Thư Viện Hoa Sen

Phần 2: Cuộc đờisự nghiệp của Tiến sĩ Ambedkar

25/05/20185:24 SA(Xem: 6184)
Phần 2: Cuộc đời và sự nghiệp của Tiến sĩ Ambedkar
Thích Trung Hữu
SỰ PHỤC HƯNG PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ & 
VAI TRÒ CỦA  TIẾN SĨ AMBEDKAR
Nhà Xuất Bản Phương Đông

Phần 2

CUỘC ĐỜISỰ NGHIỆP CỦA TIẾN SĨ AMBEDKAR

 

Tiến sĩ Bimrao Ramji Ambedkar sinh ngày 14 tháng 4 năm 1891 tại làng Ambavade, huyện Ratnagiri, bang Maharashtra miền Tây Ấn Độ. Ông thuộc tầng lớp “Tiện dân”, nhưng cả hai phía nội ngoại đều phục vụ trong quân đội của chính phủ thuộc địa Anh. Cha ông làm việc cho công ty Đông Ấn của Anh với tư cách là giáo viên, để dạy quân lính và con em của quân nhân. Ông có tổng cộng 14 người con, nhưng chỉ có 3 trai và 2 gái còn sống, và Ambedkar là người con út của gia đình. Chuyện kể rằng khi bà mẹ đang mang thai Ambedkar thì chú của Ambedkar, vốn là một du sĩ, tiên đoán rằng đứa trẻ sẽ là là một vĩ nhân và sẽ để lại dấu ấn không phai trong lịch sử

Bởi vì được sinh ra và lớn lên trong doanh trại quân đội, nơi cha ông đang làm việc, nên Ambedkar không hề ý thức gì về chế độ giai cấp cũng như bản thân là một Tiện dân. Một ngày nọ khi Ambedkar đi ra ngoài hớt tóc thì người thợ hớt tóc từ chối và nói với giọng khinh miệt rằng ông ta không thể cắt tóc cho một Tiện dân được, và đuổi Ambedkar đi. Đứa trẻ vô tội đã trở về nhà trong nước mắt. Chuyện cũng kể rằng một ngày nọ Ambedkar và anh trai đi đến Goregaon để gặp cha họ. Sau khi xuống ga xe lửa, họ thuê một chiếc xe bò để đi đến nơi họ muốn. Sau khi đi được một đoạn thì người đánh xe biết hai đứa trẻ thuộc tầng lớp Tiện dân nên đã lập tức dừng xe lại và túm họ quăng xuống đường. Do đó mà hai anh em đành phải đi bộ. Lúc đó là giữa trưa và trời rất nắng. Cái nắng mùa hè ở Ấn Độ thì phải biết, có khi lên đến 50 độ C. Hai anh em rất khát nước, nhưng không ai cho họ một giọt nước. Khi họ đến uống nước ở một cái giếng công cộng ven đường thì ngay lập tức bị đánh cho tơi tả vì họ bị cho là đã làm ô uế giếng nước do bản chất tiện dân của họ.

Do nhà nghèo nên gia đình Ambedkar phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác để kiếm sống. Mặc dù vậy, cha Ambedkar rất khuyết khích và tìm mọi cách để con cái được đi học.  Sau này Ambedkar có kể lại rằng có bữa ông chỉ quấn độc nhất một cái khố để đến trường. Không chỉ thế, Ambedkar còn phải đối diện với sự kỳ thị giai cấp bởi cả thầy giáo và những học sinh khác. Ở trường, các học sinh giai cấp Thủ đà lagiai cấp Tiện dân chỉ được ngồi ngoài hành lang của lớp học, và hầu như không có giáo viên nào để ý đến họ. Trong giờ giải lao, họ chỉ có thể nhìn học sinh khác chơi các trò chơi. Và khi họ muốn uống nước thì các học sinh khác rót nước vào trong tay họ chứ không cho họ đụng vào ly vì sợ ly bị dơ.

