Đức Đạt Lai Lạt Ma Gọi Người Đàn Ông Ái Nhĩ Lan Là Vị Anh Hùng Của Ngài (song ngữ)

16/05/201511:04 SA(Xem: 6118)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Gọi Người Đàn Ông Ái Nhĩ Lan Là Vị Anh Hùng Của Ngài (song ngữ)
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Gọi Người Đàn Ông Ái Nhĩ Lan Là Vị Anh Hùng Của Ngài, Và Tôn Vinh Ông

Tác Giả: Kalsang Rinchen - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Bài Đăng Ngày 5/5/2010
(Dalai Lama Calls Irish Man His Hero, Honours Him - By Kalsang Rinchen - May 05, 2010)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Gọi Người Đàn Ông Ái Nhĩ Lan Là Vị Anh Hùng Của Ngài, Và Tôn Vinh Ông

Dharamsala, Ngày 5/5/2010 - Một người đàn ông nổi tiếnglòng từ bi của ông, và là người tạo ra nhiều phấn khởi cho người khác, bởi vì nhiều người đã xem ông là vị anh hùng của họ, nay ông đã tìm được vị anh hùng khác cho chính ông. "Ông Richard Moore là người có tinh thần bất khuất, ông là người luôn thực hành lòng từ bi, là một thí dụ sống động về sự hòa bình, ông chính là vị anh hùng của tôi," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói như thế, khi ngài giới thiệu Richard Moore, một người đàn ông Ái Nhĩ Lan 48 tuổi. Vào năm Richard mười tuổi, một người lính Anh bắn ông mù mắt bằng một viên đạn cao su.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo Tây Tạng, ngày hôm nay nói trong buổi hội họp tại Trường Làng Học Sinh Tây Tạng (TCV School, Tibetan Children's Villages School), nơi có hơn một nghìn trẻ em Tây Tạng, đang tụ tập để lắng nghe về người đàn ông đã gây cảm hứng cho vị lãnh đạo Tây Tạng của họ.

Richard đã đi cùng với Charles, người lính Anh đã bắn mù mắt ông, vào ngày 4 tháng 5 năm 1972 ở Derry, Ái Nhĩ Lan, tại thành phố nơi ông Richard sinh ra. Richard cho biết ông không cảm thấy đắng cay và giận dữ lúc Richard gặp lại ông Charles năm 2006, và rồi Richard kết bạn với ông ta. Năm 1996, Richard bắt đầu thành lập "Hội Những Trẻ Em Trong Lằn Tên Mũi Đạn", là một tổ chức từ thiện giúp trẻ em trên toàn thế giới, những đứa trẻ mà đang sống trong lằn tên mũi đạn của sự đói nghèo.

"Tôi đã học được cách nhìn cuộc sống theo một hướng khác", đó là cách ông diễn tả sự chấp nhận hoàn cảnh một cách đáng kinh ngạc, bởi vì đối với nhiều người, sống trong hoàn cảnh giống như ông là một chấn thương gây suy nhược tinh thần. "Bạn có thể lấy đi ánh sáng của đôi mắt tôi, nhưng bạn không thể lấy đi tầm mắt nhìn, hướng về sự giúp đỡ trẻ em nghèo khó trên toàn thế giới của tôi." Những câu chuyện của Hội Những Trẻ Em Trong Lằn Tên Mũi Đạn thường có nguồn gốc bắt đầu bằng một bi kịchkết thúc bằng một thắng lợi tinh thần của những con người đã vượt qua được nhiều nghịch cảnh. Hội làm việc ở Phi Châu, Á Châu và Nam Mỹ, Hội Những Trẻ Em Trong Lằn Tên Mũi Đạn đã trở thành một tổ chức quốc tế hoạt động để bảo vệthúc đẩy nhân quyền cho trẻ em, người mà dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đích thân khởi xướng buổi hội họp ngày hôm nay, bởi vì ngài đã nghĩ rằng "đây là một cơ hội tuyệt vời cho trẻ em Tây Tạng, được hỗ tương với người đàn ông mà ngài xem như là một anh hùng, và ông cũng là người tạo nguồn cảm hứng cho ngài."

"Nhiều người trong chúng ta, sẽ điên lên vì giận dữ và sẽ thù ghét người đã làm chúng ta bị mù, ngay cả, cá nhân tôi cũng có thể cảm thấy cay đắng với người đàn ông đã bắn mình mù, nhưng Richard lại không có một chút đắng cay nào đối với Charles, chuyện khó khăn hơn nữa là khi Richard còn nhỏ, ông đã không được đào tạo chính thức về triết học tôn giáo. Điều nầy làm cho tôi xúc động sâu xa," người thắng giải Nobel Hòa Bình năm 1989 nói, ngài tiếp thêm rằng những người như Richard, thật là xứng đáng để lãnh giải thưởng Nobel Hòa Bình.

Điều Richard hối tiếc là khi ông đã bị mù, ông sẽ chẳng bao giờ trông thấy gương mặt của cha mẹ mình, một lần nào nữa, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.

Đức Đạt Lai Lạt Ma vinh danh Richard với một chiếc khăn san Khata (đây là chiếc khăn san theo truyền thống, mang lại sự tốt lành), và người lãnh đạo Tây Tạng đọc lên một đoạn văn do ngài viết đến khán giả, gồm có đa số là các trẻ em học trong năm trường học. Richard đã trở thành một trong số rất ít người trên thế giới, nhận được lời trích dẫn danh dự đến từ chính bản thân Đức Đạt Lai Lạt Ma.

(Trong đoạn văn trích dẫn viết cho Richard, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, "Richard là vị anh hùng của tôi, trong khi tôi nói chuyện về sự tha thứ, thì bản thân Richard đã thực hành, và đang sống với sự tha thứ. Richard là tấm gương sáng tuyệt vời, mà những người khác nên noi theo."

In his citation to Richard, His Holiness says, "You are my hero; while I talk about forgiveness, you have made it part of your life. This is a wonderful model for others to follow".

Source-Nguồn: dalailama.com)

Trước khi rời sân khấu, Đức Đạt Lai Lạt Ma bỏ kính ra, ngài nắm lấy tay của Richard và để tay Richard nhẹ nhàng vuốt ve trên khuôn mặt ngài, và nói: "Bởi vì Richard không nhìn thấy khuôn mặt của tôi, đây là cách tôi nói lời chia tay với ông ta," trước khi ngài bật lên tiếng cười như trẻ thơ. Richard sau đó hỗ tương với các trẻ em Tây Tạng, các em đã bày tỏ niềm vui thích khi được chuyện trò cùng ông, và các em đặt các câu hỏi về kinh nghiệm của Richard.

Đức Đạt Lai Lạt Madiễn giả quan trọng trong Hội Nghị Kỷ Niệm Mười Năm của Hội Những Trẻ Em Trong Lằn Tên Mũi Đạn ở Derry vào năm 2007, khi Richard được nhà lãnh đạo Tây Tạng mời đến thăm viếng nơi đây.

Ông bố của Richard, tên là Liam, đã mong muốn hiến tặng đôi mắt của ông cho con mình năm 1972. Ba mươi bẩy năm sau, Richard dùng câu hỏi của bố mình, làm tựa đề cuốn sách tự truyện của chính Richard, "Tôi Hiến Tặng Con Tôi Đôi Mắt, Được Không?"

Richard sống ở Ái Nhĩ Lan với mẹ, 91 tuổi, và vợ Rita cùng hai cô con gái.

Dalai Lama Calls Irish Man His Hero, Honours Him 

Dharamsala, May 5, 2010 – A man who is known for his compassion, from whom many draw inspiration and who is looked up to as their hero has found his hero in another man. “He has an indomitable spirit, he is a real practitioner of compassion, and a living example of peace, he is my hero,” said the Dalai Lama as he introduced Richard Moore, a 48 year old Irish man who at the age of 10 was blinded by a rubber bullet fired by a British soldier.

The Tibetan leader was speaking today to a gathering at the TCV School where more than a thousand Tibetan children have gathered to listen to the man who inspires the Tibetan leader.

Richard was accompanied by Charles, the British soldier who had shot him on May 4, 1972 in Derry, Ireland, Richard’s hometown. Richard said he had no bitterness or anger against Charles whom he met in 2006 and befriended him. In 1996, Richard started “the Children in crossfire”, a charity that helps children around the world who are caught in the crossfire of poverty.

"I have learned to see life in a different way", is how he describes his remarkable acceptance of what, for most, would be a debilitating trauma. “You can take away my sight, but you can not take away my vision which is to help impoverished children all over the world.” The story of Children in Crossfire has its roots in what began as a tragedy and ended as a triumph of the human spirit to overcome adversity. Working in Africa, Asia and South America, Children in Crossfire has become an international organisation working to protect and promote the rights of some of the world's most vulnerable children.

His Holiness the Dalai Lama had personally initiated today’s gathering as he thought “it would be a wonderful opportunity for the Tibetan children to interact with the man whom he looks up to as a hero and inspiration.”

“Many of us would be mad in anger and animosity at the person who blinded us, even I might get bitter against the man but Richard has not had a tint of bitterness against Charles, which is very difficult especially as a child with no formal training in religious philosophies. That touched me deeply,” said the 1989 Nobel peace laureate, adding that people like Richard are truly deserving of Nobel peace prize.

The only regret that Richard had after he was blinded was that he would never see his mother and father again, said the Dalai Lama.

His Holiness honoured Richard with a Khata (traditional well-wishing scarf) and a citation which the Tibetan leader read himself to the audience that comprised mainly of children from 5 schools. Richard became one of the very few people in the world to receive citation of honour from the Dalai Lama himself.

Before leaving the stage, the Dalai Lama removed his glasses, held Richard’s hand and gently caressed on his own face and said, “Since he can’t see my face this is how I say goodbye to him,” before bursting into his childlike laughter. Richard later interacted with the Tibetan children who expressed joy in meeting him and asked questions about Richard’s experiences.

The Dalai Lama was the key note speaker at Children in Crossfire’s 10th Anniversary Conference in Derry in 2007 when Richard was invited by the Tibetan leader to visit here.

Richard’s father, Liam, offered to give him his own eyes in 1972. Thirty seven years later his father’s question is the title of Richard's autobiography, Can I Give Him My Eyes?

Richard lives in Ireland with his mother, 91, wife Rita and two daughters. 






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2015(Xem: 13838)
26/04/2021(Xem: 4229)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.