Tây Tạng Thánh Địa Hòa Bình Của Thế Giới

21/06/20194:26 CH(Xem: 6383)
Tây Tạng Thánh Địa Hòa Bình Của Thế Giới

TÂY TẠNG THÁNH ĐỊA HÒA BÌNH CỦA THẾ GIỚI
Nguyên bản: Tibet, Sanctuary of Peace for the World
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 Tay Tang Thanh Dia Hoa Binh

 

Việc chuyển hóa Tây Tạng thành một khu vực hòa bình cống hiến đến văn  hóa bất bạo động (ahimsa) được Đức Đạt Lai Lạt Ma đề xuất trong phát biểu trước ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1987, khi ngài trình bày Dự Án Năm Điểm Hòa Bình. Vị lãnh đạo tinh thần đã phát triển lập luận rằng nền hòa bình ở Tây Tạng có thể bảo đảm hòa bình trên thế giới, phù hợp với nguyên tắc độc lập thân yêu của ngài. Bài phát biểu này đã đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong sự phân tích về tình hình Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng.

Cho đến 1979, chính phủ trung ương Tây Tạng và người Tây Tạng đã cố gắng để khôi phục nền độc lập của Tây Tạng bằng việc kêu gọi Liên Hiệp Quốc, mà không có nhiều thành công, để nhìn nhận chủ quyền lịch sử của quốc gia họ, vốn, mâu thuẩn với những gì mà cơ quan tuyên truyền Trung Cộng xác nhận, là không bao giờ là một phần của Trung Hoa. Trong khi biết rằng thế giới đã trở thành ngày càng liên hệ hổ tương hơn trong chính trị, quân sự, và kinh tế, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quyết định đặt mọi nổ lực vào việc giải quyết vấn đề Tây Tạng qua đối thoại và đàm phán.

Năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh rằng bất cứ điều gì về Tây Tạng cũng có thể thảo luận ngoại trừ độc lập. Trong những cuộc gặp gở với các thành viên chính phủ lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nghiên cứu về việc khả dĩ hài lòng những nguyện vọng của dân tộc Tây Tạng trong khi vẫn chấp nhận ý kiến rằng Tây Tạng có thể sẽ trở thành một tỉnh của Trung Hoa, cung ứng một vị thế thật sự của tự quản và tự trị có được. Tình trạng không thể đảo ngược làm cho có sự tự trị hiệu quả này là hủy bỏ cơ quan hành chính của đất nước, bị áp đặt một cách tùy tiện bởi sự chiếm đóng, thành năm khu vực kết hợp vào những tỉnh của Trung Hoa. Chính quyền Dharamsala đề nghị rằng tất cả những vùng được hợp nhất vào một thực thể quyền lực là tự trị một cách dân chủ. Những chừng mức như thế cho phép bảo tồn tôn giáovăn hóa Tây Tạng bằng việc cho người Tây Tạng quyền lực để quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của chính họ. Trung Cộng tiếp tụctrách nhiệm về quốc phòng, ngoại giao, giáo dục, và kinh tế. Như vậy sẽ có được sự tiến bộ về một sự ổn định lâu dài bằng tính toàn vẹn lãnh thổ của nó. Dân tộc Tây Tạng sau đó sẽ không có lý do gì để đòi hỏi sự độc lập của họ.

Những điểm này hình thành căn bản của chính sách được gọi là “Trung đạo”, được nghĩ là lợi ích hổ tương cho cả hai phía và để phụng sự hòa bình trên thế giới. Nó vẫn được ủng hộ bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma trong trong những đàm phán của ngài với chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ngài đã đưa ra một sự giải thích hoàn chỉnh về điều này một năm sau bài phát biểu ở Hoa Kỳ khi ngài tuyên bố tại Quốc Hội Châu Âu ở Strasbourg.

..
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tuệ Uyển chuyển ngữ

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.