Sự Thành Công Của Phật Giáo Trong Thế Giới Tây Phương (song ngữ)

14/11/20152:20 SA(Xem: 6721)
Sự Thành Công Của Phật Giáo Trong Thế Giới Tây Phương (song ngữ)

Sự Thành Công Của Phật Giáo
Trong Thế Giới Tây Phương 

Ajahn Brahmavamso
 Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: www.dhammaloka.org.au
(The Success Of Buddhism In The Western World - Ajahn Brahmavamso)
Ajahn_Brahmavamso_Mahathera

thanh cong

Sự Thành Công Của Phật Giáo
Trong Thế Giới Tây Phương

 

Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử. Tôi đã cảm động bởi lòng từ bi, bởi sự trí tuệ, và bởi sự tự do, đã tỏa sáng rực rỡ trong Lời Phật Dạy, hơn hẳn mọi tôn giáo khác mà tôi đã gặp trước kia. Trong cuộc sống của nhiều người ở thế kỷ 21 nầy, họ đã có những kinh nghiệm tương tự giống như tôi, và điều nầy đã và đang được lặp đi lặp lại hàng trăm ngàn lần. Khi những người bình thường ở các nước không-phải Phật-Giáo, gặp được Giáo Lý Thuần Túy Của Đạo Phật, được trình bày một cách rõ ràngđáng tin cậy, sau đó họ nhanh chóng nhận ra rằng đây là những con đường đầy hương thơm, và trong tất cả các sự thật đây là sự quý giá hạng nhất, và trong tất cả các tôn giáo đây là sự tốt đẹp hạng nhất. Họ tự hỏi tại sao trí tuệ giải thoát tốt đẹp đến dường nầy, lại không được truyền bá rộng rãi hơn, để cho nhiều người biết đến.

 

Trong nước Úc, quốc gia tôi đang ở, có số lượng Phật Tử không đáng kể vào năm 1983, khi tôi từ Thái Lan đến đây lần đầu tiên. Đến năm 1991, số lượng Phật Tử đã lên đến 0,8%. Vào năm 1996, con số nầy tăng lên đến 1,1%. Gần đây, trong Bản Điều Tra Dân Số Nước Úc năm 2001, số lượng Phật Tử đã tăng thêm 75%, có nghĩa là lên đến 1,9% dân số. Con số nầy có nghĩa là (gần như) một trong năm mươi người Úc tuyên bố họ là Phật Tử. Trong khi Thiên Chúa Giáo suy giảmTây Phương, Phật Giáo đã trở thành tôn giáo phát triển nhanh nhất tại nước Úc, và tại nhiều quốc gia phát triển khác.

 

Đây là một tin tốt, và cũng là một tin xấu. Đây là một tin tốt, bởi vì nhiều người Úc đang hưởng phước lợi từ một tôn giáo hòa bình nhất trên thế giới. Đây là một tin xấu, bởi vì những nhà sư giống như tôi phải làm việc vất vả, vì phải chăm sóc thêm cho nhiều đệ tử!

 

Bây giờ tôi muốn nói về ý tưởng tại sao tôi nghĩ rằng Phật Giáo đang phát triển rất tốt đẹpTây Phương. Tôi sẽ xử dụng từ ngữ viết tắt PURE (NGUYÊN CHẤT) tóm tắt bốn phương cách chính yếu, để giúp chúng ta gia tăng sự truyền bá Đạo Phật:

 

1) THUYẾT GIẢNG BẰNG NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG - các nhà sư thuyết giảng bằng ngôn ngữ xử dụng hằng ngày, để giúp cho Phật Tử dễ hiểu.

 

2) TẠO RA SỰ THÂN THIỆN VÀ SỰ THÍCH THÚ HỌC HỎI - các nhà sư giúp cho Phật Tử khi đến chùa, họ cảm nhận được sự thân thiện, và họ cảm thấy thích thú khi được học hỏi về Phật Pháp

 

3) ÁP DỤNG BÀI GIẢNG VÀO CUỘC SỐNG - các nhà sư chọn đề tài liên hệ đến cuộc sống, nói về các TRỞ NGẠI hằng ngày.

 

4) CUỘC SỐNG CỦA NHÀ SƯTHÍ DỤ HAY NHẤT - cuộc sống mỗi ngày của các nhà sư, là các thí dụ sống động nhất.