Thường thì những người giai cấp thấp không bao giờ dám chống lại giai cấp cao hơn, như đã đi vào trong máu của họ vậy. Tuy nhiên có khi Ambedkar cũng tỏ ra hết sức cứng cựa. Ví dụ có một thầy giáo nọ thường hay chế giễu Ambedkar rằng cậu ta sẽ làm gì với kiến thức học được, bởi vì dù có ra trường thì cũng có ai làm việc với một tiện dân đâu? Ambedkar nổi cáu trả lời rằng: “Thưa thầy, sẽ làm gì đó là chuyện của tôi, không cần thầy bận tâm. Nếu thầy còn tiếp tục sĩ nhục tôi nữa thì thầy sẽ thấy hậu quả”.  Ambedkar rất thích học môn Sanskrit, nhưng lại không được phép. Không ai chịu dạy Sanskrit cho một Tiện dân. Vì thế Ambedkar buộc phải học môn tiếng Ba Tư. Ấy vậy mà sau này Ambedkar lại là một chuyên gia về Sanskrit do tự học. Tuy nhiên Ambedkar không bao giờ quên được nỗi đau đó, và thấy rằng chế độ giai cấp là một vết nhơ của đạo Hindu cần phải xóa bỏ.

Tuy nhiên, cũng có một vài giáo viên rất thương Ambedkar. Chuyện kể rằng một ngày nọ Ambedkar đến trường trong tình trạng ướt như chuột lội do phải đi dưới trời mưa. Vị giáo viên thấy vậy liền bảo con ông đưa Ambedkar về nhà họ để thay đồ và cho ăn uống. Thầy giáo Mahadev Ambedkar cũng rất thương Ambedkar và đối xử với Ambedkar như con ruột, thường hay gọi Ambedkar đến ăn trưa với ông. Thật ra họ của Ambedkar là Ambavadekar (họ của giai cấp tiện dân), nhưng thầy giáo Mahadev Ambedkar đã đổi họ đứa bé theo họ của ông và ghi vào trong sổ học bạ. Không ngờ rằng cái tên Ambedkar sẽ trở nên nổi tiếng sau này và để lại dấu ấn đẹp đẽ trong lịch sử Ấn Độthế giới.  

Thật ra lúc nhỏ Ambedkar không phải là một đứa bé ngoan và chăm học. Dù thông minh nhưng Ambedkar lại ham chơi hơn học. Ambedkar chỉ học cầm chừng đủ để lên lớp, nhưng dành thời gian để làm đủ các trò nghịch ngợm. Vừa đi học về là Ambedkar quăng đại cập vào góc nhà rồi chạy đi chơi với mấy đứa trẻ cùng xóm. Đến nỗi mà mẹ của Ambedkar nhiều lần dọa đánh nhưng chưa bao giờ đánh vì quá thương Ambedkar. Khi Ambedkar lên 10 tuổi thì mẹ mất. Rồi cha ông bước bước nữa. Điều này làm cho Ambedkar hết sức bất mãn, nên tính chuyện bỏ nhà ra đi, sống một cuộc sống độc lập. Ambedkar thường hay nghe lỏm mấy chị mình nói với nhau rằng có nhiều đứa trẻ trong xóm tìm được việc làm ở Bombay, vì thế Ambedkar tính chuyện bỏ nhà đi Bombay. Ambedkar cần tiền cho vé tàu. Trong suốt ba ngày liền, Ambedkar tìm cách ăn cắp tiền của bà cô, cuối cùng thì Ambedkar cũng lấy được. Nhưng Ambedkar chỉ thấy có vài đồng xu trong túi áo của bà cô tội nghiệp. Ông cảm thấy hối hậnxấu hổ vô cùng, nên đã bỏ lại những đồng bạc đó vào chỗ cũ và thề rằng sẽ đấu tranh và đứng trên đôi chân của mình dù phải gặp hoàn cảnh khó khăn như thế nào. Cũng sau sự kiện đó, Ambedkar không còn lêu lỏng nữa mà cố gắng học, bởi vì chỉ có cách đó mới có thể kiếm được tiền bằng chính sức lao động của mình và có thể sống độc lập.

Năm 1905, Ambedkar học xong cấp hai. Để cho tiện việc học của đứa con thân yêu, cha Ambedkar đã chuyển gia đình lên Bombay để Ambedkar có điều kiện tốt hơn theo đuổi việc học. Tại Bombay, Ambedkar và anh trai ghi danh vào học ở Trường Trung học Maratha. Dù phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng Ambedkar cuối cùng vẫn tốt nghiệp cấp ba. Chẳng những thế mà còn đậu vào đại học với điểm thủ khoa. Có thể nói đây là trường hợp đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ có một học sinh thuộc giai cấp Tiện dân vào được đại học. Do đó mà một bữa tiệc được tổ chức để chúc mừng Ambedkar. Dự tiệc còn có một số lãnh đạohọc giảtư tưởng tiến bộ. Trong đó có thầy giáo K. A. Keluskar. Thầy Keluskar rất quý mến Ambedkar và thường cho Ambedkar mượn sách khi Ambedkar còn học trung học, Nhân dịp Ambedkar đậu đại học, thầy đã tặng Ambedkar cuốn Cuộc Đời Đức Phật, do chính ông viết. Đây là lần đầu tiên Ambedkar tiếp xúc với Phật giáo.

Theo phong tục thời bấy giờ, một thanh niên sau khi vào đại học thì phải lập gia đình,[1] và Ambedkar đã kết hôn với Rami cùng năm đó, năm 1908. Tuy nhiên học được một năm thì gia đình Ambedkar không còn đủ sức lo cho ông ăn học nữa. Cũng may là nhờ thầy Keluskar tiến cử Ambedkar với Tiểu vương của vùng Baroda và vị Tiểu vương đã cấp cho Ambedkar một ít học bổng đủ để cho ông trang trải cho việc học.[2] Sau khi tốt nghiệp đại học vào tháng 1 năm 1913, Ambedkar đã đến Baroda để làm việc cho Tiểu vương như một cách để trả ơn Tiểu vương đã giúp đỡ ông trước đây. Thật chẳng may, chỉ hai tuần sau đó thì Ambedkar nhận được tin cha ông sắp qua đời. Ambedkar đã vội vả trở về và kịp nhìn cha lần cuối trước khi nhắm mắt. Cha ông đã nắm tay đứa con yêu dấu và trút hơi thở cuối cùng trong mãn nguyện.

Cũng năm đó, Tiểu vương Baroda có chương trình tài trợ cho những sinh viên xuất sắc đi du học nước ngoài. Ambedkar nộp đơn và được Tiểu vương chấp nhận ngay lập tức. Vào tuần thứ ba của tháng 7 năm 1913, Ambedkar rời Ấn Độ đi New York trong tâm trạng vô cùng phấn chấn vì đã thoát khỏi sự kỳ thị giai cấp để đến với vùng đất tự do. Năm 1915, Ambedkar học xong thạc sĩ với luận văn Ngành Thương Mại Ấn Độ Cổ. Năm 1917, Ambedkar bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với chủ đề Lợi Tức Quốc Gia Của Ấn Độ, Cái Nhìn Lịch Sử Và Phân Tích, tại Trường Đại học Columbia. Luận án này sau đó được Ambedkar mở rộng và xuất bản với cái tên Sự Phát Triển Của Ngành Tài Chính Ấn Độ, kèm theo lời tri ân đối với Tiểu vương vùng Baroda đã tài trợ ông hoàn thành việc học. Ngoài ra ông cũng tham dự hội thảo khoa học tại Trường với chủ đề Giai CấpẤn Độ, Cơ Chế, Nguồn Gốc Và Phát Triển. Tranh thủ thời gian được cấp học bổng vẫn còn, Ambedkar đi Luân Đôn để học thạc sĩ tại một trường đại học danh giá của Anh là trường Đại học Khoa Học Chính Trị Và Kinh Tế. Rồi Ambedkar đi đến Đức để học về Luật. Tuy nhiên, khi chương trình học chưa hoàn thành thì hết học bổng, ông buộc lòng phải trở về nước.

Ambedkar về tới Ấn Độ vào ngày 21 tháng 8 năm 1917. Và theo hợp đồng, ông phải làm việc cho Tiểu vương ở Baroda. Tuy nhiên, khi vừa đặt chân lại Ấn Độ thì Ambedkar đối diện ngay với sự kỳ thị giai cấp. Tiểu vương sai người đến ga tàu đón Ambedkar nhưng không ai buồn đi rước một Tiện dân dù lúc đó Ambedkar đã là một học giả hàng đầu ở Ấn Độ. Tại Baroda, Ambedkar được chỉ định làm Chánh thư ký Văn phòng chính phủ. Tiểu vương nói rằng đây chỉ là thời gian tập sự, sau này sẽ giao ông làm Bộ trưởng Tài chính. Ấy vậy mà, tại văn phòng làm việc, không có nhân viên nào hợp tác với ông. Họ phàn nàn rằng phải làm việc dưới quyền của một Tiện dân là một điều sỉ nhục đối với họ. Thậm chí nhân viên tạp vụ khi bưng nước cho ông cũng không thèm đưa tận tay mà chỉ để xuống bàn với thái độ khinh bỉ. Những trải nghiệm này làm cho Ambedkar vô cùng căm phẫn đối với chế độ giai cấp. Bởi vì một người có học thức như ông mà còn bị kỳ thị như thế huống là những tiện dân thất học khác. Ông đã trình sự việc lên Tiểu vương, nhưng cũng không ai làm được gì. Cuối cùng Ambedkar phải rời Baroda sau ba tháng phục vụ.

Rời khỏi Baroda, Ambedkar trở về Bombay. Để có tiền sinh sống, ông phải làm nghề gia sư, dạy kèm cho một số học sinh, sinh viên. Sau đó mở văn phòng tư vấn về đầu tư chứng khoáng. Lúc đầu công việc làm ăn rất tốt. Nhưng sau đó người ta phát hiện ra ông là một Tiện dân cho nên không ai đến nhờ ông nữa, buộc ông phải đóng cửa văn phòng. Trong thời gian này, Ambedkar viết sách để bán kiếm tiền, và xin một chân dạy ở Trường Cao đẳng Sydenham. Tại trường, Ambedkar cũng bị kỳ thị. Các giáo viên khác không cho ông dùng nước mà đáng lẽ dành cho tất cả giáo viên. Ấy vậy mà ông lại là một giáo viên tài ba, thu hút cả sinh viên ở các khoa khác đến nghe.

Cũng trong thời gian này có một số phong trào chống lại chế độ giai cấp, đòi cải thiện đời sống cho những người thuộc giai cấp thấp và Tiện dân. Và Ambedkar tích cực tham gia những phong trào này. Năm 1919, ông có dịp tiếp xúc với Chhatrapati Shahu, Tiểu vương xứ Kolhapur, một người có tư tưởng tiến bộ. Với sự tài trợ của Tiểu vương, Ambedkar thành lập bán nguyệt san Lãnh đạo của người câm, để nói lên tiếng nói của giai cấp thấp cũng như đòi quyền bình đẳng cho họ. Viết trong số đầu tiên của Tạp chí, Ambedkar đã tố cáo xã hội Hindu[3] như một ngôi nhà của sự bất bình đẳng mà không có cửa để ra vào. Người ta chết trong ngôi nhà nơi mà người ta đã sinh ra. Ông viết rằng Ấn Độ muốn trở thành một đất nước hùng mạnh thì cần phải xóa bỏ chế độ giai cấpđảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả người dân. Năm 1920, Ambedkar tổ chức hội nghị Tiện dân toàn Ấn Độ tại Nagpur, kêu gọi họ đứng lên chống lại sự bất bình đẳngcố gắng không phụ thuộc vào giai cấp trên.

Tuy nhiên, lúc này ông chưa đi sâu vào các phong trào xã hội bởi vì ông còn muốn trở qua Anh để tiếp tục việc học còn dang dở (trước đây ông đang học thạc sĩ ở Trường Đại học Chính trị và Kinh tế Luân Đôn thì hết học bổng). Đến năm 1920, khi cảm thấy đã đủ điều kiện tài chính, Ambedkar liền đi Luân Đôn. Tại đây, Ambedkar vừa học để bảo vệ luận án tiến sĩ tại trường Đại học Kinh tế Luân Đôn, vừa ghi danh vào Trường Gray’s Inn để học nghành Luật sư. Trước đây Ambedkar đi học bằng học bổng của tiểu vương xứ Baroda, giờ thì hoàn tòan tự túc nên hết sức khó khăn. Tuy vậy ông cũng không quên quan tâm người vợ ở quê nhà. Ông viết thư bảo vợ ông rằng nếu quá khó khăn thì cứ bán hết đồ trang sức. Khi nào về nước ông sẽ mua lại đền cho. Năm 1921, Ambedkar hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học với chủ đề Sự Phân Cấp Tài Chính Của Chính Phủ Ấn - Anh.[4] Năm 1923, Ambedkar hoàn thành luận án tiến sĩ với chủ đề Vấn Đề Đồng Rupee: Nguyên NhânGiải Pháp. Như vậy, Ambedkar bây giờ là một luật sư và là một nhà kinh tế học với hai bằng tiến sĩ ở hai đại học danh tiếng ở Mỹ và Anh. Một mức độ giáo dục có thể coi là vượt xa những người Ấn Độ đương thời.

