Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền
Trước những hiện tượng xảy ra phổ biến như hoang phí vung tiền lẻ tràn ngập khắp nơi, mê muộicầu tài lộc, chen lấn xô đẩy… tạo nên những hình ảnh xấu trong các mùa lễ hội. Vietnamnet có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền) để làm rõ nguyên nhân và các yếu tố gây nên các hiện tượng xấu đáng báo động trong các mùa du lịch văn hóatâm linh.
Đức Phật là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần!
- Phật Giáo tại Việt Nam đang được người Việt nhận thứcthế thế nào thưa ông?
- Phật Giáo không phải là tôn giáobản địa của người Việt, đó là một tôn giáongoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà có thêm từ một vài nước thứ ba. Vì vậyPhật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Vì vậyPhật Giáo ở Việt Nam có rất nhiều dòng khác nhau. Nhưng nguy hại, trong một số bộ phận người dân, Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với giá trị nguyên bản.
- Vậy Phật Giáo ở Việt Nam bị hiểu sai như thế nào?
Đó là ở sự nhật thức đúng đắn về Đức Phật. Lối tiếp nhậnđơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phậttrở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trịthực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.
- Người đến cửa Phật mới chính là người quyết định cuộc sống cho mình, xin ông làm rõ ý này ?
Phật Giáo là một tư tưởngtriết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậyhình tượngĐức Phật là đại diệnPhật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởngtriết học và giáo lý mà bản thânPhật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.
Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậyĐức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.
- Nguyên nhân do đâu khiến nhiều người Việt Nam lại có sự nhận thức sai về Phật Giáo như vậy, theo ông?
Xưa kia, vì Việt Nam là một nước nông nghiệpnên trong quá trình tồn tại và phát triển đã phải chịu sự chi phối rấtnhiều của tự nhiên, trong đó có những yếu tốảnh hưởngtích cực và tiêucực. Thời đó với trình độnhận thức hạn hẹp đã cho rằng “Vạn vật hữulinh” tức là mọi sự việc xảy ra đều có sự ảnh hưởng của một vị thần nàođó. Chính vì vậy khi du nhập vào Việt Nam với sự dung dị và hòa bình,dẫn đến Phật Giáo đã giảm bớt tính hàn lâm và tự biện vốn có của nó.
Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chấtđặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêmtâm lí đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật Giáo. Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gay ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt độngvăn hóatâm linh.
Cùng thờ một đức phật, có chùa lại thiêng hơn?
-Ông giải thích sao về hiện tượng một vài ngôi chùa cứ đến mùng 1 hoặc ngày rằm ùn ùn người dân đổ về cúng lễ?
Đó cũng là sự hiểu sai về Đức Phật như một vị thánh thần đã nói ở trên. Không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó. Bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độchúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.
- Là một người nghiên cứu, ông còn thấy những biểu hiện sai lệch nào khác về việc thờ Đức Phật của người dân?
Có rất nhiều, ví dụ như việc dân dã hóa ĐứcPhật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phảilà một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầutiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phậtgiáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấncũng lại là “Nam mô a di đà phật”.
Biểu hiện về mặt vật chất như: Chùa là thánhđường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡngnguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chíngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùngvới Phật.
Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…
Để hiểu rõ hơn về các nghi thức cũng như nguồn gốc về các nghi thức khi tới cửa Phật làm sao cho đúng, xin mời độc giả xem tiếp kì sau: Người Việt đang "hối lộ thánh thần"?
Chúng ta có đua nhau "hối lộ" thánh thần?
– Hiện nay việc dâng, đưa tiền lẻ khắp mọi nơi, đốt vàng mã tràn lan, hoang phí trong chùa với mục đích và suy nghĩthực dụng rằng cúng, dâng càng nhiều tiền sẽ được hưởng càng nhiều lộc là hành động “Hối lộ thánh thần”, hiểu sai hoàn toàntinh thần của Phật Giáo.
Sau khi đăng tải bài "Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật", VietNamNet đã nhận được rất nhiều phản hồi và email của độc giả về vấn đề này. Để làm rõ thêm, VietNamNet tiếp tục cuộc trao đổi với ông Trần Văn Phương – Thạc sĩ, giảng viên Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên tuyền.
- Khi đến chùa, thắp hương như thế nào là đúng, thưa ông?
- Đến chùa có 3 nơi chính cầnthắp hương đó là Ban Đức Ông, Ban Tam Bảo và Ban Đức Thánh Tăng. Ban Tam Bảo là nới Đức Phật ngự, như một vị giáo chủ. Ban Đức Thánh Tăng là các vị tăng lữ, có thể tạm hiểu là những người trung gian kết nối giữa chúng ta với Đức Phật như một vị trợ giáo, ví dụ như Đường Tăng Tạng, Quan Âm Thị Kính như ở một số nơi thờ. Ban Đức Ông tượng trưng từ truyền thuyết trong Phật Giáoliên quan đến nhân vật được cho là người trông coi cai quản vùng đất nơi chùa được đặt.
Mỗi ban chỉ nên thắp một nén hương, mỗi nén hương được gọi là Tâm hương. Chỉ thắp 3 nén hương chỉ khi đến chùa trước khi có sự thay đổi lớn trong cuộc đời.
- Tại sao chỉ nên thắp một nén hương mỗi ban và gọi là Tâm hương?
- Bởi một nén hay nhiều nén thì ý nghĩa của việc thắp hương cũng hội tụ trong 5 yếu tố của của một Tâm hương đó là: Giới hương, Định hương, Tuệ hương, Giải thoát hương và Giải thoát trì kiến hương.
Tình trạng thắp một lúc nhiều nén hương và thắp bắt kì nơi đâu diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong chùa (Ảnh: Báo Thanh Niên)
Giới hương là khi cầm nén hương lên phải giữ được giới luật cho trong sạch. Giới pháp b của nhà Phật, cũng như luật tục trần thế. Không thể đến với Phật mà mang tâm của một người bất chính, phá hoạigiới luật ( bao gồm phật luật cũng như thế luật ). Định hương là giữ cho cái tâm ấy trong sạch, các đam mêtrần tục, bạc tiền, danh vọng vọng phải bị loại ra khỏi đầu óc.
Tuệ hương là phải giữ cho tinh thầnminh mẫn, sáng suốt. Vì trong phật giáo có câu: “Tâm không tĩnh thì tuệ không thông, mà tuệ không thông tức là ngu dốt, mà ngu dốt là nguồn gốc của mọi điều tội lỗi”. Không thể có khi đứng thắp một nén hương trwocs phật điện hay trước bất cứ một ban thờ nào lại trong tâm thế của kẻ tâm thân hay trí tuệngu muội.
Giải thoát hương làkhi có được 3 yếu tố trên thì lúc đó người thắp hương sẽ có được sự thanh thản như được giải thoát, không nệ vào những lo phiền trần thế, như sinh, lão, bệnh , tử... Những điều thị phiphàm tục ở đời, dễ dàng hài lòng và tha thứ.
Giải thoát trì kiến hương là yếu tốthể hiện sau khi đã có được cái tâm trong sạch, thoát khỏiham muốn, đạt được sự thanh thản thìcần phải giữ vững (trì) để sau khi bước ra khỏi cổng chùa từ suy nghĩbiến thành hành động đúng đắn và hướng thiện, chứ không phải là khi tâm thế đã được giải thoát rồi, nhưng khi ra khỏi cổng chùa thì lòng ác lại khởi phát, phải giữ vững (trì kiến) quan điểm của mình, sao cho tâm thanh, lòng tĩnh, trí tuệuyên bác, giới luậtnghiêm minh...Đó mới thực là tâm hương vậy.
Dâng càng nhiều tiền sẽ được hưởng càng nhiều lộc?
- Ngoài việc thắp hươngđi chùa nên cúng đồ lễ gì cho đúng, thưa ông?
- Trong Phật Giáo không có cúng tiền vàng và đặc biệt là không cúng đồ mặn. Tiền vàng và đồ mặn chỉ dùng khi cúng thờ Mẫu hoặc là các vị thánh thần mà thôi. Đến với Phật chỉ cần nén hương và hoa quả. Việc cúng đồ mặn và tiền vàng khi đến chùa hiện nay là do có thể nhiều người khi đến chùa có những nơi có thánh thần hoặc thờ mẫu thì có thể họ cho rằng Phật ở cao hơn thánh thần nên cũng cúng mặn cho Phật, đó là việc làmhoàn toàn sai lệch khi đến với Đạo Phật. Vì vậy hiện nay một số ngôi chùa đã ghi rõ "không mang vàng vào chùa."
Dâng mâm lễ vàng mã, đồ mặn vào chùa là hoàn toàn không đúng khi đến với cửa Phật.
- Ý kiến của ông về hiện tượng rất nhiều chùa hiện nay người dân dâng tiền lẻ hay đốt vàng mã tràn lan khắp mọi nơi?
- Khi tiền tệ xuất hiện, người đến chùa cúng đồng tiền đó là để đóng góp cho nhà chùa xây dựng, sửa sang đúc chuông tô tượng, nó mang ý nghĩa như phương tiệnvật chất để truyền tải cái tâm, cái ý đồ muốn đến với đức Phật, nhằm góp phần tôn vinh và cụ thể hóa cái tâm của con người với tinh thầnPhật giáo mà thôi. Còn hiện nay khi đi chùa việc dâng, đưa lẻ khắp mọi nơi, đốt vàng mã tràn lan, hoang phí trong chùa với mục đích và suy nghĩthực dụng rằng cúng, dâng càng nhiều tiền sẽ được hưởng càng nhiều lộc. Đó được coi như là hành động “Hối lộ thánh thần”, hiểu sai lệch hoàn toàntinh thần của Phật Giáo. và đức Phật cũng sẽ không ủng hộ những hành động này.
- Xin cám ơn ông !
Bài tiếp theo: Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt - Trụ trìThiền việnTrúc LâmTây Thiên: Sai lầm khi đền chùa xin tài lộc!
Hoàng Nguyên (Vietnamnet)
Sai lầm khi đến chùa cầu xin tài lộc!
- Hiện tượng đến chùa, đền trong các dịp lễ hội đầu năm để cầu xin tiền tài và may mắn đã trở thànhthói quen của nhiều người. Nhưng suy nghĩ đó liệu đã đúng với Đạo Phật?
Phóng viên Vietnamnet đã có cuộc trao đổi với Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt – Trụ trìThiền việnTrúc LâmTây Thiên để làm rõ vấn đề trên và để nghe người trong chùa nói về các quy tắc khi đến nơi cửa Phật.
- Khi lên chùa thờ phật, người đến lễ nếu muốn dâng lễ thì dâng những gì là đúng với Đạo Phật, thưa thầy?
- Người đến chùa chỉ cần cúng hương và hoa quảtinh khiết. Còn tiền mặt là để nhà chùa xây dựng và làm việc từ thiện nếu thầy trụ trì chùa đó tu chân chính.
- Xin thầy cho biếtý kiến về việc nhiều người dân lên chùa đốt rất nhiều vàng mã?
- Chuyện đốt vàng mã đến cửa phật để cầu xin tiền tài là chuyện hoàn toàn không có trong Đạo Phật. Đó là hành động hết sứclãng phítiền của vào sai chỗ, sai mục đích và không đúng với Đạo Phật.
Phật dạy: Ta không ban phước, không giáng họa cho ai..."
- Thầy có thể cho biếthiện tượng người dân dùng tiền thật rải tran lan với mục đích cầu lộc và may mắn liệu có đúng với tinh thầnĐạo Phật ?
- Nếu đến chùa dâng tiền, cầu xin tài cầu lộc mà Phật có thể ban cho được thì phải chăng Phật biết nhận hối lộ? Hoàn toànsai lầm và mê tín khi nghĩ như vậy.
Tôi nói vậy vì đã là người theo đạo Phật phải tuân theo luật Nhân-Quả. Gieo nhân gì gặt quả đó. Nhiều người hiểu sai lầm khi đến chùa cầu xin mà quên rằng Phật có dạy: “Ta không ban phước, không giáng họa cho ai hết mà chính các người lãnh cái quả do mình gây ra”
Hiện tượng người dân đến chùa nhét, đặt tiền lẻ lên tượng và nhiều nơi liệu có đúng với tinh thần của Phật Giáo và là một hình ảnh đẹp? (Ảnh: Tuoitre)
- Nhưng khi vào đền thờ các thần linh… việc cúng tiền theo nhiều người hiểu là vẫn được, và nhiều người cho rẳng dâng thần này mà không dâng thần kia sẽ gặp xui nênhiện tượng dâng tiền lẻ tràn lan vẫn vẫn xảy ra?
- Việc đến đền rồi dâng tiền để cầu xin các vị thần linh cũng chỉ là hoàn toànmê tín và không đúng. Việc đến đền mà dâng tiền ông thần linh mà không dâng tiền ông thần linh kia rồi sợ bị trừng phạt thì ông thần linh đó cũng không xứng đáng để thờ.
Đặc điểm của thần linh là nóng giận sân si còn nhiều, phước kém hơn người cõi trời, vì cõi thần linh đứng dướicõi trời. Thần linh chính vì nóng giận, còn tham còn sinh nên khi không hài lòng hay trở lòng với người đến với mình.
Chính vì vậy người đến với thần linh vì không giải thoát được chính mình nên dễ tự làm điều xấu hại mình. Với Đạo Phật, người đến là để tự mình giảm bớttham sân si để tự giảm bớt khổ. Đến với Đạo Phật là để học phương pháp để sống an lành và hạnh phúc cho mình chứ không phải để cầu xin và nuôi tham vọng.
Hãy dùng tiền công đức để làm từ thiện và nhận được cái tâm an lành
- Theo thầy, thay vì dùng tiền lẻ rải khắp nơi, người dân nếu khi muốn công đức thì phải làm thế nào cho đúng?
- Nếu có lòng công đức chỉ cần đặt tiền vào một nơi, đúng chỗ đặt hòm công đức mà trụ trì chùa đó đã đặt, vậy là đủ.Người đến chùa cúng là do cái tâm sẽ được cái nhân. Cứu giúp người ăn mày ăn xin cũng chỉ là cái nhân. Khi đó con người sẽ có cái tâm lành thiện và sẽ tự tạo nên được điều hạnh phúc đó là quả. Điều cốt lõi khi dâng tiền cho chùa cũng chính là như vậy, tất cả đều theo luật Nhân – Quả.
Nhiều người không hiểu được rằng khi dùng tiền cúng chùa Phật tam bảo sẽ chứng minh mà không cần ghi giấy ghi nhận hay bia công đức. Tôi cũng nghĩ rằng nếu có tâm muốn công đức cho nhà chùa, thay vì đổi tiền lẻ, hãy dùng luôn tiền đó làm việc thiện như đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, cho những trẻ em và người nghèo khó hơn là việc vừa mất tiền đổi và dâng khắp nơi mà không có ý nghĩa gì gây lãng phí.
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.