2)Giới thiệu Lục độ Ba-la-mật mà trong đó hạnh nguyện từ bi được xếp ngang hàng với trí tuệ.

3)Phật giáo vào thời Đức Phật còn tại thế chỉ xiển dương con đường tự giác, không tín ngưỡng. Vì thế trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng: “Các người hãy tự thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tu giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người”. Ngược lại, Đại thừa bị ảnh hưởng đạo Bà la môn là một tôn giáo đa thần cho nên các luận sư Đại thừa đưa ra một loạt các vị Thánh, các vị Bồ Tát, các chư Phật có khả năng cứu rỗi chúng sinh biến Phật giáo trở thành tín ngưỡngdĩ nhiên đức tin bây giờ là tất yếu.

4)Phương tiện thiện xảo trở thành thiết yếu vì thế những cảnh giới bất tư nghì, thế giới chư Phật hay chư Phật hiện ra như Phật Đa Bảo hay Đức Phật vận dụng thần thông làm cho thế giới rung chuyển như trong kinh Pháp Hoa hay Duy Ma Cật. Những cảnh giới đó không bao giờ có vào thời Đức Phật còn tại thế.

5)Để thích hợp với giáo lý bản thể của thế giới vô vi, Đại thừa giới thiệu tư tưởng tánh không và định nghĩa lại tất cả những lý thuyết về chữ “không” cho phù hợp với giáo lý mới để có sự khác biệt với Nguyên thủy.

Vì muốn xiển dương lý tưởng Bồ Tát cho nên Phật giáo Đại thừa chủ trương bất sát nghĩaBồ Tát sao lại nở ăn thịt chúng sinh cho nên có những trường phái Đại thừa chủ trương ăn chay. Tư tưởng này có thể tìm thấy trong Kinh Lăng Già, Lăng Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn…Tuy nhiên cũng có những trường phái Đại thừa hay Mật tông không ăn chay chẳng hạn như nhiều trường phái Đại thừa Nhật bản, Phật giáo Tây Tạng (áo đỏ). Hãy lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nói về vấn đề ăn chay: “Chính tôi cũng đã từng ăn toàn chay từ năm 1965 và giữ được cách ăn uống này được khoảng hai mươi hai hay hai mươi ba năm. Sau đó thì tôi trở nên èo uột và bác sĩ khuyên tôi nên thay đổi cách ăn uống. Đối với những người có thể chịu đựng được thì tốt hơn hết nên ăn toàn chay”. Vì vậy, ăn chay là một đức hạnh tốt, nhưng quan trọng hơn hết là phải thanh tịnh thân, khẩu, ý của mình.

Bây giờ nếu đứng về phương diện phát triển tâm linh thì ăn chay hay ăn mặn không phải là yếu tố chính đưa hành giả đến chổ giải thoáthành giả phải thực hành ly dục, ly bất thiện pháp thì tâm dần dần sẽ có thanh tịnh. Ly dục nghĩa là hoàn toàn thoát ly những đối tượng của dục tức là thân viễn ly. Còn ly bất thiện pháp là từ bỏ những cấu uế (dục vọng) của tâm tức tâm viễn ly. Nói cách khác ly dụcthanh tịnh thân nghiệp, ly bất thiện pháp là thanh tịnh ý nghiệp. Vì thế Đức Phật dạy rằng sự giải thoát không do nơi ăn uống (chay, mặn) mà cốt yếu là do nơi thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý.

Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều thứ góp phần vào việc giết hại một cách gián tiếp mà đôi khi chúng ta không bao giờ để ý đến. Thí dụ khi làm vườn, cuốc đất chúng ta vô tình giết chết côn trùng. Khi bị bệnh nhiễm trùng, chúng ta  uống thuốc trụ sinh. Nhưng thuốc trụ sinh sẽ giết biết bao vi trùng (chúng sinh) trong người của chúng ta…Đối với những người ăn chay, ăn rau quả. Tuy chúng ta chỉ ăn toàn thực vật, nhưng trong tiến trình trồng trọt, vun xới phân bón, nhà nông (farmers) đã vô tình giết hại biết bao côn trùng nằm dưới lòng đất. Đó là chưa kể họ còn dùng thuốc xịt sâu bọ để bảo vệ mùa màng. Thế thì khi ăn những sản phẩm đó chúng ta cũng gián tiếp sát sinh rồi. Thậm chí khi nhổ một cộng rau thì chúng ta cũng đã giết đi một sự sống. Tuy nhiên, Đức Phật dạy rằng: ”Bất cứ hành động nào với chủ tâm thì hành động đó mới đáng kể, mới gọi là tạo nghiệp”. 

Trộm cướp không nhất thiết là cướp của ngân hàng, hay đánh cắp hàng hiệu bỏ vào túi…mà trộm cướp là lấy (lấy của) những gì không thuộc về mình. Đây là biểu hiện của lòng tham cho nên một khi lòng tham nổi dậy, che lấp nhân tính khiến con người mạnh dạn cầm nhầm bất chấp hậu quả gì sẽ xảy ra. Ngày nay có những quốc gia chậm tiến, nhân viên chính phủ từ trung ương đến hạ cấp bất chấp liêm sĩ, dùng quyền lực xâm chiếm tài sản và tiền bạc của quốc gia nghĩa là “dĩ công vi tư” cho nên họ đều là những kẻ trộm cắp. Tuy ngày nay, họ sống trong những dinh thự đồ sộ nguy nga, nhưng đó là xương máu của nhân dân chớ đâu phải tài sản riêng của họ. Trái lại, trên thế giới có những quốc gia như Nhật Bản hay Singapore đã chứng tỏ tinh thần đạo đức của họ đến cao độ khiến cho thế giới khâm phục. Ở Nhật Bản năm 2011, có trận động đất Tohuku rất lớn (9.0 Richter scale) kéo theo nhiều đợt sóng thần cao đến gần 40 thước, tàn phá rất nhiều nhà cửa và giết hại biết bao chúng sinh. Thế mà không bao giờ có ai trộm cắp bất cứ tài sản gì của ai. Hay hơn nữa, tiền bạc hay vật dụng rơi rớt đều được người dân trả lại hết cho chủ hoặc gởi trả lại cho chính quyền.

Có một ông giám đốc người Nhật Bản sang làm việc tại Việt Nam. Vì sợ cảnh lái xe hỗn tạp ở Sài Gòn nên ông ta thuê một tài xế người Việt. Trước khi về nước ông giám đốc nói với vị tài xế rằng: “Chúng tôi biết anh đã từng ăn (bán) bớt xăng trong rất nhiều năm và cứ đòi tăng lương mỗi năm. Chúng tôi chấp thuận là vì sự an toàn tính mạng do anh lái. Nhưng thật ra nếu anh không làm như vậy thì chúng tôi vẫn thưởng cho anh còn nhiều hơn thế nữa mà”.

Ngoài sát sanh, trộm cướp thì tà dâm cũng đóng vai trò không kém quan trọng trong cuộc sống gia đình. Đức Phật luôn khuyến khích chúng sinh nên một lòng chung thủy, không nên nhìn trước ngó sau người khác phái. Khi khởi ý nhìn ngó một đối tượng khác phái mà sinh lòng yêu thích thì biết ngay đây là tâm trạng tà dâm. Người có tâm trạng tà dâm thì tâm bất chính nghĩa là vương vấn những tư tưởng lang chạ, không đứng đắn. Tâm niệm bất chính đó trước sau sẽ làm đau khổ gia đình mình và gia đình người khác. Nó có thể đem đến cảnh nhà tan, cửa nát thậm chí nó còn tạo nên cảnh tượng đau thương, giết chóc vào tù ra khám khi tâm ghen tuông không dừng được khiến cho những đứa trẻ thơ vô tội phải sống bơ vơ mất cha, mất mẹ. Ngày nay chúng ta đang sống trong những quốc gia văn minh cho nên vấn đề ăn mặc hở hang được cho là đẹp và thích hợp với thời trang. Tuy nhiên, người có văn hóađạo đức thì đẹp và thời trang không nhất thiết phải là hở hang, trống chỗ này, thiếu chỗ kia để khiêu gợi mà là nét đẹp tự nhiên, kín đáo và duyên dáng. Các nhà tâm lý học nói rằng những người thích khoe khoang bày da hở thịt, bày ngực, bày mông… là những người thiếu tự tin, nhiều mặc cảmdĩ nhiên thiếu văn hóa và kém đạo đức chỉ cốt thỏa mãn dục tính nhất thời. Do vậy, tà dâmcon đường đau khổ của kiếp người, phá vở hạnh phúc gia đình và biến cuộc đời yên ổn trở thành bẽ bàng ngang trái.

Dục tình là sự thu hút, lôi cuốnquyến rũ của người đối tượng làm cho con người thiếu sáng suốt, sống trong ảo giác mê mờ. Vì sự nguy hại của dục tình, Đức Phật dạy rằng:

Này các Tỳ kheo, ta không thấy có một sắc (thanh, hương, vị, xúc ) nào khác do nó mà tâm người đàn bà trở nên rất nô lệ như là bị nô lệ bởi sắc (thanh, hương, vị, xúc) của người đàn ông. Này các Tỳ kheo, tâm người đàn bà bị ám ảnh bởi thứ đó”. Lịch sử nhân loại từ đông qua tây, từ cổ chí kim có biết bao chuyện anh hùng lụy với thuyền quyên tất cả cũng chỉ vì đắm say theo sắc dục.

Thực hành Chánh nghiệp không phải chỉ vì chúng ta muốn tránh phạm giới hoặc vì chúng ta sợ người trả thù hay luật pháp sẽ trừng phạt, nhưng quan trọng nhất chúng ta tránh những hành động tàn nhẫn, ác độc sẽ mang lại sự bất hạnh khôn lường chẳng những đến cho người mà còn cho chính mình ở hiện tại cũng như tương lai. Thấu hiểu luật Nghiệp quả giúp con người tăng thêm sức mạnh để từ bỏ những hành động bất thiện bởi vì ngày nay mình gây nhân thì ngày mai chính mình phải thọ lãnh quả nghiệp đó. Đức Phật khuyến khích chúng sinh luôn thực hành Chánh nghiệp trong cuộc sống bởi vì tà hạnh làm tâm bất tịnh, luôn sống trong phiền não, lo âu, sợ hải. Ngược lại, hành động chân chínhlợi ích cho mình và cho người khiến tâm nhẹ nhàng, thanh thoátan lạc.