 

1) THUYẾT GIẢNG BẰNG NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG:

 

Nếu chúng ta muốn giáo lý tuyệt vời của Đạo Phật đến gần với thế hệ tân tiến, và hiện đại, thì chúng ta cần phải thuyết giảng theo cách hiện đại. Điều nầy không có nghĩa là bản chất của Phật Pháp cần phải thay đổi; mà phương cách thuyết giảng cần phải điều chỉnh liên tục. Các thế hệ tương lai sẽ không chịu ngồi lắng nghe các nhà sư thuyết giảng qua giọng nói đều đều, gây buồn chán, hoặc là nói về một đề tài không thích hợp, không áp dụng được vào cuộc sống.

 

Chúng ta đều biết Đức Phật nói rằng, chúng ta nên giảng dạy Phật Pháp bằng ngôn ngữ xử dụng hằng ngày, thí dụ như bài Kinh Phân Tích Về Sự Không Xung Đột (Aranavibhanga Sutra). Quý vị hãy để tôi đưa ra một thí dụ, cho biết điều nầy có ý nghĩa gì. Thế kỷ vừa rồi, các linh mục và các học giả Tây Phương chỉ trích Đạo Phậtbi quan, họ nói rằng Đạo Phật chỉ tập trung vào sự đau khổ. Thậm chí, điều nầy còn được lặp đi lặp lại bởi Đức Giáo Hoàng John Paul II, trong cuốn sách gây nhiều tranh cãi của ngài về các tôn giáo trên thế giới. Để tránh sự hiểu lầm nầy, chúng ta có thể sắp xếp lại Sự Giảng Dạy Chính Yếu Của Phật Pháp nói về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) như là Hạnh Phúc (Dukkhanirodho); Nguyên Nhân Của Hạnh Phúc (là Con Đường Cao Quý Có Tám Phần = Bát Chánh Đạo); Sự Vắng Mặt Của Hạnh Phúc (Sự Đau Khổ = Dukkha); và Nguyên Nhân Hạnh Phúc Đã Vắng Mặt (Sự Ham Muốn = Craving). Đấy là sự di chuyển trọng-tâm từ đau-khổ thành hạnh-phúc.

 

Đây là một cách trình bày Phật Pháp theo một hình thức khác, đơn giản, mà vẫn giữ được bản chất, tuy nhiên cách nầy sẽ hấp dẫn các khán giả hiện đại. Điều nầy đã được chứng minh bằng câu nói sau đây của Đức Phật: "Niết Bàn là hạnh phúc tối thượng" (Kinh Pháp Cú, Kệ 203 và Kệ 204). Khi tôi trình bày Bốn Sự Thật Cao Quý theo cách nầy, tôi thấy các thế hệ lắng nghe, và họ quay trở lại để học hỏi thêm về Phật Pháp.

 

2) TẠO RA SỰ THÂN THIỆN VÀ SỰ THÍCH THÚ HỌC HỎI:

 

Thuyết giảng Phật Pháp bằng ngôn ngữ xử dụng hằng ngày, là bước đầu tiên mang Đạo Phật đến với người nghe, qua sự gần gũi, và sự thân thiện. Tuy nhiên, tôi đã nhìn thấy trong nhiều trường hợp, nhiều người Tây PhươngĐông Phương, muốn học hỏi về Đạo Phật nhưng họ đã sợ hãi đi đến chùa, hoặc đến tu viện, bởi vì họ không quen với các phong tục truyền thống, và thậm chí họ sợ hãi vì các nhà sư hay nhăn mặt, và cau có! Khi ngôi chùa Phật Giáo nào luôn chào đón mọi người đến viếng thăm, và luôn giúp đỡ mọi người mới đến, và có các nhà sư dễ nói chuyện, thì ngôi chùa nầy được gọi là ngôi chùa thân thiện.

 

Ngày nay, mặc dù trong thời hiện đại, nhưng mọi người rất bận rộn, họ hiếm khi nào có thời gian đến thăm chùa. Do đó, chùa nên mang Phật Pháp tới mọi người qua sách vở, qua băng cát-sét, qua đĩa CD, và tất nhiên là qua các trang mạng điện tử (internet). Hội Phật Giáo Tây Úc của chúng tôi có một trang mạng lớn, mà chúng tôi đã tải lên hằng tuần các bài Pháp Thoại bằng Anh Ngữ, để bất cứ người nào, ở bất cứ nơi nào trên thế giới, có thể lắng nghe Phật Pháp trong sự thoải mái, thuận tiện tại nhà riêng của họ. Chúng tôi rất thành công với việc làm kể trên, vì chúng tôi mang Phật Pháp đến một số đông các Phật Tử thường xuyên lắng nghe trên toàn thế giới, mà chúng tôi không cần xây dựng các tòa nhà hoang phí, và đắt tiền.

