9) Đức Phật Nhập Diệt

30/12/20215:59 SA(Xem: 1585)
9) Đức Phật Nhập Diệt

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA 
LIFE OF THE BUDDHA
LÊ SỸ MINH TÙNG
2021

9. ĐỨC PHẬT NHẬP DIỆT

Trong cuộc đời hành đạo 45 năm của Đức Phật, Ngài đã không ngần ngại đi khắp mọi nơi từ Đông qua Tây, từ Bắc xuống Nam, hết nước nầy đến nước khác để hoằng dương đạo pháp. Hễ nơi nào có bước chân Ngài đến là ánh đạo vàng bừng tỏa huy hoàng. Hạt giống từ bi được Ngài tinh tấn gieo khắp các nơi ở Ấn Độ. Ngài đã được mọi người từ nghèo đến giàu, từ vua chúa đến thứ dân, từ thiện nam đến tín nữ, từ già đến trẻ đều vui vẻ được tắm gội trong ánh sáng trí tuệ và nước từ bi do Ngài tưới xuống. Bất cứ ở đâu có ánh đạo vàng đến thì tà giáongoại đạo phải tránh xa, tan biến như những làn mây, như những bóng tối trước ánh bình minh đang lên.

Khi giác hạnh của Phật viên mãn thì Ngài đã 80 tuổi. Cũng giống như mọi người trên thế gian nầy, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thườngbiến đổi. Mặc dầu biết trước ba tháng trước ngày nhập diệt, Ngài vẫn không nghĩ ngơi mà vẫn tiếp tục đi truyền đạo.

Một ngày kia, Đức Phật nói với Đại đức A Nan rằng:

Đạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay Ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu-bà-tắc (thiện nam), Ưu-bà-di (tín nữ). Nhiều đệ tử có thể thay Ta chuyển xe pháp, và Đạo Ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ Ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân hình Ta, theo luật Vô thường, bây giờ như một cổ xe đã mòn rã. Ta đã mượn nó để chở Pháp, nay xe cũng vừa mòn mà Pháp cũng đã lan khắp các nơi, vậy Ta còn mến tiếc làm gì cái thân tiều tụy nầy nữa? A Nan! Trong ba tháng nữa Ta sẽ nhập diệt”.

Thế rồi một ngày nọ trên đường đi thuyết pháp, Ngài gặp một người làm nghề thợ rèn tên là Thuần Đà (Cunda) mời Ngài về nhà để cúng dường. Trong sách “Cuộc Đời Đức Phật” của tác giả A.F Herold diễn tả lại bửa ăn cuối cùng của Đức Phật như sau:

-Bạch Thế Tôn! Ngày mai, xin mời Ngài hoan hỷ đến nhà con trọ trai.

Đức Thế Tôn nhận lời.

Ngày hôm sau, Thuần Đà dọn thịt heo và các món cao lương khác để đãi khách quý. Đức Thế Tônđồ chúng ngồi vào bàn, nhìn thấy thịt heo, Ngài chỉ tay nói:

-Thuần Đà, chỉ có Ta là dùng được món này. Đệ tử của Ta sẽ dùng các thứ khác.

Sau khi dùng bửa, Đức Phật nói thêm:

-Hãy chôn sâu xuống đất những gì Ta còn chừa lại, chỉ có Ta là dùng được món này.

Đức Phật từ giả lên đường. Đồ chúng lại theo Ngài. Đức Thế Tônđồ chúng đi cách Ba-va được một đoạn ngắn thì Ngài càm thấy mệt và nhuốm bệnh. A Nan tỏ lời than trách Thuần Đà, nhưng Đức Phật dạy rằng:

-Này A Nan, đừng giận chú thợ rèn Thuần Đà. Nhờ cúng dường Ta thức ăn mà chú ấy sẽ được nhiều phước báu to lớn. Trong tất cả các bửa cúng dường ngọ trai cho Ta, có hai bửa đáng được ca ngợi nhất: một là của Sujata và hai là của Thuần Đà.

Lúc đó, Đức Phật cảm thấy trong người đau đớn vô cùng vì Ngài đã nhiễm bịnh ly huyết rất trầm trọng. Mặc dầu cơn đau đang hành hạ thân thể, nhưng Ngài vẫn cố gắng đi bộ khoảng 9 cây số để đến cho kỳ được Câu Thi Na (Kusinagara). Vì đoạn đường đi quá xa và cơn đau hành hạ nên Ngài phải dừng chân nghĩ tới 25 lần. Lý do mà Ngài phải đến Kusinagara là vì ba điều kiện:

1)Ngài muốn thuyết pháp một lần chót cho chúng tăng để sống một cuộc đời đạo hạnh.

Đức Phật dạy rằng:”Này ! Các người phải tự thắp đuốc lên mà đi ! Các người hãy lấy Pháp của Ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của Ta mà tu giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các ngươi!”

Rồi Phật lại dạy tiếp:”Này! Các ngươi đừng vì dục vọng mà quên lời Ta dặn. Mọi vật ở đời đều không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có đạo Ta là quý báu. Chỉ có chân lý của đạo Ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát, hởi các người rất thân yêu của Ta”.

Sau đó Ngài khuyên tất cả đệ tử phải lấy giới luật làm thầy.

           2)Ngài muốn thâu nhận người đệ tử sau cùng tên là Tu Bạt Đà La (Subhadda) bởi vì ngoài Đức Phật ra không còn ai có thể cảm hóa nổi ông ta.

3)Ngài muốn nhục thân Xá Lợi chia thành 8 phần cho 8 vị Quốc vương lớn ở Ấn Độ.

Khi Đức Phật đã lớn tuổi và đau yếu, một hôm người đệ tử thân cận luôn ở bên cạnh Ngài là A-nanđà hỏi Ngài như sau: “Sau khi Như Lai tịch diệt thì Tăng Đoàn sẽ phải bước theo con đường nào? Xin Như Lai cho biết quyết định của Như Lai ra sao đối với Tăng Đoàn?"  Ý của Ngài A Nan là sau khi Đức Phật nhập diệt thì ai sẽ thay thế Đức Phật lãnh đạo Tăng đoàn?    

  Đức Phật trả lời như sau:     

"Này A-nan-đà, Như Lai không còn sống lâu nữa. Vừa lớn tuổi lại đau yếu, Như Lai đã đi đến cuối con đường của mình. Như Lai nay chỉ là một người già... Này A-nan-đà, hãy nương tựa vào chính mình, xem mình là ngọn đuốc soi đường cho mình và cũng là nơi an trú cho chính mình, không nên tìm một nơi nào khác cả [...] Đạo Pháp là ngọn đuốc soi sáng và cũng là nơi an trú cho mình [...] Này A-nan-đà, những ai ngay từ hôm nay và cả về sau này, tức là sau khi Như Lai đã hòa nhập vào niết-bàn, biết xem Đạo Pháp là ngọn đuốc soi đường cho mình và là nơi an trú cho mình, không tìm một nơi an trú nào khác cả, sẽ là những đệ tử xứng đáng của ta, là những ngườì biết giữ một cung cách hành xử đúng đắn". (Đại-bát Niết-bàn Kinh, Mahaparinibbana, DN.16, theo bản dịch của André Migot,1892-1967, trong quyển Le Bouddha, ấn bản Club français du Livre, 1957, 302 tr., đoạn trích dẫn tr.150).

Đức Phật đã khẳng định rằng sau khi Ngài nhập diệt thì các đệ tử đời sau hãy lấy Giới làm thầy nghĩa là Giới bây giờ là thầy, là Đức Phật cho nên thấy Giới là thấy Đức Phật bởi vì là Giới là nền tảng giúp hành giả sống đời đạo hạnh, ly dục ly bất thiện pháp và nhờ đó hành giả có thể tiến xa thêm một bước nữa trên con đường giải thoát. Sau cùng, Đức Phật dạy rằng hãy lấy đạo Pháp của Ngài như là ngọn đuốc tuệ giúp chúng sinh soi sáng trên con đường tìm về bến giác. Thế thì Đức Phật không hề truyền ý bát cho Ngài Ca Diếpdĩ nhiên câu chuyện truyển y bát của Tổ Bồ Đề Đạt Ma là không có thật. Dựa theo Phật giáo thiền tông Trung Hoa, Tổ Bồ Đề Đạt Masơ tổ rồi truyền y bát cho Nhị tổ Huệ Khả, đến Tam tổ Tăng Xán, Tứ tổ Đạo Tín, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn và sau cùng là Lục tổ Huệ Năng. Đến đây thì việc truyền thừa y bát chấm dứt và thay vì truyền y bát thì Lục tổ Huệ Năng chỉ truyền cho đệ tử bằng phương thức khác là Khai tâm ngộ đạo tức là “truyền Tâm Ấn”. Đây là sáng chế riêng (đặc thù) (duy nhất) của Phật giáo Trung Hoa bởi vì đối với Phật giáo, ngộ đạo là vẫn còn đứng bên kia bờ cho tới khi nào tu chứng trở thành Thánh giả tức là chứng đạo thì mới có giải thoát giác ngộ. Do đó trong chiều dài của lịch sử Phật giáo Trung Hoa, có rất nhiều người ngộ đạo, nhưng trong họ tranh chấp vẫn còn, danh lợi quyền thế chưa buông, mong muốn trở thành quốc sư này quốc sư nọ giống như Đề Bà Đạt Đa ngày xưa, chia phe xẻ nhánh nghĩa là hình bóng tham sân si chưa dứt bỏ được.

Khi nói về Thiền tông Trung Hoa có câu chuyện “Niêm Hoa Vi Tiếu” như sau:

“Trong cuộc hội ở núi Linh Sơn, Đức Thế Tôn giơ cành hoa ra hiệu cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn nói:

- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.

Xưa nay Thiền tông đều xem câu nói này của Đức Thế Tôn là quan trọng nhất bởi vì tông này lấy Tâm truyền làm chỗ dựa để khai ngộ. Khi Đức Phật đưa cành bông sen lên thì trong pháp hội ai cũng nhìn vào cành bông nghĩa là mọi người chỉ thấy cành bông tức là chỉ thấy tướng mà không thấy Tâm. Chỉ riêng Ngài Ca Diếp thì chúm chím mĩm cười vì Ngài hiểu được nổi ẩn tàng sâu kín của Phật là có tướng mà không có tướng. Cành bông là biểu hiệu của Tâm, sự im lặng là biểu hiệu của Pháp. Tâm với Pháp tuy có mà không, tuy không mà có tức là vô chấp vậy.

Câu chuyện “Niêm Hoa Vi Tiếu” chỉ có duy nhất trong Phật giáo Thiền tông Trung Hoa mà không tìm thấy trong Đại Tạng của Phật giáo Ấn Độdĩ nhiên không bao giờ có trong giáo lý nguyên thủy.

Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma xuất hiện ở Trung Hoa, Ngài đưa ra tuyên ngôn đanh thép rằng: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Do đó Thiền tông ở Trung Hoa không cần kinh điển, chỉ cần Tâm ấn Tâm và sau đó chỉ thẳng Tâm người nếu thấy được Tánh thì thành Phật. Đơn giản chỉ có thế thôi mà chẳng ai làm được. Nhắc lại, Thiền tông chỉ có duy nhất ở Trung Hoa vì nó hoàn toàn khác hẳn với thiền địnhthiền trí tuệ của Đức Phật lúc Ngài còn sinh tiền mà người Trung Hoa gọi là Như Lai thanh tịnh thiền.

Sau khi dặn dò cặn kẻ xong, Ngài tắm rữa lần cuối cùng trên dòng sông Kakuttha, rồi bảo ông A Nan làm chiếc giường cho Ngài nghĩ. Đầu Ngài hướng về phía bắc và Ngài nằm nghiêng giữa hai cây Long Thọ. Ngài lặng lẽ nhập định, tuần tự trải qua các cấp thiền từ thấp tới cao, rồi từ cao tới thấp và cuối cùng chủ động để nhập diệt. Lúc bấy giờ là nhằm nữa đêm ngày rằm tháng hai âm lịch. Rừng cây Long Thọ (Sal-trees) tuôn hoa  đỏ thắm phủ lên thân Ngài.

Đức Phật thọ 80 tuổi. Ngài mất vào năm 544 trước Tây lịch. Các vị đệ tử tẩm liệm xác Ngài vào kim quan và họ đợi 7 ngày sau khi ngài Ca Diếp trở về từ chuyến đi truyền đạo. Họ bắt đầu làm lễ trà tỳ (lễ hỏa thiêu) cho Đức Phật và đúng như lời dạy của Phật, họ đem nhục thân Xá lợi chia thành 8 phần cho 8 vị Quốc vương lớn ở Ấn Độ. Đó là các nước Magadha, Vesàli, Kapilavatthu, Allakappa, Ramagma, Vethadipa, Pàvà và Kusinagarà (Câu Thi Na). Tất cả các nơi đều xây tháp để tôn thờ Xá Lợi Phật.

Có một điều khá tế nhị là sau khi Đức Phật nhập diệt, Ngài đại đệ tử Ca Diếp đã triệu tập 500 vị đại A la hán để cùng nhau kết tập pháp thân Xá lợi của Phật. Đó là Kinh Tạng Luật Tạng mà không quan tâm, để mặc cho đệ tử phàm phu tranh nhau lấy nhục thân Xá Lợi của Phật. Vậy chúng ta có thể thấy, nhục thân Xá Lợi chỉ có kẻ phàm phu mới quan trọng, còn bậc Thánh lại không quan tâm bởi vì đối với họ giải thoát sinh tử mới là điều tối thượng.

Đức Phật đã đem ánh đạo vàng đến cho nhân loại, nhưng cuộc đời của Ngài có thể tóm gọn một cách giản dị như sau:

  • Ø Ra đời bên cạnh một gốc cây
  • Ø Thành đạo bên cạnh một thân cây
  • Ø Và lìa đời ở giữa hai nhánh cây.             

Cuộc đời Đức Phật rất giản dị, Ngài đi chân đất không giày dép, đầu trần không mũ nón và đặc biệt nhất là mặc áo rách quanh năm. Đây là hình ảnh sống động, trung thực của người giải thoát, không dính mắc thế trần. Đức Phật là một con người giác ngộ siêu việt, nhưng Ngài có một đời sống rất đơn giản, bình dị và gần gũi với tất cả mọi chúng sinh. Ngài đã đem ánh đạo vàng đến với nhân loại để giúp họ thoát khỏi màn vô minh hắc ámtìm thấy ánh sáng của chân đạo

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.