Tóm lại, thực hành Chánh nghiệp không nhất thiết chỉ là không làm các việc ác mà còn làm tất cả các việc lành nghĩa là “Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành”. Nếu không được rèn luyện đạo đức thì con người sẽ trở thành ác nhâncuộc đời sẽ là nạn nhân của nó. Con người sống, không ai dám tự xưng mình là người toàn thiện, nhưng nếu chúng ta có hành động chân chính, không sát hại, không trộm cắp, không tà hạnh trong dục lạcthực hành sự yêu thương cứu giúp, tạo thiện nghiệp trong mọi hoàn cảnh thì con đường ta đi sẽ mát dịu, có muôn hoa đua nở.

Nhưng Chánh nghiệp cao nhất là tạo dựng phước đức cũng như công đức hướng về giải thoát giác ngộ. Đức Phật lại dạy rằng: “Người có Chánh ngữ, Chánh nghiệp sinh”.

5)Chánh mạng (Proper Livelihood or Right Livelihood) phương tiện sinh sống chân chính bằng một nghề nghiệp lương thiện. Nhưng thế nào là một nghề nghiệp lương thiện? Trong bất cứ xã hội nào, có biết bao phương tiện sinh sống, phù hợp với khả năng và kiến thức phục vụ của mình. Tuy nhiên, có những nghề nghiệp gây tai họa hay khổ đau cho kẻ khác trong hiện tại cũng như trong tương lai. Ngược lại, có những nghề nghiệp sinh sống không lừa đảo, không gieo rắc đau thương, không bóc lột, không xâm phạm quyền tự dobình đẳng kẻ khác, không phá hoại hay hủy diệt môi trường thiên nhiên. Một khi thấu hiểu luật nhân quả nghiệp báo, chúng ta nên sinh sống bằng những nghề nghiệp không bắt buộc phải sát hại các loài chúng sinh, tàn phá và nhiểm ô môi trường sinh sống của các loài ấy. Không làm và không đầu tư vào những doanh nghiệp làm hại đến sự sống của con người trong đó có chế tạo, buôn bán súng đạn, phát triển những vũ khí hóa học, tên lửa, buôn bán hay sản xuất những thuốc trừ sâu bọ…Buôn bán ma túy đem sa đọa và hủy hoại cuộc đờigia đình của người tiêu thụ. Không sinh sống bằng nghề gieo rắc mê tín, xem tướng, bói quẻ, lên đồng, nhập cốt làm cho con người sống trong điên đảo, mất định hướng cuộc sống vì không tin và thực hành luật nhân quả. Và còn biết bao nghề khác. Nói chung, nghề nghiệp nào trong thế gian không làm chúng ta phạm năm giới: không trộm cắp, không giết hại, không nói dối, không tà dâm và không uống rượu thì những nghề nghiệp đó được xem như là nghề nghiệp lương thiện. Nếu sinh sống thẳng thắn như thế là có Chánh mạng. Theo cái nhìn của Đức Phật thì tất cả suy nghĩ và hành động của con người đều khởi nguồn từ tâm. Nếu con người có tâm tốt và biết lo lắng tới việc phát triển xã hội loài người, bằng hành động thực tế, thì kết quả sẽ có ích cho nhân loại nghĩa là họ có lối sống trong lành, không sinh sống trên sự đau khổ của người khác. Thế thì nếu mình biết lo bảo vệ hạnh phúc và sự sống của mình thì tại sao không tôn trọng hạnh phúc và sự sinh tồn của kẻ khác? Do đó, nếu ta không muốn đau khổ thì đừng bao giờ tìm hạnh phúc trên sự đau khổ của người.

Nhưng nghề thường đi đôi với nghiệp cho nên bất cứ sinh sống bằng nghề gì thì bắt buộc phải tạo nghiệp. Trong Kinh Trung Bộ, Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa". Như vậy, điều này cho thấy sự có mặt của con người, cũng là sự hiện diện của Thiện và Ác, và mỗi người phải đối diện với  nghiệp do mình tạo ra. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thế giới tương đối nghĩa là một việc đúng đối với người này có thể sai đối với người khác. Vấn đề thiện, ác và tốt, xấu cũng thế. Tháng 8 năm 1945, Tổng thống Hoa Kỳ  Harry S. Truman ra lệnh thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki để chấm dứt đệ nhị thế chiến. Đối với Nhật bản thì đây là hành động cực kỳ tàn ác đã man, nhưng phía Hoa Kỳ thì cho đó là quyết định chánh đáng bởi vì nếu không thì chiến tranh còn tiếp diễn và sẽ có không biết bao nhiêu binh sĩ và thường dân hai bên sẽ thiệt mạng. Tuy nhiên, Phật giáo quan niệm rằng: “Thiện” thường được xem như là ánh sáng tượng trưng cho sự an lành, thánh thiện, hạnh phúc, trí tuệ…và “Ác” được coi như là bóng tối biểu trưng cho sự tội lỗi, bất hạnh, buồn rầu, đau khổ, vô minh...cho nên thiện hay ác nghiệp không dựa theo định kiến hay chủ kiến của con người.

Vì thế tuy cùng sinh sống, nhưng hằng ngày có người tạo rất nhiều phước báu và cũng có người gây ra biết bao tội nghiệp. Nhưng xét cho cùng, nghề nghiệp cũng là do phước đức của đời trước đưa đến. Kẻ có phước thì có việc làm dễ dàng, dư ăn dư để và có cơ hội để tạo thêm phước đức cho mai sau. Còn kẻ thiếu phước đức thì có việc làm khó khăn, không giàu códĩ nhiên nghề nghiệp không tạo thêm phước đức cho họ về sau. Nếu nhìn kỹ thì cơ hội để tạo thiện nghiệp trong Chánh nghiệp không nhiều, nhưng trong Chánh mạng con người có nhiều cơ hội để tăng trưởng phước đức của họ hàng ngày. Nhiều nghề càng làm thì phước đức càng lớn cho nên về sau những phước đức nầy sẽ mang lại sự giàu có thịnh vượng cho họ. Vì thế nghề nghiệp tốt cũng là phương cách tu phước hữu hiệu nhất. Nên nhớ rằng phước đứcchúng ta nhận ở đời nầy là quả mà do thiện nghiệp chúng ta tạo ra ở đời trước. Tất cả sự bố thí, cúng dường và cứu giúp người hoạn nạn sẽ đem lại sự giàu có, thông minhtrường thọ trong đời nầy cho chúng ta. Nói thế thì không ai có thể phủ nhận rằng đạo Phậtcon đường chân chính luôn hướng dẫn con người thực hành theo chánh đạo để có cuộc sống an vui tự tại.

Hằng ngày chúng ta tu phước, làm thiện, nhưng phước đức thật sự có đem lại hạnh phúc cho chúng ta không?

Nên nhớ phước là do bố thí, cúng dường hay làm việc tốt cho chúng sinh mà có. Còn đức là cái tốt của tự tâm nghĩa là con ngườitâm hồn trong sáng, vô ngã vị tha. Một người rất giàu có mà thiếu đạo đức, nhân cách có nghĩa là họ có rất nhiều phước mà thiếu đức thì sự giàu có nầy sẽ là những phương tiện để đưa họ đi mau vào con đường sa đọa, tội lỗi. Phước đức ví cũng như là một cái ly và nước ở trong đó. Cái ly là đức còn nước chính là phước. Nếu đức tròn và phước đủ thì cuộc sống sẽ rất an vui tự tại ví cũng như nước chỉ nằm trong cái ly và không tràn ra ngoài, có nghĩa là cho dù có nhiều tiền bạc nhưng họ vẫn sống cuộc đời thanh cao đạo hạnh, dùng phước cũ để tạo thêm phước mới là người trí, là người tu Phật. Người có đức độ thì nhìn sự giàu có chỉ là phương tiện của cuộc sống chớ không chạy theo dục vọng làm cho họ dễ bị sa ngã. Ngược lại nếu phước to mà đức kém thì cuộc sống sẽ điên đảo đau thương ví cũng như nước nhiều quá sẽ tràn ra ngoài cái ly, có nghĩa là phước có dư đủ mà đức không tăng làm cho cuộc sống thiếu thăng bằng. Thí dụ hiện nay ở Việt Nam có nhiều người vì thời thế  trở thành rất giàu có. Tiền thì càng ngày càng giàu có, nhưng nhân cách và đạo đức không tăng trưởng khiến họ sa đọa vào những chỗ trụy lạc làm cho gia đình mất hạnh phúc, dễ tan vỡ. Như thế, phước không thật sự đem lại hạnh phúc, an vui cho con người nếu đạo đức của họ không tăng trưởng.

Sống trong thế gian này, không ai dám tự xưng mình là người toàn thiện, nhưng muốn hướng về con đường thiện, chúng ta nên rèn luyện bản thân sống trong khuôn khổ đạo đức nhân bản nghĩa là phải cố gắng tu tâm dưỡng tánh, tu nhân tích đức và dừng tạo nghiệp bất thiện. Ngược lại, nếu không sống trong tinh thần đạo đức, thì chúng ta sẽ trở thành ác nhâncuộc đời sẽ là nạn nhân của chính chúng ta.

Tóm lại, người sống đúng Chánh mạng có một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác, không làm cho người và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Nghề nghiệp đem lại cuộc sống vừa lợi mình, lợi người và quan trọng nhất là tạo nhiều phước đức cho bây giờ và cho mai sau. Nhưng ý nghĩa thâm sâu của Chánh mạng là sự trong sạch để hướng tâm về giải thoát Niết bàn.

Đứng về phương diện thực hành, người nào sống đúng với Chánh mạng thì mới có cơ hội thành tựu những nhánh Chánh đạo còn lại. Trái lại, người không có Chánh mạng thì sẽ không có Chánh kiến (và ngược lại). Còn người sống trong tà hạnh thì chỉ có tà tư duy bởi vì tư duy đó dựa trên cơ sở của tham, sân, si, ái dục.