 

3) ÁP DỤNG BÀI GIẢNG VÀO CUỘC SỐNG:

 

Các tôn giáo giống như Thiên Chúa Giáo đang suy giảmTây Phương, vì tôn giáo nầy được xem là không áp dụng được vào cuộc sống của con người. Sẽ có rất ít người quan tâm đến các triết lý trừu tượng, cùng với các nghi lễ không có ý nghĩa rõ ràng, hoặc là những suy đoán đi ngược lại với lý do chính đáng. Tuy nhiên, họ rất quan tâm đến việc làm thế nào để cuộc sống có nhiều hạnh phúc hơn, giữa các trở ngại thông thường trong cuộc sống của họ.

 

Tôi đã cảm thấy thật dễ dàng để giải thích, rằng việc gìn giữ giới luật sẽ làm tăng gia mức độ hạnh phúc trong gia đình, giống y hệt như nước thủy triều làm nâng cao mức độ trung bình của nước biển. Kết quả của sự giải thích nầy là nhiều khán giả của tôi đã giữ gìn Năm Giới. Và tôi cũng chẳng có gì khó khăn để minh họa rằng, khi chúng ta mang sự tử tế đến các bạn đồng nghiệp, đến gia đình, và cho chính chúng ta, có nghĩa là chúng ta mang nhiều sự thoải mái, đến cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, các đệ tử của tôi đã có ít đi sự giận dữ, và có thêm vào nhiều sự tha thứ. Có nhiều bằng chứng về y tế, chứng minh rằng sự thực tập thiền định theo truyền thống của Phật Giáo, đã làm giảm đi sự căng thẳng trong cuộc sống hiện đại, và cũng làm giảm đi các trở ngại có liên hệ khác. Vì vậy, tất cả các thành viên trong chùa của tôi đều là các thiền giả có nhiệt tâm. Ba sự thực tập chính yếu của Đạo Phật - là đạo đức, lòng tử tế, và thiền định - khi được đóng khung trong bối-cảnh phát-triển hạnh-phúc cá-nhân, đã thu hút rất nhiều người đến với Đạo Phật. Những điều nầy liên quan đến những gì, mà nhiều người coi là quan trọng đối với họ.

  

Khi chúng tôi tập trung vào những gì có thể áp dụng được trong cuộc sống của một người bình thường, thì sau đó Phật Giáo trở nên quan trọng đối với họ. Họ có thể bắt đầu bằng sự quan tâm đến việc giải quyết các trở ngại thế gian của họ, tuy nhiên sau đó, điều nầy sẽ sớm đưa họ đi đến Con Đường Giải Thoát, dẫn họ thoát ra khỏi mọi sự khổ đau trong cuộc sống.

 

4) CUỘC SỐNG CỦA NHÀ SƯTHÍ DỤ HAY NHẤT:

 

Đối với thế hệ hiện đại, tất cả mọi điều nói trên chẳng có ý nghĩa gì cả, nếu chúng ta không có những người lãnh đạo có phẩm-chất cao-quý để cung cấp nguồn cảm hứng. Sự phát triển của Phật Giáo chủ yếu dựa vào các thí-dụ sống-động của các nhà sư như đạo đức, từ bi, khôn ngoan, và hòa bình. Những người của thế kỷ thứ 21 là những người hoài nghi. Họ sẽ không đặt để niềm tin của họ vào một tôn giáo nào, cho đến khi họ nhìn thấy một số bằng chứng là tôn giáo nầy sẽ mang lợi-ích đến cho họ. Đạo Phật có thể giúp gì cho họ không? Đạo Phật có thật sự dẫn họ đến sự đạo đức, đến sự từ bi, đến sự hạnh phúc, và đến sự tự do không? Họ đang nhìn vào chúng tôi - là các nhà sư - như là những thí-dụ-sống, mà đang được Đạo Phật dẫn dắt, trước khi họ bằng lòng đi theo. Đối với lòng nghi ngờ của thế hệ hiện đại, các nhà sư (chúng tôi) mong đợi truyền cảm hứng cho họ những điều gì, khi mà các nhà sư sống trong sự sang trọng, và giàu có hơn cả người thường, khi mà các nhà sư không giữ gìn giới luật, và có rất ít sự thanh-thản. Phật Pháp chủ yếu là sự truyền bá bằng thí-dụ-sống, đây là một thí dụ mạnh mẽ, hay ho hơn, tất cả mọi bài thuyết giảng

 

Một bà người Úc có học thức cao đã viết trong cuốn sách gần đây của bà, là trước khi bà trở thành một người Phật Tử, bà đã quan sát các nhà sư ở Perth trong nhiều ngày tháng. Khi bà nhìn thấy rằng cuộc sống của các nhà sư rất giản dị, họ gìn giữ giới luật, họ làm việc chăm chỉ, và họ sống rất hạnh phúc, bởi vì như thế, bà mới xin quy y, rồi bà bắt đầu gọi mình là người Phật Tử. Thế nên, hành-động mạnh mẽ hơn là lời-nói.