Tiến sĩ Ambedkar về nước và hành nghề luật sư. Nhưng không thành công vì không có khách hàng nào muốn làm việc với một Tiện dân. Do đó ông nhận ra rằng chế độ giai cấp thật sự là một thảm họa mà trong đó những người thuộc giai cấp thấp là những nạn nhân. Vì vậy ông quyết định cống hiến cuộc đời mình cho việc đấu tranh xóa bỏ chế độ giai cấpẤn Độ. Không chỉ riêng Ambedkar mà một số nhà cải cách Ấn Độ khác cũng thấy được tính bất công và không phù hợp của chế độ giai cấp. Cho nên họ đã làm một số việc để cải thiện phần nào đời sống của những người ở giai cấp thấp.

Về phần mình, Ambedkar đã tổ chức nhiều hội nghị cũng như thành lập nhiều tổ chức để giúp đỡ và đấu tranh cho họ. Ví như ông kêu gọi và hướng dẫn họ đấu tranh để được sử dụng nguồn nước ở các giếng nước công cộng, được vào các đền thờ làm lễ. Một trong những biểu hiện đỉnh cao của cuộc đấu tranh là việc họ đốt Bộ luật Manu mà họ coi là biểu hiện của sự bất công, mà qua hàng thế kỷ cuộc sống của họ còn thua loài vật.[5]  Có thể nói đây là một sự thách thức đối với cộng đồng Hindu nói chung, nhưng lại là một sự cổ vũ đối với tầng lớp Tiện dân. Dù rằng những đấu tranh của họ luôn bị đàn áp, nhưng đây là lần dầu tiên trong lịch sử hàng trăm năm của Ấn Độ, họ dám đứng lên chống lại chế độ giai cấp và đòi quyền lợi cho mình một cách quyết liệt như vậy.

Từ năm 1930 đến 1932, Ambedkar tham dự ba hội nghị bàn tròn ở Luân Đôn. Đây là hội nghị giữa chính phủ Anh và các nhà lãnh đạo Ấn Độ để bàn về việc trao trả độc lập lại cho Ấn Độ. Tại hội nghị này, Ambedkar đã trình bày trước các đại biểu tình trạng của giai cấp thấp ở Ấn Độ và kêu gọi chính phủ Anh đồng ý cho những người thuộc giai cấp thấp và Tiện dânđại biểu riêng trong các cuộc bầu cử cũng như họ có quyền bỏ phiếu cho đại biểu của họ chứ không phải chỉ là một bộ phận của đảng Quốc Đại Ấn Độ, tức là đảng của những người Hindu giai cấp cao. Chính phủ Anh tán thành ý kiến của Ambedkar. Tuy nhiên, ngài Gandhi lại cực lực phản đối, vì cho rằng như vậy sẽ làm cho đạo Hindu yếu đi. Sau khi thuyết phục chính quyền Anh không được, Gandhi đã tuyên bố tuyệt thực cho đến chết để phản đối.

Lúc đầu Ambedkar cũng kiên trì quan điểm của mình, nói rằng đấu tranh cho tầng lớp Tiện dânnhiệm vụ của ông, và đây cũng là cơ hội để những người cùng đinh thay đổi số phận họ. Tuy nhiên khi đi gặp Gandhi tại nơi Gandhi đang tuyệt thực, Gandhi đã thuyết phục Ambedkar rằng đạo Hindu sẽ thay đổi, và xin Ambedkar cho những người Hindu cơ hội để họ chuộc tội. Gandhi hứa rằng trong năm năm sẽ có sự thay đổi hoàn toàn. “Năm năm hay mạng sống của tôi”, Gandhi khẩn khoản. Trước tình cảnh đó, Ambedkar không biết làm gì hơn là đành phải chấp nhận từ bỏ việc bầu cử riêng cho tầng lớp Tiện dân. Hơn nữa, Ambedkar cũng sợ rằng nếu Gandhi mà chết do tuyệt thực thì những người Hindu sẽ không để yên cho ông và tầng lớp Tiện dân.

