Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Phật Tử Thái Lan

01/06/201212:00 SA(Xem: 97355)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Phật Tử Thái Lan

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
ĐÀM LUẬN
VỚI PHẬT TỬ THÁI LAN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

dalailama-thailand-1Tôi rất vui mừng có cơ hội tiếp xúc với Phật tử Thái Lan có một số vị Tì Kheo. Các anh chị em, tôi rất vui, như tôi đã đề cập, tôi đã ở Thái Lan trong năm 1960, và tôi đã gặp gở với vị Tăng Vương Thái Lan. Tôi không nhớ tên, vị thứ nhất, vị thứ hai, Buddhadasa[1], rất cao, là một học giả, một tu sĩ rất tuyệt, một hành giả chuyên cần, một tu sĩ thánh thiện, nghiên cứu thâm sâu. Và nơi ở của vị ấy, một thiền thất rất nhỏ trong rừng, không phải như biệt thất của tôi, mà rất nhỏ. Khi tôi thấy như thế, tôi thầm nghĩ vị ấy như một vị Phật, và vị ấy giảng dạy như thế đấy. Tôi nghĩ hiện nay có một số rắc rối ở Thái Lan, giữa những người áo đỏ và áo vàng (mọi người cùng cười), điều ấy có hơi buồn đấy, hơi buồn. Tôi có ấn tượng sâu sắc, và bây giờ tôi có cơ hội để chia sẻ với những người ở quốc gia ấy, tôi rất vui mừng, một danh dự lớn. Bây giờ buổi gặp gở hôm nay chỉ để thảo luận. Quý vị có câu hỏi nào chứ?

HỎINgài đã tiếp xúc nhiều với các nhà khoa học phương Tây, ngài thấy biểu hiện gì trong tương lai giữa Đạo Phật ở phương Đông và khoa học ở phương Tây?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ rằng ba mươi năm qua chúng tôi đã thảo luận những vấn đề nghiêm túc hơn về khoa học, chủ yếu là bốn lãnh vực: vũ trụ học, thần kinh học, lượng tử học, và tâm lý học. Bốn lãnh vực ấy. Trong lãnh vực hạt: hạt nguyên tử, quack, v.v... và vũ trụ học. Khoa học Tây phương tiến bộ vô cùng, và bây giờ tôi không còn tin tưởngnúi Tu Di nữa. (cười). Trái đất quay quanh mặt trời, và mặt trăng quay quanh trái đất. Không phải mặt trăng im lặng giữa bầu trời, không phải thế... Bây giờ chúng ta thấy là mâu thuẫn với những khám phá của khoa học. Nên những người Phật tử phải chấp nhận thực tế ấy. Chúng ta không được y cứ một cách mù quáng với kinh điển . Tôi đã tuyên bố một cách công khai với những tu học viện hơn mười ngàn tu sinh, và nhiều học giả, rằng tôi không còn tin tưởng vào núi Tu Di và những hình ảnh trong Câu Xá Luận (?). Tôi không còn tin tưởng nữa. Những điều ấy không can hệ gì đến Bốn Chân Lý Cao Quý. Đức Phật không đến trái đất này để đề cập Ấn Độ lớn bao nhiêu, Thái lan lớn bao nhiêu, cho dù nó hình cầu hay hình phẳng không quan hệ gì. Và những lãnh vực khác, như thuyết big bang, những người Phật tử chúng ta chấp nhận nó một cách dễ dàng, và từ quan điểm của Đạo Phật, không chỉ có một big bang, trước đó phải có một big bang, nếu không thì tại sao có big bang; Phải có nguyên nhânđiều kiện. và điều ấy tạo ra big bang trước. Như thế đấy, điều ấy rất phù hợp với vũ trụ học của Phật Giáothế giới này, xuất hiện, biến mất, xuất hiện, biến mất. Tiếp diễn như thế.

Rồi thì, tân sinh học, có nhiều giải thích về kinh điển về những tâm thức khác nhau, những cảm xúc với não bộ với thần kinh học về những cảm xúc. Và trong sự thực hành tantric, vì trong sự thực hành có những sự liên quan đến hệ thống thần kinh, nên có một số giải thích về trung tâm thần kinh. Nên có rất nhiều lợi lạc trong những sự thảo luận với thần kinh học, hay những chuyên gia về não bộ. Chúng tôi cũng học hỏi rất lợi lạc những khám phá với họ và những kinh nghiệm của chúng tôi những giải thích của Đạo phật cũng rất lợi lạc cho họ.

Rồi thì một số nhà lượng tử học, khoa học lượng tử, khái niệm liên hệ hổ tương của Đạo phật. mỗi thứ không tồn tại bởi chính nó mà qua sự liên hệ với những nhân tố khác, nhiều nhân tố khác. Một ở đây liên hệ với nhiều nhân tố khác. Khái niệm ấy của Đạo Phật vô cùng thích hợp với tư duy của khoa học hiện đại. Cũng như những hạt vi trần, có những sự tương tự.

Rồi thì tâm lý học, tâm lý học hiện đại của phương Tây trong sự so sánh với tâm lý học Ấn Độ, tâm lý học phương Tây như ở nhà trẻ (kinder garden). Tâm lý học truyền thống của Ấn Độ tiến bộ hơn nhiều. Nên ở đây nhiều nhà khoa học cho thấy một sự hăm hở để học hỏi với tâm lý học Phật Giáo hay tâm lý học Ấn Độ, tâm lý học cổ điển một cách tổng quát, đặc biệt của Đạo Phật.

Đấy là những lãnh vực chánh trong sự tiếp xúc với khoa học hiện đại. Một cách chính yếu tôi muốn chia sẻ với những Phật tử Thái lan rằng, bốn mươi năm trước, khi tôi ... dĩ nhiên khi tôi là một thiếu niên, tôi thích khoa học, kỷ thuật. Và rồi sau khi tôi đến Ấn Độ, tôi cảm thấy hay đối thoại, thảo luận với những nhà khoa học, tôi đã phát triển một nhiệt tình nào đó. Rồi thì tôi nói với một số Phật tử Hoa kỳ, những người theo Phật Giáo, tôi bày tỏ việc tối muốn thảo luận với các nhà khoa học, tôi muốn bắt đầu thảo luận với các nhà khoa học, rồi thì các Phật tử Hoa Kỳ nói với tôi rằng, hãy cẩn thận, khoa học là những kẻ giết tôn giáo. Phải cẩn thận. Thế rồi tôi nghĩ, một trong những lời dạy Phạn ngữ Phật Giáo đề cập lời Đức Phật: Tất cả những hàng môn đệ của ta, không nên chấp nhận lời ta bởi vì ngoan đạo, bởi vì tin tưởngtốt hơn là thẩm tra và khảo sát. Nên tôi nghĩ rằng, không có gì nguy hiểm, như tôi nói với quý vị, đáng mừng rằng, đáng kỳ vọng rằng tôi vẫn là một người Phật tử (cười), nhưng không còn tin tưởngnúi Tu Di nữa. Điều ấy không có gì nguy hiểm cho Đạo Phật. Như một cách căn bản mà tôi đã đề cập trước đây, ....và sự tinh khiết của tâm thức, và khả dĩ của việc tiêu trừ những thứ ấy. Đấy là những thứ mà khoa học thật sự thích thú với Phật Giáo. Họ không bao giờ nói, không, không thể là thế. Và cũng như khái niệm kiếp sống tới, càng nhiều hơn nhà khoa học, những nhà khoa học hàng đầu, nổi tiếng, rất nổi tiếng như Richard Davidson, rất nổi tiếng, họ bây giờ cởi mở. Có thể có kiếp sống tới hay sự tương tục của tâm thức. .....Những sự khảo sát như thế.

Cho nên tôi cảm thấy không có gì nguy hiểm, nên những điều nào đó khoa học khám pháchứng minh một trăm phần trăm, những người Phật tử chúng ta phải chấp nhận, như không cần thiết về núi Tu Di không có vấn đề gì. Nên tôi bắt đầu thảo luận với những nhà khoa học. Khởi đầu đấy là sự tò mò của tôi và cuối cùngtrở thành Viện Tâm ThứcĐời Sống. Bây giờ trong những đại tu viện,chủ yếu ở Nam Ấn, những học giả này, chúng tôi bắt đầu giới thiệu khoa học hiện đại trong những tu học viện lớn. Mới đầu chúng tôi chọn lựa những tu sinh khoảng bốn hay năm mươi người trong hai năm. Và bây giờ chúng tôi đã có những quyển sách khoa học bằng tiếng Tây Tạng với sự cộng tác của đại học Atlanta, hoàn toàn hợp tác, chúng tôi đã chuyển dịch trong năm năm. Chúng tôi đã giới thiệu khoa học hiện đại trong những tu viện của chúng tôi.

Về phía kia, những nhà khoa học, hằng năm có những buổi gặp gở đề thảo luận giửa khoa học phật giáo và khoa học hiện đại.

Ở đây tôi muốn làm sự phân biệt trong Giáo huấn nhà phật. một loại khoa học phật giáo về tâm lý học về sự phụ thuộc tương liên. Thứ nhất là Khoa học Phật Giáo, thứ hai là triết lý Phật Giáo về quan điềm vô thường, sự thay đổi trong từng giây phút, rồi thì thứ ba là tôn giáo của Đạo Phật. [ Tức là Phật Giáo được chia theo ba phần: Khoa học, Triết lý và Tín ngưỡng]. Cho đến khi mà tôn giáo Đạo Phật được quan tâm thì đây chỉ dành cho những người Phật tử nhưng khoa học Phật Giáo và triết lý Phật Giáo là phổ quát cho tất cả mọi người.

Tại sao tôi làm sự phân biệt như vậy, tôi cảm thấy một cách tổng quát, những ý tưởng đặc thù nào đó của Đạo Phật, những triết lý nào đó, triết lý Phật giáo thì nó trở nên hạn hẹp cho những người phật tử. Nên tôi muốn làm rõ rằng giáo lý là cho người phật tử nhưng triết lý và khoa học Phật Giáo thì cũng giống như khoa học thôi. hay triết lý phổ quát thì như triết học thôi những môn trừu tượng.

Bây giờ một sống trường đại học đã có nghiên cứu về Phật giáo, tôi thường miễn cưỡng nghiên cứu Phật giáo trong những nước không phải Phật Giáo. Tôi l uôn luôn nhấn mạnh trong việc giữ gìn truyền thống tín ngưỡng của mỗi người, một số người bạn Ki Tô giáo của tôi, rất thich thú với sự rèn luyện của Phật Giáo, một số nhà khoa học một số anh chị em ki tô giáo, họ thực hành từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục nên chúng tôi có thể trau đổi. Rồi thì có một lần một tu sĩ Ki tô giáo rất dễ thương, ông ta hỏi tôi về tánh không. Tôi nói với ông ta rằng, đấy không phải là chuyện của ông! (cười) Đấy là chuyện của chúng tôi. (cười) Đây là khái niệm của Đạo Phật. Tôi rất e rằng khái niệm duyên sinh không tuyệt đối có thể làm tổn hại niềm tin của ông ta về thượng đếThượng đếtuyệt đối. Tôi không muốn như thế . Nên tôi nói với ông ta rằng, đấy không phải là chuyện của ông (mọi người cùng cười).

Trong lãnh vực tôn giáo, tốt hơn là nên giữ niềm tin của mình, và tôi cũng có một câu chuyện. Vào năm 1959, nhiều người Tây Tạng đến quốc gia này (Ấn Độ), họ trốn thoát khỏi Tây Tạng, và trở thành những người tị nạn. Và một người nhân viên chính phủ sống ở biên giới Tây Tạng, nên có cơ hội mang cả gia đình đến Nepal. Khi người chồng chết còn lại người vợ và ba đứa con, nên thật sự đối diện với những khó khăn. Và một lần bà ta đến gặp tôi, khoảng năm 1962 hay 63, bà kể cho nghe toàn bộ câu chuyệnVấn đề bà ta phải đối phó với những khó khăn như thế nào và rồi bà đề cập rằng Tổ chức Thiên Chúa Giáo đến giúp đở bà phương diện vật chất mà còn chăm sóc cho việc giáo dục cho những đứa con của bà. Rồi bà nói với tôi, trong kiếp sống này, bà trở thành một Ki Tô hữu, nhưng kiếp sống tới bà sẽ là một Phật tử (mọi người cùng cười). Vậy thì đấy là một dấu hiệu rõ ràng của sự rối rắm (cười). Nhưng người Ki Tô lại không có kiếp sống tới, chỉ kiếp sống này mà thôi, và chờ đợi trong quan tài cho đến phán xét cuối cùng (cười). Nên việc thay đổi tôn giáo luôn luôn bối rối trong tư duy [giữa giáo lý Đạo Phật và Ki Tô]. Nên chúng taPhật tử nên duy trìPhật tử, Ki Tô hữu tốt hơn nên duy trì là Ki Tô Giáo, Hổi Giáo nên duy trìHồi Giáo. Đấy là quan điểm của tôi. Do đó, khi có những người chuyên môn muốn đến học hỏi Phật Giáo tôi hơi ngần ngại.

Nên bây giờ nếu phân biệt những chủ đề, bên cạnh tín ngưỡng Đạo Phật, rồi thì là chủ đềtính chất học thuật [như triết lý Đạo Phật, và khoa học Đạo Phật] thì sẽ không có gì rắc rối trong trường đại học. Từ những dữ liệu Phật Giáo chúng ta có thể giúp họ,làm phong phú cho họ về khoa học tâm thức của khoa học hiện đại, về những cảm xúc. Như tôi đã đề cập một cách sâu xa, khoa học hiện đại bắt đầu cảm thấy tầm quan trọng của những cảm xúc, sự hòa bình của tâm thức, sự tĩnh lặng của tâm thức, như thế đấy. Nên thường thì khó, không phải nghiêm trọng, nhưng tôi muốn nói với các nhà khoa học ấy rằng sức khỏe của tôi tốt lắm, không phải do thức ăn tốt, không phải...., bởi vì tâm tư tôi rất tĩnh lặng. Nên cho dù một số tin tức buồn đau từ Tây Tạng, nhưng tâm tư tôi hoàn toàn tĩnh lặng. Tôi không bao giờ có những cảm giác tiêu cực, sân giận, thù hận đối với những nhà lãnh đạo hà khắc ở Bắc Kinh. Tôi thật sự cảm thấy thương hại, một số quan tâm nào đó. Thật lợi ích vô vàn trong việc giữ tâm tôi tĩnh lặng, nên không có áp huyết cao, không bị căng thẳng, không có rắc rối với chất đường, (mọi người cùng cười). Nên quý vị thấy tôi không bị nặng cân hay mập phì. 

Một vấn đề rất lợi lạc là không ăn chiều, kìa vị kia hơi mập đấy (chỉ về một người và mọi người cùng cười). Đức Phật dạy rằng tu sĩ không ăn chiều, quý vị cũng thấy là rất lợi ích trong việc giữ thân thể chúng ta vừa vặn.

Bây giờ những sự quan tâm trong các nhà khoa học, tôi nghĩ trong khoa học phổ thông của phương Tây, đối với những nhà khoa học nổi tiếng, khi đối diện với những vấn đề tôn giáo họ thường giữ khoảng cách [dường như né tránh hay thu mình lại]. Nhưng bây giờ đối với Phật Giáo họ xem như ngoại lệ. Nên tôi nghĩ nổ lực của tôi trong ba mươi năm qua thật là ấn tượng, và tôi nghĩ Đạo Phật là một tôn giáo khoa học chứ không phải căn cứ trên sự tin tưởng mù quángDĩ nhiên tôi không bình phẩm những tôn giáo khác. Tất cả các tôn giáo khác rõ ràng có những lợi lạc vô biên cho loài người. Nhưng sự suy nghĩ khoa học rất khó khăn để chứng minh đến TĐ, đấng Tạo Hóa. Nhưng cùng lúc ấy cũng rất khó để bác bỏ Thượng Đế, có phải thế không? (cười)

Nhưng một sự thảo luận rõ ràng,một người bạn Ấn Độ của tôi, là một người rất ngoan thuần, tâm tư rất sùng tín, không cần sự học hỏi cao độ, không cần nhiều kiến thức, ông ta cũng nghĩ, đây là sự tạo dựng của TĐ, nên ông ta hỏi tôi một câu hỏi năm ngoái, một cách rất chân thành rằng, trên hành tinh này quá nhiều đau khổ, quá nhiều rắc rối, tại sao TĐ lại tạo ra những thứ ấy? Ông ấy hỏi tôi.

nửa đùa nửa thật tôi đã trả lời ông ta rằng, bởi vì TĐ đã tạo ra địa ngục, nên phải có những người nào đó đi vào địa ngục (mọi người cười và vổ tay). Rồi thì ông ta cười, như thế đấy. Nên đây là những sự mâu thuẩn, với việc xem như TĐ là tình yêu vô hạn, năng lực vô cùng, tuệ trí vô biên, nhưng lại tạo ra một thế giới khốn cùng. Tại sao? Mâu thuẩn. Đây là quan điểm tín ngưỡng vô thần.

Một luận điển Phạn ngữ của Pháp Xứng, một đại học giả của Na Lan Đà, nói về nhận thức luận, và một vị nữa, một đại đại học giả... trong tác phẩm của Pháp Xứng đã đề cập những vấn đề này.

Nên nhiều nhà khoa học vốn là người Ki Tô nhưng có rất ít niềm tin, nhưng những vị này đối với Đạo Phật, họ miễn cưỡng nói rằng, tôi theo Đạo Phật, nhưng cường độ, sự suy nghĩ của họ rất gần gũi với Phật Giáo.

Và Einstein, một nhà khoa học vĩ đại, rất vĩ đại, ông cũng bày tỏ rằng, trong tương lai một tôn giáo có thể song hành cùng khoa học là Đạo Phật, ông đề cập như thế. Và điều này tôi muốn chia sẻ với quý vị, nổ lực chính của tôi, bất cứ nơi nào tôi đến, không phải tuyên truyền Đạo Phật, mà tôi quảng bá những giá trị của con người, mà Phật Pháp chứa đựng những giá trị của loài người, không phải nói về những chuyện huyền bí, mà thật sự nói về những cảm xúc. Nên có một số nhà khoa học nói Phật Giáo chủ nghĩa (Buddhism) là Nhân bản chủ nghĩa (humanism), Đạo Phật là Đạo về loài người (humanist regilion). Do thế lấy một số ý tưởng của Đạo Phật, nhưng thật sự, mục tiêu đơn giản là để thúc đẩy những phẩm chất tốt đẹp của loài người, tình cảm, lương thiện, chân thật, hòa hiệp, bất bạo động. Nên tôi thường nói về những giá trị nội tại để có hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình. Những giá trị nội tại này rất thiết yếu. Đấy là những gì tôi nói mà không hề đụng chạm gì đến tôn giáo. Nên tôi diễn tả về những đạo đức thế tục. Nên tôi có thể nói với quý vị là tôi khá nổi tiếng, nổi tiếng nhất, không phải vì tôi là Phật tử mà tôi thật sự thúc đẩy những giá trị của con người, nhằm để có một xã hội hạnh phúc, một thế giới hạnh phúc, ...., nên có những người yêu mến tôi, hoàn toàn ủng hộ những ý tưởng này, những nổ lực này. 

Đấy là những gì về Đạo Phật và khoa học. Câu hỏi kế tiếp.

HỎI: Đây là một câu hỏi về hạnh phúcMục tiêu của tất cả chúng sinhhạnh phúc và như là một con ngườiPhật tử, chúng ta phải thực hành buông xảVậy thì chúng ta thực hành buông xả thế nào với hạnh phúc?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Theo một số nhà khoa học, những người đã tiến hành một số thí nghiệm, chủ yếu là ở Hoa Kỳ. Một nhóm người, trước khi họ tiến hành một số thực hành, thiền tập, hay rèn luyện tâm, về từ bi, hay chánh niệm.

Trước khi họ bắt đầu bài học, hay thí nghiệm, họ kiểm tra áp huyết, những căng thẳngthái độ của những người ấy. Và rồi sau hai hay ba tuần rèn luyện. Sau đó kiểm tra lại, họ thấy áp huyết giảm xuống, thể trạng tinh thần tĩnh lặng hơn, và những mối quan hệ hay tiếp xúc giữa những người, giữa những sinh viên cùng lớp, hay tiếp xúc xã hội trở nên hạnh phúc hơn. Một số trường Đại học và một số nhà chuyên môn đã tiến hành thí nghiệm, họ thật sự thấy thể trạng tinh thần tĩnh lặng, qua cách ấy thân thể cũng trở nên tốt hơn. Và cũng như một số thử nghiệm khác mà tôi không nhớ những danh từ chuyên môn ấy, nhưng mà họ thấy những thay đổi tích cực sau khi rèn luyện tâm chủ yếu là từ bi.

Bây giờ, từ bi, như tôi đã đề cập hôm qua, tôi nghĩ là hôm qua, việc quan tâm đến sự cát tường một người cố cựu, những người thường biểu lộ tích cực với quý vị thì việc quan tâm ấy là thiên vị, thật sự là liên hệ rất nhiều đến dính mắc luyến ái. Và ngay khi dính mắc phát triển, thái độ không thực tế ấy là thiên vị, và sự thiên vị ấy bị giới hạn với dính mắc và thường mang đến thù hận. Rõ không?

Nên từ bi, là điều chúng ta muốn thúc đẩy lòng từ bi không thiên vịLòng từ bi ấy, một khi chúng ta rèn luyện không phải chỉ đối với những người gần gũi mà ngay cả đến kẻ thù. Bởi vì tình cảm thiên vị hay lòng từ bi thành kiến chủ yếu đưa đến những hành động. Thái độ đối với tôi tốt, tích cực, nên là tình thân hữu, nên tôi yêu mến những người ấy. Còn người này, làm tổn hại tôi, làm những hành vi tiêu cực đối với tôi, nên thay vì tình cảm thì là lòng sân hậnLòng từ bi không thành kiến không bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người. Họ cũng muốn hạnh phúc, họ có quyền để vượt thắng khổ đau. Nên trên căn bản của sự tỉnh thức ấy, rồi chúng ta phát triển cảm nhận quan tâm chân thành, đấy là lòng từ bi không thành kiến, lòng từ bi chân thành. Ở đây không có dính mắc hay luyến ái.

Nên trong tiến trình rèn luyện hay thực tập lòng từ bi chân thành trước nhất chúng ta phải thực tập buông xả. Đối với người bạn của quý vị, buông xả. Đối với kẻ thù chúng ta nên thực tập, một lần nữa là tính vô tư. Nên nhìn vào sự cát tường của người thân hữu cảm nhận quan tâm giảm thiểu nhằm để mở rộng lòng từ bi hay cảm nhận quan tâm đến mọi người. Nên trước nhất, điều này không có gì mâu thuẩn. Giảm thiểu dính mắc. Buông xả để phát triển lòng từ ái, bi mẫn không thiên vị đến toàn thể chúng sinh. Nên buông xảbước đầu tiên để phát triển lòng từ bi vô biênLòng từ bi vô biên có thể đi đôi với tuệ trí. Dính mắc luyến ái không thể đi đôi với tuệ trí. Rõ chứ?

Đấy là câu trả lời. Nên hạnh phúc, cảm nhận từ bi, nguyện ước tốt đến cho mọi người. Nên không có chỗ cho thù hận, không có chỗ cho sợ hãi. Trái tim của bạn mở ra cho tất cả mọi người. Qua cách ấy, quý vị có thể mang lòng tin đến từ người khác. Càng nhiều lòng tin càng ít căng thẳng. Không có căn bản cho sợ hãi. Trái tim rộng mở, thái độ từ bi thật sự mang đến sức mạnh nội tại, sự tự tin. Điều ấy do mang niềm tin đến từ người khác.

Nên các nhà khoa học nói sợ hãi, sự sợ hãi liên tục, sân hận, thù oán đang phá hoại hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Các nhà y học nói thế. Nên tâm càng từ bi càng mang đến sức mạnh nội tại, sự tự tin. Sự cởi mở, giảm thiểu sợ hãi, không còn căn bản cho sân giận và thù hận nữa. Qua cách ấy sự thực tập từ bitác động vô biên cho tâm thức tĩnh lặng chúng ta và cả thân thể chúng ta. Rồi thì chúng ta có thể xem người hàng xóm chúng ta, có thể rất giàu, nhưng thường gây gỗ, xung độtGia đình ấy không bao giờ có hạnh phúcTrái lại những gia đình nghèo, mọi người thương yêu lẫn nhau, rất hòa hiệp, không khí rất thân tình. Có thể về vấn đề kinh tế khó khăn, nhưng hạnh phúc hơn. 

Nên hôm qua tôi đã đề cập, niềm hạnh phúc chân thật đến từ sức khỏe tinh thần, chứ không phải đến từ tiền bạc, quyền lực. Như thế đấy, nên việc thực tập lòng từ bi liên hệ mật thiết đến đời sống hạnh phúc, đời sống tĩnh lặng, tâm thức tĩnh lặng. Với tâm tư tĩnh lặng là đời sống hạnh phúc. Tôi nghĩ đến một thí dụ nhỏ, nếu tôi như là Đạt Lai Lạt Ma, đi khắp mọi nơi với khuôn mặt [nhăn nhó cau có nghiêm trọng] như thế này, tôi nghĩ tôi sẽ có ít thân hữu hơn (mọi người cười). Tôi luôn luôn nói đùa, tôi luôn cười, luôn mĩm nụ, nên sẽ có nhiều thân hữu đến hơn (mọi người cười). Hoàn toàn tự nhiên, ngay cả con chó, nếu dễ thương, rất dễ làm bạn với những con chó khác, nó được vây quanh bởi những con chó khác, con chó ấy rất tĩnh lặng, nó ngủ. Những con chó nào luôn sủa vang, thì lại bị cô đơn (mọi người cười). 

Rồi thì chúng ta là những con người, hoặc là do Thượng đế tạo ra hay do nghiệp báo hình thành, chúng ta là những động vật xã hội. Tôi nghĩ Quốc Vương Thái Lan, một vị vua tuyệt vời, tôi nghĩ thế, tôi đã gặp hai lần, thật là tuyệt diệu. Bây giờ hình như bệnh nặng lắm phải không? Bệnh nặng lắm. Bây giờ ngài bao nhiêu tuổi? Tám mươi, à tám mươi tư. Bây giờ là một vị vua, mà không có đối tượng, không thể là một vị vua. Không có người dân, không thể là một vị tổng thống. Một người với thân thể cường tráng, giọng nói mạnh mẽ, sống cô độc ở một nơi, nói rằng, tôi là một vị vua vĩ đại, tôi là một tổng thống vĩ đại. Có lẽ là một người điên (mọi người cười). Có phải thế không? 

Nên những con người của nó, chúng ta là một bộ phận của xã hội. Mỗi con người phụ thuộc vào tất cả những người khác. Tôi là một người trong bảy tỉ người. Tương lai của tôi lệ thuộc vào toàn thể thế giới, vào toàn thể nhân loại, vào sự hạnh phúc của thế giới.

Tôi nghĩ vụ chấn động sóng thần Tsunami ở bờ biển đông của Nhật Bản, ảnh hưởng đến kinh tế Ấn Độ, kỷ thuật, .... ảnh hưởng thật sự. Thế giới ngày nay, điều gì đấy phát sinh ở một nơi sẽ ảnh hưởng toàn bộ thế giới. Nên tôi thường nói với mọi người rằng, bây giờ đã đến lúc chúng ta nên phát triền một "chúng tôi rộng lớn" hơn là "chúng ta" và "họ".

Hàng nghìn năm, tâm thức chúng ta, khái niệm về "chúng ta" và "họ". Với quan niệm ấy, bóc lột người khác, bắt nạt người khác, và trên bình diện quốc tế là chiến tranh với người khác. Bây giờ nhận thức ấy đã lỗi thời rồi, phương đông chúng ta phải nhìn phương tây như một bộ phận của chúng ta. Phương bắc phải cảm thấy phương nam là một bộ phận của nhau. Đấy là thời đại của chúng taChúng ta phải nói về vấn đề môi trường, vấn đề ấy thật sự đem chúng ta lại với nhau. Một nhóm kinh tế cũng đem mọi người lại với nhau. Đấy là hoàn cảnh mới. Và chúng ta phải phát triển cảm nhận cát tường cho toàn thể thế giới, toàn thể nhân loại. Rồi thì không có chỗ cho khái niệm kẻ thùMọi người là một bộ phận của gia đình chúng taMọi người là một bộ phận của tôi, một bộ phận của chúng ta. Qua sự giáo dục, chứ không phải qua sự cầu nguyện, không phải qua sự cầu nguyện của tín ngưỡng, nhưng phải qua sự giáo dục, qua sự tỉnh thức, điều ấy có thể hoàn thành

Nên chúng ta là những động vật xã hội. Và bất cứ động vật xã hội trông cũng hòa bình, không có hiến pháp, không có cảnh sát, không tôn giáo, không tòa án, nhưng mà một cách tự nhiên, những con ong làm việc với nhau. Một ý thức cộng đồng rất mạnh mẽ. Chúng sẽ tồn tại, chúng sẽ tồn tại một cách khỏe mạnh.

Nên chúng ta là những động vật xã hội. Nên bất cứ những động vật xã hội nào hoàn toàn hợp tác với nhau một cách căn bản. Bất cứ sự hợp tác nào thì tình thân hữu là thiết yếu, với sự tin tưởngtừ bi. Cảm nhận cát tường cho người khác. Đấy là căn bản của lòng tinThái độ vị kỷ đồng nghĩa với việc đem đến sợ hãi, mất lòng tin, như thế đấy.

Nên, một đời sống hạnh phúc, một gia đình hạnh phúc rất quan hệ với sự cởi mở, trái tim nồng ấm. Đôi khi tôi dùng chữ -warmheartedness- sự nhiệt tình. Đôi khi người ta cảm thấy chán nản khi nghe chữ từ bi - compassion - như nhốm mùi tôn giáo. Rõ chứ?

Câu hỏi khác.

HỎIThưa Đức Thánh Thiện, xin ngài hãy dạy tôi cười như thế nào?(mọi người cười)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khi tôi sống một mình, không có cười (mọi người cười). Chỉ khi với người nào đó, với một sự việc vui vẻ, và rồi tôi luôn luôn cười (cười). Nếu tôi ở trong phòng ngồi thiền và tôi cười, thì những người phụ giúp tôi có thể nói là Đạt Lai Lạt Ma điên (mọi người cùng cười). Nên cười luôn luôn phụ thuộc vào người khác, cũng tùy thuộc vào tình thân hữu, sự cởi mở. Tôi đối đãi với quý vị như những con người, không có gì khác biệt nhau.

Bất cứ khi nào tôi gặp mọi người, tôi luôn luôn cảm thấy, ô chúng ta cùng là những con người. Họ muốn hạnh phúc, tôi muốn hạnh phúc. Một cách vật lý, chúng ta giống nhau. Ngoại trừ một vài dấu hiệu khác nhau về thân thể, như lỗ mũi của người Thái hơi thấp, và người Ấn Độ thế này (đưa tay lên mũi - mọi người cùng cười). Theo cảm xúc, theo tinh thần, chúng ta giống nhau. Bảy tỉ con người, một cách căn bản, một cách cảm xúc, một cách tinh thần, thân thể là giống nhau. Như thế đấy.

Câu hỏi khác.

HỎIChúng ta áp dụng chánh niệm, và tánh không như thế nào trong đời sống hàng ngày?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ truyền thống ở Thái Lan và Miến Điện, việc luyện tập tâm mỗi khi tập thiền hành giả theo dõi từng chuyển động của bước chân, trái phải, trái phải. Nhưng trong đời sống hằng ngày, chúng ta quán sát không chỉ những chuyền động vậtmà cả những chuyển động tâm lý. Điều ấy quan trọng khi chúng ta gặp ai đấy, hãy nhìn động cở của chúng ta, và phải chân thành, trung thực, ngay cả trong một hẻm hóc nào của tâm tư, bạn muốn lừa dối, thì hãy tự nghĩ rằng, tôi là Phật tử, tôi là tu sĩ không nên làm thế. Ngay lập tức kềm chế. Một trường hợp nào đó tôi nghĩ là ở ... tôi thích đi thăm những siêu thị. Nhiều thứ vật dụng, thì phản ứng đầu tiên của tôi nghĩ là, ô đẹp quá, tôi muốn thứ ấy, tôi muốn mua. Rồi thì ý nghĩa tiếp theo, bạn thật cần thứ ấy sao? Câu trả lời là, không.

Như thế đấy, theo dõi tâm tư chúng ta, cảnh giác với dính mắc, tham muốn, ao ước, tham lam phát triển, thì lập tức khảo sát, chúng ta thật sự muốn thứ ấy hay không? Những thứ cảm xúc tiêu cực, sân hận, thù oán. Một luận điển rất hay đề cập rằng: Nếu ai đấy bình phẩm bạn, rồi bạn muốn trả đủa lại với giận dữ, thế thì trong thời điểm ấy hãy nghĩ, lời bình phẩm đã xảy ra rồi, sự trả đủa của bạn sẽ không làm cho lời bình phẩm ấy biến đi, vì nó đã xảy ra rồi. Bây giờ nếu bạn trả đủa, thì càng có nhiều lời bình phẩm sẽ xảy đến. Nên tốt hơnnhẫn nhục, bao dungvì vậy sẽ không có những lời bình phẩm xa hơn. Nếu bạn trả đủa càng có nhiều bình phẩm và cuối cùng là những hành động chân tay, (vung tay - cười) và rồi tì có thể có ám sát, vào tù.

Vì vậy nên quán sát tâm tư. Khi chúng ta đơn độc một mình quán sát sự trạo cửhôn trầm dã dượi. Nhưng quán tâm tư là quan trọng khi chúng ta đang cùng với những người khác, trong đời sống hàng ngày và hãy nhớ mình là một tu sĩ Phật Giáo, điều ấy rất cần thiết, rất quan trọng. Như tôi đã đề cập sáng nay, chính tôi ngay cả trong giấc mơ tôi cũng có thể duy trì chánh niệm, tôi là một tu sĩ. Nên tôi không đề cập ở đấy, nhưng trong giấc mơ của tôi, khi tôi gặp ai đấy giả sử như muốn đánh nhau, hay gặp những phụ nữ dễ thương trong giấc mơ, tôi liền lập tức nhớ tôi là tu sĩ Phật Giáo, trong giấc mơ.

Đây là những điều khi chúng ta rèn luyện tâm thì sự chánh niệm liền lập tức hiện diệnVì vậy để được như thế bạn nên thực tập chánh niệm....

(Tiếng vọng từ thính chúng: Câu hỏi này không phải từ tu sĩ mà từ cư sĩ) thì cũng như thế chúng ta phải luôn nhớ chúng taPhật tử, tôi phải tuân theo những lời chỉ bảo của Đức Phật.

Còn về tánh không, nếu không có những thấu hiểu thích đáng, thì không thể thi hành trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nên trước hết chúng ta phải học hỏiThí dụ trường hợp của riêng tôi vào lứa tuổi khoảng 15, 16 tôi đã có một sự quan tâm hăng hái về tánh không. Trong khi ấy tôi cũng học tập những kinh luận cổ điển. Rồi thì vào cuộc thi cuối khóa của tôi vào lúc tôi khoảng 23 tuổi, tôi thật sự muốn tập trung vào thiền quán về tánh không và rồi năm 24 tuổi tôi rời Tây Tạng, tôi đào thoát khỏi Tây Tạng để là một người tị nạn. Rồi đến tuổi cuối những năm 20 đến đầu những năm 30 tuổi, tôi học hỏiquán chiếu về tánh không. Những căn bản hàng ngày. Rồi thì sự thấu hiểu của tôi trở nên sâu hơn, sâu hơn, rồi thì sự quán chiếu về tánh không trở thành điều gì đấy sống động chứ không chỉ là những ý tưởng. Bất cứ khi nào tôi gặp chữ "tôi", nếu tôi nhớ về tánh không, thì tôi lập tức cảm thấy không "tôi", không có cái tôi độc lập, chỉ đơn thuần là "tôi" , "của tôi" gần như lỏng lẽo, rời rạc. Điều này gần như đến lúc, nếu tôi chú ý, còn nếu tôi không chú ý, cái "tôi'' mạnh mẽ ấy vẫn ở đấy (cười).

Nên ở trình độ thứ nhất, chúng ta phải chú ý hơn, phải học hỏi, nghiên cứu. Rồi thì quán chiếu, cố gắng điều gì đấy như cảm giác, rồi thì làm cho quen thuộc hơn, sau đó cảm nhận tự động phát sinh. Từ bi cũng vậy, trước tiên phải nghĩ về điều này, rồi thì đem đến sự tin chắc hơn về giá trị của từ bi, sau đó chúng ta phát triển nhiệt tâm để thực hành từ bi. Rồi thì làm cho quen thuộc hơn trong căn bản của đời sống hàng ngày, nếu có thể là buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối. Trong mọi trường hợp, suy tư, thiền quán, rồi thì nó sẽ trở thành một bộ phận trong đời sống cùa quý vị. Như thế đấy.

Một số đại tỳ kheo, được xem như a la hán, giai tầng ấy không phải chỉ phát triển trong một ngày. Thập niên này nối tiếp thập niên khác, nên yếu tố thời gian là quan trọng. Chỉ kiến thức, hay học tập chỉ trong một vài giờ, quý vị có thể biết những điều ấy, nhưng cảm nhận thật sự, cần phảithời gianViệc làm cho quen thuộc, có nghĩa là việc rèn luyện tâm thức, có nghĩa là thiền tập.

Câu hỏi tiếp.

HỎIThưa Đức Thánh Thiện, tôi có câu hỏi về sự khó khăn trong việc thực hành Giáo Pháp, trong thời gian hiện tạichủ nghĩa vật chất rất mạnh, nên khó để thực hành Giáo Pháp. Nhưng cho một sự thực hành thực tiển và hiệu quả xin ngài hãy vui lòng so sánh việc thực hành của Thanh Văn ThừaPhật Quả của Đại Thừa, xin ngài hãy so sánh?

dalailama-thailand-2ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Như tôi đã đề cập sáng nay, ngay cả trong những nhà khoa học, ngày càng có nhiều người hơn nhận ra rằng tâm tư tĩnh lặng, tâm thức hòa bình là rất thiết yếu. Nó rất quan trọng cho một đời sống đầy đủ ý nghĩa hay một cuộc sống hạnh phúc

Nên giá trị của vật chất, đời sống vật chất, tự nó đã cho thấy một sự thiếu vắng nào đó. Rõ chứ? Tôi nghĩ những người ấy, người Thái, ở những vùng xa xôi trong thôn xóm, ngay cả đây ở Dharamsala, nhiều tu sĩ Tây Tạng, những người cảm thấy không đầy đủ với vật chất rất hăm hở trong việc di cư sang Hoa Kỳ và Canada. Tôi thường nói với người Tây Tạng rằng, một cách trực tiếp, một cách thân mật rằng, người Tây Tạng cũng muốn văn minh hiện đại, lý do mà tôi không tìm kiếm sự ly khai, tôi với sự quan tâm của chính tôi, nên tôi đề cập, người Tây Tạng cũng muốn tiền bạc, người Tây Tạng cũng muốn văn minh hiện đại, nên có một số người Tây Tạng di cư bất hợp pháp sang Hoa Kỳ, không phải tìm kiếm Phật Pháptìm kiếm đô la (mọi người cười). Nên đấy là một thực tế. Do vậy, những người thiếu thốn tiện nghi vật chất, những người ấy vẫn cảm thấy ưu tiên trước nhất của họ sự thoải mái vật chất. Những người đã có đầy đủ tiện nghi vật chất, bây giờ họ cảm thấy thiếu thốn điều gì đó. 

Bây giờ ở Trung Hoa, mới đây một trường đại học đã thực hiện một cuộc thăm dò để xem có bao nhiêu Phật tử ở Trung Hoa. Theo cuộc thăm dò đó, có gần ba trăm triệu người [Phật tử], trong số đó, nhiều người học thức trẻ, đa số trong số đó, những lớp người này, không phải là những người nông dân, điều này cũng cho thấy rằng, những ai có điều kiện tiện nghi hơn, họ vẫn cảm thấy có điều gì đó thiếu thốn, điều gì đấy trống vắng. Nên ở đây vấn đề là, học vấn. Người Phật tử nếu chỉ đơn giản cầu nguyện Buddha, Buddha; quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Ngay cả những người đầy tiền bạc, đầy đô la mà cứ đọc quy y Phật, quy y Pháp,... Sai! Một số người biết Phật Pháp là gì và áp dụng vào đời sống và được một hương vị nào đó và cảm nhận được Phật Pháp chân thật.

Nên cho vấn đề ấy, trước nhất là học hỏi hay giáo dụcPhật Pháp thật sự là gì? Phật dạy những gì? Chỉ đơn giản ... (chấp tay). Một trong những người em trai của tôi vừa mới thăm Úc Đại Lợi. Khi trở về từ Úc Đại Lợi qua Singapore, ông trong cùng hàng với một phụ nữ người Hoa, trông là một gia đình giàu sang. Và trong những câu trao đổi ngẫu nhiên, bà cho biết bà là một Phật tử. Rồi thì em trai tôi nhẹ nhàng hỏi, Phật giáo gì? Rồi thì bà ta đề cập đến việc cầu nguyện (với một bó nhang quơ qua quơ lại trước tượng Phật) như là Phật Giáo (cười). Bà ta đề cập thế. 

Rất thường, tôi thăm viếng một số cộng đồng Phật Giáo ở Lhadak,..., và năm trước ở Lucknow (thủ phủ của bang Uttar Pradesh) và gặp những người với áo màu vàng, và họ nói là học hỏi Phật Giáo. Sau đó tôi hỏi, Phật Giáo là thế nào? Và họ tụng lại câu, quy y Phật, quy y Pháp ,quy y Tăng. Và tôi hỏi một sinh viên, Phật Giáo là gì? - Không có câu trả lời. Và trong một trường hợp tôi hỏi một Phật tử, và câu trả lời của người ấy là, quy y Phật, quy y Pháp ,quy y Tăng, lập đi lập lại những câu ấy và cho đó là Phật Giáo. (Lắc đầu) Không. Điều ấy cho thấy rõ ràng một sự trống vắng về tri thức Phật Pháp

Ngoại trừ chúng ta học hỏi, năm này qua năm khác, còn nếu chỉ đơn giản theo truyền thống (chấp tay đọc nhanh), quy y Phật, quy y Pháp ,quy y Tăng; không phải là Phật GiáoĐặc biệt là những người chỉ tiếp nhận quy y bằng lời. [Đấy không phải là sự giàu có về tinh thần hay sức khỏe của Đạo Phật]. Nên tôi nghĩ là học vấn hay giáo dục hay nghiên cứu Phật Giáo là rất cần thiết.

Bây giờ tôi đã hơn 76 tuổi, nhưng tôi vẫn xem tôi như một học nhân của Đạo Phật. Tôi vẫn đọc, vẫn học hỏiquán chiếu tối đa như có thể.

Theo truyền thống Theravada (Phật Giáo Nguyên Thỉ), tôi nghĩ là bất hạnh thay có một số nhấn mạnh, sự nhấn mạnh sai lầm, như tôi đã đề cập hôm qua, cái gọi là Phật Giáo Tiểu ThừaĐại Thừa. Và mọi người cảm thấy hoàn toàn khác biệt. Hoàn toàn sai.

Giáo huấn Theravada là nền tảng của Phật Pháp, rồi Phật Giáo phát triển - Bồ Tát Thừa hay còn gọi là Phật Giáo Đại Thừa, nói đặc biệt về lòng vị tha. Và về lãnh vực triết lý luận bàn sâu hơn về tánh không, như tôi đã đề cập trước đây như Duy Thức (Duy Tâm) luận và Trung Quán Luận và trong mỗi trường phái có những quan điểm khác nhau, và hoàn toàn hữu ích. Trong truyền thống Tây Tạng chúng tôi học hỏi tất cả những quan điểm này, tất cả những luận điển được các đại sư của Na Lan Đà sáng tácLợi lạc vô cùng.

Nên điều được gọi là Đại Thừa, đặt căn bản Phật Pháp trên Bốn Chân Lý Cao Quý và 37 Trợ Đạo Phẩm, những thứ này và đặc biệtLuật Tạng. Đây là nền tảng của Phật PhápĐức Phật đã đề cập rằng, nơi nào có sự thực tập Giới Luật là có sự hiện diện của Đức Phật. Nên có là Phật Giáo hay không, thì nơi mà cộng đồng tu sĩ xuất gia thực hành giới luật, an cư kiết hạ là có Phật Giáo ở đấy. Còn nếu không thì không có Đạo Phật ở đấy. Như thế đấy. Cho nên, ngoại trừ quý vị biết những thứ này, [bằng không] thì các quốc gia Phật Giáo Theravada, nói rằng, ô, Phật Giáo Tây TạngĐại Thừa, hầu như không phải là Đạo Phật. Một số tác giả phương Tây cũng diễn tả Đạo Phật Tây TạngLạt Ma Giáo. Sáng nay tôi đã đề cập, bất hạnh thay trong cộng đồng Tây Tạng, xã hội Tây Tạng, những thế kỷ qua, tulku (các vị tái sinh) được xem như một giai tầng, một vị trí của xã hội, và tôi là cao nhất (cười). Gần như là một vị thế xã hộiHoàn toàn sai. (Chỉ vào một lạt ma trẻ) ông ấy là một vị tái sanh nhỏ, vị kế bên không phải. Nhưng thật sự vị này có tri thức về Phật Pháp,..., nên vị này thật sự là một lạt ma, và vị kia cũng có học hỏi về Giáo huấn nên là một lạt ma. Và may mắn thay tôi cũng là một lạt ma nho nhỏ (cười) có mang trong tâm tư một số giáo huấn.

Kém may mắn thay, một số người, bình phẩm rằng, có những vị mang danh là tulku lớn và có ngai cao, tri thức là số không, kinh nghiệm là số không, làm thế nào là một vị thầy, như thế ấy. Ngày nay tôi hoàn toàn minh bạch rằng, nói với mọi người, kể cả người Trung Hoa, rằng có những lạt ma thoái hóa, những vị tái sinh giả mạo đang tìm kiếm sắc dục, tìm kiếm tiền bạc. Thật sự là sai lạc.

Tôi nghĩ là người Thái ít nguy hiểm hơn, tôi không biết, tôi không biết. Giống nhau à? (Cười) Phật Giáo Thái có truyền thống tốt đẹp. Nhưng tôi đã nói công khai rằng trong các giáo sĩ Do Thái, các giáo sĩ Hồi Giáo, các giáo sĩ Ki Tô Giáo đã có rồi những tu sĩ tinh ranh thế ấy, điều này không phải không thường xảy ra. Có những kẻ láu lĩnh trong đoàn thể. Qua những việc ấy mà cho rằng cả cộng đồng Hồi Giáosai lạchoàn toàn không công bằng. Trong Phật Giáo Theravada cũng có những kẻ lém lĩnh như vậy, điều này có thể hiểu được, những kẻ liên hệ đến giết người, trộm cắp, lừa dối, sắc dục ở đấy. 

Sáng nay tôi đã đề cập một cách rõ ràng, một số người Tây Tạng mặc đồ tu sĩ, nhưng có vợ. Rất là bất hạnh. Ngày nay tôi đã đề cập một cách công khai rằng, chúng ta đã phát triển những ngôn ngữ, danh xưng rất lạ lùng, tu sĩ có vợ, tu sĩ không có vợ, là rất bất hạnhTu sĩ là phải độc thân, còn nếu không thì không phải là tu sĩ nữa. Một cách chính yếu, những tu sĩ Mongolia, trong thời gian cách mạng thì có thể hiểu được, một vài tu sĩ già với vợ, họ thật sự đã giữ gìn truyền thống tôn giáo trong tu viện của họ, thì okay.

Một lần nọ, ở Mongolia, một vị trụ trì Mongolia, trụ trì một tu viện chính, giới thiệu với tôi, đây là con gái tôi (mọi người cười). Tôi ngạc nhiên (mọi người cười). Và sau đấy tôi nói rõ ràng với họ, nếu ông là tu sĩ, phải nên là một tu sĩ chân thậtTu sĩ với vợ là không thể được. Hai năm trước tôi ở Warsaw, thủ đô Ba Lan. Một nữ giáo sư Đại Học, nghiên cứu về Mongolia, bà ta hỏi tôi:-" Một số tu sĩ Mongolia nói với tôi rằng, chúng tôi là những tu sĩ Mongolia, những tu sĩ hiện đại, chúng tôi nên cho phép kết hôn". Bà hỏi tôi, có thể được hay không? Và tôi nói với bà ta, không. Giới luật của tu sĩ, Đức Phật đặt để. Nên chúng tôi không thể nói, thời hiện đại có những thứ khác biệt. Không (mọi người cười). Hai nghìn sáu trăm năm luật lệ của Đạo Phật, phải được giữ gìn một cách chân thành. Tôi nói với bà ta, một số tu sĩ Mongolia thật sự muốn quyền giải phóng [giải phóng tu sĩ](mọi người cười). Có lẻ, kiếp này trong một thời gian ngắn có thể có một chút giải phóngkiếp sau thì đi vào địa ngục (mọi người cười). 

Câu hỏi tiếp.

HỎIThưa Đức Thánh Thiện, trong Phật Giáo Theravada có một huyền ký rằng Đạo Phật chỉ tồn tại trong năm nghìn năm, trước khi suy tànVậy thì có một sự tiên đoán hay huyền bí nào về sự tồn tại của Đạo Phật trong Đại Thừa Phật Giáokhông?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Giống thế thôi. Một luận điển đề cập rõ ràng rằng, mười lần năm trăm năm, tức là năm nghìn năm. Giống nhau.

Bây giờ mới đây thôi, ở Afghanistan, một số công ty Trung Hoa khai thác hầm mỏ, họ đã tìm thấy một hang động cổ xưa, một hang động Phật Giáo. Tôi đã thấy những hình ảnh, một số hình tượng Bồ Tát Tara, Phật, cùng như tượng của Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên cũng ở đấy. Và một số nhà chuyên môn phương Tây, những nhà khảo cổ học, họ tiến hành một số thử nghiệm, họ thấy rằng những bức tượng này, lâu hơn hai nghìn sáu trăm năm. 

Chúng ta phải theo dõi sự khảo sát của họ. Nếu họ thật sự chứng minh rằng những hình tượng Phật Giáo này lâu hơn 2.700 năm, thí dụ vậy, thế thì niên đại 2.500 năm tính đến năm 1956, chúng ta phải xem xét lại, điều chỉnh lại niên đại của Đức Phật. Theo một số học giả Tây Tạngquan điểm rằng, thời điểm Đức Phật Thích Ca hiện diện gần ba nghìn năm. Một cách tổng quát chúng ta tin tưởng là 2.600 năm. Nên chúng ta phải theo dõi sát vấn đề này.

Tốt nhất, trong nhiều năm tôi tuyên bố rằng, một số xá lợi của Đức Phật đã sẳn đấy, ở Đạo Tràng Giác Ngộ cũng sẳn ở đấy, ở Sanchi cũng sẳn rồi. Và với sự tôn kính vô hạn, chúng ta khảo nghiệm xem những xá lợi ấy bao nhiêu tuổi. Và như thế tôi nghĩ là có câu trả lời đúng đắn.

Nhưng tôi nghĩ những Phật tử chúng ta rất ngại, không dám thẩm nghiệm những xá lợi ấy bao nhiêu tuổi. Khó khăn có phải không? Tôi nghĩ cứ đề những nhà khoa học lo liệu vụ này. (cười). Chúng ta cứ chờ đợi sự khám phá của họ.

HỎIThưa Đức Thánh Thiện, trong cuộc đàm luận với Buddhadasa Bhikkhu trong những năm 1960, phương pháp chính hay vấn đề chính nào các ngài đã bàn thảo?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ chỉ là những sự thực hành tổng quát của Đạo Phật, và giới luật của tu sĩ. Và những sự thực hành chính yếu hoàn toàn giống nhau. Như tôi đã đề cập sáng nay, hôm qua, giới luật hoàn toàn giống nhau. ... Chỉ có một số khác biệt không đáng kể trong giới điều tỳ kheo của tăng cũng như ni. .... Một số cách ăn mặc. Khi ăn không nên hả miệng quá rộng, không nên nhai ra tiếng... Khi ngồi xuống phải nhẹ nhàng không gây tiếng ồn. Nhưng bây giờ đầu gối của tôi hơi có vấn đề nên khi tôi ngồi xuống hơi mạnh (cười).

...Khi thọ giới nếu vùng ấy đầy đủ tăng chúng thì phải có mười vị giới sưNếu không sẳn sàng như thế, thì phải có tối thiểu năm vị. 

Mới đây ở Sarnath-Lộc Uyển, một trường đại học Phật Giáochúng tôi mới xây dựng, chúng tôi có một cuộc gặp gở lớn giữa những vị tỳ kheo của Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan, Tây Tạng và Trung Hoa. Chúng tôi có một số thảo luận. Loại gặp gở này rất cần thiết. Rất rất cần thiết. Qua sự tỉnh thức về những khác biệt quốc gia, một cách căn bản thì cùng truyền thống. Bằng khác đi chúng ta thấy có khoảng cách cùng với những tin tức sai lạc tạo nên một số biểu hiện gây chia rẻ.

Nói chuyện một cách thân hữu bằng tiếng Anh,tôi tiếp xúc với người Ki Tô khá hơn khi nói chuyện với người Phật Giáo. Đấy là một thực tế. (cười). Phật Giáo Trung Hoa, Đại Hàn, Việt Nam, Nhật Bản theo truyền thống Phạn ngữ hơi gần gũi hơn. Rồi theo đó là truyền thống Pali hơi có khoảng cách hơn. Nhưng tôi nghĩ không nên xảy ra như thế.

Nên tôi cực kỳ sung sướng khi có những nhóm Phật tử cộng đồng Thái Lan đến đây cũng như một số vị Tì Kheo, tôi thật sự cảm kích. Và mới đây ở trường đại học Bombay. Khi tôi thuyết giảng, có một số tăng sinh đến từ Miến Điện. Tôi cũng có một số thảo luận với họ. Họ rất nhiệt tình trong việc học hỏi kinh điển từ Phạn ngữ. Nên tôi đã nói với họ rằng nên thường lui tới trường đại học của chúng tôi ở Sarnath, tại đấy chúng tôi đã nghĩ đến một phân khoa nghiên cứu Pali, và cuối cùng là tiếng Miến Điện, Thái Lan, những thứ này. Trường Đại Học ấy sẽ là nơi nghiên cứu giảng dạy Phật Giáo Quốc Tế. Điều ấy rất quan trọng, những sự tiếp xúc của chúng ta rất quan trọng.

Trong quá khứ, những cuộc gặp gở với các nhà khoa học, tổ chức Tâm ThứcĐời Sống, xảy ra với sự hiện diện của một số tu sĩ Theravada, trong một vài trường hợp được mời đến, nhưng không phải là người Á châu mà là người Anh. Một số người Anh được thọ giới với truyền thống Theravada, tôi nghĩ là có hai người đã tham dự, trong một vài trường hợp. Nên những cuộc gặp gở với các nhà khoa học của tôi, đối thoại với khoa học hiện đại, tôi nghĩ một số tu sĩ học giả từ Thái Lan, chúng tôi rất hân hoan chào đón. Và từ Miến Điện, Miến Điện tôi không biết, khó khăn hơn. Thái Lan dễ dàng hơn, thế ấy. Nhưng sự viếng thăm của tôi đến Miến Điện là không bao giờ, bởi vì là một quốc gia Phật Giáo; rồi thì Tích Lan, không bao giờ, bởi vì là một quốc gia Phật Giáo. Thái Lan trong những năm sáu mươi, vâng, tôi đã ở đấy. Và cuối cùng Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Bang Sô Viết, với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nên không có khả năng nào cho sự viếng thăm của tôi (mọi người cười). Phức tạp, phức tạp. Thế ấy. Okay, không có vấn đề gì. Thế nào đi nữa, rất quan trọng , trong những anh chị em Phật Giáo, chúng ta cần nhiều tiếp xúc hơn với nhau. Rất quan trọng.

Bây giờ, sự thảo luận của tôi với Buddhadasa là những sự thực tập tổng quát. Bây giờ tôi không nhớ chi tiết của những thảo luận. Nhưng tôi nhớ Buddhadasa cho thấy tánh không về triết lý Duy Tâm (mind only - Duy thức), tôi nhớ ... ngài đã có một số thông tin về tánh không từ Duy Thức luận từ luận điển Trung Hoa. Bởi vì ở Trung Hoa, quan điểmtài liệu về Duy Thức rất phong phú. Những luận điển của Long Thọ ở đấy, luận điển của Nguyệt Xứng (Chandrakirti) cũng ở đấy, nhưng những luận giải quan trọng nhất của Nguyệt Xứng không được dịch, mà chỉ có trong tiếng Tây Tạng (được dịch ra từ Phạn ngữ). Bây giờ một số người Trung Hoa, với sự cộng tác trọn vẹn của chúng tôi để chuyển dịch, một số luận điển triết lý quan trọng chỉ có trong tiếng Tây Tạng, mà không có trong tiếng Trung Hoa. Bây giờ chúng tôi đã bắt đầu chuyển dịch sang tiếng Trung Hoa và Nhật Bản. Như thế đấy. Câu hỏi tiếp.

HỎINgài áp dụng thế nào để hổ trợ cho vấn đề Tây Tạng trên trường quốc tế?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không. Một thực tế, cho đến khi nào tôi liên hệ, đáng tiếc là chính quyền Bắc Kinh thường tuyên bố là, không có vấn đề Tây Tạng, nhưng rắc rốiĐạt Lai Lạt Ma (mọi người cười). Bây giờ tôi về hưu. Nên giới chức thẩm quyền Tây Tạng lãnh trách nhiệm ấy. Nên tôi đang chờ đợi chính quyền Bắc Kinh nói gì, những người Trung Cộng nói gì (mọi người cười). Rồi thì, lý do chính là truyền thống bốn thế kỷ, thể chế Đạt Lai Lạt Ma như lãnh tụ thế quyền và tâm linh của Tây Tạng, truyền thống bốn thế kỷ, bây giờ phải chấm dứt, nhằm để phát triển một thể chế dân chủ hoàn toàn, nên truyền thống này phải chấm dứt. Tôi không muốn phải kết thúc như ở Ai Cập (mọi người cười) bởi những người làm cách mạng, điều đó thật không danh dự. Qua áp lực, qua bất cứ áp lực nào, không đẹp cho lắm. Bây giờ chấm dứt truyền thống bốn thế kỷ một cách tự nguyện, một cách vui vẻ, một cách tự hào. Tôi cảm thấy tự nó là một sự phụng sự cho những vị Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm. Nếu thể chế này chấm dứt như với những người áo đỏ (cười) hay áo vàng (ở Thái Lan) như thế là không đẹp. Tôi muốn người Tây Tạngmột thể chế dân chủ hoàn toàn. Nên khi nào tôi vẫn còn ở đấy, một cách cảm xúc, hay tâm lý, người ta nhìn vào tôi và một cách vô thức tôi là cản trở cho một chế độ dân chủ trọn vẹn. Đấy là lý do chính. Rồi trong thật sự không có gì thay đổi nhiều. Bởi vì trong mười năm qua, tôi đã ở trong vị thế bán hưu trí, trong mười năm gần đây. Vì từ năm 2001, chúng tôi đã có những lãnh tụ dân cử, tất cả những trách nhiệm được vị ấy đảm đương. Tôi duy trì như một người cố vấn. Nên bây giờ hoàn toàn hưu trí, tôi có thể cồng hiến trọn vẹn cho việc thúc đẩy những giá trị nhân bản, thúc đẩy hòa hiệp tôn giáo. Và trong một vài trường hợp cần thiết cao độ thì tôi sẳn sàng, như thế đấy, không có vấn đề gì (cười).

Câu hỏi chót.

HỎIĐức Thánh Thiện có thể tái sanh là một người nữ không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đôi khi tôi đề cập rằng, cũng có thể việc tái sanh là một người nữ (mọi người cười và vổ tay). Nếu những vị tu sĩ cho phép (cười). Quý vị thấy trong truyền thống Tây Tạng, một số lạt ma cao cấp tái sanh là người nữ, tôi nghĩ là trên bảy trăm năm, đã có rồi. Rồi thì với sự cho phép của quý vị (chắp tay về những tu sĩ - cười). 

Tôi cũng thường nói với mọi người, sau khi chúng tôi quán sát vài thế kỷ gần đây, rất nhiều cuộc tắm máu, rất nhiều bạo động. Những sự bạo động này không phải do thiếu học vấn, không phải qua thiếu kỷ thuật, nhưng kỷ thuật tự nó hổ trợ cho việc tạo nên nhiều bạo động hơn, nhiều tàn phá hơn, nhiều khổ đau hơn. Tại sao? Một cách chính yếu là cảm nhận từ bi, cảm nhận nhiệt tâm ở đây (chỉ vào ngực) vào đời sống của người ấy.

Nên bây giờ, bên cạnh học vấn, qua học vấn, chúng ta phải cải thiện giáo dục với lòng nhiệt tình, một trái tim nồng ấm. Không phải nói về Đức Phật, không phải nói về Giê-su Ki-tô, không phải nói về Mô-ha-mét, mà chỉ đơn giản sử dụng những giác quan, cảm nhận thông thường và những khám phá khoa học. Qua cách ấy giáo dục con người tầm quan trọng của từ bi, karuna. Trong sự quan tâm này, phụ nữ, một cách sinh học, nhạy cảm hơn với khổ đau của người khác. Này nữa, khoa học thử nghiệm hai người, một người nam, một người nữ, hai người quán sát, rồi thì hình ảnh hay điều gì đấy, một người trải qua những kinh nghiệm đớn đau vô cùngPhản ứng từ người nữ mạnh mẽ hơn, mạnh hơn. Và rõ ràng hơn. Ngay cả những con chó, chim, bà mẹ thật sự chăm sóc toàn diện những đứa con. Những con chim cũng như thế.

Những con người chúng ta cũng thế. Một trường hợp, chuyến bay dài của tôi nghĩ là từ Tokyo đến San Francisco thì phải. Trong số những hành khách có một đôi vợ chồng, có hai đứa con, một bé trai và một bé gái. Một bé rất nhỏ và một bé khoảng năm tuổi. Vào lúc đầu, đứa lớn chạy tới chạy lui đây kia và la hét, nhưng đứa nhỏ thì khóc luôn. Đôi cha mẹ trẻ kia lúc đầu trông theo những đứa trẻ, đặc biệt là đứa bé hơn. Vào khoảng nửa đêm, người cha vẫn ngủ, như thế này (cười). Còn người mẹ cả đêm, không ngủ, chăm sóc đứa bé. Sáng hôm sau, đôi mắt người cha hẳn là bình thường; đôi mắt người mẹ trở nên đỏ. Tôi biết trong hai người cha mẹ thì người mẹ thật sự hy sinh sự thoải mãi của bà nhằm để chăm sóc đứa trẻ.

Việc này thì không can hệ gì với tôn giáo, nhưng mà là nhân tố sinh học. Và đôi khi tôi tuyên bố một cách công khai rằng, hầu hết những người anh hùng, anh hùng nghĩa là hàng nghìn người giết, giết hàng nghìn người. Đôi khi chúng ta gọi là anh hùng, hầu hết những người anh hùng là đàn ông. Ngay cả ngày nay, những người đồ tể, những người cắt cổ thú vật, hầu hết mọi trường hợp là đàn ông, có phải thế không? Có thể giết cá, những bà nội trợ có thể đã làm thế một cách chuyên môn (cười). Người Thái tôi không biết. Trường hợp này là thế nào? Những người Trung Hoa .. ở Thái Lan có nhiều cá không? Người Thái có xem những sinh vật nhỏ này có quyền vượt thắng khổ đau chứ? Tôi truyền thống Kỳ Na Giáo (Jain) tôn trọng mọi hình thức của sự sống.

Tôi có một câu chuyện, một số người Tây Tạng di cư sang Hoa Kỳ, một cách hợp pháp, khoảng một nghìn người. Một số nhân viên chính quyền của chúng tôi cũng tham dự trong đấy, sau này tôi đã gặp một số những người ấy, và họ nói với tôi rằng trong trường Đại Học Cộng Đồng (college), khi làm trong nhà bếp, cắt rau cải, vợ ông cũng là Phật tử, khi họ gặp phải côn trùng hay sâu bọ, họ bắt đề qua một nơi, và sau đó họ nhẹ nhàng đưa những con sâu này đến một nơi nào đấy an toàn cho chúng. Vào lúc ban đầu, một số người làm việc trong nhà bếp ngạc nhiên, tại sao quý vị làm thêm việc lo những con sâu bọ như thế. Nhưng sau này họ cũng làm thế, để những con sâu bọ vào nơi an toàn cho chúng. Nên một người có thể làm cho nhiều người hơn chăm lo cho đời sống của những con sâu bọ.

Một lần nọ, chuyến bay của tôi, từ một thành phố của Ấn Độ đến một thành phố miền Đông Ấn, và ngừng lại ở một phi trường trước khi đến nơi. Lúc ở đấy một khách ngoại quốc người Âu châu, khi chúng tôi chờ đợi, và người ấy đến gần tôi nói chuyện, rồi thì một con muỗi bay đến. Người ấy lập tức đập con muỗi bằng hai tay. Tôi la lên, ô, không không. Sau đó người phụ nữ ây hứa với tôi, sau này người ấy không bao giờ giết muỗi nữa (cười).

Nên thái độ của chúng ta đối với sự sống của chúng sinh khác, đấy là điều mà tôi nghĩ là quan trọng. Những ai không có cảm giác gì cả về sự sống của kẻ khác, giết thú vật, những việc thế ấy. Rồi thì đến con người cũng vậy, những con thú vẩy, la hét biểu lộ sự đớn đau nhưng họ vô cảm, rồi thì đến con người cũng vậy, tra tấn, đánh đập, la hét đến người kia. Mà họ ngay cả cảm thấy vui vẻ, không có cảm giác quan tâm đến nổi đớn đau của người khác. 

Tôi nghĩ chúng ta phải ban rải sự bất bạo động không chỉ đến con người mà đến những hình thức sống khác. Tốt nhất là ăn chay. Chính tôi năm 1965, tôi đã từ bỏ ăn thịt, trừng và cá, hoàn tay chay lạt. Và sau đó 23 tháng tôi vấn duy trì chay lạt hoàn toàn. Rồi theo một số người bạn Ấn Độ của tôi, theo sự cố vấn của họ, tôi ăn nhiều kem, sửa, hạt, ... nhưng rồi thì tôi bị vấn đề ruột (gan?), thân thể bị biến thành màu vàng, móng tay tôi vàng, mắt trở nên vàng. Vào lúc ấy tôi diễn tả tôi thật sự như là một vị Phật Sống (mọi người cười). Phật Sống màu vàng. Không phải qua tâm linh, nhưng do bệnh hoạn. (cười). Rồi thì qua sự cố vấn của những y sĩ (?)Tây Tạng tôi nên trơ lại sự ăn uống kiêng khem thường lệ [truyền thống] của tôi. Nhưng thế nào đi nữa, cộng đồng Tây TạngẤn Độ, thúc đẩy, tất cả những tu học viện lớn phục vụ thực phẩm chay lạt, cá nhân thì tùy mỗi người. Chúng tôi khuyến khích ăn chay.

Ở Thái Lan có phong trào nào không? .....(tiếng từ thính chúng nói)..... Điều ấy là quan trọng. Tôi rất ấn tượng với một tu sĩ bảo vệ cây cối môi trường, treo y áo màu vàng trên cây. Thật là kỳ diệu, thật đáng ca ngợi

Chúng ta là những tu sĩ Phật Giáo, nên đảm nhận thêm những vai trò năng động hơn trong xã hội. Trong lần thăm Thái Lan lần đầu tiên vị Tăng Vương của Thái Lan, khoảng năm 66 hay 67, tôi nghĩ là 66, và tôi nói với ngài rằng, tu sĩ nam nữ của Ki Tô Giáo hy hiến rất tận tụy trong phụng sự xã hội, nhất là lãnh vực giáo dục, sức khỏe. Nên những tu sĩ Phật Giáo chúng ta, nên đãm nhận những vai trò năng động hơn trong lãnh vực phục vụ xã hội, giáo dục cũng như sức khỏe.

Và tôi nghĩ rất đúng, ngài Tăng Vương đã nói với tôi, tu sĩ nên giữ khoảng cách với xã hội, tu sĩ phải duy trì ở trong tu viện. Điều ấy cũng đúng. Thế nào đấy, tôi nghĩ tu sĩ nên tổ chức những lớp học trong tu viện, hay là giáo viên trong một số trường học. Giảng dạy Phật Giáo là gì?

Một lần nữa nói chuyện một cách thân mật với người Thái, một trường hợp nhiều năm về trước, tôi nghĩ là mười lăm năm về trước, một số sinh viên Thái ở trường Đại Học (?), họ đến đây và nói với tôi rằng, họ không biết Đạo Phật là gì. Và những tu sĩ ở Thái Lan không giảng dạy ngoại trừ phải đến tu viện để hỏi. Không ai nói về Phật Pháp ở trường học. Họ nói với tôi rằng, trái lại những trường truyền giáo Ki Tô, giáo viên trong trường học dạy về giáo lý Đạo Ki Tô. Vậy là học sinh Phật Giáo không ai giảng dạy về Đạo Phật. Điều ấy tôi nghĩ cũng là quan trọng. 

Tôi nghĩ có lẻ tu sĩ nên đảm nhận thêm vai trò trong lãnh vực giáo dục, rồi thì những người áo đỏ, áo vàng, khủng hoảng có thể ít có hơn (mọi người cười). Rõ không? Tôi nghĩ việc tu ở chùa vài tháng vài năm thì chưa đủ. Tôi nghĩ về những trường học công cộng, nên giảng dạy về căn bản của Đạo Phật nhằm để thay đổi xã hội, không phải qua những tu viện, quý vị không thể làm thế. Mà chỉ qua việc giáo dục mới có thể. Nên tu sĩ phải đảm nhận một vai trò năng động hơn trong lãnh vực giáo dục, không nhất thiết phải đến trường, nhưng quý vị có thể giảng trong những trường hợp nào đó ở tu viện, và giải thích về Phật Pháp, về bất bạo động, về từ ái, về bi mẫn, những thứ này tôi nghĩ là quan trọng. Dĩ nhiên đây chỉ là những góp ý nhỏ nhoi, hoàn toàn tùy thuộc ở quý vị, nếu quý vị cảm thấy okay, thì hãy thực hiện, còn nếu quý vị thấy không quan trọng thì hãy quên đi, không có vấn đề gì.

Cảm ơn rất nhiều!

dalailama-thailand-3

Nguyên tác: Question & Answer Session with Thai Buddhists
Ẩn Tâm Lộ ngày 23-5-2012
 http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=xl9ycLV7IKA


[1] Phra Dharmakosacarya: (27/5/1906 - 25/5/1993) là một sa môn triết gia ảnh hưởng nổi tiếng của Thái Lan. Được xem như người đã tái diễn dịch giáo lý Đạo Phật và những niềm tin dân gian của người Thái.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2015(Xem: 13785)
26/04/2021(Xem: 4181)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.