 

Vì thế, ở Tây Úc chúng tôi đã thiết lập ra các tu viện, để đào tạo các vị lãnh đạo Tăng Đoàn, cho cả hai nhóm tu sĩ nam và nữ, mà tôi gọi là 'nhà máy sản xuất các nhà sư', và 'nhà máy sản xuất các sư cô'. Bằng cách đưa nhiều tài nguyên vào việc đào tạo các vị lãnh đạo Tăng Đoàn có phẩm-chất cao-quý, chúng tôi bảo đảm sẽ cung cấp những thí-dụ-sống có phẩm-chất cao-quý cho các thế hệ kế tiếp.

 

Đây là một trong những chương trình làm việc thành công tại Úc, để làm cho Đạo Phật phát triển nhanh nhất tại đây. Chúng ta không cần phải thay đổi thông điệp của Đức Phật, và chúng ta cũng không cần thay đổi quy luật của tu viện. Chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ của chúng ta, đối với vị Thầy Vĩ Đại Và Cao Quý Nhất của chúng ta, là Đức Phật, và truyền bá Phật Pháp tuyệt vời của ngài đến mọi vùng đất trên thế giới hiện đại, bằng cách làm cho ĐẠO PHẬT NGUYÊN CHẤT (PURE). Đấy là Đạo Phật được các nhà sư Thuyết Giảng Bằng Ngôn Ngữ Thông Thường, các nhà sư Tạo Ra Sự Thân Thiện Và Sự Thích Thú Học Hỏi cho Phật Tử, giúp Phật Tử Áp Dụng Bài Giảng Vào Cuộc Sống, và để Phật Tử nhìn vào các Nhà Sư Như Là Các Thí Dụ đầy cảm hứng.

Source-Nguồn: http://www.dhammaloka.org.au/

The Success Of Buddhism
In The Western World

                                                    

I was born a Christian, was educated in Christian schools, and I even sang in the local church choir. But when I read my first book on Buddhism, at the age of 16, I immediately knew I was a Buddhist. I was moved by the compassion, the wisdom, and the freedom that shone more brilliantly in the Lord Buddha's Teachings than in anything else I had met before. Experiences similar to my own are being repeated hundreds of thousands of times, in the lives of the people of this 21st century. When ordinary people in non-Buddhist countries encounter the pure Teachings of Buddhism, presented in a clear and reliable manner, then they quickly recognize it as the most fragrant of all paths, the most precious of all truths, and the best of all religions. They only wonder why such liberating wisdom is not made more widely known.

 

In my own land, Australia, the number of Buddhists was insignificant in 1983 when I first arrived from Thailand. By 1991 the proportion of Buddhists grew to 0.8%. In 1996, that had increased to 1.1%. Recently, in the Australian Census of August 2001, the number of Buddhists had grown by 75% to 1.9% of the population. That is almost one in fifty Australians declaring themselves to be Buddhists. As the Christian religion declines in the West, Buddhism has become the fastest growing religion in Australia and many other developed countries.

 

That is good news and bad news. It is good news in that more Australians are benefiting from the world's most peaceful religion. It is bad news in that it means monks like me have to work so much harder with more disciples to look after!

 

I would now like to suggest why I think Buddhism is growing so well in the West. I will use the acronym PURE to summarize four key strategies that have helped extend the spread of Buddhism:

 

1. PRESENTATION – in ordinary language

 

2. USER FRIENDLY - inviting and accessible,

 

3. RELEVANT - concerned with everyday Problems

 

4. EXAMPLES - monks leading by example

 

1. PRESENTATION

 

If we want the wonderful Teachings of Buddhism to reach our modern generation, then it needs to be presented in a modern way. It is not the essence of the Dhamma that needs to be changed; it is the presentation that needs continual adjustment. The generations of tomorrow are not going to listen to boring monks droning on giving irrelevant sermons.

 

We all know that the Lord Buddha said to teach the Dhamma in ordinary language (e.g. Aranavibhanga Sutra). Let me give an example of what I think this means. Last century, Western priests and scholars dismissed Buddhism as pessimistic, saying that it only focuses on suffering. This was even repeated by Pope John Paul II in his controversial book on world religions. To avoid this misunderstanding one may rearrange the central Dhamma Teaching of the Four Noble Truths as Happiness (Dukkhanirodho); the Cause of Happiness (the Eight-Fold Path); the Absence of Happiness (Dukkha); and the Cause for the Absence of Happiness (Craving). This shifts the focus onto happiness.

 

This is a simple re-packaging of the Dhamma that retains the essence while being more attractive to modern audiences. It is justified by the Lord Buddha's statement that "Nirvana is the highest happiness" (Dhammapada 203, 204). When I present the Four Noble Truths in such a way, I find all generations listen and come back for more.

 

2. USER FRIENDLY

 

Presenting the Dharma in ordinary language is the first step to making Buddhism user friendly. However, I have found many cases of people, in the West and in the East, who want to learn about Buddhism but are too afraid to come into the temple or monastery because they are not familiar with the traditional customs, or even because they are scared of scowling monks! When Buddhist temples are more welcoming to their visitors, and more accommodating to newcomers, when the monks are more approachable, then the temple is user friendly.

 

In these modern times, though, people are so busy that they rarely have time to visit the temple. So the temple should go to the people with books, audiocassettes, CDs and, of course, the Internet. Our Buddhist Society of Western Australia has a large web-site that loads weekly spoken Dharma talks in English so that anyone, anywhere in the world can listen to Dhamma in the comfort of their own homes convenient to them. This has been highly successful with a large audience of regular disciples all over the world, with no need for expensive and extravagant buildings.

 

3. RELEVANT

 

Religions like Christianity are declining in the West because they are seen as irrelevant to most people's lives. Few are concerned about abstract philosophy, rituals with no apparent meaning, or with speculations that go against reason. However, they are very concerned about how to find more happiness amid the common problems of life.

 

I have found it easy to explain that keeping moral precepts raises one's average level of happiness, just as a rising tide lifts the average level of the sea. The result is that many of my audience keep the Five Precepts. It is also not difficult to illustrate that kindness to your colleagues, family and to yourself, brings much more comfort into your life. So my disciples become less angry and more forgiving. There is so much medical evidence to prove that traditional Buddhist meditation practices case de-stress of modern life and relieve so many other related problems. So the members of my temple are all keen meditators. These three central Buddhist trainings – morality, kindness and meditation – when framed in the context of personal growth in happiness, attract so many to Buddhism. They relate to what many people consider as important to them.

 

When we focus on what is relevant to ordinary people, then Buddhism becomes important to them. They might begin with interest in solving their worldly problems, but that soon leads to the Path that liberates one from all suffering.

 

4. EXAMPLES

 

All this means nothing to the modern generation without high quality leaders to provide the inspiration. The growth of Buddhism relies crucially on living examples of virtuous, compassionate, wise and peaceful monks. People of the 21st century are sceptical. They withhold their belief until they see some evidence that it will benefit them. Does Buddhism help? Does it really lead to virtue, compassion, contentment and freedom? They are looking at us monks for examples of where Buddhism leads, before they will follow. How can we expect to inspire the questioning modern generation when monks live in luxury, more wealthy that the common person, when we are slack in our precepts and know little of serenity? The Dhamma is spread mostly by example, much more powerfully than by any sermon.

 

As one well-educated Australian wrote in her recent book, before becoming a Buddhist she observed the monks in Perth for many months. When she saw that they were very frugal, kept their precepts, worked hard and were very happy, only then did she go for refuge and start calling herself a Buddhist. Actions speak louder than words.

 

So, for example, in Western Australia we have established monasteries for training Sangha leaders of both genders, what I call a 'monk factory' and a 'nun factory'. By putting many resources into training high quality Sangha leaders we will be ensuring the supply of high quality examples for the next generation.

 

These are some of the strategies that have worked in Australia to make Buddhism the fastest growing religion there. We do not need to change the message of the Lord Buddha, nor do we need to change the monastic rules. We may fulfil our duty to the Greatest Teacher, our Lord Buddha, and spread the delightful Dhamma throughout all parts of our modern world, by making Buddhism PURE. That is, Presented in ordinary language, User friendly, Relevant, and with us monks as the inspiring Examples.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/05/2015(Xem: 13905)
26/04/2021(Xem: 4335)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.