Thiền trong Phật giáo không nhất thiết phải là ngồi kiết già hay vào định để có giải thoát, nhưng thiền trong cuộc sống là phản quang tự kỷ nghĩa là hằng ngày chúng ta cần những giây phút yên lặng để tĩnh tâm và nhìn lại về mình. Nhìn lại thân, khẩu, ý đã làm những gì khiến cho chúng tahạnh phúc, an lạc và nhìn lại thân, khẩu, ý đã làm những gì biến cuộc sống nhiều phiền não, lo âu. Từ đó chúng ta có định hướng sáng suốtthiết thực hơn cho cuộc sống chính mình. Vì thế chìa khóa để có hạnh phúc hay khổ đau nằm gọn trong bàn tay của chúng ta. Do đó học Phật là biết cách sống, biết cách mở cánh cửa thiên đàng hạnh phúc. Ngược lại, sống trong vô minh bất giác sẽ đưa con người đọa lạc vào chốn khổ não trầm luân

Chánh ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh mạng được xem là nền tảng đạo đức nhân bản của con người mà nhà Phật gọi là Giới (morality). Thực hành Giới đứng đắn chắc chắn sẽ mang lại hạnh phúc ấm êm cho bạn và cho gia đình của bạn. Nên nhớ Giới của đạo Phật chỉ là lời kêu gọi (lời khuyên nhủ) của Đức Phật với mục đích khuyến khích con người làm lành lánh dữ, tu tâm dưỡng tánh để tự mình có kết quả tốt đẹp cho cuộc sống của mình chớ Đức Phật không có quyền năng để trừng phạt kẻ phạm giới hay ban thưởng cho ai cả. Nhưng dựa theo luật nhân quả, mình gieo nhân thì một ngày nào đó, chính mình sẽ thọ báo kết quả thiện, ác đó khiến cho cuộc sống có hạnh phúc hay khổ đau. Đối với tiến trình giải thoát tam vô lậu học Giới, Định, Tuệ thì Giới là nền tảng để kiến tạo căn nhà Bát chánh đạo. Bởi vì người thực hành đứng đắn Giới thì tâm mới có thể vào định. Tâm an trú trong định thì trí tuệ sẽ phát sinh mà trực nhận chân lý, có giải thoát. Ngược lại, kẻ phá Giới thì chỉ có tà địnhdĩ nhiên cuộc sống sẽ có nhiều sóng gió, đau thương.

6)Chánh tinh tấn ( Complete or Full Effort or Right Effort) yếu tố quan trọng tạo ra mối liên hệ mật thiết về nhân quả hành trì với bảy yếu tố khác. Nếu bất cứ nhánh nào trong tám nhánh không có Chánh tinh tấn thì nhánh đó khó lòng đạt đến kết quả. Vì thế Chánh tinh tấnđộng lực thôi thúc, động viên  giúp các nhánh khác hoàn thành mỹ mãn.

Đức Phật dạy rằng: “Và này các Tỳ-kheo, thế nào là chánh tinh tấn? Ở đây, này các Tỳ-kheo:

-Với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm.

-Với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm.

-Với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm.

-Với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn”.

Chánh tinh tấn nhắm thẳng vào ba mục đích bỏ ác, làm thiện và thanh tịnh tâm được Đức Phật mô tả qua bài kệ như sau:

“Không làm mọi điều ác

Thành tựu các hạnh lành

Tâm ý giữ trong sạch

Chính lời chư Phật dạy”.   (Pháp Cú 183).

Do đó, thực hành Chánh tinh tấn là để phát triển lòng từ bi, tâm Bồ-đề.

7)Chánh niệm (Complete or Thorough Awareness or Right Mindfulness) là ghi nhớ những đạo lý chân chính. Chánh niệm thanh tịnh hóa bản tâm bằng cách ngăn chận và diệt trừ tâm Tà và phát triển cũng như vun bồi tâm Chánh. Vì thế chánh niệm có nghĩa là sửa cái tâm cho nó đi theo con đường Chánh mà còn được gọi là thiền quán.

Nói chung,  Chánh niệm chính là chìa khóa của giây phút hiện tại. Nếu không có nó con người không thể nào nhìn thấy thế giới mình đang sống một cách đơn giản, rõ ràngchúng ta sẽ lạc bước vào thế giới quay cuồng của ý thức hay vô thức. Có thể nói Chánh niệm được xem như là một người canh cửa, một người bảo vệ luôn trông chừng cho chúng ta khỏi bị lôi cuốn vào tà niệm. Chúng ta không nên để tâm dong ruổi bất cứ nơi nào, không gởi tâm vào thế giới mộng tưởng, cũng không đưa tâm về quá khứ hay tương lai. Đức Phật đã ví thời gian như sau:

Quá khứ như giấc mộng

Tương lai như ảo ảnh

Hiện tại như đám mây”.

Thế thì trong khi tâm chạy qua chạy lại giữa các giấc mộng, ảo ảnh và các đám mây, chúng ta có thể thực tập Chánh niệm để đem tâm trở về và làm cho tâm ra khỏi những rối ren trong đời sống hằng ngày. Ý thức luôn thôi thúc con người thỏa mãn những dục vọng lôi kéo từ bên ngoài. Thí dụ đang đọc sách, chợt một ý nghĩ  lóe lên rằng: “Bây giờ hãy đi kiếm món gì để ăn mặc dù mình không đói”. Thế là mình bỏ đọc sách, mở tủ lạnh, lục lọi để tìm kiếm từ món này đến món khác. Cái gì thúc đẩy chúng ta hành động như thế? Tất cả chỉ bắt đầu bằng một ý nghĩ. Trong cuộc sống, chúng ta đã bị các ý nghĩ  (ý thức) điều khiển gần như cho tất cả mọi hành động mà chúng ta không hề để ý đến. Vì thế thực hành Chánh niệm giúp hành giả nhận thức được bộ mặt thật của ý thức, không cho nó lôi cuốn, nhận chìm vào trong quỹ đạo của thế giới vô minh, tham dục. Khi nhìn rõ những gì đang diễn ra ở giây phút hiện tại thì tuệ giác sẽ hướng dẫn chúng ta chọn lựa và hành động đúng với thiện pháp thay vì chạy theo thỏa mãn những dục tính của bản ngã. Chỉ khi nào chúng ta thấy được dục vọng thiêu đốt người đắm say nó như thế nào thì chúng ta mới thấy dục vọng là đáng từ bỏ. Chánh niệm cũng có trách nhiệm cảnh giác chúng ta trong lúc giận dữ để quay tâm sang những ý niệm chân chính khác. Chính chánh niệm báo trước cho chúng ta một tình trạng  giận dữ sắp sinh khởi để có thể chuyển hóa khiến cho tâm được an lành. Do đó Phật giáo luôn luôn kêu gọi con người hãy đạt cho được sự thanh bình trong tâm của chính mình trước thì sau đó tự nhiên thanh bình của thế giới sẽ đến theo, nghĩa là “tâm an thì thế giới an và tâm bình thì thế giới bình”. Con người hằng ngày luôn chạy theo vọng tưởngchúng ta quên chánh niệm. Lục dục, thất tình lôi cuốn tâm của chúng ta chạy theo nó. Vì thế chánh niệm lúc nào cũng có thể đưa con người trở về với chánh đạo.

Với sự giảng dạy về sự tu tập Định họcTuệ học, trong Kinh Đại Niệm Xứ, Đức Phật đã giảng về Bốn Niệm Xứ như sau:

-Này các Tỳ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết-bànĐó là Bốn niệm xứ.

Thế nào là bốn? Này các Tỳ kheo, ở đây vị Tỳ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.

Như vậy, con đường độc nhất đi đến giải thoát, chứng ngộ Niết bàn là phải thực hành viên mãn cả Bốn Niệm Xứ bao gồm thân, thọ, tâm, pháp. Với tầm quan trọng của Tứ Niệm Xứ, Đức Phật đã khẳng định rằng hành giả chỉ chuyên cần thực hành viên mãn thì chỉ Tứ Niệm Xứ thôi cũng có thể đưa hành giả thoát khỏi sầu khổ, tham ưu ở đời và sau cùng chứng ngộ Niết bàn.

Ngày xưa Đức Phật dạy thiền dựa theo Tứ Niệm Xứ là thả lỏng mọi trạng thái thân tâm chớ không phải tập trung. Khi thân tâm nghẹ nhàng khinh an, mở rỗng thì lúc đó hành giả mới vào thiền và nhập định được cho nên nếu hành giả còn dính mắc thì người đó dầu có thực hành thiền, nhưng không bao giờ vào định được. Khi thân được mở rỗng thì thân và hư không sẽ không còn là hai đối tượng mà trở thành một. Lúc đó khí thở sẽ thông một cách rất kỳ lạ. Đến đây một luồng khí hít vào hay thở ra sẽ rất dài hơn và hành giảcảm tưởng như là không còn chỗ để hơi thở ra vào và hơi thở bây giờ mong manh như một sở chỉ mành thì ngay thời điểm đó tâm thức bắt đầu ngừng giao động. Nhịp tim lúc đó sẽ rất chậm bởi vì khí thở chậm thì nhịp tim đập cũng chậm lại. Thời điểm này hành giả bắt đầu vào định và toàn thân mở rỗng hoàn toàn. Thế thì quán không phải là tập trung để soi chiếu lại thân này mà quán bây giờ phải được hiểu như là sự phản chiếu của một tấm gương. Đó là sự chiếu soi thuần khiết, thanh tịnh, nhẹ nhàng, khinh an mà không phải tập trung. Trong kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật dạy rất rõ rằng khi chúng ta hít vào thì chúng ta tuệ tri hít vào. Hoặc khi thở ra thì chính mình cũng phải tuệ tri mình đang thở ra. Nói một cách chi tiết là khi mới hít vào thì chúng ta tuệ tri chúng ta mới hít vào. Khi hít vào một phần hơi thở chúng ta tuệ tri mình đang hít vào một phần hơi thở. Khi hít vào nữa hơi thở chúng ta tuệ tri chúng ta đang hít vào nữa hơi thở. Khi hít vào ba phần tư hơi thở chúng ta tuệ tri chúng ta hít vào ba phần tư hơi thở. Và khi hít vào tròn vẹn hơi thở chúng ta tuệ tri chúng ta đang hít vào toàn vẹn hơi thở đó. Đến khi hơi thở tạm dừng lại thì chúng ta cũng tuệ tri chúng ta tạm dừng hơi thở. Sau đó toàn thân chuẩn bị để chuyển hơi ra thì chúng ta tuệ tri chúng ta chuẩn bị để thở hơi ra. Nếu công phu của hành giả cao thì người đó sẽ thấy rất rõ có một khoảng cách giữa hơi thở vô và hơi thở ra. Nói cách khác là trước khi hít hơi vô và chuyển hơi ra toàn thân có sự chuẩn bị trước cho nên Đức Phật dạy chúng ta nên tuệ tri để biết sự chuyển vận đó. Khi thở ta hết thì chúng ta tuệ tri đã thở ra hết và sau đó thân chuẩn bị để hít hơi mới vào thì chúng ta cũng tuệ tri biết rằng thân chuẩn bị để hít hơi mới vào. Nói chung, thở ra hơi ngắn chúng ta tuệ tri thở ra hơi ngắn hay hít vào hơi ngắn chúng ta tuệ tri hít vào hơi ngắn. Hoặc thở ra hơi dài chúng ta tuệ tri thở ra hơi dài, hít vô hơi dài chúng ta tuệ tri hít vô hơi dài. Khi quán hơi thở như thế với chánh niệm tỉnh giác thì toàn thân sẽ sáng suốt và có thể xa lìa mọi tham đắm, chấp trước trong cuộc sống này và sau đó đạt đến cứu cánh tột đỉnh là giải thoát giác ngộ. Đấy chỉ là quán hơi thở mà đã có lợi ích như thế. Thế thì hơi thở thô chúng ta tuệ tri hơi thở thô, hơi thở tinh tế chúng ta tuệ tri hơi thở tinh tế. đến khi hơi thở tinh tế và chậm dần chúng ta tuệ tri hơi thở tinh tế và chậm dần cho đến lúc hơi thở tinh tế nhỏ nhiệm nhất, chúng ta tuệ tri hơi thở tinh tế nhỏ nhiệm. Đến khi chúng ta đi vào định bằng hơi thở này.

Vì thế hành giả nếu muốn vào định thì người đó phải khéo biết để điều động hơi thở cho nên nếu điều động hơi thở cho đúng thì có thể trở thành thánh giả. Do đó từ việc sống chết, tu hànhgiải thoát đều gắn liền với hơi thở của chúng ta. Thí dụ nếu thở ra mà không hít vàomất mạng. Tất cả những “loạn” và “động” trong tâm thức cũng đều do hơi thởdĩ nhiên sự sinh tử luân hồi hay giải thoát giác ngộ của con người cũng từ hơi thở mà ra. Tâm sân, si, tham đắm cũng từ hơi thở bởi vì hơi thở là nguồn mạch sống chính của con người. Thí dụ khi tâm sân hay tham đắm phát khởi thì hơi thở mạnh hơn và tim đập nhanh hơn vì thế cứ mỗi một ý niệm biến đổi từ tâm thì đó là sự giao động của hơi thở. Và mỗi sự giao động của hơi thở làm tâm của chúng ta biến động cho nên bất cứ biến hành “tịnh” hay “động” của tâm cũng đều phát xuất từ hơi thở. Nói một cách tổng quát, con người có vào Niết bàn cũng do hơi thở hay chìm đọa vào phiền não khổ đau cũng do hơi thở. Khởi niệm tham đắm cũng bắt đầu từ hơi thở vì thế hơi thở là nguồn mạch sống chính của con người.

Toàn bộ giáo lý Phật Đà là giúp chúng sinh tu tập thân tâm cho trong sạch để chuẩn bị vào định bởi vì không vào định thì vĩnh viễn trí tuệ không phát sinh mà trực nhận được chân lý. Có trực nhận chân lý thì mới có giải thoát giác ngộ. Thế thì một người tu thiền Tứ Niệm Xứ nếu biết điều hòa hơi thở thì sẽ vào định dễ dàng. Ngược lại nếu không điều hòa được hơi thở thì khó lòng vào định được. Tại sao? Bởi vì thân và khí thở là không hai, bất khả phân ly.  

Kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật dạy rằng:

Khi hơi thở bắt đầu vào lỗ mũi thì chúng ta “tuệ tri” tức là biết hơi thở bắt đầu vào và cứ như thế chúng ta tuệ tri từng biến hành của hơi thở theo từng giai đoạn một cho đến khi hơi thở được vào hoàn toàn. Sau đó chúng ta cũng tuệ tri để biết hơi thở đó loan ra khắp tế bào rồi đến toàn thân. Khi hơi thở chuyển từ dưỡng khí (O2) sang thán khí (CO2)  để bắt đầu thở ra thì chúng ta cũng tuệ tri nó. Khi thán khí chuyển ngược từ những tế bào trên khắp thân thể rồi sang đến buồng phổi chúng ta cũng tuệ tri. Đến khi phổi chuẩn bị để thở ra thì chúng ta cũng tuệ tri cho đến khi toàn hơi thở được thở ra thì chúng ta cũng tuệ tri luôn. Chúng ta tuệ tri để thấy như thật từng diễn biến xảy ra trong từng giai đoạn. Thấy như thật không phải là theo dỏi giống tùy sổ túc tức là hơi thở đến đâu thì mình theo dỏi đến đó. Thiền Tứ Niệm Xứ không thực hành như vậy. Ở đây Đức Phật dạy tuệ tri là cái biết rốt ráo rõ ràng và cái biết này không phải do Đức Phật trao tặng cho mình hay mình có là do thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Nó không lệ thuộc hay qua bất cứ cánh cửa nào của tâm thức. Đó là cái biết mà không thông qua “căn, trần” cho nên Đức Phật mới xác định là nếu thực hành đúng thì chỉ cần trong sát na là có giải thoát giác ngộ là ở chỗ này. Trên thế gian này ngoài Tứ Niệm Xứ, không có pháp môn nào mà thành tựu trong sát na được. Vì thế pháp tu này không phải là pháp tu từ từ mà là pháp thiền đốn ngộ. Đây mới chính là thiền đốn ngộ thứ thiệt do chính Đức Phật dạy ngay từ ban đầu. Thế nhưng nếu hành giả không có khả năng thì tu một ngày, một tuần, một tháng hay một năm vẫn đạt đến cứu cánh tối thượng giải thoát. Khi đã có tuệ tri rồi thì bất cứ sự động niệm nào trên thân cho dù là nhỏ nhặt nhất chúng ta cũng biết. Nên nhớ đây là “tuệ tri” hoàn toàn khác hẳn với “thức tri” là cái biết do ý thức phát hiện mà trong đó ý thức phân biệt giữa chủ thể và đối tượng xuất hiện rồi. Nói cách khác tuệ tri là dùng trí tuệ để biết chớ không dùng ý thức để biết. Thí dụ khi ta hít vào, thở ra hay đưa tay lên, để tay xuống thì chúng ta tuệ tri để biết, nhưng nếu bây giờ chúng ta nhầm lẫn tuệ tri là dùng công phu để quán chiếu và theo dỏi hơi thở hay hành động của cánh tay tức là chúng ta đã rơi xuống tầng của ý thức tức là thức tri chớ không còn tuệ tri nữa. Do đó nếu hành giả rơi vào thức tri thì con đường giải thoát vẫn còn xa mù mịt.  Vì thế ngay ban đầu nếu chúng tatuệ tri thì ngay trong sát na đó chúng ta đã có giải thoát rồi. Đó là trên lý thuyết, còn trên thực tế từ trước đến nay chưa có ai được tuệ tri trong sát na cả vì không có một ai có đủ khả năng tuệ tri ngay tức thì được mà phải cần thời gian thực tập và từ kinh nghiệm bản thân mà thay đổi dần. Tóm lại, Đức Phật dạy chúng sinh nên tuệ tri từng sát na để thấu biết bằng trí tuệ thật rõ ràng từng biến đổi của hơi thở nghĩa là chúng ta tuệ tri từng biến đổi rất nhỏ của hơi thở. Đó là hít vô phần nào thì biết phần đó, chưa hít thì chưa biết.

Vậy thế nào quán thân trên thân để thấy như thật thân?

Ở đây, Đức Phật không dạy tuệ tri để tập trung ngay hơi thở vì nếu chỉ tập trung ngay hơi thở thì đây không còn là tuệ tri hay tuệ giác nữa. Bởi vì Đức Phật dạy quán để thấy như thật của thân nghĩa là không nhất thiết chỉ thấy như thật của riêng hơi thở mà thôi mà phải thấy như thật của toàn thân. Quán thân trên thân để thấy như thật thân nghĩa là không phải chỉ thấy hơi thở vào lỗ mũi mà phải thấy tất cả khí thở đi vào rồi sau đó thấy sự thay đổi nơi toàn thân. Thí dụ như lúc khí thở vào mà thân đang ngứa ở lưng, đang đau ở bàn tay hay đang nóng ở ngực…nghĩa là ngay thời điểm đặc biệt đó chúng ta tuệ tri hết những biến đổi khắp trên toàn thân. Khi đã rõ biết những thay đổi của toàn thân thì trong đó bao gồm hơi thở của chính mình. Mặc dầu Đức Phật dạy quán hơi thở là chính, nhưng ở đây chúng ta tuệ tri cái thân của chúng ta, đang quán chiếu để thấy như thật thân cho nên bất cứ cái gì xảy ra trên thân thì chúng ta phải thấy như thật.

Vậy thế nào là thấy như thật?

Đức Phật dạy rằng thấy như thật là trước đó một sát na thì chúng ta không thấy và sau một sát na xảy ra rồi chúng ta cũng không thấy. Thế thì thấy như thật là ngay vào thời điểm đó sự hiện hữu xảy ra thì chúng ta cũng ngay thời điểm đó tiếp nhận sự hiện hữu đó chớ không phải một sát na trước hay một sát na sau. Vậy thì cứ mỗi sát na toàn thân của chúng ta có sự thay đổi, chuyển hóa nhỏ mà chúng ta thấy biết như thật. Nếu chúng ta thấy sự chuyển hóasát na trước mà chúng ta vướng lại thì chúng ta sẽ không biết sự chuyển hóa của sát na sau cho nên cái thấy biết này không còn thấy như thật nữa mà là cái thấy biết củ. Thí dụ ngay lúc này chúng ta bắt đầu hít một hơi thở, nếu chúng ta không sống đúng như thật để quán thân trên thân thì cái thấy biết này không còn như thật vì nó đã chạy sang một chút của sát na sau rồi. Vì vậy nếu chúng ta trụ ở phần hơi thở đó thì phần kế tiếp hơi thở chúng ta không biết được. Do đó người tu theo Tứ Niệm Xứ phải khéo léo, thức tỉnh từng sát na thì mới thấy biết rõ ràng như thật được. Như vậy những tiếp nối từng khoảnh khắc của hơi thở thì chúng ta cũng phải thấy như thật từng khoảnh khắc tiếp nối, xảy ra liên tục của từng hơi thở cho đến hết hơi thở đó. Trong từng khoảnh khắc rất nhỏ đó, chúng ta phải tuệ tri từng khoảnh khắc rất nhỏ đó. Nói một cách tổng quát, mỗi hơi thở chúng ta có hàng trăm ngàn hay hàng tỷ khoảng cách rất nhỏ như thế thì chúng ta phải tuệ tri hàng trăm ngàn hay hàng tỷ cái biết như thật. Đây mới là tuệ tri như thật, không lầm lẫn. Mỗi một chuyển động nhỏ, mỗi một vận hành nhỏ hay mỗi sự giao động nhỏ ở nơi toàn thân chúng ta thì chúng ta phải rõ biết như thật.

Nên nhớ đây là phần tuệ tri thì nó biết tất cả, nhưng nếu rơi vào thức tri thì cái biết đó không đủ, không toàn vẹn. Có thể ví sự tuệ tri trong những biến hành như những độ tăng dt của toán học. Nhìn một hình vẽ toán học, nếu chúng ta chọn thời điểm bắt đầu là t1 và sau đó cứ cộng thêm một phần rất nhỏ là dt (increment) thì có t2 và sau đó cộng t2 với dt thì có t3 và cứ như vậy công hoài cho đến khi có toàn hình vẽ. Ở đây tuệ tri cũng thế, cứ mỗi thời điểm tức là từng sát na chúng ta cũng tuệ trisát na sau đó tuệ tri tiếp và cứ như thế tuệ tri cho đến khi quán việc đó hoàn tất. Vì thế nếu thực hành để hiểu thì chúng ta vô tình rơi vào thức tri chớ không còn tuệ tri nữa. Sự rõ biết một cách rõ ràng rốt ráo để biết toàn thân mà trong đó có hơi thở ra vào, chuyển động của tay, của chân hay của toàn thân thể từ đầu tới chân thì chúng ta tuệ tri một lượt từ đầu tới chân và hơi thở ra vô. Nếu hành giả chỉ biết hơi thở hay biết sự chuyển vận của tay hay chân thì đây là sự biết có sự phân chia tức là sự biết của thức chớ không phải biết của trí tuệ. Do đó nếu chúng ta quán thân trên thân mà chia sẽ từng phần thì chúng ta rớt vào tầng sâu của tâm thức thì việc thực hành dĩ nhiên không có kết quả. Vì thế tuệ tri là cái biết tất cả toàn thânhơi thở ra vào chớ không cô lập ở bất cứ phần nào. Tóm lại khi tập trung là chúng ta rơi và tâm thức cho nên muốn thành công thì cứ thả lỏng, đừng cô đọng ở bất cứ thành phần nào, thì sẽ rõ biết tất cả.

Vì thế tu theo Tứ Niệm Xứ dựa trên quán hơi thở là một công phu tuyệt vời. Đối với loại thiền này, tâm hành giả không tập trung mà cũng chẳng tán tâm, loạn động. Tại sao? Bởi vì sự rõ biết bằng trí tuệ không phải tán tâm hay tập trung cho nên nếu hành giả chú tâm thì người đó tức thì rơi xuống tầng tâm thức rồi. Hoặc tán tâm thì người đó lúc bây giờ đã ra ngoài những hiện hữu mà họ đang quán. Do đó ở ngay hiện hữu này mà không phải tán tâm, không phải chú tâm thì là tuệ tri tức là trí tuệ đang rõ biết. Vì trí tuệ không phải là thức nên nó không tập trung. Đây là bước rất căn bản, tối cần thiết để đi vào căn nhà Phật pháp. Vì thế chỉ cần thực hành đúng bước đầu này, hành giả sẽ cảm thấy an lạc, giải thoát khỏi mọi ràng buộc của phiền não khổ đau ngay. Đó là lý do tại sao Đức Phật xác định rằng thiền Tứ Niệm Xứ giúp hành giả giải thoát giác ngộ trong một sát na là như vậy. Vì thế thực hành đúng thì chúng ta sẽ chuyển hóa thân tâm từng sát na và như thế không có phút giây nào mà chúng ta không đạt đến sự an lạc. Khi đã có tuệ tri thì từng sát na đó hành giả hưởng sự an lạc. Ngược lại nếu không thực hành đúng thì cả đời hành giả không bao giờ hưởng được hương vị an lạc như thế nào.

Nếu thực hành đứng đắn chánh niệm tỉnh thức tinh cần thì hành giả sẽ loại được tất cả mọi tham đắm chấp trước nơi trần gian. Tại sao? Thí dụ khi ta hít vào thì chúng ta tuệ tri chúng ta hít vào và khi thở ra chúng ta tuệ tri chúng ta thở ra cho nên chúng ta không dính vào cái hơi hít vào. Và khi thở ra xong thì chúng ta tuệ tri hơi thở sắp hít vào chớ không dính vào hơi thở ra. Nói thế thì sự vận hành luôn luôn mới nơi mình. Con người lầm lẫn cho rằng hơi thở hít vô thở ra là chuyện làm củ lập đi lập lại, nhưng trên thực tế mỗi hơi thở cho dù là hít vô hay thở rahoàn toàn mới vì mỗi lần hít vô chúng ta đem dưỡng khí (O2) vào nuôi thân và khi thở ra chúng ta đem thán khí (CO2) ra ngoài. Do đó nếu củ thì làm sao con người sống được. Do đó nếu ta quán sát rất tinh tế thì mỗi sát na chúng ta luôn có sự thay đổi mới hơn, từng luồng dưỡng khí (O2) hít vào tuy rất nhỏ nhưng cũng đem đến cho ta sự sống mới. Thở ra cũng vậy, khi thở ra thì từng hơi mới tiếp tục đi ra và khi hít vào thì cũng từng hơi mới từ từ đi vào. Nói cách khác cơ thể chúng ta thay đổi từng giây từng phút hay nói đúng ra nó thay đổi từng sát na và do đó sự sống cũng hiện hữu trong cái mới này. Vậy thì dựa theo Tứ Niệm Xứ đời sống con người không có sát na nào dừng lại cái củ cả bởi vì dừng lại là làm phá vở đời sống hiện thực của chính mình rồi. Như thế dựa theo quán niệm Tứ Niệm Xứ thì hiện thực đời sống của con người lúc nào cũng mới, không bao giờ dừng lại, và nó thể hiện sức sống mảnh liệt của vũ trụ cho nên nếu con người làm dừng lại bất cứ một hiện tượng nào thì người đó vô tình phá vở những hiện thực đang xảy ra. Tại sao? Bởi vì cái hiện thực đang tiếp tục xảy ra không hề có một phút giây củ vì nó chỉ biến chuyển theo một chiều đến của thời gian cho nên giây phút qua đi thì chúng ta không bao giờ có thể nắm bắt nó lại được. Nói theo toán học thì thời điểm t2 = t1 + dt thành thử cứ một sát na (dt) xảy ra thì sẽ không cách nào tìm thấy t1 trở lại vì nó đã qua rồi. Vì thế Đức Phật dạy rằng:” “Quá khứ đã qua đi không bao giờ nắm bắt lại được”. Con người thường hayquan niệm lầm lẫn rằng hơi thở là chỉ lập đi lập lạ nên chẳng có gì mới lạ, nhưng dựa theo thiền Tứ Niệm Xứ thì tuy hơi thở lập đi lập lại nhưng nó không hề củ vì mỗi hơi thở hít vô là mang theo dưỡng khí mới và khi thở ra là đem than khí mới ra ngoài cho nên hơi thở lúc nào cũng mới. Hơi thở mới mang theo dưỡng khí nương theo dòng máu chạy khắp tế bào trong cơ thể cho nên toàn thân cũng vì thế mà chuyển mới theo. Từ nhận diện những biến hành của hơi thở chúng ta có thể trực nhận được bộ mặt thật của cuộc đờinhận ra mọi quan hệ của đời sống rất rõ ràng. Đó là không những chỉ riêng con người mới sống với cái mới từng sát nathế gian vũ trụ cũng thế. Từ nhân sinh vũ trụ, chim bay cá lặn bất cứ vật gì thuộc thế giới hữu vi đều chuyển mình theo cái mới hết. Thế thì nếu chúng ta sống đúng với cái mới trong từng sát na thì chúng ta sẽ nhận biết rất rõ rang thế gian cũng đang biến chuyển theo cái mới giống như chúng ta vậy. Đây là một điều rất tế nhị mà lại rất quan trọng mà con người không bao giờ để ý đến. Thí dụ như hiện tại chúng ta đang nhìn một người bạn. Nếu sau một giờ mà bạn vẫn nhìn người bạn đó như vừa mới gặp nhau một tiếng đồng hồ trước là bạn không thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Tại sao? Bởi vì con người thay đổi mới hơn theo từng sát na cho nên mỗi sát na người bạn đó đã thay đổi mới rồi chớ đâu có giống như khi nảy. Thời gian không bao giờ ngừng lại, luôn hướng về phía trước nên mỗi hơi thở là đã thay đổi rồi. Tuy dáng điệu người bạn đó không thay đổi mấy, nhưng trong khoảng thời gian một tiếng đồng hồ đó thì người đó đã hít thở biết bao nhiêu lần làm cho thân thể, máu me, nhịp tim, thần kinh, tế bào ngay cả ý niệm thay đổi đến ngần ấy lần chớ đâu có y nguyên như chúng ta thường nghĩ. Cứ một giây hay một khoảng khắc là họ đã là một con người mới hoàn toàn. Nếu biết quán chiếu sâu rộng như thế thì ta và toàn thế giới trước mắt ta lúc nào cũng mới, cũng biến chuyển cho nên cuộc đời làm gì còn chán chường nữa. Một trong những thành phần đưa đến phiền não khổ đau là sự nhàm chán. Thí dụ lái chiếc xe này hoài lâu ngày sinh ra nhàm chán, mất hứng thú. Ở lâu một nơi nào cũng sinh ra nhàm chán. Vợ chồng  hằng ngày thấy nhau hoài sinh ra nhàm chán muốn gây gổ. Bây giờ hiểu thiền Tứ Niệm Xứ thì biết rằng đời sống luôn thay đổi không dừng lại. Cứ mỗi giây phút trôi qua, con người thay đổi theo giây phút mới đó. Vì thế chính hơi thở đem sự sống đến với con người cho nên mỗi hơi thở mới sẽ đem lại sự sống mới lại cho chúng ta. Biết được như thế thì làm gì còn nhàm chán, còn đâu là nguyên nhân của khổ đau, của bất bình bất mãndĩ nhiên thực hành đứng đắn Tứ Niệm Xứ sẽ đưa hành giả thẳng đến cứu cánh tối thượnggiải thoát giác ngộ.

Vậy thế nào quán thọ trên thọ để thấy như thật thọ?

Cũng giống như quán thân trên thân để thấy như thật thân nghĩa là hành giả quán từng hơi thở trôi qua để biết như thật con người thay đổi theo từng hơi thở ra vào. Ở đây cảm thọ cũng thế. Bất cứ sự cảm thọ nào cũng đều mới cả vì mỗi sát na mới thì cái cảm thọ củ mất đi. Thí dụ như trong khi đi, chúng ta cảm thấy đau chân thì cứ mỗi sát na chúng ta tuệ tri để cảm thọ cái đau thì cái đau củ mất đi và được thay thế bằng cái đau mới. Khi chúng ta tuệ tri thì chính sự tuệ tri đó giúp hành giả thoát ngoài sự cảm thọ khổ vui hay đớn đau. Thọ là cảm nhận nơi thân cho nên bất cứ sự xảy ra nào nơi thân thì chúng ta biết, nhưng cái xảy ra và cái biết không hề dính dángvới nhau. Thí dụ cái đau trước không phải là cái đau sau và cái đau sau cũng không hề dính gì với cái đau sau đó nữa. Tại sao? Bởi vì nếu mình giữ cái cảm nhận của cái đau trước thì mình sẽ không biết cái đau sau, nhưng những cái đau cứ xảy ra liên tục từng sát na chớ đâu có dừng lại khiến chúng ta rõ biết cái đau từng sát na vậy. Thậm chí cái đau cứ tăng lên đến khi chúng ta không đi được nữa. Tóm lại cái biết không liên quan đến cảm thọ đau nhức nào cả bởi vì cái thọ luôn luôn thay đổi vì cái biết ở ngoài cho nên chúng ta mới biết sự thay đổi từng sát na. Do đó nhờ tuệ trichúng ta biết cảm nhận những cái khổ vui của thân thể chúng ta một cách tường tận không nhầm lẫn để thấy như thật thọ nghĩa là thấy những cảm giác khổ vui  hay không khổ  vui của thân xác mình. Vì thế trong cuộc sống khi chúng ta nghe ai nói những lời chua xót, tay bị chảy máu hay đầu đang bị đau…để chúng ta có cảm nhận những cái khổ vui đến thì chúng ta tuệ tri tất cả những chuyện đó. Khi tuệ tri cái khổ thì sự khác nhau là chính mình tuệ tri cái khổ chớ chính mình không phải là cái khổ. Con người thường hay lầm lẫn khi có chuyện đau buồn thì chúng ta trở thành sự đau buồn chớ không phải chúng ta đang tuệ tri sự đau buồn khiến họ có cảm giác buồn khổ. Bây giờ nếu thực hành Tứ Niệm Xứ thì chúng ta tuệ tri chuyện buồn đó nghĩa là giữ khoảng cách giữa tuệ tri và cái buồn. Thí dụ khi giúp đở một người nào đó mà không đạt những thành quả như ý muốn nên mình cảm thấy buồn, không hài lòng. Buồn là vì mình đồng hóa với cái buồn đó nghĩa là chính mình cho rằng cái buồn đó là một thành phần của ta chớ chúng ta không tách hẳn mà đứng ngoài cảnh giới của tuệ tri. Vì nếu chúng ta tuệ tri thì bất cứ chuyện gì xảy ra cho thân tâm không dính dáng gì đến tuệ tri cả.

Một thí dụ khác là áp dụng tuệ tri vào trong giấc ngủ. Khi ngủ nếu chúng ta tuệ tri có nghĩa là thả lỏng toàn thân thì chúng tabiết thân đang thả lỏng mà đừng thêm hay bớt gì hết. Ngay lúc đó, chúng ta có thể quán sát thân của chúng ta nó ngủ như thế nào. Nói cách khác tuệ tri giống như một người khác đang quan sát từng biến hành của người đang nằm ngủ, nhưng ở đây người khác đó chính là ta đang quan sát chính ta. Vì chúng ta tuệ tri toàn thân nên biết rất rõ những biến hành của thân để chuyển dần dần theo giấc ngủ. Chúng ta biết rõ ràng bắt đầu từ chân đến tay rồi đến đầu bắt đầu ngủ từ từ. Đến đây chúng ta nhận diện được cánh cửa của ngủ và thức. Nếu chúng ta có thể công phu kiên trì thì sẽ nhận định rất rõ ràng giữa bắt đầu ngủ cho đến khi ngủ và từ ngủ tới thức có một ranh giới rõ ràng. Và nếu ít nhất trong cuộc đời chính mình kinh nghiệm giữa thức và ngủ thì chính mình mới thật sự thấy mình ngủ được cũng như một người khác đang nhìn mình ngủ vậy. Khi thân còn mê mờ trong giấc ngủ thì cái trí tuệ đó sẽ tương đồng với vấn đề thấy được sự sống chết nghĩa là giây phút chúng ta bỏ thân này chẳng khác nào đi từ thức tới ngủ, không sai biệt mấy. Vì thế nếu trong đời sống này chúng ta thực tập từ tỉnh tới mê, từ thức tới ngủ một cách rõ ràng thì chúng ta tuệ tri thân của chúng ta đang đi từ tỉnh tới mê, từ thức tới ngủ. Nói cách khác khi chúng ta tuệ tri chúng ta đang ngủ thì ngay thời điểm đó chúng ta không còn là người đang ngủ đó nữa. Đến lúc chết cũng vậy. Hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ tuệ tri thân từ sống đến khi chết từ từ nghĩa là thân chết tới đâu chúng ta tuệ tri thân chết tới đó. Đến khi thân chết hẳn thì chúng ta tuệ tri thân chết hẳn và người tuệ tri lúc bây giờ không phải là người chết. Lúc đó chúng ta rời hẳn chuyện sống chết của thân xác này. Tuy nói dài dòng, nhưng người tuệ tri vẫn không quên tuệ tri từng hơi thở thì mới biết những sự biến hành của thân được. Vì thế đời người chỉ trong một hơi thở cho nên quán hơi thở là điều tối quan trọng. Thí dụ mình đang giận ai mà bây giờ điều hòa hơi thở trở lại thì cơn giận kia tức thì tan biến. Cũng như trong lòng đang khởi niệm tham làm hơi thở dồn dập. Bây giờ điều hòa hơi thở trở lại thì niện tham biến mất. Nói chung trong cuộc sống có rất nhiều lúc chúng ta phải đối diện với những việc bất toại ý, nhưng nếu biết điều hòa hơi thở thì có thể hóa giải hết những buồn phiền rất dễ dàng.

Thực hành chánh niệm tức là thực hành Tứ Niệm Xứ để biết thật rõ ràng những biến hành của thân, thọ, tâm, pháp đang xảy ra trong hiện tại một cách vô tư như một tấm gương soi chỉ phản chiếu những gì diễn ra trước mặt để hành giả thấy nó thật sự là (as is) và từ đó mới có thể làm chủ thân, khẩu, ý của mình để điều phục mọi tham ưu ở đời. Thí dụ khi tâm khởi tham, ta biết tâm đang khởi tham. Tâm không khởi tham thì ta cũng biết tâm không khởi tham. Sân và si cũng thế. Do đó, khi biết tâm có tham hay tâm không có tham thì chỉ biết mà không cần tác ý làm gì cả bởi vì khi duyên diệt thì tâm tham hay tâm không tham tự nó biến mất. Vì thế thấy biết “như thật” là thấy biết bản chất thật đang là của tất cả hiện tượng ngay vào thời điểm đó từ tâm lý đến sinh lý mà không phê phán, không phán xét hay cộng thêm ngã kiến vào. Thí dụ ngay bây giờ vì mắt thấy tiền nhiều nên tâm tham phát khởi. Bây giờ dựa theo giáo lý Duyên Khởi nghĩa là khi cái nầy có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia sẽ diệt nghĩa là vì mắt thấy tiền (có cái nầy) nên tâm tham phát khởi (cái kia có). Bây giờ Chánh niệm tỉnh thức để biết tâm đang ở trạng thái tham, rồi buông xả ý niệm tham (cái này diệt) thì tâm tham cũng biến mất (cái kia diệt). Sân và si cũng như vậy. Vì thế Chánh niệm là cẩm nang đời sống tâm linh, là phương pháp thực tập hữu dụng hằng ngày của tất cả hành giả muốn diệt khỏi tham, sân, si. Người có Chánh niệm thì ăn biết mình đang ăn, đi biết mình đang đi, nói biết mình đang nói, làm biết đang làm. Người có Chánh niệm dù làm bất cứ một việc gì cũng thong thả, chủ động, ý tứ, ngăn nắp và luôn dựa theo tinh thần chân chánh lợi tha. Do đó họ có một phong cách nhẹ nhàng, tế nhị, thanh thoát. Khi nói năng tiếp xử, họ nói một cách từ tốn thành thật, không làm thương tổn đến danh dự của người khác. Ngược lại, một nguời sống thiếu Chánh niệm mà đầy vọng tưởng Tà niệm thì việc làm của họ sơ suất, cẩu thả mà cầu cao. Lời nói của họ huênh hoang tự đắc, ngạo mạn mà thiếu trung thực hay thiên lệch làm cho người khác chán ghét lánh xa. Vì lời nói, hành động, suy nghĩ của họ được phát xuất bởi lòng tham dục, tính tự cao và thiếu ý thức chân chánh. Thế thì Chánh niệm giúp chúng ta chọn lựa một cách sáng suốt những gì nên vun trồng và phát triển và dĩ nhiên những gì cần từ bỏ. Chánh niệm cho ta thấy thật chất của mọi hiện tượng. Người thực hành Chánh niệm luôn hành động một cách sáng suốt thay vì phản ứng trong vô minh cho nên cuộc sống trở nên bớt căng thẳngdĩ nhiên có nhiều an lạc. Chánh niệm thường đi đôi với tỉnh giác nghĩa là hành giả luôn thức tỉnh để quan sáthiểu biết chuyện gì đang xảy ra ngay vào thời điểm hiện tại đó. Tỉnh thức Chánh niệm nhắc nhở con người luôn cẩn trọng, cẩn trọngcẩn trọng trong mọi suy nghĩ, lời nói và hành động để khỏi gây phương hại đến  cho mình và cho người.

Ngày xưa có một vị Tỳ kheo sống trong một cái am bên một bờ ao. Vào một đêm nọ trời trong trăng tỏ, vị Tỳ kheo thấy một con rùa từ dưới ao bò lên. Bỗng đâu có một con chó rừng xuất hiện. Thấy mồi, chó vội vàng chạy lại cắn vào chân rùa, rùa liền thụt chân vào, chó cắn vào đầu, rùa vội thụt đầu vào. Cả đầu, bốn chân và đuôi là sáu phần đều thụt vào mai một cách an toàn. Con chó rừng cắn mãi vào thân rùa rồi lật qua lật lại mà con rùa vẫn không hề hấn gì cả. Cuối cùng chó mệt nhoài và đành bỏ đi. Thấy vậy, vị Tỳ kheo liền giác tỉnh bảo rằng việc tu hành của mình cũng như rùa thụt đầu vậy nghĩa là mình phải biết làm chủ, kiểm soátcẩn trọng mỗi khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần. Nhờ an trú trong Chánh niệmtinh tấn tu hành chẳng bao lâu vị Tỳ kheo đắc quả A la hán.

Dựa theo Kinh Trung Bộ (bài kinh số 10) thì Pháp Tứ Niệm Xứ thường được hiểu là “Con đường duy nhất “ để tiến đến giải thoát giác ngộ, nhưng thật ra “Con đường duy nhất” đã được Đức Phật nhắc đến không phải là Tứ Niệm Xứ mà chính là Bát Chánh Đạo. Trong kinh Pháp Cú (273-274), Đức Phật dạy rằng:

Trong tất cả các con đường

Con Đường Tám Chánh là thù thắng nhất

Đây là con đường duy nhất

Không có con đường nào khác

Để đi đến tri kiến thanh tịnh

Vì thế con đường duy nhất để đi đến giải thoát giác ngộBát Chánh ĐạoTứ Niệm Xứ với bốn nền tảng của Chánh niệm chỉ là một phần của con đường đó.

Tóm lại, mặc dầu ngày nay các cuộc hành trình để đưa con người ra ngoài không gian và đến mặt trăng hay những hành tinh xa xôi khác được thực hiện một cách dễ dàng, nhưng con đường đi đến thanh tịnh Niết Bàn vẫn còn xa xôi và cần rất nhiều nỗ lực. Nhưng nếu con đường chúng ta đi có khi buồn tẻ thì chánh niệm sẽ là ánh sáng êm dịu hướng dẫn tốt nhất để giúp con người sống an vui tự tại trong đời nầy vậy.

8)Chánh định ( Full, Integral or Holistic Samadhi or Right Concentration) là nhánh cuối cùng của con đường tám nhánh. Tại sao lại cuối cùng? Bởi vì trước khi thực hành chánh định, hành giả đã trải qua 7 nhánh đầu để thanh lọc thân, tâm sống đời đạo đức nhân bản tức là có Giới. Từ đó hành giả thực tập buông xả, luôn giữ tâm ở giây phút hiện tạiduy trì chánh niệm mà có an định. Hoặc là hành giả có thể thực tập trong tư thế ngồi thiền, tâm cột chặt vào một đối tượng trong một thời gian dài, không tán loạn thì sẽ có định. Bát Chánh đạo là tám sợi dây luôn quyện tròn lại với nhau, bổ túc cho nhau giúp hành giả đạt đến cứu cánh tối thượnggiải thoát. Chánh định là cái mầm của chánh kiếnnếu không có định thì sẽ không có tuệ. Nhưng khi trí tuệ phát sinh thì định sẽ vững chắc hơn. Trong khi đó chánh định là hoa trái của chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn bởi vì nếu không có Giới, có đời sống trong sạch đạo đức nhân bản thì không bao giờ có định. Nhưng một khi tâm đã an định, hành giả sẽ dễ dàng buông xả và sống đời đạo đức hơn. Nói cách khác, tám nhánh luôn luân chuyển từ nhân thành quả rồi từ quả thành ra nhân, nhân này quả nọ, bổ túc cho nhau khiến cho hành giả có được năng lực sâu mạnh để phát sinh trí tuệ, và trực nhận chân lý. Thực hành Chánh định giúp hành giả nhận chân bản chất vô thường, khổ và vô ngã của tất cả nhân sinh vũ trụ trong thế gian này. Đây là cái biết trực nhận từ bản tâm chớ không còn qua sách vở nữa. Từ đó, hành giả sẽ nhận thức rất rõ ràng rằng niềm vui, nỗi khổ không phải là Tôi mà chỉ là sự vận hành của ngũ uẩn. Khi vui thì chỉ biết là vui chớ không phải là Tôi vui. Nỗi đau đớn có đến thì biết hiện giờ thân đang đau chớ không phải là Tôi đau. Sự biến hoại vô thường cũng không phải là Tôi hay là tự ngã của Tôi. Đối với người đời, vô thường dẫn đến khổ. Nhưng một khi tâm đã an định, trí tuệ phát sinh thì hành giả sẽ thấy biết rõ ràng rằng thế gianvô thường, vô ngã chớ không có chi là chân thật cả. Vì thế nếu còn chấp vào ngã nghĩa là chấp thân, tâm này là Ta, là của Ta và tất cả những vật sở hữu là của Ta thì người đó không bao giờ có được Chánh định.

Trong Kinh Định, Đức Phật đã giảng làm thế nào để như thật rõ biết Bốn Thánh đế (Tứ Diệu Đế) như sau:

- Này các T-kheo, hãy tu tập định. Này các T-kheo, T-kheo có định, như thật rõ biết (pajānāti). Và như thật rõ biết gì?

Như thật rõ biết: “Đây là Khổ”. Như thật rõ biết: “Đây là Khổ tập”. Như thật rõ biết: “Đây là Khổ diệt”. Như thật rõ biết: “Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt”. Đường đưa đến Khổ diệt”.

Như vậy, nếu khôngChánh Định, chúng ta sẽ không thể viên mãn được Bát chánh đạo cũng như không thể như thật rõ biết Khổ Đế, Khổ Tập Đế và càng không thể chứng ngộ Niết-bàn. Vai trò quyết định của Chánh Định đối với sự giải thoát lại được Đức Phật chỉ dạy một lần nữa trong Kinh Đại-Bát-Niết-bàn, trước khi Ngài nhập Vô Dư Niết-bàn như sau:

Này các Tỳ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt bốn Pháp mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Thế nào là bốn? Này các Tỳ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Giới mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỳ-kheo,chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Định mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỳ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Tuệ mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỳ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh giải thoát mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.

Khi mở toang sáu cánh cửa thì gió bên ngoài thổi vào làm giao động ngọn đèn trên bàn và một khi ngọn đèn bị giao động thì ánh đèn không tỏ, lu mờ. Con người thì cũng thế, nếu chúng ta để cho lục căn tha hồ tiếp xúc với lục trần thì vọng tưởng tự do tràn vào xâm chiếm và quậy phá thanh tâm của chúng ta. Khi tâm chứa đầy vọng tưởng thì Tham-Sân-Si dấy lên và đây là nguyên nhân làm con người đau khổ. Đèn tâm bị lu mờ có nghĩa là tâm bị giao động thì chúng ta không thể thấy rõ được bản chất chân thật của đối tượng. Vì thế muốn đánh tan vọng tưởng để tâm được ổn định, tức là an tâm, thì chánh định sẽ giúp chúng ta rèn  luyện tâm định để thấy rõ được bản chất thực của đối tượng mà đào thải nó. Vì thế chánh định còn được gọi là thiền Chỉ, có nghĩa là dừng. Ngày xưa Đức Phật nhờ thiền định mà được giác ngộ. Vì thế thiền định là cốt nhìn lại, tức là phản quang tự kỷ để tìm cho ra con người thật của chính mình một khi đã lắng hết tâm tư để thấy con người thật ấy. Con người vì lăn lộn trong sinh hoạt hằng ngày làm cho hao tổn tinh thần. Nếu bây giờ ngồi lại cho tinh thần sáng suốt thì mới nhìn thấy mọi hiện tượng một cách chính xác. Có thiền định mới mong trí tuệ được phát sinh để tiến đến giải thoát.

Thiền định gồm có 9 tầng thiền:

1)Bốn tầng thiền của sắc giới: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.

2)Bồn tầng thiền của vô sắc giới: Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

3)Diệt Thọ Tưởng (Định).

Xem chi tiết ở phần trên.

Tóm lại, trong Bát chánh đạo, Đức Phật trước tiên giới thiệu Chánh kiến để con người có cái thấy biết đúng về mình và nhân sinh vũ trụ. Có thấy biết đúng, con người không nghiêng theo những ảo ảnh về ngã. Sau đó Đức Phật giới thiệu Chánh tư duy để chúng sinh tránh xa những tư duy liên quan đến tham, sân si, ái dục. Hai phần đầu là thực hành để tâm tránh xa tham ái, dục vọng. Sau đó về phần thực hành, Đức Phật giới thiệu Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng để chúng sinh trở về sống đời trong sạch, đạo đức nhân bản. Có sống đời trong sạch, tâm nhẹ nhàng thanh thoát thì hành giả mới có định và từ đó có giải thoát, trực nhận chân lý. Ngược lại, nếu sống theo tà hạnh thì chỉ cò tà địnhdĩ nhiên không bao giờ có giải thoát cũng như Đề Bà Đạt Đa ngày xưa vậy.

Thiền tông Trung Hoa có câu chuyện như sau: Hương Nghiêm thông hiểu thiên kinh vạn quyển nhưng vẫn là người chưa ngộ đạo. Một hôm Quy Sơn đến và nói: "Anh thật là thông minh tài trí nhưng hãy nói cho tôi biết, anh từ đâu mà có?". Hương Nghiêm về lục tung hết tất cả sách vở để tìm câu trả lời. Đi đến cùng câu hỏi ấy là vũ trụ này từ đâu mà có. Không tự trả lời được ông tìm đến Quy Sơncầu khẩn"Xin hé mở cho tôi cái bí mật của lời nói này". Quy Sơn bảo: "Nếu ta giải thích cho ngươi rõ ràng sau này ngươi sẽ oán ta". Thế là Hương Nghiêm vứt bỏ tất cả để về quê cuốc đất. Một ngày kia sau mười năm, lúc đang dãy cỏ, ông cuốc đụng một miểng sành và nhặt lấy quăng vào một bụi trúc. Miểng sành chạm phải một cây trúc khô và ngân lên một tiếng ngân đặc biệt. Hương Nghiêm bừng ngộ. Ông hiểu được ông từ đâu mà có, vũ trụ này từ đâu mà có. Ông quỳ xuống, lạy về phía Quy Sơn và bảo: "Sư phụ, lòng tốt của thầy thật bao la. Nếu ngày ấy thầy giải thích thì hôm nay làm sao con có được kinh nghiệm kỳ diệu này". Thật ra bừng ngộ hay ngộ đạo thì vẫn là phàm nhânPhật giáo chỉ chú trọng vào chứng ngộ tức là trở thành Thánh giả.

Giáo lý Phật Đà không bao giờ bí mật cả, rất rõ ràng, từng bước một để giúp hành giả thực hành từng giai đoạn tùy theo khả năng và năng lực của mình. Tuy nhiên, nếu muốn đạt đến cứu cánh tối thượng giải thoát giác ngộ thì không dễ, đòi hỏi hành giả thật tâm viễn ly tất cả những dục vọng từ thân và tâm. Từ đó ứng dụng Bát Chánh Đạo thì đạo quả viên thành dựa theo tiến trình giải thoát Giới, Định, Tuệ. Giới khiến chúng sinh sống đời trong sạch, đạo hạnh trong khuôn khổ đạo đức nhân bản thì có Chánh ngữ, Chánh nghiệpChánh mạng. Sau khi thực hành Giới viên mãn, hành giả tiếp tục hành trì Định gồm có Chánh tinh tấn, Chánh niệmChánh Định. Sau cùng phát triển Tuệ Minh Sát bằng cách thực hành rốt ráo Chánh kiếnChánh tư duy. Thực hành viên mãn Bát chánh đạo đưa hành giả chứng ngộ toàn vẹn Bốn Thánh Đếthoát khỏi sinh tử luân hồi.

Kết quả của việc thực hành Bát chánh đạo tỷ lệ thuận với việc hành trì nghĩa là nếu hành giả thực hành được 20% thì có hạnh phúc, an lạc 20%. Thực hành đến 50% thì có hạnh phúc, an lạc 50% cho đến khi hành giả thực hành rốt ráo 100% thì bây giờ hành giảgiải thoát giác ngộ trở thành Thánh giả.

Chính Bát chánh đạocon đường giải thoát duy nhất ra khỏi vòng sinh tử cho nên Đức Phật lại dạy rằng:

“Con đường cao thượng nhất là Bát chánh đạo. Chân lý cao thượng nhất là Tứ Diệu Đế…Đó là con đường duy nhất, không còn con đường nào khác dẫn đến kiến tịnh. Hãy đi theo con đường ấy để sớm thoát khỏi mọi điên đảo của phiền não khổ đau”.

Vì tầm quan trọng của Bát Chánh Đạo cho nên Đức Phật đã nói cho Tu-Bạt-Đà-La, người đệ tử cuối cùng, trước khi Ngài nhập diệt:

"Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhất Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong pháp luật này có Bát Thánh Đạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỳ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán." (Trường Bộ, Kinh Đại Bát Niết Bàn).

Thực hành Bát chánh đạocon đường hiệu quả nhất tăng thêm phước đức hữu lậu cho tất cả mọi người. Nhưng nếu thực hành rốt ráo, Bát chánh đạo có thể đưa hành giả đến giải thoát, trở thành bậc Thánh giả. Vì tầm quan trọng của nó, Đức Phật đã khẳng định Bát chánh đạo là độc lộ nghĩa là con đường duy nhất chớ không có con đường thứ hai hay thứ ba nào trên thế gian này để giúp chúng sinh thoát khổ và đạt đến cứu cánh tối thượnggiải thoát Niết bàn.

Đức Phật đã lấy cuộc đời của mình làm trung tâm điểm để tu tậpdựa vào kinh nghiệm bản thân qua sự nhìn thấy, hiểu biết một cách tường tận. Ngài đã thấy biết tính năng của Bát chánh đạo vượt lên trên hai cách sống: Một bên là hưởng thụ các khoái lạc của thế gian rồi đắm mê vào đó và một bên là khổ hạnh, ép chế cơ thể làm cho nó mất đi tính năng động của các giác quanngộ nhận cho rằng đó là con đường của giải thoát. Vì Tứ Diệu Đế là bốn sự thật, là chân lý chớ không phải là một nền triết học cho nên Bát chánh đạo là một công trình tu tập để tự mình nghiệm biết và nếu thực hành rốt ráo chắc chắn sẽ mang lại biết bao lợi ích thiết thực cho con ngườixã hội hiện đại. Trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã giải thích rằng: "Giáo PhápNhư Lai đã chứng ngộ quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lý, tế nhị, chỉ có bậc thiện trí mới thấu hiểu.". Do đó, chân lý thì không thể diễn giải bằng ngôn ngữ hạn hẹp của con người, mà chỉ bằng sự thực nghiệm cho nên Đức Phật không truyền dạy tất cả những điều mà Ngài biết. Một ngày kia, trong cụm rừng nọ, Đức Phật bốc lên một nắm lá và dạy: "Nầy các Tỳ Khưu, những điều mà Như Lai dạy các ông có thể sánh với nắm lá này, còn những điều mà Như Lai không dạy cũng như tất cả lá trong rừng." (Tương Ưng, tập 5)(Samyutta Nikaya). Đức Phật chỉ dạy những điều mà Ngài xét là cần thiết để chúng sinh có đủ phương tiệntự mình thể nghiệm chân lý thì lúc đó trí tuệ sẽ bừng sáng, thấu biết tất cả cũng như tất cả lá trong rừng. Vì thế giáo pháp của Như Lai chỉ là phương tiện, là ngón tay chỉ mặt trăng. Nhưng phương tiện không phải là cứu cánh. Phương tiện là nhân mà cứu cánh mới là quả. Phương tiện là giả mà cứu cánh là thật. Cái vô minh lớn nhất của con người là chấp phương tiện với cứu cánh. Vì thế người tu Phật chỉ nương theo phương tiện để đạt cứu cánh, nương theo ngón tay để thấy mặt trăng. Nhưng đừng lầm phương tiệncứu cánh, đừng nhìn ngón tay mà quên đi mặt trăng và đừng chấp kinh điểnChân lý. Đừng nhìn vào ngón tay chỉ mặt trăng mà quên đi luồng ánh sáng tuyệt vời phát xuất từ mặt trăng. Do đó khi đạt được cứu cánh thì phải bỏ phương tiện, hết bệnh thì bỏ thuốc, tới bờ thì phải bỏ chiếc bè để lên bờ giác ngộ chớ đừng vác bè lên vai mà thêm nặng nhọc khổ đau.

Một người thực hành Bát chánh đạo thì người đó có biết bao lợi lạc. Cả gia đình thực hành Bát chánh đạo thì toàn gia đình sống trong đạo đức nhân bản, trên thuận dưới hòa, hạnh phúc ấm êm. Xã hội thực hành Bát chánh đạo thì xã hội đó bình yên, không còn tội ác, người người tương thân tương kính, thanh bìnhhạnh phúc. Ngày nay, Nhật Bản và Singapore là những quốc giatinh thần đạo đức rất cao. Người dân biết tự trọng, tôn tri trật tự, không dối trá, không trộm cắp, không gây tội ác. Họ thừa hưởngtiếp tục thực hành một nền giáo dục rất thực tế từ lúc còn bé cho nên mọi người lớn lên trong khuôn khổ đạo đức và trách nhiệm.

Thế giới hiện nay đang trên đà phát triển về mọi phương diện. Nhiều học thuyết, đạo học, lý thuyết triết học đông tây có lẽ không còn mấy thích hợp vào trong xã hội của thời đại văn minh hiện đại. Tuy nhiên, Bát chánh đạotrải qua trên 2500 năm vẫn đứng vững và tiếp tục đóng vai trò chính yếu vào trong cuộc sống của con người trên khắp hoàn cầu. Trong Trung Bộ kinh (Majjhima Nikaya) Đức Phật dạy rằng: "Như Lai chỉ dạy một điều: đau khổ và sự chấm dứt mọi đau khổ" cho nên hễ con người còn khổ, Bát chánh đạo vẫn còn là kim chỉ nam hướng dẫn mọi người sống đúng, sống phù hợp với chân lý để trau dồi thân, khẩu ý của mình, biến cuộc sống từ khổ đau trở thành hạnh phúcan lạc. Thực hành Bát chánh đạo không những đem lại biết bao lợi lạc cho mỗi cá nhân mà nó có thể mang đến sự hòa hợp, tương kính, trật tự, an ổnthanh bình cho quốc gia xã hội. Học Bát chánh đạo không thể dừng lại ở mức độ khảo sát hay tìm hiểu bởi vì Bát chánh đạo không phải là một nền triết học mà là phương pháp tu tập. Chúng cần được thể nghiệm trong cuộc sống để đào tạo đạo đức nhân bản cho mỗi người và biến cuộc sống thế gian này thành hạnh phúc, an vui và tự tại. Nhưng cứu cánh tối thượng của Bát chánh đạo vẫn là đưa con người đến giải thoát, có thanh tịnh tự tại Niết bànvĩnh viễn sẽ không còn tái sinh nữa.

Sống không giận không hờn không oán trách

Sống mỉm cười với thử thách chông gai

Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai

Sống chan hòa với những người chung sống

Sống là động mà không xao động

Sống là thương mà chẳng vấn vương

Sống hiên ngang danh lợi ta coi thường

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.