Đời sống của tôi không có bắt đầu hay chấm dứt

11/01/20164:07 SA(Xem: 7880)
Đời sống của tôi không có bắt đầu hay chấm dứt

ĐỜI SỐNG CỦA TÔI
KHÔNG CÓ BẮT ĐẦU HAY CHẤM DỨT
Đức Đạt Lai Lạt Ma | Tuệ Uyển chuyển ngữ

 

Dalai lama 232Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta. Đó là kinh nghiệm được liên hệ bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Ekman: khi ông bắt tay Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông nói rằng ông có cảm giác ông đang "chạm" lòng từ bi. Ông khám phá rằng sự ân cần có thể "sờ mó" được, và đời sống của ông đã được chuyển hóa bởi kinh nghiệm này.Quá khứ cá nhân của Ekman được đánh dấu bởi thời thơ ấu khó khăn, trang bị cho ông những cảm giác của sân hận và phẩn uất. Sau khi gặp gở Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông tìm thấy sức mạnh của sự tha thứ và không bao giờ phát sinh sân hận một lần nữa. Đã trở thành một người khác, ông tự hỏi về sự biến thái này. Ông đi đến kết luận rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể làm cho những người khác tốt lành hơn bởi vì trong phạm vi của sự thiền quán thường nhật, ngài cũng hoàn toàn tưới tẩm tâm thức của ngài trong từ ái và bi mẫn cho nên ngài có thể trao truyền những phẩm chất này một cách trực tiếp đến những  người khác.

Để gặp Tenzin Gyatso, Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, chúng ta đi đến bang Himachal Pradesh của Ấn Độ. Cũng được gọi là "Vùng đất của Chư Thiên", vùng này ở Tây Bắc Ấn Độ trải dài đến chân núi của dãy Hy Mã Lạp Sơn, những vùng mà đỉnh núi được bao phủ bởi tuyết trắng trong những tầng ở trên bình nguyên Kangra. Kangra một lần đã là thành phố của những đại vương (maharajas) và ngã tư của những nền văn hóa Ấn Độ - Moghul, Sikh, rồi Anh Quốc, và cuối cùngTây Tạng.

Về địa lý chúng taẤn Độ, nhưng về tâm linh chúng ta ở trong lãnh địa của Tây Tạng. Tại những không gian thông thường, thung lũng vang dội với lời kêu gọi sâu lắng từ những âm thanh của nghi lễ Tây Tạng: radong [kèn khổng lồ kêu như voi rống], gyaling [như kèn cổ truyền Việt Nam], và kangling [kèn làm từ một lóng xương ống]. Trong những nhạc cụ này, có thứ thường được làm từ những xương của một con bò bướu trẻ (Brahman), những tu sĩ trên Nóc Nhà Thế Giới đã trích ra những âm thanh uy nghiêm, cao vút để khai mở tâm thức đến những không gian thiêng liêngCầu nguyện có mặt ở mọi nơi, được thì thầm bởi những người hành hương tay lần chuỗi hạt, được chạm khắc trên những bức tường nhà, được in bằng mực đen trên những tấm vải vuông của bốn đại và cột vào những cột trụ. Gió thổi qua những mẫu tự thiêng liêng và mang chúng đi đến những không gian xa xôi rộng lớn, truyền đi những sự gia hộ đến tất cả chúng sanh mà nó chạm đến.

McLeod Ganj, Dharamshala
McLeod Ganj, Dharamshala

Khu cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma được xây dựng trên đỉnh một ngọn đồi nhìn khắp vùng McLeod Ganj. Đồi trạm này được đặt tên của một Thống đốc người Tô Cách Lan của bang Punjab, được sử dụng như trại nghĩ hè của những viên chức hoàng gia Anh Quốc; ngày nay nó đã trở thành một "tiểu Lhasa". Đó là ngôi nhà của hơn mười nghìn người - một phần tư là tăng ni - sống trong những tu viện được sơn màu đất vàng hay nâu đỏ và chen chúc nhau trên những chân đồi cao của rặng Dhauladhar. Nhiều khách sạn rải rác khắp vùng, vì mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới đến để viếng thăm thị trấn này với những con đường nhỏ và dốc của nó, họ đến để thấm nhuần những giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma ban bố trong Đại Cầu Nguyện Pháp Hội (Great Monlam), lễ hội của những lời cầu nguyện ngưỡng vọng bắt đầu ở Lhasa trong tháng đầu tiên của lịch Tây Tạng. Truyền thống đã được tiếp tục trong lưu vong, hấp dẫn không chỉ hàng trăm người viếng thăm Tây Tạng mà cả đến những người Âu châu, Úc châu, và Mỹ châu. Họ đến như những người hoặc là Phật tử hay quan sát viên tò mò, và đến với họ là những người Á châu từ Nhật Bản, Đại Hàn, Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai, Singapore, Hồng Công, và Đài Loan. Với việc phục hồi giới luật tu sĩ ở Mongolia và và những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Kalmykia, Buriatia, và Tuva, những nhóm từ Trung Á cũng đã đến hơn một thập niên qua để tỏ lòng tôn kính với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trên  khu cư trú vây quanh bởi những cây sồi, cây vân sam, và cây tuyết tùng Hy Mã Lạp Sơn với những bóng cây mảnh khảnh, tráng lệ, những con đại bàng trắng mõ vàng lượn vòng, cùng với những con diều và những con chim ăn thịt khác. Những con chim sải cánh từng đôi, một con đại bàng và một con quạ bay với nhau, tạo thành những vòng cung chớp nhoáng trên bầu trời, lên và xuống với vận tốc chóng mặt.

Đó là vào tháng Hai năm 2008, chỉ trước tết Tây Tạng, Losar, ngày đầu tiên của năm âm lịch. Vào sáng sớm, những tu sĩ Tây Tạng với áo quần sặc sở biểu diễn những điệu múa cham, nghi lễ nhằm mục đích xua tan những tiêu cực của năm cũ và để tránh những linh thức xấu ác. Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong khóa tu, chỉ cho phép một vài cuộc phỏng vấn. Một nhóm tu sĩ Mongolia tập họp trước chung quanh cửa ra vào khu vực biệt điện trong những y áo nghi lễ dệt bằng lụa thổ cẩm với trang sức bạc.

Theo lịch sử, những người mãnh liệt này đã bảo vệ Đức Đạt Lai Lạt Ma chống lại người Mãn Châu xâm nhập; những vị Khan - vua Mông Cổ - này đã thề bảo vệ chủ quyền của Nóc Nhà Thế Giới, người họ xem như lãnh đạo tinh thần của họ. Ở Mongolia ngày nay Phật Giáo đã hồi sinh, những chùa viện bị tàn phá trong những thập niên cộng sản đã được hồi phục. Nhưng chỉ có một phần năm dân số Mongolia là người Mông Cổ - đa số là người Hoa. Đây là hoàn cảnh mà Đức Đạt Lai Lạt Ma lo ngại cho quê hương của ngài. Tây Tạng trong thực tế bị sự tấn công dân số của người Hán và bị buộc đồng hóa.

Những người Mongolia đã phải đi ra, với đôi mắt đẫm lệ của họ, sau khi dâng cúng vị lãnh đạo tinh thần một kata, khăn choàng nghi lễ, được làm bằng lụa xanh và thêu tám biểu tượng cát tường. Vị thư ký riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Taklha, gọi tôi khi Đức Thánh Thiện ra dấu bằng đôi tay của  ngài, mời tôi đến với ngài mà không còn chuyện gì làm trong phòng phỏng vấn. Những cửa sổ màu hồng rộng mời bầu trời vô tận vào căn phòng dài được trang bị khiêm tốn, những bức tường phủ đầy những tranh thangka, những bức họa vải trình bày những hình ảnh của những bậc đại bi Giác Ngộ.

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về ngài trong riêng tư, cũng với sự vui vẻ, tự nhiên, giản dị như ở trên diễn đàn quốc tế. Sự vui tươi lây lan của ngài có thể nhanh chóng nhường cho nổi buồn khi những khổ đau của thế giới được đề cập: "Nhiều Đức Phật đã đến trong chúng ta, tuy thế loài người tiếp tục khổ đau. Đó là thực tế của cõi luân  hồi. Đó không phải là sự thất bại của chư Phật, nhưng là do con người không đem giáo huấn vào thực tập."

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, January 09, 2016

Trích từ quyển My Spiritual Journey của Đức Đạt Lai Lạt Ma 

Bài đọc thêm:
Cuộc Hành Trình Dharamsala (Bài 1) Bích Phụng

Những bài trước:
Cho đến hơi thở cuối cùng, tôi vẫn thực hành từ bi
Đời sống của tôi không có bắt đầu hay chấm dứt
Tôi hoan hỉ là con của những nông dân giản dị
Tôi không phải là một người đặc biệt
Ba chí nguyện của tôi trong đời sống

Bài đọc thêm:
Tiểu sử ngắn gọn về:
Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 (song ngữ)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :