Thư Viện Hoa Sen

Afghanistan – Phật Quốc ngày xưa và bài học chiêm nghiệm về Vô Thường cho ngày nay

24/11/20183:07 CH(Xem: 22367)
Afghanistan – Phật Quốc ngày xưa và bài học chiêm nghiệm về Vô Thường cho ngày nay

AFGHANISTAN – PHẬT QUỐC NGÀY XƯA
và bài học chiêm nghiệm về Vô Thường cho ngày nay
Thích Nữ Giác Anh

  

Afghanistan ngày nayAfghanistan thuộc vùng Trung Á, hiện nay là Cộng Hòa Hồi Giáo Afghanistan, thủ đô là Kabul, điều hành theo chế độ Tổng Thống. Láng giềng sát bên phải, từ phía đông xuống phía Nam là nước Pakistan. Phía Tây sát biên giới các nước Iran, Turkmenistan, Uzbekistan, và giáp biên giới phía Bắc là Tajikista. Xa xa viễn đông Bắc là Trung Hoa. Xa xa viễn đông Nam là Ấn Độ, xa xa về phía Tây Bắc qua Thổ Nhĩ Kỳ rồi đến Hy Lạp, xuống phía Tây Nam xa là các nước khối Trung Đông. Vì vị trí của Afghanistan là trung tâm nối liền giữa các quốc gia từ bờ Đông qua bờ Tây như thế, nên từ 2000 năm trước, vùng đất này đã là một trong những trung tâm sầm uất trên con đường tơ lụa nổi tiếng.

Hiện nay (2017), từ Sydney muốn đi Kabul, khoảng cách 11,000 km, các chuyến bay phải stop over ít nhất một trạm, hoặc ngừng ở Dubai nếu đi hãng Emirates, hoặc ngừng ở Dubai và New Delhi nếu bay với hãng Qantas của Úc. Tổng cộng mất ít nhất 21 tiếng đồng hồ trở lên. Nhưng vẫn gần hơn từ Sydney đi Luân Đôn hoặc các nước Âu Châu khác, đường dài đến 17,000 km, mất trên 23 giờ bay.

Các thương gia thời xưa buôn bán hàng hóa từ Trung Hoa qua tận Âu Châu. Lúc đầu, chủ yếu là buôn bán vải vóc, tơ lụa… nên sau này, con đường thương mãi đó, lấy luôn tên là con đường tơ lụa The Silk Road. Người Trung Hoa sản suất tơ lụa từ rất sớm, vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, nên con đường thông thương này cũng dần dần bắt đầu từ lúc đó. The Silk Road bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh, Tây An – Trung Quốc, sau đó qua Mongolia, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải Mediterranean Sea và đến tận châu Âu. Con đường này cũng dẫn đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài 6,437 km. Phương tiện giao thông ngày xưa là đi bộ, ngựa, lừa, lạc đà… Có nhiều nơi phải qua biển thì dùng thuyền. Các nhà khảo cổ cho biết, con đường này chính thức hoạt động từ năm 120 trước Tây lịch, cho đến năm 1450 mới ngừng sử dụng. Một con đường dài gần 6,500 km, hoạt động gần 1,570 năm, quả thật trên thế giới đâu có  con đường nào có chiều dài và tuổi thọ cao như thế !

Chính vì vị trí trung tâm quá tốt của Afghanistan, nên thời nào, các nước mạnh cũng đều muốn đến chiếm vùng đất đó. Vậy mới thấy Phật dạy quá đúng, trên thế gian này, không có cái gì tốt mà thật sự tốt!

Từ trước Tây lịch đến nay, Afghanistan từng nhiều lần bị xâm lượcchinh phục. Từ đế quốc Ba Tư Bactria, đến Hy Lạp vua Alexandros đại đế, vua xứ Ấn Độ, người Ả rập Hồi giáo, người Turk, du mục Mông cổ… Gần đây, vào thế kỷ 19, có thời gian Afghanistan là thuộc địa của Anh. Sau đó Nga đến chiếm, và bây giờ là Hoa Kỳ và các nước khối NATO đang trợ giúp phần chính củng cố lại đất nước sau chiến tranh với Taliban.

Phật Giáo tại Afghanistan ngày xưa

Theo kinh điển Pali Nam Truyền, có ghi lại câu chuyện về hai thương nhân, tên Tapassu Đế Lê Phú Bà và Bhallika Bạt Lê Ca, từ xứ Bactria tìm đến viếng đức Phật và đã trở thành 2 đệ tử tại gia đầu tiên. Xứ Bactria là một phần phía Bắc Afghanistan ngày nay.

Trong sử Phật Giáo ghi rõ, có hai vị thương nhân dẫn đoàn người buôn từ Bactria - Afghanistan qua Ấn Độ mua bán hàng hóa. Trên đường từ Ấn Độ trở về, ngang qua vùng Bồ Đề Đạo Tràng, lúc đó Đức Thế Tôn cũng vừa chứng đạo vào tuần thứ ba. Quá sửng sốtvui mừng được diện kiến một bậc phi phàm như Đức Phật, hai vị cư sĩ này cung kính dâng lên cúng dường Ngài bánh đập và mật ong. Đức Phật giảng cho hai ông nghe một thời pháp ngắn, và họ đã xin quy y với Ngài.

Lễ truyền giới quy y đầu tiên lúc đó chỉ có nhị bảo: Quy y PhậtQuy y Pháp, vì lúc ấy chưa có chư Tăng. Đức Phật tặng cho họ vài sợi tóc đem về quê hương làm kỷ niệm. Đối với hai thương nhân này, xá lợi tóc của Phật quí báu hơn bất cứ vật báu nào trên thế gian. Lúc về xứ, họ đã xây nhiều đền đài thờ Phật và thờ xá lợi. Có thuyết cho rằng, sau này một trong 2 doanh nhân trở thành Phật tử thuần thành, còn vị kia xuất giađắc quả A la hán. Xá lợi tóc đó, theo thời gian lưu chuyển, hiện nay đang được thờ tại tại chùa Vàng Schwedagon gần Rangoon, Miến Điện và 2 sợi tóc khác thờ tại một hòn đá thiêng ở Kyaitiyo, cách Rangon chừng 200 cây số. Như vậy, hai vị đệ tử cư sĩ tại gia đầu tiên của Đức Thế Tôn là 2 doanh nhân business man, người Afghanistan vậy.

Cho đến hơn 1,000 năm, sau khi Phật nhập diệt, Ngài Huyền Trang (602-664), theo con đường The Silk Road đi bộ đi từ Trung Hoa qua Ấn Độ thỉnh Kinh. Trên đường đi, Ngài cũng đi ngang qua Bactria - Afghanistan, Ngài thấy nơi đây đã là một trung tâm Phật Giáo hưng thịnh. Hưng thịnh hơn nhiều lần so với nước Pakistan vừa mới đi qua.

Lộ trình Ngài Huyền Trang đi bộ từ Trường An (thành phố Tây An – Trung Quốc bây giờ), băng qua Vạn lý trường thành The Great Wall, qua Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan, qua Afghanistan, đến Pakistan, rồi xuống vào Ấn Độ. Ngài bắt đầu đi từ năm 629, lúc đó Ngài 27 tuổi. Ngài về lại quê hương năm 645, Ngài 43 tuổi. Chuyến thỉnh Kinh của Pháp sư Huyền Trang thời gian bộ hành vừa đi và về trong vòng 16 năm, qua 16,000 km đường bộ, đem về vô số kinh điển cho Phật Giáo Trung Hoa. Sau chuyến Tây du, về lại Trường An, Ngài Huyền Trang cùng đại Tăng ra sức phiên dịch Kinh điển từ tiếng Ấn sang tiếng Hoa, ròng rã 19 năm. Ngài thị tịch vào năm 62 tuổi.

Theo bút ký Ngài Huyền Trang kể lại, vào khoảng năm 629 – 630, tức hơn một năm sau ngày khởi hành, Ngài đã đến Đại Hạ, Trung Á. Đại Hạ tức là vùng Bactria, biên giới phía Bắc Afghanistan bây giờ. Đây là một trung tâm Phật giáo rất sung thạnh thời đó. Bactria sau này đổi tên là Balkh. Khi Ngài đến, Balkh đã là một thành phố Phật Giáo rất văn minhgiàu có.

Ngài Huyền Trang ở lại trong một tu viện lớn nhất vùng đó, tu viện tên là Nava Vihara. Nava Vihara vừa là ngôi chùa, vừa là trung tâm nghiên cứu Phật Giáo, được sánh ngang với Đại Học Phật Giáo Nalanda của Ấn Độ thời bấy giờ. Ngài nghỉ lại đây một tháng. Ngài kể, đây là ngôi chùa lớn nhất và đẹp nhất trong suốt quá trình hành hương của Ngài. Suốt một tháng đó, Ngài vừa nghỉ ngơi, thuyết phápđảnh lễ xá lợi Phật.

Sở dĩ, vùng Balkh này hưng thạnh vì có một thời, Balkh là một trung tâm dừng chân của Alexandre Đại Đế vào những năm 329-327 trước Công nguyên. Khi Ngài Huyền Trang đến vùng Balkh này, Phật Giáo đã chính thức có mặt ở đây hơn 900 năm rồi. Nếu không kể hai vị thương nhân đệ tử Phật đầu tiên từ thời Phật tại thế, Phật Giáo cũng đã chính thức truyền vào Afghanistan từ những năm 305 trước Công nguyên. Thời kỳ này, các vua Hy Lạp bang giao với vua Ấn Độ, cùng giới thiệu văn hóa, nghệ thuật và kiến trúc đặc trưng kiểu Hy Lạp - Ấn Độ vào nước Afghanistan này. Ngày nay, các nhà khảo cổ đã tìm được những tranh vẽ về Đức Phật mang phong cách Hy Lạp, bắt nguồn từ đây.

Cũng vào thời gian vài trăm năm trước Công nguyên, Bái Hỏa Giáo (Zoroastrian) là tôn giáo bản địa của vùng Afghanistan này, tôn giáo này thờ Lửa. Vì thế, thỉnh thoảng chúng ta thấy tranh ảnh Phật Giáo, có dấu tích hay hình ảnh của Lửa, được xem là bắt nguồn từ sự trao đổi văn hóa giữa Phật GiáoBái Hỏa Giáo xảy ra tại Afghanistan thời kỳ này.

Sau đó, đến thời Vua A Dục (304 – 232 BC), Phật Giáo được thăng hoa dưới sự hoằng truyền của A Dục Vương. Sau vua A Dục, những vị vua tiếp theo của Afghanistan cũng là Phật tử, nên Phật Giáo càng phát triển hưng thạnh. Trong đó có vua Menander đệ I, tiếng Pali là vua Milinda, cai trị từ năm 165-135 trước Công nguyên. Vua Milinda, nổi  tiếng là một Phật tử thuần thànhthậm thâm kinh điển. Vua thường cung thỉnh chư Tăng vào triều thuyết giảng, xây dựng đất nước theo tinh thần Phật Giáo.

Nền kinh tế và văn hóa Afghanistan dưới thời Vua Milinda rất sung túcphong phú, có nét tương đồng như Phật Giáo dưới thời Lý, Trần của Việt Nam ta vậy. Lòng mộ đạo của Vua rất thâm sâu. Vua đã không ngại cung thỉnh các bậc cao Tăng đến xứ mình để hoằng truyền giáo pháp. Đặc biệt trong số đó, Vua Milinda đã cung thỉnh được tổ sư Long Thọ từ phía Nam Ấn Độ sang. Có những lúc, Đức vua còn thỉnh Tổ sư lâm triều để có nhân duyên học đạo riêng. Cuộc hỏi đạo đó được sao chép lại dưới dạng bản Kinh “Milinda vấn đạo” (còn gọi Na Tiên Tỳ Kheo Kinh) nổi tiếng trong tạng Kinh tạng ngày nay.

Sau thời kỳ vua Milinda, từ miền Bắc, chư Tăng theo đoàn thương buôn, trên con đường tơ lụa đi xuống xa hơn để hoằng pháp. Từ đó nhân duyên Phật Pháp được lan rộng xuống phương Nam. Từ thế kỷ thứ hai sau công nguyên trở đi, thương nhânchư Tăng thường dừng lại nghỉ ngơi tại thung lũng bình yên, cảnh trí tuyệt đẹp của Bamiyan. Bamiyan là vùng đồng bằng thung lũng cách thủ đô Kabul bây giờ 246 km về phía Tây. Theo nhân duyên, Bamiyan dần dần đã trở thành một trung tâm Phật Giáo lớn thứ hai của Afghanistan sau Balkh.

Đến thế kỷ thứ tư, thứ năm, nơi đây xuất hiện nhiều bậc Luận sư, Tổ sư nổi tiếng trong Phật Giáo. Các nhà khảo cổ đang có thêm chi tiết về xuất xứ của Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa là Ngài Bồ Đề Đạt Ma. Các sách Phật Giáo Trung Hoa cho rằng, có thể Ngài sinh khoảng năm 470, thị tịch vào năm 543 sau Công nguyên. Ngài đến Trung Hoa từ phương Tây, có thể đến từ Nam Ấn hoặc các nước vùng Trung Á. Mặc dù niên đại chính xác cũng như nơi sinh của Tổ đến nay vẫn chưa được chính thức tuyên bố, tuy nhiên, ngày càng nhiều minh chứng xác minh Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã đến từ vùng Bamiyan này.

Hai tượng Phật vĩ đại nổi tiếng được khắc vào đá cũng ở vùng Bamiyan – Afghanistan. Tính từ khi Đức Phật nhập diệt cho đến 900 năm sau, hai tượng Phật này được xem là hai pho tượng cao nhất thế giới. Thời điểm chư Tăng và quí vị cưPhật tử tạc pho tượng nhỏ, cao 38m, là vào năm 506. Nhưng theo tài liệu khảo cổ của Afghanistan, có thể tượng được khắc vào khoảng thế kỷ thứ hai, thứ ba sau công nguyên.

Vào năm 554, một pho tượng khác cao hơn - 53m - cũng đã được chư TăngPhật tử khắc vào đá hoàn thành. Các bức tượng nguyên thủy được nghệ nhân thời bấy giờ dùng màu hoàng kim từ các loại bột đá tô khắc lên. Nhìn từ rất xa, đã thấy bóng dáng vàng rực uy nghi của Đức Phật.

Thời gian trôi qua, 75 năm sau ngày khánh thành tượng Phật lớn 53m đó, vào năm 629, Ngài Huyền Trang bộ hành từ Trung Hoa sang vùng Bamiyan này, Ngài còn có dịp đến đảnh lễ và ghi lại vào bút ký hình ảnh hai tượng Phật vĩ đại. Chúng ta có thể tưởng tượng được khung cảnh trang nghiêm, hùng vĩ và phồn thịnh của vùng Bamiyan, chúng ta cũng có thể tưởng tượng tấm lòng mộ đạo, sùng tíncung kính của chư Tôn đức Tăng Ni và hàng cư sĩ Phật tử đối với giáo pháp Đức Phật vào thời đó vĩ đại như thế nào.

Hiện nay các nhà khảo cổ đến vùng đất này, còn thấy thêm hình dáng một tượng Phật ngồi vĩ đại, chiều cao  30m – 40m, tượng cũng được khắc vào đá, vị trí tại khoảng cách giữa hai pho tượng đứng. Nhưng dấu tích đã bị hủy hoại từ rất lâu, chưa được xác minh.

Nhờ địa lý quần thể núi đá của Bamiyan này, mà chư Tăngcộng đồng Phật tử Afghanistan ngày xưa đã biến nơi này thành một quần thể thánh tích Phật giáo. Ngoài ba pho tượng Phật lớn đó, còn tìm thấy hơn 2000 hang động Phật Giáo lớn nhỏ. Trong đó có Chùa viện, Chánh điện, Thiền đường, Tăng xá… nơi nào cũng có hình Đức Phật khắc vào vách đá, nay đã hư hoại nhiều, tất cả đều có niên đại từ 1300 - 1800 năm. Quần thể này lớn hơn nhiều lần so với quần thể hang động Phật Giáo ở Ajanta – Nam Ấn.

Đặc biệt hơn nửa, theo bút ký của Ngài Huyền Trang, khi Ngài đến đây có nhắc đến tượng Phật nằm, chiều dài của tượng Ngài dùng bằng “lý”, tính ra mét là khoảng 300m. Hiện nay các nhà khảo cổ đang ra sức tìm kiếm tượng Phật nằm dài 300m này, đang bị chôn vùi đâu đó cũng tại vùng Bamiyan. Dẫn đầu đoàn khảo cổ là Giáo sư Khảo cổ học Zemaryalai Tarzi, giám đốc Viện Khảo Cổ Afghanistan từ những năm 1970. Sự kiện hai tượng Phật đứng bị Taliban phá hủy năm 2001, có lẽ Giáo sư là người chứng kiếnđau lòng nhất. Ông đã ra sức kêu gọi bảo vệ hai tượng Phật đó từ rất lâu, nhưng cuối cùng phải ngậm ngùi trước sự thật đau lòng.

Giáo sư Tarzi bên vách đá Bamiyan
Giáo sư Tarzi bên vách đá Bamiyan

Khi được các nhà báo Hoa Kỳ phỏng vấn cảm tưởng của Giáo sư như thế nào khi lần đầu tiên được thấy tượng Phật khắc vào đá vĩ đại vào mấy mươi năm trước, Ông trả lời: “Sau chuyến hành trình đầy gian nan và nguy hiểm, vượt qua 2 chặng đường dài, dưới sự kiểm soát của Taliban, cuối cùng chúng tôi cũng đến được nơi ấy. Đầu tiên, bạn sẽ thấy choáng ngợp trước khung cảnh tuyệt vời của thung lũng, vừa xanh tươi, vừa quyến rũ, vừa yên bình. Khi bạn đứng trước Phật, tự dưng sẽ không nói được lời nào, bạn thấy mình trở nên quá nhỏ nhoi. Bạn sẽ khởi niệm nhún nhường và khiêm hạ. Đứng trước pho tượng vĩ đại như thế, bạn sẽ tự hỏi những nghệ nhân vĩ đại ngày xưa là ai. Thật quá đỗi ngạc nhiên và tràn đầy cảm hứng”.

(After a very exhausting trip through two big passes that were then in the hands of the Taliban, we finally arrived. At first you are completely blown away by the spectacular landscape of the valley – green, lush, and peaceful. When you are in front of the Buddhas, you are speechless, you feel very small and you have humility. In front of such masterpiece of sculpture, you wonder about the artists who made them. It was a huge surprise, and I was full of enthusiasm). (Theo www.asianfoundation.org, 11/6/2014)

Trong bút ký Ngài Huyền Trang còn kể, có một tu viện gần chùa Nava Vihara nơi Ngài cư ngụ, chùa này chuyên tu Thiền Vipassana. Suốt khoảng thời gian Ngài Huyền Trang đến đây, toàn khu vực Afghanistan đa số đều tu theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, văn hệ Pali. Tổng số thời gian Ngài Huyền Trang ở lại Afghanistan là 4 tháng.

Phật giáo tại Afghanistan tiếp tục phát triển cho đến năm 642, tức là chỉ 13 năm sau khi Ngài Huyền Trang rời khỏi nơi đây, khi người Hồi bắt đầu chiếm Afghanistan, chư Tăng và chùa viện bắt đầu bị tàn phá dần dần.

Sự suy tàn của hình tượng Phật Giáo tại nơi đây kéo dài ròng rã 400 năm, đến thế kỷ thứ 11, Phật Giáo chính thức không còn ở Afghanistan nữa.

Đất nước Afghanistan ngày nay

Ngày xưa Afghanistan là thế, còn ngày nay thì sao? Ngày nay, tiền tệ Afghanistan tính bằng rupee Afghanis. Một đồng Úc đổi được 50 đồng rupee Afghanis. Dân chúng Afghanistan rất nghèo, theo thống kê năm 2016, Afghanistan là nước nghèo nhất Châu Á. Ở đâu cũng có khu nhà ổ chuột. Một ngày người dân chỉ tiêu 2 đồng tiền Mỹ thôi, cũng không có khả năng.

Afghanistan có tình hình chính trị bất ổn nhất thế giới hiện nay. Kể cả những người giàu nhất nước này cũng muốn bỏ nước ra đi. Nhưng sự nghèo đói vẫn chưa phải là điều tệ hại nhất ở nơi đây. Nạn bắt cóc, đánh bom, giết người liên tục xảy ra. Buôn bán ma túy, súng ống, quốc cấm… là chuyện xảy ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp các nẻo đường.

Nhưng có thể niềm đau hơn hết, là lòng thương cảm giữa con ngườicon người đã trở nên hiếm thấy trên mãnh đất này. Nơi đâu không có tình thương, nơi đó mới chính thật là khô cằn nhất. Tại các quốc gia phát triển như Úc Đại Lợi chẳng hạn, người dân được chính phủ bảo hộ tối đa trong khả năng có thể. Học vấn và y tế là hai lĩnh vực chính phủ quan tâm hàng đầu. Trẻ em đi học và bệnh nhân đi khám bệnh không tốn tiền. Người lớn tuổi, người khuyết tật và cựu chiến binh… được Bộ xã hội Central Link giúp tài chánh mỗi hai tuần. Hệ thống an sinh của Úc, được liệt kê vào hàng Top Ten trên thế giới. Con người ở đây được tôn trọng, được vinh danh, nên đại đa số đều quí mến lẫn nhau. Đến chim thú ở đây cũng được bảo hộthương mến.

Thật đau lòng, khi giới báo chí cho biết, người dân Afghanistan ngày nay, đàn ông nào cũng biết dùng súng. Nhìn nhau qua súng ống, nói chuyện bằng súng ống, xử lý nhau bằng súng ống. Ra đường, nghe tiếng “đùng.. đùng…” của đạn nổ là chuyện bình thường. Ánh mắt giữa người và người nhìn nhau lạnh lùng, sắt thép. Quang cảnh đó thật đáng sợkinh hãi.

Vào tháng 3 năm 2001, quân phiến loạn Taliban của Afghanistan đã phá hủy 2 tượng Phật vĩ đại tại chân núi Bamiyan. Dân chúng khắp thế giới đã biểu tỏ sự đau lòng về sự kiện đó. Tiếp theo là vụ khủng bố bằng máy bay của Taliban vào Hoa Kỳ vào  ngày 11 tháng 9 năm 2001.  Cuối năm 2001, quân đội Hoa Kỳ và đồng minh đã tiêu diệt quân khủng bố Taliban tại Afghanitan, chấm dứt tổ chức Taliban trên xứ này.

Tình trạng tối tăm của Afghanitan hiện nay là thế, nhưng may thay, ở đâu có bóng tối, ở đó sẽ có ánh sáng. Bóng đêm càng dày đặc, ánh sáng càng sáng ngời.

Nữ đại úy Niloofar Rahmani
Nữ đại úy Niloofar Rahmani

Mặc dù chính trị bất ổn, vai trò người nữ ở các nuớc Hồi luôn bị khinh khi, nhưng cũng chính nơi đó, đã trổi dậy những tấm gương anh hùng. Một trong những anh hùng đó là nữ phi công đầu tiên trong quân đội Afghanistan – Cô Niloofar Rahmani, năm nay 26 tuổi (2017). Cô là nữ đại úy đầu tiên trong quân đội Afghanistan dưới sự huấn luyện của Hoa Kỳ. Cô tốt nghiệp học viện không quân năm 2012 và được bố trí bay máy bay vận tải quân sự C-208, sau đó được cử sang Mỹ để học chuyển loại chuyên cơ quân sự tối tân hơn C-130.

Cô Rahmani cố gắng phấn đấu hết mình, dù trãi qua bao khó khăn nghịch cảnh, đối đầu với tính cổ hủ, thủ cựutiêu cực của xã hội, thậm chí còn có lúc nguy hiểm đến tánh mạng, nhưng lòng anh dũng của Cô đã vượt thắng tất cả. Cô đã thực sự truyền cảm hứng vào giới phụ nữ Afghanistan và phụ nữ trên toàn thế giới.

Trong buổi lễ tốt nghiệp, Cô phát biểu rằng “Bạn không thể chỉ xem bản thân mình như một phụ nữ, mà phải xem mình bình đẳng như bao con người khác. Và hãy vững tin vào chính mình!”.  Cô được Hoa Kỳ trao tặng Huân chương Anh Hùng Quả Cảm vào năm 2015. Hiện nay Cô đang di dân sang Mỹ để tiếp tục con đường cống hiến cho nền hòa bình thế giới.

Chiêm nghiệm bài học về Vô Thường

Afghanistan là thế, từng một thời hoa mỹ, tráng lệ. Bây giờ đau khổ, đói nghèo. Từng một thời nhân văn, nhân bản, bây giờ binh biến, thê lương. Từng một thời đạo giải thoát làm huy hoàng cho xứ sở này, bây giờ đạo ấy không còn, xứ sở đó trở nên đau khổ hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới ! Hướng về Afghanistan, nhìn thấy sự đến và đi, để chiêm nghiệm về bài học vô thường.

Sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề 49 ngày, Đức Phật đến vườn Nai để chuyển bánh xe Pháp cho loài người. Bài Kinh Phật dạy thứ hai, sau Kinh Chuyển Pháp LuânKinh Vô Thường. Phật dạy, các pháp từ vật lý đến tâm lý đều không ngoài năm uẩn tạo thành. Năm uẩn hay còn gọi là năm tập hợp; tập hợp Sắc, tập hợp Thọ, tập hợp Tưởng, tập hợp Hành và tập hợp Thức. Sắc thuộc phần vật chất, thấy được - reality; Thọ - Tưởng – Hành và Thức thuộc phần Tâm thức, không thấy được - mentality.

Từ Tâm thức chiêu cảm ra vật chất, your mentality is your reality. Rồi từ vật chất đó, tùy thuộc sự chứng đạo hay không chứng đạo ở mỗi con người, mà có quay ngược lại ảnh hưởng đến Tâm hay không. Người chứng đạo, sẽ thấy rõ tất cả vật chất đều phải theo thời gianhoại diệt, nên không đau buồn và không phiền não. Đã là tập hợp, là có nhân duyên thành tựu. Có nhân duyên thành tựu sẽ có nhân duyên tan rã. Sắc pháp nào cũng chung chân lý đó. Cho dù đó là sắc pháp thuộc về tôn giáo Phật giáo, cũng không ra khỏi quy luật thành, trụ, hoại và không. Vì suy cho cùng, hình tượng cũng là vật chất. Đã là vật chất thì phải có lúc tan rã mà thôi.

Tuy nhiên, khi vật đã được Tâm ấn vào, thì vật đó sẽ trở nên linh thiênglinh nghiệm, đó là “tâm ấn vật”. Nhất là những hình thức vật chất gợi lên chiều hướng giải thoát đã được tâm ấn vào. Lúc đó, bất cứ tâm niệm nào, đi ngược lại tâm hướng giải thoát, tác nghiệp hủy hoại vật chất đó bằng thế gian tâm, thì sẽ theo chiều nhân duyên, nhân quả, phải hứng chịu quả báo hủy hoại do nghiệp đó gây ra. Nhân duyên, nhân quả này rất rõ ràng trong mọi trường hợp.

Chính như vậy, mới sinh phước báu mỗi khi phát tâm cúng dường xây Chùa, đúc Tượng. Cũng nhờ vậy, nên mỗi khi thờ Phật, lạy Phật, mới sinh công đức, hồi hướng đến cảnh giới giải thoát. Nhờ kết tụ nhiều phước báu, nên trên con đường tu tập gặp được nhiều thuận duyên dẫn đến Chứng Quả. Chính Đức Phật Ngài cũng dạy rõ, Ngài đã tu tập vô lượng vô biên phước báu từ nhiều đời nhiều kiếp, đến kiếp cuối cùng, dưới cội Bồ Đề mới chứng thành Đạo quả. Đó là cái nhìn từ Ứng Hóa Thân của Phật. Phật dạy rõ như vậy, nên sẽ không còn sa vào lầm tưởng thờ Phật, lạy Phật như thờ ngẫu tượng.

Đi xa hơn nữa, người tu Phật chân chánh, không vì chứng kiến sự hủy hoại của hình tượng Phật hay chùa viện Phật Giáo, mà sinh mất tín tâm về Tam Bảo hay giáo lý Nhân Quả Giải Thoát. Ngược lại, qua đó càng củng cố niềm tin vào diệu dụng của Chánh Pháp. Càng phát sinh niệm hoan hỷ, thấy rõ rằng, giáo lý giải thoát trải qua hơn 2,500 năm, tùy thuận cảm hóa đi vào lòng người, mà chưa từng tổn hại đến bất cứ nền văn hóa hay sinh linh nào. Chỉ duy nhất có một mục đích là làm lợi lạc, giúp chúng sanh hướng đến hạnh phúc giải thoát, ra khỏi đau khổ sinh tử luân hồi mà thôi.

Như vậy, trên con đường hoằng pháp, khi đến một nền văn hóa mới, mà vô tình hay cố ý, gây đau khổ khó chịu cho hoàn cảnh người dân nơi đó, như thế là đã vô tình đi ngược lại lời Phật dạy.

Đến bất cứ nơi đâu, Đạo Phật có duyên thì hoằng hóa, hết duyên thì tùy thuận ra đi. Không theo bản ngã, không vướng chấp trước, tục lụy và khổ đau. Đức Phật là bậc Đại Giác Ngộ, phước báu công hạnh tròn đầy, Phật hóa độ vô lượng vô biên chúng sanh, nhưng Phật cũng không thể hóa độ được hết thảy chúng sanh. Phật cũng phải tùy thuận nhân duyên, cũng chỉ hóa độ được những ai có nhân duyên với Ngài mà thôi, “Phật hóa hữu duyên nhân” là vậy.

Sau khi chứng quả dưới cội Bồ Đề, Phật đã dạy rõ, giáo lý của Ta chỉ dành cho những ai “có ít bụi trong mắt”. Nghĩa là chỉ dành cho những người có nhiều nhân duyên đi ngược lại thế gian, hướng đến giải thoát. Trần gian đau khổ này, còn biết bao sinh linh chưa từng nghe, cũng chưa từng biết dến con dường mầu nhiệm này. Làm sao tránh được những tác nghiệp từ tâm những chúng sanh còn chưa đủ nhân duyên đó.

Nhưng vui thay, ngày nay tinh thần đạo Phật đã lan toả khắp mọi nơi trên thế giới. Hai tượng Phật khắc vào đá ở Bamiyan tuy không còn, nhưng tinh thần của Đức Phật đã theo hương thơm giải thoát lan xa hơn bất cứ thời điểm nào trong quá khứ. Đưa chúng sanh hướng đến đời sống hạnh phúc, hướng đến giải thoát khỏi sinh tử luân hồi mới là cứu cánh sau cùng của Phật Pháp, chứ hoàn toàn không hạn cuộc ở thời gian hay không gian nào.

Nhìn về khía cạnh vật chất, vật chất không mất đi, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Khi sự việc này mở ra, sẽ là bước mở đầu để chờ ngày khép lại. Khi sự việc này khép lại, là thềm thang cho sự việc mới mở ra. Phật Giáo từ Ấn Độ, trên hình thức cũng khép lại tại Ấn Độ, sau đó qua Trung Á, cũng đã khép lại tại các nước Trung Á. Hiện nay đang mở ra rực rỡ tại các nước phương Tây… Tương lai không rõ bao xa, cũng sẽ có ngày khép lại. Nhưng diệu dụng của Phật Pháp ở chỗ, nơi nào có Phật Pháp, là nơi đó có hạnh phúcchứng đắc. Tương lai, hiện tượng của Phật Pháp dù có theo vòng sinh diệt, nhưng những chúng sanh chân thật tu tập theo Giáo Pháp đó, đã được chứng đắc, bỏ lại sau lưng tất cả các pháp còn nằm trong vòng sanh diệt.

Trong Kinh Chuyển Pháp Luân, Phật dạy rõ “hỡi này các Tỳ kheo, đây là chân lý thâm diệu về nguồn gốc của đau khổ. Chính ái dụcnguyên nhân đưa đến sự tái sanh. Ái, hợp với tâm thiết tha khao khát, bám níu cái này hay cái kia của đời sống. Chính là ái, đeo níu theo nhục dục ngũ trần, ái đeo níu theo sự sinh tồn, luyến ái với ý tưởng cho rằng vạn vậttrường tồn vĩnh cửu, và ái, đeo níu theo sự không sinh tồn, vô sanh ái, luyến ái với ý tưởng cho rằng sau cái chết là hư vô.” Những hình thức của Ái như thế luôn khởi lên trong tâm của chúng sanh chưa giác ngộ.

Kinh Pháp Cú ghi: "Do ái dục sanh phiền muộn. Do ái dục sanh lo sợ. Người đã hoàn toàn chấm dứt ái dục, không còn phiền muộn, càng ít lo sợ". Vì tham ái nên sân và si khởi lên. Vì chấp ngã nên mới tổn hại chúng sanh khác. Đạo Phật trước sau không ngoài đoạn tận Tham ÁiChấp Ngã. Từ nơi đó, sẽ thấy rõ các pháp không ra ngoài vòng nhân duyên sanh khởi, sẽ tự tại với sự xoay vần của các pháp.

Đối diện với vô thường, Tâm khôngTham ÁiChấp Ngã chen vào, để rồi không còn hoài nghi, không còn đau khổphiền não nữa. Đó chính là cái thấy chân chánh, là ngọn đèn luôn bên mình, soi rọi suốt con đường tu tập đạt đến Niết Bàn.

Đó cũng chính là cảnh giới Tôn giả Kiều Trần Như, Kondanna, đã chứng đạt sau khi nghe bài pháp đầu tiên của Đức Phật giảng tại Vườn Nai. Trong Kinh nói, sau khi nghe pháp xong, Ngài Kiều Trần Như khởi lên pháp nhãn thanh tịnh, không cấu uế như sau: “Phàm vật gì được tập khởi, tất cả pháp ấy cũng bị đoạn diệt”

Ngay sau khi Tâm không còn bóng dáng của Ngã và Ái, tâm được hoàn toàn giải thoát. Cảnh giới ấy là chân lý Diệt trong bốn thánh đế. Đó là, xa lánh trọn vẹn và tận diệt chính tâm ái dục ấy. Đó là sự rời bỏ, sự từ khước, sự thoát ly và sự tách rời ra khỏi tâm ái dục. Dưới cội Bồ Đề khi Đức Phật đã chứng đắc bốn thánh đế, lúc ấy tâm Ngài phát sanh tri kiến và tuệ giác: “Tâm của Như Lai đã hoàn toàn giải thoát một cách vững chắc, không còn lay chuyển, và đây là kiếp sống cuối cùng, không còn đời sống nào khác nữa”.

Cảnh giới Diệt của Chứng Đắc không phân biệt giới hạn thời gian hay trú xứ nào. Không phân biệt thời gần Phật hay xa Phật. Phật dạy, hễ thật tâm Tu sẽ thật tâm Chứng. Nhân mùa Xuân mới năm Đinh Dậu 2017, chúng con/chúng tôi chỉ xin hết sức thô thiển khái quát về lịch sử Phật Giáo tại Afghanistan, để qua đó có dịp cảm niệm về dấu chân của các bậc Tổ sư qua mọi thời đại, cảm niệm về giáo lý Vô Thường. Còn rất nhiều thông tin và chi tiết hơn nữa nằm ở các tác phẩm chuyên sâu của các bậc dịch giả và thức giả từ xưa đến nay. Qua đây, chúng con xin dâng nén tâm hương, kính chúc muôn loài chúng sanh, sớm đạt được Chân Thường trong cuộc đời vốn vô thường này.

Nam mô A Di Đà Phật

 

TKN Thích Nữ Giác Anh

Pháp Bảo Tự Viện, vùng St Johns Park, thành phố Sydney, Úc Đại Lợi

 

 

Tạo bài viết
14/05/2015(Xem: 14823)
26/04/2021(Xem: 5137)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: