X. Giá Trị Giáo Dục

12/04/201112:00 SA(Xem: 11302)
X. Giá Trị Giáo Dục


CHIẾN TRANH VÀ BẤT BẠO ĐỘNG

Nguyên tác: Religion and Society” by S. Radhankrishnan 
do nhà xuất bản George Allen and Unwin LTD ấn hành - HT. Thích Quảng Độ dịch

X. GIÁ TRỊ GIÁO DỤC

Nếu nền văn minh của chúng tiêu diệt thì đó sẽ không phải là vì ta không biết cách cứu chữa mà là vì ta chống lại cái phương cách cứu chữa, ngay cả khi mà con bệnh gần chết. Chúng ta không đủ năng lực đạo lýquan niệm xã hội về những nguyên tắc của một xã hội hòa bình và trật tự mới. Mục đích của sự giáo dục không phải để thích ứng chúng ta với hoàn cảnh xã hội mà là để giúp ta chiến đấu chống lại tội ác để xây dựng một xã hội hoàn thiện hơn. Thế giới này không phải tiến hóa bằng dã man và đỗ máu. Cuộc chiến tranh này không phải là một giai đoạn, không thể tránh trong cuộc chiến đấu cách mạng để đi đến một tương lai hạnh phúc.

Chúng ta không phải hoàn toàn chịu sự chi phối của haòn cảnh xã hội như quan điểm tiến hóa chủ trương. Đó là sự thật của con người được phản ảnh trong sự thất bại của xã hội. Liên Minh thất bại là bởi vì thiếu ý chí phục vụ cho Liên Minh. Các cơ cấu chính trị không thể vượt qua nhưng tình cảm và thói quen suy tư của những cá nhân công dân. Sự khôn ngoan về chính trị không thể có trước sự trưởng thành về xã hội. Sự tiến bộ xã hội không thể đạt được bằng những phương tiện bên ngoài, mà nó được quyết định bởi những kinh nghiệm nội tại của con người. Chúng ta phải hoạt động để thay đỗi những giá trịhồi phục tâm linh. Chúng ta tất cả đều nhìn chung lên vì sao, mơ ước dưới cùng một bầu trời, là những người đồng hành trên cùng một hành tinh, và bất luận chúng tađi theo những con đường nào để đạt đến chân lý chung cùng, điều đó không quan trọng gì cả. Không phải chỉ có một con đường dẫn đến một mục đích trong đời sống phúc tạp này.

Những máy móc từ chiếc bánh xe kéo chỉ tới cái đầu máy đốt ở bên trong là những máy móc có công dụng thuần túy xã hội. Chúng không có một giá trị đạo đức cố hữu nào. Chúng chỉ giá trị nếu chúng lệ thuộc vào những mục đích đạo đức cao hơn. Những phương tiện của sự tiến bộ tự chúng không phải là cứu kính. Thói quen hiểu lầm những giá trị bằng cách lệ thuộc vĩnh viễn vào tạm thời, căn bản vào ngẫu nhiên, lâu dài vào tạm bợ chỉ có thể được gội sạch bằng sự giáo dục lành mạnh. Giáo dục là sự sinh trưởng liên tục của con người trong tâm linh, nó là con đường đưa đến thế giới nội tâm.

Tất cả vẻ huy hoàng bên ngoài chỉ là sự phản ánh ánh sáng nội tâm. Giáo dục dự liệu sự lựa chọnkiên trì với những giá trị cao tột. Chúng ta phải hoạt động cho một cộng đồng ấy dựa trên lý tưởng của chúng ta. Nếu chúng ta là những người tiến bộ thì tính chấtnhân loại, nếu là bảo thủ thì nó là quốc gia, nếu là cộng sản thì nó là vô sản thế giới, nếu là Đức Quốc Xã thì nó là chủng tộc. Quốc gia tự nó chưa phải là cứu kính chung cục. Còn có một cộng đồng rộng lớn hơn đòi hỏi sự trung thành sâu xa nhất của chúng ta.

Các nhà tư tưởngvăn học phải căn nhắc những mục đích cuối cùng của hoạt động chính trị. Qua họ xã hội ý thức được và phê phán những mục đích ấy. Họ là những người bảo vệ các giá trị của một xã hội. Công việc của họ là giáo dục chúng ta ý thức được bản ngã thật của xã hội, giúp ta bồi bổ tâm linh và làm cho tinh thần phong phú. Họ phải giúp chúng ta phát triển tình thân hữu và tình đồng loại giữa các dân tộc trên thế giới. Aristote nói: không có tình thân hữu thì không có công bằng. Các nhà tư tưởng lớn coi nhân loại là đối tượng của tình thương yêu của họ.

Thế giới đối với họ là một gia đình. Goethe cảm thấy không thể nào thù ghét được người Pháp. Ông đã viết cho Eckermann: “Đối với tôi, một người yêu chuộng hòa bình và không thích chiến tranh, những bài ca như thế là sẽ là cái mặt nạ không vừa với tôi chút nào. Trong thi ca, tôi chưa bao giờ dối trá. Làm sao tôi có thể viết được những bản nhạc hận thù trong khi tôi không có niềm thù hận trong lòng. Vả lại, giữa chúng ta, tôi không oán ghét người Pháp mặc dầu tôi sẽ cảm ơn Thượng Đế khi chúng ta loại trừ được họ.


Với tôi, văn minhdã man chỉ là hai cái bất đồng về sự quan trọng thì làm sao tôi có thể thù ghét một dân tộc vốn là một trong những dân tộc văn minh nhất thế giới mà phần lớn sự giáo dục của chính tôi cũng phải mang nợ? Nói một cách tổng quát, mối hận thù dân tộc là một điều kỳ dị. Nó luôn luôn mạnh nhất và bạo ngược nhất trong những trình độ văn minh thấp nhất. Nhưng có một điểm mà ở đấy nó sẽ tiêu tan – nơi mà chúng ta vượt hẳn lên trên các quốc gia và cảm nhận niềm vui sướng cũng như nỗi thống khổ của một dân tộc láng giềng tựa hồ cũng như của chính chúng ta”. Thường thì chủ nghĩa ái quốc chỉ là thù hận được ngụy trang bằng những điều kiện có thể chấp nhận được, và hấp dẫn người dân thường bằng những bộ đồng phục, những huy chương và những bản thánh ca ngọt ngào. Tình yêu thế giớilý tưởng cứu kính mà tình yêu quốc gia là những phương tiện để đạt đến cứu kính ấy.

Những kẻ thù của chúng ta cũng vẫn là nhân loại. Họ có cùng một phản ứng đối với hạnh phúc và khổ đau. Dưới làn da chúng ta là anh em, chị em. Chúng ta phải tìm lại sự an tĩnhthanh thản, và cảm thấy bất an trong ngôi nhà điên của thế giới đang trở nên cuồng loạn và tàn bạo ngoài sức chịu đựng. Thế giới này phải được hướng dẫn bằng trí tuệ.

Những nhà trí thức không cần phải đóng vai trò tích cực trong chính trị hay trong một bộ thật sự nào của guồng máy hành chính. Bổn phận đầu tiên của họ là phục vụ xã hội bằng sự thành thậttrí thức chính trực. Họ phải gây nên ý thức xã hộiý thức trách nhiệm vượt lên trên giới hạn của cộng đồng chính trị. Những ai có thể phụng sự xã hội bằng đường lối ấy thì có bổn phận không tham gia chính trị. Và trong xã hội nào cũng có một thiểu số mà việc tham gia các hoạt động chính trị đối với họ sẽ là sự phản bội chính họ và bại hoại thiên tính. Đứng nguyên ở vị trí của họ, họ giữ được sự trung trực của thiên tính và giúp xã hội tẩy trừ phần nào sự ngu muội.

Đứng ngoài vòng tranh chấpđiều kiện để họ cống hiến. Họ phải phụng sự những giá trị xã hộitâm linh, nhưng rủi ro là những chế độ công lợi đã lệ thuộc những hoạt động xã hộitrí thức vào những mục đích riêng của họ. Chính trị mới là chính trị tôn giáo, xây dựng trên ước vọng giải thoát xã hội. Những người cha tâm linh của chủ nghĩa công lợigiai cấp trí thức. Nếu những người trí thức từ bỏ quyền lợivăn hóa và những giá trị tâm linh thì chúng ta không thể đổ lỗi cho những nhà chính trị có trách nhiệm đối với sự an toàn của quốc gia. Nếu viêm thuyền trưởng đặt sự an toàn của con tàu lên quyền lợi của hành khách thì ta không thể trách cứ ông ta.

Quốc gia là một phương tiện, không phải là một cứu kính. Chỉ có một số ít người trên thế giới sống cho những giá trị tuyệt đối mà không màng cả sự sống. Những giá trị chính trị và kinh tế là tương đối và hỗ trợ. Chúng là phương tiện để đi đến cứu kính. Những nhà tiên tri giúp ta thấy cái không thể thấy, và chỉ cho ta thấy cái vĩnh viễn trong những hoàn cảnh của cuộc sống hiện tại. Họ không chú ý đến những giá trị của thế giới này, mà hiến đời mình cho sự thể hiện lẽ thiện. Họ nhìn thấy sự nhất trí và chỉ cho người khác thấy. Họ khiêu dậy tính đồng loại trong chúng ta. Họ có tính can đảm, tinh thần nhã nhặn và nụ cười thanh thản.

Trước giờ từ giã cuộc đời, Thomas Naylor, trong di bút cuối cùng, nói: “Có một tinh thần mà tôi cảm thấy, đó là sự sung sướng không làm ác, cũng không trả thù, nhưng vui vẻ chịu đựng tất cả trong niềm hy vọng cuối cùng sẽ an úy tất cả. Hy vọng ấy vượt lên tất cả sự vui, buồn, thiện, ác. Nó thấy suốt tất cả mọi cám dỗ. Vì nó không dính dấp một chút tội ác nên trong tâm tưởng nó cũng không gây tội ác cho ai. Nếu nó bị phản bội, nó sẵn sàng gánh chịu… Nó sinh ra trong khổ đau và lớn lên không một tình thương, nhưng nó không phàn nàn, mà cũng không thốt lời oán trách trách sự thảm sầuáp bức. Không bao giờ nó sung sướng nhưng luôn luôn đau khổ vì nó bị giết chết cùng với niềm hoan lạc của thế giới. Tôi thấy nó cô độc và bị bỏ rơi, tôi kết tình đồng loại với những người sống trong những chỗ hoang liêu và tăm tối”.

(Pháp Thoại)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2023(Xem: 4132)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.