Sau bao năm đấu tranh đòi quyền bình đẳng nhưng không đạt được kết quả như mong muốn. Cái mà Ambedkar đòi hỏi cho giai cấp Tiện dân là quyền bình đẳng chứ không phải cầu xin sự ban ơn từ giai cấp trên. Cho nên năm 1933, ông đã từ chối lời mời của Gandhi kêu gọi ủng hộ một chương trình nhằm cải thiện đời sống của Tiện dân. Ambedkar đã khẳng khái nói rằng: “Tôi phải hỏi những người Hindu rằng họ đã làm gì để xóa bỏ sự phân biệt thấp cao, chứ không phải chỉ là những xoa dịu tạm thời, những việc làm từ thiện. Nếu không, tôi phải nói lời tạm biệt với đạo Hindu”. Năm 1935, ngày 27 tháng 5, vợ Ambedkar qua đời. Trước đó bà có ước nguyện được đi đến làm lễ ở đền thờ Pandhapur, nhưng Ambedkar không cho. Bởi vì ông biết rằng dù có đến đó thì những người giữ đền cũng không cho họ vào. Ông hứa với vợ rằng sau này ông sẽ xây dựng một Pandhapur khác mà tất cả mọi người đều được phép vào. Thế là vợ ông mất khi chưa hoàn thành tâm nguyện. Điều này càng làm cho ông phẫn uất với đạo Hindu, và quyết định cải đạo.

Cái gì đến rồi cũng phải đến. Ngày 13 tháng 10 năm 1935, Ambedkar chính thức tuyên bố trước mười ngàn Tiện dân có mặt tại hội nghị ở Yeola rằng ông sẽ cải đạo:

Chúng ta đã cố gắng làm mọi thứ để được bình đẳng nhưng đã hoài công vô ích. Đạo Hindu không có chỗ cho bình đẳng. Chỉ có cách cải đạo mới cải thiện được tình cảnh của chúng ta. Cải đạo là cách duy nhất để giải thoát… Riêng bản thân tôi, thật không may sinh ra là một người Hindu, điều đó tôi không làm gì được. Nhưng trong khả năng của tôi, tôi trịnh trọng tuyên bố rằng, tôi sẽ không sống và chết với tư cách là một người Hindu.[6]

Từ khi tuyên bố bỏ đạo Hindu, Ambedkar một mặt vẫn tham gia hoạt động chính trị và xã hội, một mặt không ngừng nghiên cứu các tôn giáo để chọn cho mình và những Tiện dân khác một tôn giáo phù hợp. Sau khi Ấn Độ độc lập năm 1947, Ambedkar được Thủ tướng Nehru cử làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Và là Chủ tịch Hội đồng biên soạn bộ Hiến pháp đầu tiên của Ấn Độ. Năm 1951, do thất vọng với chính phủ Nehru nên Ambedar đã đệ đơn từ chức sau khi hoàn thành bộ Hiến pháp vĩ đại. Cũng có thể ông từ chức để tập trung vô vấn đề quan trọng hơn, đó là chuẩn bị để quy y Tam bảo

Quả thật, ngay sau khi từ chức, Ambedkar đã thực hiện nhiều chương trình tôn giáo. Năm 1949 ông tham dự Hội nghị Phật giáo quốc tế ở Nepal trong đó ông đã đọc bài tham luận Phật GiáoChủ Nghĩa Mác. Tháng 10 năm 1950, ông tham dự hội nghị Phật giáo quốc tế ở Tích Lan. Tháng 7 năm 1951 thành lập Tăng Già Phật Giáo Ấn Độ. Năm 1954 tham dự Hội Liên hữu Phật giáo thế giới lần thứ 3 tại Miến Điện. Đồng thời, Ambedkar cũng biên soạn nhiều công trình Phật pháp như Đức PhậtPhật Pháp, Tiến Bộ Và Phản Tiến BộẤn Độ, Đức Phật Và Karl Marx, Tại Sao Tôi Thích Phật Giáo… Năm 1956 là kỷ niệm 2.500 năm Đức Phật đản sinh, Ambedkar tuyên bố rằng ông sẽ quy y Tam bảo vào tháng Mười năm đó.

Ngày 14 tháng 10 năm 1956, Ambedkar cùng với vợ (người vợ thứ hai) và khoảng năm trăm ngàn người thuộc giai cấp thấp và Tiện dân đã chính thức quy y Tam bảo dưới sự chủ trì của trưởng lão Chandramani và bốn tỳ kheo khác.[7] Sau khi quy y xong, Ambedkar liền phát biểu rằng: “Bằng việc từ bỏ tôn giáo cũ và quy y Tam bảo, hôm nay tôi như được tái sinh. Sự quy y hôm nay đã làm tôi hết sức hài lònghạnh phúc không thể tưởng tượng. Tôi cảm thấy rằng mình như vừa được giải thoát từ địa ngục vậy. Từ nay tôi không còn thờ các vị thần đạo Hindu nữa mà thực hành theo Chánh pháp. Tôi sẽ sống theo Bát chánh đạoĐức Phật đã dạy. Phật giáo là một tôn giáo chân chính và tôi sẽ hướng cuộc đời mình dưới sự chỉ dẫn của từ bi, trí tuệlẽ phải.”[8]

Một tháng sau khi quy y Tam bảo, Ambedkar lại đi dự Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ tư ở Nepal. Sau khi trở về, sức khỏe của ông ngày càng kém đi. Điều này làm cho ông hết sức không vui khi ông nghĩ đến những “đệ tử” của ông, những người mới vừa cải đạo sang Phật giáo. Nếu ông mất đi thì ai sẽ tiếp tục hướng dẫn họ. Nanak Chantu, người thư ký thân cận Ambedkar suốt 14 năm cuối đời ông, kể lại rằng trong những tháng cuối đời, Ambedkar thường lau nước mắt khi ngồi trầm ngâm một mình. Và một sáng nọ, khi vợ ông vào gọi ông dậy thì thấy ông đã không còn thở nữa. Ông đã trút hơi thở cuối cùng vào sáng sớm ngày 6 tháng 12 năm 1956 trong khi đang ngủ.

Thủ tướng Nehru và các nhà lãnh đạo khác đã đến chia buồn cùng gia đình, trong khi hàng ngàn người dân tập hợp xung quanh nhà ông để đảnh lễ ông lần cuối. Thi thể của ông được đưa bằng máy bay về nhà ông ở Bombay. Tất cả các xí nghiệp và trường học ở Bombay và vùng phụ cận đều đóng cửa để chịu tang ông. Đám tang của Ambedkar được tiến hành theo nghi lễ Phật giáo. Đúng 7 giờ rưỡi chiều ngày 7 tháng 12, Yashwantrao Ambedkar con trai ông đã châm lửa dàn thiêu. Hơn 100 ngàn người đã quy y Tam bảo tại giàn thiêu để tỏ lòng tôn kính đối với ông, người đã suốt cuộc đời đấu tranh cho giai cấp cùng đinh Ấn Độ.



[1] Hiện nay cũng vậy. Nhiều sinh viên Ấn kết hôn rồi mà vẫn đi học bình thường.

[2] Tiểu vương là vị thống lãnh ở một vùng nào đó. Trước khi độc lập năm 1947 thì Ấn Độ có khoảng 600 tiểu vương như thế.

[3] Ấn Độ có nhiều tôn giáo, nhưng đạo Hindu là tôn giáo chính, chi phối gần như toàn thể xã hội, ảnh hưởng đến các tôn giáo khác.

[4] Chính phủ Anh ở Ấn Độ.

[5] Một trong những vần thơ được sáng tác bởi chính những Tiện dân như sau:

Làm thế nào chúng ta có thể sống trên đất nước này

Đất nước này chưa bao giờ là đất mẹ yêu thương của chúng ta

Khi mà những gì chúng ta nhận được

Còn thua cuộc sống của chó và mèo.

[6] D. L. Ramteke, Revival of Buddhism in Modern India, New Delhi: Deep and Deep Publications, 1983, pp. 121-2

[7] Trưởng lão Chandramani là Chủ tịch Hội Phật giáo Nepal nhưng thường xuyên sống ở Kushinagar, Ấn Độ, lúc đó đã 79 tuổi. Bốn tỳ kheo kia là người Miến Điện.

[8] D. C. Ahir, Buddhism and Ambedkar, Delhi: B. R. Publishing Corporation, 2004: 92.

Tạo bài viết
14/05/2015(Xem: 14823)
26/04/2021(Xem: 5137)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: