Tháng 7: Nhất Linh tự sát - Chính phủ tăng tốc đàn áp

21/03/20214:47 SA(Xem: 2354)
Tháng 7: Nhất Linh tự sát - Chính phủ tăng tốc đàn áp

HOA K GII MT
H SƠ VIT NAM 1963
DỊCH VÀ GHI NHẬN:

TÂM DIỆU, TRÍ TÁNH & NGUYÊN GIÁC
NHÀ XUẤT BẢN ANANDA VIET FOUNDATION


THÁNG 7
NHT LINH T SÁT
CHÍNH PH TĂNG TC ĐÀN ÁP

 

 

GHI NHẬN: Báo tiếng Anh Times of Vietnam của ông bà Nhu tấn công, vu khống Phật Giáo, thách thức có thêm tự thiêu. Mỹ lo sợ nếu có thêm tự thiêu sẽ có các âm mưu đảo chánh, và sẽ bất lợi cho cuộc chiến chống cộng. Kết quả điều tra của chính phủ Diệm: tử vong ngày 8/5/1963 tại Huế là do VC. Bộ Trưởng Bộ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần nói với Trueheart, Đại biện ngoại giao Hoa Kỳ, rằng TT Diệm sẽ không thực thi Thông Cáo Chung với PG. Có thêm tin về các âm mưu đảo chánh. Đại sứ Nolting lo ngại, đảo chánh sẽ dẫn tới nội chiến ở VN. Khi phóng viên quốc tế vào dự một buổi lễ nơi một ngôi chùa ở Sài Gòn, bị cảnh sát đánh bầm dập, đập bể máy ảnh. Nhà văn Nhất Linh tự sát, phản đối chính phủ Diệm. Có tin có 3 nhóm âm mưu đảo chánh. Nhiều chùa vẫn bị bao vây, các Phật tử bị bắt giam trong các cuộc biểu tình vẫn chưa trả tự do. Nhiều nhà sư trong Ủy ban Liên phái tuyệt thực tại Chùa Xá Lợi, yêu cầu thực thi Thông Cáo Chung đã ký. Hàng trăm nhà sư biểu tình trước tư gia Đại sứ Nolting, xin quốc tế can thiệp, ngăn cản chính phủ Diệm đang tăng tốc bắt cóc, bắt giam tăng ni cư sĩ. Mỹ hối thúc TT Diệm ngưng vây chùa, trả tự do các Phật tử bị bắt. Nhu tổ chức biểu tình “tố cáo Phật Giáo.” Mỹ lo sợ, nghe thêm tin biểu tình, tự thiêu. Manning (Thứ Trưởng Ngoại Giao) trình Tổng Thống Kennedy ý kiến từ các phóng viên và các nhà quan sát: còn chế độ gia đình trị của Diệm, cuộc chiến chống cộng sẽ thất bại. Đại sứ Nolting: có dấu hiệu TT Diệm sẽ chấp nhận hòa giải với Phật Tử.    

 

.

Ngày 1/7/1963. 1:34 p.m. Điện văn từ Michael V. Forrestal (trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ) gửi McGeorge Bundy (Cố vấn An Ninh Quốc Gia của TT Kennedy). (Ghi chú của ND: Bundy lúc đó đang ở Italy với TT Kennedy và Ngoại Trưởng Rusk trong chặng cuối chuyến viếng thăm 4 nước Châu Âu sẽ kết thúc này 3/7/1963).

Trong 48 giờ qua, khi thời hạn thi hành Thông cáo chung giữa PG và chính phủ VN đã mãn, bây giờ có tin Phật Tử dự định biểu tình. Tình hình xảy ra trong khi có các bản tin cho thấy ông Nhu ra tay phá hoại các thỏa hiệp giữa PG và chính phủ. Trong tình hình này, chúng tôi tin là Đại sứ Nolting phải về Sài Gòn ngay trong giai đoạn nguy hiểm này. Cũng hy vọng tân Đại sứ Lodge sẽ tới Sài Gòn thay vì tháng 9, hãy tới vào đầu tháng 8/1963.

Có tin có thể sẽ có một nhà sư tự thiêu nữa. Nếu thế, phản ứng công chúng Mỹ sẽ buộc chính phủ Mỹ công khai lên tiếng mạnh mẽ, bất kể sự nguy hiểm này có thể dẫn tới một cú đảo chánh tại Sài Gòn. Đề nghị suy tính về yêu cầu TT Diệm đưa ông bà Nhu vào một chức vụ nào ngoài lãnh thổ VN trước khi Mỹ buộc phải lên tiếng công khai.

.

Ngày 1/7/1963. 8:52 p.m. Điện văn từ BNG Mỹ gửi Tòa Đại sứ Mỹ ở VN. Ký tên Ball. Từ Hilsman và Nolting gửi Trueheart. Ông (Trueheart) nên xin gặp TT Diệm (hay làm việc qua Thuần) để nói rằng chính phủ VN cần có hành động khẩn cấp để tạo tin tưởng giữa PG và chính phủ. Ông cần nói rõ rằng điều quan trọng của TT Diệm khi làm việc chung với người trong gia đình và hiểu sự đóng góp của Nhu cho Chương trình Ấp Chiến Lược, nhưng quan điểm chính phủ Mỹ rằng các lời tuyên bố công khai từ các nguồn thân cận chính phủ (trên báo Times of Viet-Nam ngày 1/7 nói rằng Phât Tử đã hài lòng với chính phủ) hay là những sự kiện khác mà ông có thể nhắc với TT Diệm rằng báo chí Mỹ và Quốc Hội Mỹ tin rằng những người thân của TT Diệm đang phá hoại bản Thông cáo chung đã ký ngày 16/6/1963.

Ông phải nói rõ với TT Diệm rằng dù đúng hay sai thì niềm tin chung ở Mỹ và nhiều quốc gia khác tin rằng đang có truy bức Phật giáo  tại VN, và cả 2 chính phủ Mỹ và VN cần có hành động công khaichân thực từ TT Diệm để chống lại các nhận định đó. Ông nên lặng lẽ cung cấp TT Diệm (hay qua Thuần) môt tờ giấy ghi các điểm mà TT Diệm có thể xem xét đưa vào một bài diễn văn. Có thể có điểm: loan báo ý định chính phủ VN sẽ thiết lập Hội Đồng Tôn Giáo Quốc Gia (National Religious Council), mời các lãnh đạo PG tham khảo với TT Diệm khẩn cấp, loan báo bổ nhiệm các Tuyên Úy Phật Giáo (LND: Vào thời điểm đó, Công giáo là tôn giáo duy nhất có Sĩ quan Tuyên úy trong Quân đội VNCH. PG và các tôn giáo khác, vì Dụ số 10, đã không có Tuyên úy), nói minh bạch rằng có tự do trong bầu cử Quốc Hội sắp tới (kể cả, ám chỉ rằng Phật Tử có thể ứng cử).

Ông nên nói với TT Diệm rằng, trong hình thức cảnh cáo, rằng chúng ta đang hành động giúp TT Diệm giữ gìn chính phủ của ông ta. Chúng ta không tin chính phủ VN có thể kéo dài khủng hoảng Phật Giáo trong khi cùng lúc phải chiến tranh sinh tử đối với VC.

.

Ngày 2/7/1963. 2:33 p.m. Điện văn từ BNG Mỹ gửi tới Tòa Đại sứ Mỹ ở VN. Ký tên Ngoại Trưởng Rusk. Ông [Trueheart] cần phải nói với TT Diệm rằng TT Diệm cần có một bài diễn văn hòa giải, thuyết phục người Phật Tử trong khi tình hình VN có vẻ như sắp ra ngoài vòng kiểm soát. Dư luận công chúngbáo chí Mỹ ngày càng chỉ trích tình hình tôn giáo tại VN. Vấn đề có thể ra trước Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Mỹ, trong cương vị chủ lực ủng hộ chính phủ VN, sẽ gặp tình thế khó khăn. Một cách công bằng hay bất công, đây là tình thế chính phủ Mỹ đối diện dư luận quốc tế và quốc nội. Điều quan trọng nhất, sự bao dung tôn giáo là một trong những nền tảng của văn minh Hoa Kỳ. Nếu chính phủ VN không hành động nhanh chóng, Mỹ sẽ phải có lập trường riêng một cách minh bạch. Ông phải nói các quan điểm này chính thức và trực tiếp tới TT Diệm, bằng chữ viết hoặc bằng lời nói, tùy cách nào ông thấy là tốt nhất. Ông không nên chờ lâu hơn 24 giờ nữa. Nếu TT Diệm mời các lãnh đạo Phật Giáo tới họp tham khảo sẽ là tốt nhất.

Thêm nữa, ông nên xin phỏng vấn ông Nhu và nói với Nhu rằng trong quan điểm Hoa Kỳ, bài báo trên tờ Times of Vietnam là hiên nhiên một thách thức đối với Mỹ và với các Phật Tử, cũng như là hạ nhục người Phật Tử. Ông nên nói với ông Diệm về những gì ông sẽ nói với ông Nhu là làm rõ cho TT Diệm rằng chúng tôi tin là sẽ không có thỏa hiệp nào có thể có trừ phi phải ngưng các cáo buộc như thế (như trên bài báo kia). Khi ông nói những điều như thế, sẽ thiệt hại lớn cho ảnh hưởng tương lai của ông đối với ông Diệm, nhưng đôi khi cần thuốc mạnh mới làm sáng mắt TT Diệm. Chúng tôi ý thức rằng cảnh cáo cứng rắn với Diệm sẽ chỉ làm Diệm ngoan cố hơn. Nhưng sự kiện là, nếu ông Diệm không có khả năng suy nghĩ hợp lý về những gì chúng ta thấy là cực kỳ nguy hiểm trong khủng hoảng PG, và nếu chỉ có thể phản ứng theo cảm xúc, thì chúng tôi không tin vào khả năng của Diệm lãnh đạo hiệu quả cuộc chiến chống VC.

.

Ngày 2/7/1963. 3 p.m. Từ Tòa Đại sứ Mỹ tại VN gửi BNG Mỹ. Ký tên Trueheart. Mới gặp Thuần sáng nay. Thuần nói đã gặp TT Diệm khi ông Diệm từ Huế trở về SG, nhưng không biết có quyết định gì không. Tôi nói Thuần nên đọc báo Times of Vietnam (báo do ông bà Nhu tài trợ) với bài viết nhan đề “Mysterious Scotch Tape and End to Schizophrenia In Sight” mà Thuần nói chưa đọc. Tôi nói Thuần nên đọc và chỉ ra các điểm:

--- Đây là thách thức lớn cho Mỹ, đặc biệtnỗ lực giữ bà Nhu im lặng.

--- Bài này hàm ý chỉ trích Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ và nỗ lực của Thơ muốn hòa giải với PG, và có thể chỉ ra chia rẽ trong chính phủ VN (Thơ và Thuần kình chống với ông bà Nhu).

--- Bài viết công khai hạ nhục Phật Tử, đặc biệt là vu khống nhà sư Quảng Đức bị thuốc mê.

--- Bài viết công khai thách thức Phật Tử tự thiêu tiếp tục, nếu không, thì thú nhận là PG đã hài lòng rồi.

Thuần nhìn nhận bài viết có ý như thế. Tôi hỏi, có phải bài viết là lập trường từ buổi họp đại gia đình nhà Ngô ở Huế. Thuần nói không biết, nhưng nhìn nhận rằng bài viết đã phản ánh chính sách của chính phủ TT Diệm.

Tôi nói tôi bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng. Có phải TT Diệm không nhận ra rằng khi có thêm một nhà sư khác tự thiêu thì sẽ buộc chính phủ Mỹ phải tách rời chính phủ VN về vấn đề PG? Thuần nói, Diệm không như thế trừ phi "ông nói trực tiếp với TT Diệm." Tôi trở về với cảm giác rằng Thuần đã bị đẩy ra ngoài vòng quyền lực.

.

Ngày 3/7/1963. Ủy ban Liên bộ của Phó Tổng Thống Thơ nói rằng cuộc điều tra sơ khởi về sự kiện ngày 8/5/1963 cho thấy tử vong là do Việt Cộng khủng bố.

.

Ngày 3/7/1963. 8 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ Mỹ ở VN gửi BNG Mỹ. Ký tên Trueheart. Tôi đã gặp TT Diệm lúc 5:45 PM. Tôi cảm ơn đã cho tôi gặp, và trao lá thư tôi viết đệ trình TT Diệm, nội dung như đã thảo luận trong Điện văn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Tôi trình ra một số việc mà TT Diệm nên làm, trong đó có đề nghị TT Diệm mời gặp trực tiếp các lãnh đạo Phật Giáo trong một cách khẩn cấp. Ông Diệm để tờ giấy tôi liệt kê các đề nghị sang một bên, nói là sẽ xét sau. Rồi ông Diệm nói về những khó khăn trong vấn đề PG, không cho biết ông dự tính sẽ làm gì. Ông nói một số lãnh đạo Phật Giáo có động cơ chính trị. Tôi cũng nói về bài báo trên tờ Times of Vietnam, và nói rằng tôi được chỉ thị phải nói chuyện với ông Nhu về bài báo đó, và Diệm nói ông chưa đọc bài đó. Tôi mô ta sơ lược nội dung bài báo và trao ông một ấn bản báo đó. Tôi nói với cảm xúc rất chân thực rằng trong quan điểm chính phủ Hoa Kỳ, nếu không ngừng các bài viết như thế sẽ không thể có đồng thuận nào có thể đạt được.TT Diệm chỉ nói là sẽ đọc kỹ bài báo, rồi tiễn tôi ra. Buổi gặp chưa tới nửa giờ đồng hồ, có thể là kỷ lục ngắn ngủi.

.

Ngày 3/7/1963. Bản ghi nhớ từ Michael V. Forrestal (NSC) trình Tổng Thống Kennedy. Có nhiều tin từ phía PG cho thấy họ không hài lòng với cách chính phủ VN không thực hiện Thông cáo chung, đặc biệt là về việc trả tự do các Phật Tử bị bắt giam, về chỉ thị đối với các Tỉnh Trưởng và về tin đồn rằng chính phủ VN sẽ không tôn trọng bản Thông cáo chung. Chúng tôi cũng nhận được tin một số Phật Tử đang âm mưu đảo chánh quân sự, cũng như tin sẽ tiếp tục biểu tình và có thể sẽ tự thiêu. Về phía chính phủ VN, chúng tôi có tin khả tín rằng ông Nhu đang tích cực đòi xóa bỏ bản Thông cáo chung, dùng Đoàn Thanh Niên Cộng Hòa làm công cụ này. Sau buổi họp đại gia đình nhà Ngô ở Huế, báo Times of Vietnam, một báo do chính phủ VN tài trợ, ấn hành số ngày 1/7/1963 với bài báo kích động, thách thức Phật Tử biểu tình. Chúng tôi thấy rằng nói chuyện với TT Diệm khó khăn hơn, làm chúng tôi thấy tình hình nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Nếu có biểu tình, và nếu có tự thiêu, thì dự đoán là sẽ có nhiều âm mưu đảo chánh.

Chúng tôi đã chỉ thị cho Bill Trueheart, Đại biện Lâm thời của chúng ta tại Sài Gòn, tới gặp TT Diệm và nói rằng nếu ông Diệm không bày tỏ với người Phật Tử rằng ông tôn trọng thỏa hiệp ngày 16/6/1963 thì dự đoán là sẽ có biểu tình nữa ở Sài Gòn, và rồi chính phủ Mỹ buộc sẽ lên tiếng tách rời vị trí của Mỹ đối với chính sách của chính phủ VN đối với PG. Đại sứ Nolting không đồng ý phương pháp này và nói như thế làm hỏng niềm tin của Diệm vào chúng ta. Nhưng Ball, Harriman, Roger Hilsman (LND: 3 vị này đều là Thứ Trưởng Ngoại Giao) và tôi cảm thấy rằng tình hình đã tới lúc chúng ta không thể tránh lên tiếng công khai nếu xảy ra một trường hợp tự thiêu nữa. Mọi người ý thức rằng lập trường của Diệm tại Nam VN đã trở thành quan trọng hơn bao giờ hết, và rằng Hoa Kỳ có thể phải chọn cách thay đổi chính phủ tại Sài Gòn.

Đại sứ Nolting được yêu cầu trở về Sài Gòn vào Thứ Hai, mặc dù hoàn cảnh gia đình đang cần ông ở lại. Chúng tôi cũng suy tính xin Ngoại Trưởng Rusk thúc giục Đại sứ Lodge dời ngày dự định tới Sài Gòn từ tháng 9 sang tháng 8/1963.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Sở Tình Báo CIA và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đang duyệt lại các trường hợp ứng phó nếu xảy ra một cuộc đảo chánh. Hy vọng lớn nhất của chúng tôi là nếu xảy ra tai nạn đó (đảo chánh), thì Phó Tổng Thống lên thay ông Diệm với hỗ trợ của nhiều tướng lãnh cao cấp. Chính sách của chúng ta lúc này vẫn là khuyên đừng đảo chánh. Cuộc chiến chống VC đang diễn biến tốt trong 2 tuần qua.

.

Ngày 4/7/1963. 3 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ Mỹ ở VN gửi về BNG Mỹ. Ký tên Trueheart. Thuần gọi tôi sáng nay, nói đề nghị riêng của Thuần là nên mời Đại sứ Nolting về Sài Gòn càng sớm càng tốt. TT Diệm đã đưa Thuần đọc lá thư và danh sách những gì tôi hôm qua đề nghị Diệm thực hiện và không nói gì. Thuần kết luận rằng có lẽ TT Diệm sẽ không làm gì hết. Thuần kết luận rằng cả Thuần và tôi đều hết cách rồi, Thuần hy vọng Đại sứ Nolting tới, với tình thân cá nhân đã có và với tính khách quan sẽ có thể thuyết phục TT Diệm làm những gì đã cam kết với Phật Tử.

.

Ngày 4/7/1963. 5 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ Mỹ ở VN gửi về BNG Mỹ. Ký tên Trueheart. Một bài viết trên trang nhất của báo Times of Vietnam hôm nay, bà Nhu có vẻ chối báo này không phải là phát ngôn nhân của bà, và viết rằng ngay cả như thế, báo này không đại diện cho lập trường chính phủ VN vì bà không đồng ý với chính phủ. Thuần nói cho tôi biết TT Diệm đã chỉ thị Thuần dịch bài báo sang cho Nhu, dùng ấn bản mà tôi để lại cho TT Diệm hôm qua. Thuần nói đã làm như thế, rằng Nhu hiểu những gì mà chúng ta thấy là khiêu khích trong bài viết mà chúng ta vẫn chưa hành động gì.

.

Ngày 4/7/1963. 11-11:50 a.m. Bản ghi nhớ về cuộc thảo luận. Có mặt: TT Kennedy, Ball, Harriman, McGeorge Bundy, Hilsman, Forrestal. Trình bày sơ lược về tình hình ở Indonesia, Lào và Việt Nam. Vấn đề VN trình bày TT Kennedy rằng chính phủ VN và các nhà sư PG đã có bản Thông cáo chung ký ngày 16/6/1963, trong đó chính phủ hứa đáp ứng 5 nguyện vọng của PG, nhưng bây giờ có tin đồn rằng chính phủ sẽ không tôn trọng cam kết. Thêm một bài viết trên báo Anh ngữ Times of Vietnam của ông bà Nhu chỉ trích Hoa Kỳ và các Phật Tử, quy chụp rằng nhà sư Thích Quảng Đức đã bị thuốc mê và thách thức nếu Phật Tử không biểu tình ngày 2/7/1963 nghĩa là PG đã hài lòng với chính phủ. TT Kennedy nêu câu hỏi có thể có chuyện thuốc mê trước khi nhà sư tự thiêu hay không, và Hilsman trả lời rằng lòng nhiệt thành tôn giáo là một giải thích thích nghi.

Về chuyện gỡ bỏ ông bà Nhu ra khỏi chính phủ, thì kết luận chung là không thể. Cũng báo cáo về các áp lực Hoa Kỳ đòi ông Diệm hòa giải, thúc giục Diệm đọc diễn văn về ý định sẽ gặp các nhà sư lãnh đạo PG, cũng như sẽ cho lập các Tuyên úy Phật Giáo trong quân đội VNCH, vân vân. Nếu Diệm không đọc diễn văn như thế và nếu có biểu tình nữa, Hoa Kỳ buộc phải lên tiếng là Mỹ tách rời khỏi các chính sách của VN. Hilsman nói, ông Diệm đã trả lời là sẽ suy nghĩ về việc đọc diễn văn như thế.

Một ước tính đưa ra rằng, bất kể TT Diệm làm gì, rồi cũng sẽ có âm mưu đảo chánh trong 4 tháng tới. Dù các nỗ lực đảo chánh thành công hay không, là chuyện không thể tiên đoán nổi. Hilsman nói rằng Đại sứ Nolting tin rằng kết quả một cuộc đảo chánh giết được ông Diệm sẽ dẫn tới nội chiến. TT Kennedy đề nghị Nolting nên về ngay Sài Gòn càng sớm càng tốt.

.

Ngày 5/7/1963. Bản ghi nhớ về cuộc thảo luận. Có mặt: George W. Ball (Thứ Trưởng Ngoại Giao), Frederick E. Nolting, Jr. (Đại sứ Mỹ tại VN), Chalmers B. Wood (Giám đốc WG/VN - Nhóm làm việc về VN), George S. Springsteen (Phụ tá Thứ Trưởng). Đại sứ Nolting nói tiếc rằng TT Diệm phản ứng chậm, nhưng ông tin Diệm là người giữ lời hứa, sẽ tôn trọng bản Thông cáo chung. Nolting nói lo sợ nếu một cuộc cách mạng bùng phát từ phong trào Phật Giáo, sẽ có nội chiến và Hoa Kỳ phải rút đi, và VN sẽ rơi vào tay VC. Về vai trò Thiên Chúa Giáo, Nolting nói ông không tin Diệm biệt đãi họ, nhưng nhiều viên chức chính quyền nghĩ là cần phải cải đạo vào Thiên Chúa Giáo mới được thăng tiến. Nolting nói Hoa Kỳ cần giữ ông Diệm trên ghế Tổng Thống. Tuy nhiên, Nolting nhìn nhận rằng chính phủ Diệm đã tưng bừng hỗ trợ và khuyến khích quảng bá các lễ hội Công Giáo.

.

Ngày 7/7/1963. 6 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ Mỹ ở VN gửi về BNG Mỹ. Ký tên Trueheart. Có xô xát sáng nay giữa cảnh sát chìm và các phóng viên Mỹ, sau một buổi lễ Phật Giáo ỏ Chùa ở Sài Gòn Chantareansey Pagoda. Phóng viên Arnett của AP bị bầm dập; máy ảnh của ít nhất 2 phóng viên khác bị cảnh sát đập vỡ. Tôi nói chuyện với các phóng viên liên hệ (Browne, Sheehan, Halberstam) và nhiều nhân viên sứ quán có mặt lúc đó. Các phóng viên và người của chúng ta được các nhà sư thông báo trước, đã tới lúc 8:00 giờ sáng, được cho chụp hình nghi lễ. Lúc 9:00 am, các nhà sư rời chùa, lễ rước đi dọc một đường hẽm rất hẹp để ra đường chính. Cảnh sát chận lại, không cho đi thêm. Khi phóng viên Arnett chụp hình, cảnh sát giựt máy ảnh và vật phóng viên này té xuống đất. Sau đó là xô xát. Nghĩa là, cảnh sát không cho chụp hình. Các phóng viên đòi Tòa Đại Sứ phải phản đối chính thức nhà cầm quyền. Tôi nghĩ trong đám đông thì xô xát là bình thường.

.

Ngày 7/7/1963. 10:20 a.m. Điện tín từ các phóng viên Malcolm Browne (AP), David Halberstam (New York Times), Peter Kalischer (CBS News), và Neil Sheehan (UPI) gửi Tổng Thống Kennedy. Trình bày về vụ xô xát sáng Chủ Nhật nơi cổng chùa Chantareansay Pagoda ở Saigon, 9 phóng viên Mỹ bị cảnh sát chìm tấn công trong khi tường thuận một buổi lễ ôn hòa của Phật Giáo. Một phóng viên bị đấm té và đá, đạp. Các phóng viên khác bị xô, đánh và ném đá bởi cảnh sát thường phục trước mặt khoảng 40 tới 60 cảnh sát đồng phục và một đơn vị cảnh sát dã chiến. Một máy ảnh bị đập vỡ, nhiều máy ảnh khác hư hỏng. Bởi vì Tòa Đại sứ Mỹ không xem vụ này quan trọng để phản đối chính thức, nên các phóng viên xin TT Kennedy phản đối vụ tấn công này để sẽ không lập lại các vụ tương tự.

Ngày 7/7/1963. Nhà văn Nhất Linh tự sát, một ngày trước khi bị chính phủ ông Diệm yêu cầu ra tòa trong phiên xử những người tham gia đảo chính ngày 11/11/1960. Nhất Linh để lại di chúc, với câu: "Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do."

.

Ngày 8/7/1963. Bản tin tình báo CIA. Từ Washington. Bản ước tính tình hình chính trị vào lúc 12 giờ trưa ngày 6/7/1963. Bản đánh giá này là từ quan sát riêng của một viên chức trong cơ quan chúng tôi, dựa vào các thông tin có được, không phải đánh giá chính thức của cơ quan.

--- Không khí chính trị bất ổn, trong khi cả phía chính phủ và phía PG chỉ trích nhau là thiếu thiện chí. Có tin về nhiều nhóm dự định đảo chánh. Có tin là sẽ có tự thiêu, trong những người tình nguyệnDiệu Huệ (mẹ của một nhà khoa học hàng đầu của VN và là Đại sứ tại Ivory Coast, Morocco, Niger và Senegal) và em của bà ni trên là Từ Diệu (là cô/dì của Cao Xuân Vỹ, Tổng Giám Đốc Nha Thanh Niên).

--- Có tin là có 3 nhóm dự định đảo chánh. Một nhóm lãnh đạo bởi Trung Tá Phạm Ngọc Thảo, cựu Tỉnh Trưởng Kiến Hòa, và lúc đó là điều tra viên đặc biệt của Ngô Đình Nhu về các ấp chiến lược. Một nhóm khác được gọi là nhóm Trần Kim Tuyến. Nhóm thứ ba là toàn quân nhân. Chúng tôi chưa biết rõ nhiều về nhóm của Thảo và nhóm quân sự, nhưng biết tương đối về nhóm của Tuyến.

Trần Kim Tuyến là người tổ chức, không phải lãnh đạo, của một nhóm âm mưu đảo chánh trong đó nghe nói có Tổng Giám Mục Công Giáo tại Sài Gòn là Phạm Văn Bình; nhóm của Tuyến có hỗ trợ từ một số Phật Tử và quân nhân, trong đó có Tướng Dương Văn Minh, cố vấn quân sự của Tổng Thống Diệm, và Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, giáp biên thủ đô Sài Gòn. Tuyến mới đâyliên lạc và là bạn thân từ lâu với 2 nhà sư lãnh đạo Phật Giáo: Thích Tâm Châu và Thích Thiện Minh. Trong khi đó, Tướng Trần Văn Đôn (Tư Lệnh Lục Quân VN) cũng nói là có bàn chuyện đảo chánh. Tuyến đã yêu cầu sửa soạn một bản tuyên ngôn cho "tân chính phủ" - Tuyến dự định không dùng quân đội, ngay phút đầu đảo chánh là chiếm Bộ Công Dân Vụ và tất cả các cơ sở truyền thông, ám sát hai ông bà Ngô Đình Nhu và "xóa sổ" Tổng Thống Diệm bằng phương tiện ít bạo lực có thể có, chỉ nếu cần mới ám sát. Không có chứng cớ cụ thể, nhưng nhóm của Tuyến dự định đưa Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ thay TT Diệm. Không có tin về chuyện Thơ có bàn tính đảo chánh hay không.

Có nhiều tin đồn PTT Thơ đã từ chức, và một người xác nhận là Thơ đã đệ đơn từ chức. Tuy nhiên, Bộ Trưởng Bộ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần ngày 4/7/1963 bác bỏ chuyện Thơ từ chức. Vào sáng ngày 5/7/1963, Thơ nói Thơ chưa từ chức, mặc dù Thơ nói là không thích chính trị. Thơ hiện nay là Chủ tịch Ủy ban Liên Bộ của chính phủ để thương thuyết với Ủy ban Liên phái của Phật Giáo. Thơ là Phật Tử duy nhất trong ủy ban, và liên tục bị ông bà Nhu chỉ trích là đã nhượng bộ Phật Tử.

Nếu 3 nhóm âm mưu đảo chánh này kết hợp làm chung, họ thành công xong là sẽ có cơ nguy chia rẽ. Thời điểm các nhóm này đảo chánh vẫn chưa rõ. Ủy ban Quân sự của nhóm Trần Kim Tuyến đề nghị là đảo chánh nên xảy ra bất kỳ lúc nào cho tới ngày 10/7/1963, tuy nhiên ủy ban trung ương của nhóm này chưa đồng ý. Người khác đề nghị trước cuối tháng 8/1963. Chúng tôi tin rằng bất kỳ nhóm đảo chánh nào có thể hành động là trước cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 31/8/1963.

Khó đoán được mức độ trung thành của các đơn vị quân sự khi có đảo chánh. Một số nhân sự cấp cao và cấp trung ở Không Quân đã bày tỏ bất mãn. Nghe nói Lữ Đoàn Nhảy Dù cũng đã bất mãn. Tư Lệnh Hải Quân là Hồ Tấn Quyền trong 2 cuộc đảo chánh ở quá khứ đã trung thành với ông Diệm, nhưng tương lai thì chưa rõ. Trung Đoàn Thiết Giáp thì nghe nói ý kiến chia đôi trong tình hình căng thẳng Phật Giáo. Mới đây, Tướng Dương Văn Minh nói rằng ông lo ngại vì vấn đề PG đang chia rẽ sự trung thành của quân đội.

Hiện thời lãnh đạo PG đặt tại Chùa Xá Lợi ở Sài Gòn, tập trung về vấn đề nhiều người tham dự trong các cuộc biểu tình ngày 16/6/1963 bị bắt giam vẫn chưa thả, về chính phủ khuyến khích và tài trợ nhóm Cổ Sơn Môn ly khai, về Đoàn Thanh Niên Cộng Hòa đang kích động chống lại PG. Phía PG cũng nói chính phủ chỉ thị các Tỉnh Trưởng chuẩn bị đàn áp PG thêm, và bây giờ đang xảy ra hiện tượng tăng ni nhiều tỉnh bị hạn chế một số hoạt động. Có nhiều phần những lời cáo buộc từ phía PG là đúng sự thật. Trong khi đó, có một số phần tử trong các nhà sư kêu gọi lật đổ chính phủ Diệm.

Có dấu hiệu chế độ ông Diệm cũng ý thức về cơ nguy hiện nay, nhưng có vẻ họ cũng chia rẽ về cách đối phó vấn đề. Đại hội gia đình nhà Ngô đã tổ chức ở Huế ngày 29 và 30/6/1963, nhưng kết quả không rõ. Từ bài báo trên Times of Vietnam và các tuyên bố của Ngô Đình Nhu, và từ các thông tin khác, có vẻ rõ ràng là ông bà Nhu chống lại Thông cáo chung đã ký ngày 16/6/1963. Trong khi phía ngược lại, là PTT Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Trưởng Bộ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương ủng hộ thương lượng họ đã ký với các nhà sư và muốn thực thi các cam kết đó. Lập trường Ngô Đình Cẩn thì các bản tin mâu thuẫn nhau, còn ý của TT Diệm thì khó mà biết nổi.

.

Ngày 9/7/1963. Giữa trưa. Điện văn từ Tòa Đại sứ Mỹ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Trueheart. Nhận được hôm qua lá thư đề ngày 7/7/1963 ký tên nhà sư Thích Tâm Châu, Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái PG, để gửi Đại sứ Hoa Kỳ. Kể chuyện cảnh sát dùng bạo lực với phóng viên và lo ngại tương lai cảnh sát sẽ còn bạo lực nữa. Tình hình tới chỗ không vãn hồi được. Xin chính phủ và người dân Mỹ giúp PG lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Cụ thể là xin Hoa Kỳ bảo vệ Chùa Xá Lợi và sinh mạng các vị lãnh đạo PG không bị tàn phá và ám sát. Trueheart nhận định: Tôi dự định nhắn riêng tới Thích Tâm Châu rằng đã nhận được lá thư và Hoa Kỳ không thể đáp ứng yêu cầu. Riêng lá thư này, chính phủ Diệm có thể khởi tố sư Tâm Châu về tội nổi loạn. Nếu phía PG phổ biến lá thư, tôi tin chúng ta sẽ phải có bản văn trả lời rằng Mỹ không can thiệp nội bộ VN và không có thẩm quyền bảo vệ công dân VN hay các cơ sở trong VN.

.

Ngày 9/7/1963. 5 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Trueheart. Thuần thông báo cho tôi rằng Thuần đã hỏi TT Diệm trực tiếp là có ý định đọc diễn văn về vấn đề PG hay không. TT Diệm nói không. Thuần cũng nói, Thuần không thành công trong việc yêu cầu các Tỉnh Trưởng phổ biến bản văn chỉ thị cách đối phó với PG. Tôi nói với Thuần là tôi thất vọngtình hình này, đặc biệt là khi chính phủ VN bất động. Tôi nói có thêm vài bài báo trên Times of Vietnam nối kết Mỹ với cuộc đảo chánh 1960 và xúc phạm Phật Tử. (Cuối điện văn, có ghi chú rằng vào ngày 11/11/1960, khi TT Diệm bị quân đảo chánh bao vây, Đại sứ Durbrow đã dùng mọi cách có thể để giục 2 phía tránh đổ máu.)

.

Ngày 10/7/1963. Điện văn từ Tòa Đại sứ Mỹ ở Philippines gửi về BNG Mỹ. Ký tên Stevenson (LND: Adlai Stevenson là Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.) Trong 2 ngày tôi thăm VN, tôi nói chuyện với TT Diệm, các viên chức cao cấp VN, viên chức sứ quán Mỹ và quân nhân Mỹ, phóng viên, và nhiều người nữa. Cảm giác là: quan ngại tột cùng. Ngoài chiến trường, tình hình tốt đẹp, nhưng tình hình chính trị suy sụp tệ hại. Nhiều nhà quan sát, trong và ngoài chính phủ, nói riêng với tôi rằng chế độ Diệm hỏng rồi, và nếu có đảo chánh thì tình hình có lẽ đỡ nguy hiểm hơn là để nhà Ngô như hiện nay. Đó là quan sát và lắng nghe riêng, trong thời gian ngắn ngủi.

.

Ngày 10/7/1963. SNIE 53-2-63. Đánh Giá Tình Báo. Viết từ Washington. Khủng hoảng Phật Giáo tại Nam VN nêu bật lên sự bất mãn có từ lâu đối với chế độ TT Diệm và cách vận hành của chế độ. Nếu, có vẻ như là, Diệm không tôn trọng các cam kết với Phật Tử, hỗn loạn có lẽ sẽ bùng lên và rủi ro đảo chánh hay ám sát [TT Diệm] sẽ hiện trở lại. Chế độ TT Diệm có sự không thoải mái với hiện diện của Mỹ tại VN, bây giờ thêm khủng hoảng PG, tình hình này sẽ thêm áp lực để Mỹ giảm hiện diện tại VN.

Cho tới giờ, Cộng sản chưa lợi dụng được phía PG, và có vẻ cũng không ảnh hưởng gì tới nỗ lực chống loạn quân. Chúng tôi không tin Diệm sẽ bị lật đổ bởi một cuộc đảo chánh của VC. Cũng không nghĩ rằng CS sẽ hưởng lợi nếu Diệm bị lật đổ bởi nhà đối lập không-CS. Chế độ kế tiếp không-CS có thể ban đầu kém hiệu qủa trong việc chống Cộng, nhưng với hỗ trợ của Mỹ, có thể sẽ tăng hiệu quả cả ở việc lãnh đạo chính phủ và nỗ lực chiến tranh.

Nếu chính phủ Diệm thực thi cam kết ký ngày 16/6/1963, bất mãn của Phật Tử có thể giảm hay tan biến. Nhưng khi quan hệ thuận lợi này trôi qua, bất mãn sẽ tăng trở lại. Nếu, và có lẽ là, chế độ Diệm cứ trì trệ, bất tài, và không lương thiện trong việc đối xử với Phật Tử, sẽ có biểu tình nữa, và rồi căng thẳng chính trị trở lại. Xác suất đảo chánh hay ám sát Diệm sẽ cao hơn.

.

Ngày 11/7/1963. Nolting trở về Sài Gòn với hy vọng từ chính phủ Mỹ rằng có thể thuyết phục TT Diệm hòa giải với Phật Giáo. Hy vọng này dựa vào thiện cảm mà Nolting đã xây dựng được trong 2 năm làm việc ở VN.

.

Ngày 11/7/1963. Nhu nói về các âm mưu đảo chánh. Trong một buổi họp đặc biệt cho tất cả các tướng lãnh cao cấp, Ngô Đình Nhu chỉ trich sự trung thành của họ đối với chế độ vì đã không dập tắt các tin đồn về nhiều âm mưu đảo chánh đang râm ran trong dư luận.

.

Ngày 14/7/1963. Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết gửi thư cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm thông báo tiếp tục đấu tranh bất bạo động để đòi thực thi nghiêm chỉnh bản Thông cáo chung, đồng thời ra thông bạch kêu gọi tăng nitín đồ tiếp tục đấu tranh bất bạo động.

.

Ngày 15/7/1963. Tăng ni tại chùa Xá Lợi, và các thành viên Ủy ban Liên Phái bắt đầu tuyệt thực.

.

Ngày 15/7/1963. Điện văn tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, số 85. Đại sứ Nolting gặp TT Diệm, thuyết phục TT Diệm hãy đọc một bài diễn văn trên làn sóng phát thanh với hứa hẹn thỏa hiệp với Phật Giáo.

.

Ngày 15/7/1963. Bản ghi nhớ từ Phụ Tá Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Viễn Đông Sự Vụ (ký tên: Rice) gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ.

Ông Nhu dự định làm một cú đảo chánh. Có 4 bản tin từ các tướng VN nói về buổi họp ngày 11/7/1963 của Nhu và các tướng lãnh cao cấp. Hai (và có lẽ 3) trong các bản tin cho thấy Nhu có thể đang dự định đảo chánh. Có thể Nhu nghe đồnâm mưu đảo chánh nên muốn gợi ý thăm dò, gây hỏa mù, chia rẽ, nghi kỵ giữa các tướng. Bốn bản tin không phù hợp nhau, như cả 4 có thể tóm lược là: Nhu xin các tướng hỗ trợ, Nhu chỉ trích chính phủ và/hay các anh em của Nhu trong buổi họp, Nhu chìa tay ra cho các tướng mời "làm việc" chung.

Tướng Khánh kể, Nhu xin hỗ trợ cá nhân. Tướng Kim kể, Nhu nói sẽ không trách các tướng nếu họ đang suy nghĩ về đảo chánh và rằng Nhu sẽ đứng chung với họ. Tướng Cao kể, Nhu xin các tướng hợp tác để đối phó khủng hoảng.

(Đính kèm là bản tin tình báo ghi ngày 13/7/1963, ghi là 3 bản tin có ghi nguồn: Tướng Văn Thành Cao, Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Lê Văn Kim. Một bản tin khác từ một tướng lãnh, chưa lộ tên. Kim nghĩ, đa số các tướng phản ứng tiêu cực. Còn sớm để biết thực sự Nhu nghĩ gì. Chúng tôi tin rằng có vài tướng đang suy tính đảo chánh. Cũng có thể Nhu đang gài bẫy các tướng, và bẫy này thực hiện với Diệm đồng ý. Chúng tôi nhận ra từ 4 bản tin là Tướng Trần Văn Đôn đang là thành viên trong một nhóm đảo chánh. Không rõ các tướng sẽ đồng thuận, hay chỉ âm mưu như nhóm riêng, hay có thể 2 hay nhiều hơn đang âm mưu đảo chánh.)

Một ghi chú viết: ngày 15/7/1963, một người trong nhóm âm mưu đảo chánh do Trần Kim Tuyến lãnh đạo nói họ sắp tiến hành đảo chánh, nhưng không thể trước ngày 20/7/1963. Một bản tin khác lại ghi, vào ngày 16/7/1963, Tướng Dương Văn Minh lộ ý ủng hộ các tướng muốn đảo chánh.

.

Ngày 16/7/1963. 1 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Nolting. Lúc 9 giờ sáng, khoảng 100 nhà sư biểu tình trước tư gia Đại sứ (nhưng Đại sứ đang ở văn phòng). Nhà sư Thích Đức Nghiệp đọc bản văn tiếng Anh với loa phóng thanh, yêu cầu chính phủ Mỹ giúp giải quyết khủng hoảng Phât Giáo VN càng sớm càng tốt. Nói PG không phải VC, và sẽ không bao giờ để VC lợi dụng. Phật Tử chống Cộng, nhưng muốn chính phủ Diệm ngưng khủng bố, bắt cóc và bắt giam các tăng ni cư sĩ. Phật Tử không đồng ý với chính phủ về chuyện treo cờ PG. Phật Tử muốn viện trợ Mỹ, vũ khí Mỹ, vân vân nhưng không đồng ý việc dùng viện trợ và vũ khí để đàn áp Phật Giáo.

Thấy có phóng viên quốc tế và địa phương. Cảnh sát dựng rào, vây quanh khu nhà Đại sứ, nhưng đứng xa một đoạn phố. Lúc 10:30 am, khoảng 140 vị sư và ni làm thanh một hình vuông trước nhà Đại sứ. Các nhà sư nói tiếng Anh và Việt kêu gọi quốc tế ép chính phủ Diệm thực hiện bản Thông cáo chung đã ký với PG. Các bản tin ban đầu cho biết Phật Tử có thể sẽ tự thiêu. Người xem, cảnh sát chìm và đồng phục khoảng 500 người. Lúc 10:55 am, các tăng ni tuần hành về Chùa Xá Lợi, nói sẽ tuyệt thực 2 ngày ở nơi này.

.

Ngày 16/7/1963. 8 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Nolting. Khi được tin lúc 10:30 am rằng có thể sẽ có tự thiêu nữa, tôi điện thoại cho Thuần, xin Thuần gặp TT Diệm khẩn cấp. Tôi đề nghị TT Diệm đưa xe loa phóng thanh nói với những người biểu tình tức khắc rằng Diệm sẽ đọc diễn văn vào một giờ ấn định, có lẽ trưa là tốt. Tôi nói Thuần là cần TT Diệm làm khẩn cấp. Thuần nói Thuần sẽ gặp TT Diệm ngay. Tôi nói tôi muốn gặp TT Diệm trực tiếp nếu Thuần nghĩ là có lợi.

.

Ngày 16/7/1963 và ngày 17/7/1963. Nhiều cuộc biểu tình của Tăng Ni Phật Tử kêu gọi chính phủ Ngô Đình Diệm thi hành bản Thông cáo chung. Có 50 tăng ni bị cảnh sát bắt.

.

Ngày 17/7/1963. Lúc 4 p.m. Ghi chú của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Tổng Thống Kennedy họp báo tại trụ sở Bộ Ngoại Giao, một phóng viên hỏi xem có khó khăn nào giữa Phật Tử và chính phủ Nam VN đang cản trợ hiệu quả của viện trợ Mỹ cho cuộc chiến chống VC. TT Kennedy đáp: "Có, tôi nghĩ là có. Tôi nghĩ thật là bất hạnh khi tranh chấp này bộc phát vào thời điểm cuộc chiến quân sự đang tốt hơn là chiến trường nhiều tháng trước. Tôi hy vọng vài giải phápthể đạt được cho tranh chấp này, vốn chắc chắn là đã khởi sự như một tranh chấp tôn giáo, và bởi vì chúng ta đã đầu tư quá nhiều nỗ lực và nó đang diễn tiến tốt."

Ngày 18/7/1963. Bản ghi nhớ về cuộc nói chuyện. Người tham dự: TT Ngô Đình Diệm, Frederick E. Nolting, Jr. (Đại sứ Mỹ), Robert J. Manning (Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ về Công Vụ), John M. Mecklin (Cố vấn Tòa đại sứ Mỹ về Công Vụ), Trương Bửu Khánh (Vietnam Press).

Manning nói rằng chuyện báo chí viết, cho dù chỉ trích, vẫn tốt hơn là không có báo chí. Điều quan trọng là nỗ lực của TT Kennedy tiếp tục ủng hộ cho chương trình chiến thắng tại VN, mà phóng viên Mỹ được tự do để chất vấn và chỉ trích chương trình đó. Điều tệ hại có thể xảy ra không phải là tường trình kém, mà có khả thể phóng viên trở thành người tử đạo do bị tước đoạt quyền khảo sát.

TT Diệm nói rằng phẩm cách phóng viên Mỹ thì thấp. Ông nói ông không thể hiểu vì sao một phóng viên có thể tự xem như người tử đạo. Một đất nước có 20 năm trong chiến tranh không nên phải đối phó với cuộc chiến tranh lạnh chống lại chính phủ và nhân dân VN từ các bạn của họ.

Đại sứ Nolting nói đôi khi chính phủ VN phản ứng nhanh quá với một số sự kiện, như cuộc biểu tình ở Chùa Giác Minh hôm qua, và bản văn của chính phủ VN lại hoan toàn trái nghịch với những gì nhiều nhân chứng kể lại cho Đại sứ nghe. Theo các nhân chứng, cảnh sát, lúc đó không hề có gì khiêu khích, lại xông vào và xô xát với khoảng 100 người biểu tình, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Nhưng bản văn chính phủ nhiều giờ sau lại viết rằng chỉ có người biểu tình tấn công và gây bị thương 8 cảnh sát. Loan tin như thế sẽ làm mất lòng tin vào chính phủ và các bạn đồng minh.

Manning đề nghị chính phủ VN nên có một viên chức cao cấp mở các buổi họp báo cho các phóng viên. Đó là chính sách quan hệ công chúng tốt, mà chính phủ từ từ sẽ trao cho các phóng viên các nguồn tin thẩm quyền thực sự. TT Diệm nói trong quá khứ đã có họp báo như thế, nhưng rồi chính phủ VN thất vọng về kết quả.

.

Ngày 18/7/1963. Tổng Thống Diệm nói trên đài phát thanh. Bài diễn văn ngắn và lạnh lùng, nhượng bộ rất ít cho Phật Tử, kêu gọi hòa giải và hỗ trợ chính phủ.

.

Ngày 19/7/1963. 5 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Nolting. Tôi yêu cầu phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao [Hoa Kỳ] phổ biến bản văn này trong buổi họp báo ban trưa:

"Bắt đầu bản văn. Tổng Thống Diệm đọc diễn văn trên đài phát thanh hôm 18/7/1963 với phong cách thẳng thắnlãnh đạo. Bài diễn văn tái xác nhận bằng ngôn ngữ không nhầm lẫn về ý định chính phủ thực hiện trên cả chữ và cả tinh thần Thông cáo chung ngày 16/6. Và cung cấp một cơ chế nơi bất kỳ khiếu nại nào về việc thực hiện [Thông cáo chung] có thể thương thuyết dễ dàng với chính sự tham dự của Phật Tử. Như dường với chúng tôi cách này rõ ràng mở lối cho sự nói chuyện về các vấn đề tôn giáo phát sinh tại VN. Hết."

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nên biết rằng: a) Các chùa Sài Gòn vẫn còn bị bao vây. b) Các nhà sư và nhiều người khác vẫn còn bị giam sau 3 cuộc biểu tình hôm Thứ Tư vẫn chưa trả tự do. c) Có tin Phật Tử sắp đòi hỏi giải tỏa hai điểm trên và có lẽ vài điểm khác nữa.

Tôi đang khẩn cấp thúc giục chính phủ VN ngưng vây chùa và phải trả tự do những người bị bắt. Khi Bộ Ngoại Giao phổ biến đoạn văn trên, sẽ giúp tôi thúc giục chính phủ VN tôn trọng cam kết với Phật Tử.

.

Ngày 19/7/1963. 8:53 p.m. Từ Bộ Ngoại Giao Mỹ gửi Tòa Đại sứ Mỹ ở VN. Ký tên Rusk. Chúng tôi thực sự không biết TT Diệm sẽ làm những gì phải làm hay không. Do vậy, chúng ta tiếp tục công khai giữ lập trường không can thiệp nội bộ VN, không bênh Phật Giáo hay bênh TT Diệm trước công chúng, chỉ bày tỏ hy vọngthương lượng ôn hòa. Cùng lúc, chúng tôi nghĩ điều chủ yếu là tiếp tục yêu cầu Diệm giải quyết tình hình bằng hành động và các bản văn đáp ứng những bất mãn hợp pháp chủa Phật Tử. Hy vọng ông thuyết phục TT Diệm gỡ bỏ rào vây các chùa, trả tự do những người bị bắttham dự biểu tình của PG, và bồi thường những người bị thương. Những đòi hỏi này của PG như dường hợp lý, ngay cả nếu bị thúc đẩy vì chính trị. Do vậy, chúng tôi sửa bản văn ông đề nghị để phổ biến như sau:

"Bài diễn văn trên đài phát thanh tái xác nhận ý định của chính phủ [Diệm] thực hiện bản Thông cáo chung ngày 16/6/1963. Nó đưa ra một thủ tục nơi các dị biệt về việc thực hiện bản thỏa hiệp này có thể thương lượng dễ dàng giữa chính phủ VN và Phật Tử. Chúng tôi hy vọng rằng thủ tục này và với cảm thông giữa những phía quan tâm, vấn đề sẽ có thể giải quyết được."

Nơi phần ghi chú, Đại sứ Nolting báo cáo về lúc 8p.m. ngày 19/7/1963 rằng TT Diệm đã ra lệnh gỡ các rào vây quanh các chùa, các vị sư được phép trở về các chùa nhưng không được tụ họp ở Chùa Xá Lợi. Nolting ghi rằng trước đó ông thúc giục chính phủ làm nhiều hơn các bước này và hãy trả tự do cho người biểu tìnhbồi thường người bị thương.

.

Ngày 19/7/1963.  Gửi từ New Delhi. Thư của Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ (Chester Bowles) gửi tới Phụ tá Đặc biệt về An Ninh Quốc gia của Tổng Thống Hoa Kỳ (McGeorge Bundy). Tôi (Chester Bowles) cảm thấy phải viết trực tiếp cho ông về tình hình tại Việt Nam, như tôi thấy.

--- Trong khi tình hình chiến sự cải thiện đều đặn, tình hình chính trị lại nhanh chóng tệ hại đi. Không thể kéo dài mãi thế này. Nếu không cải thiện được tình hình chính trị, khả năng chúng ta kiểm soát VC sẽ suy thoái.

--- Mỹ không thể đạt mục tiêu tại Đông Nam Á khi còn Diệm và gia đình cai trị tại VN. Những người tôi gặp trong vị trí đánh giá về thái độ của người VN đều nhấn mạnh điều đó.

--- Ấn tượng riêng của tôi về TT Diệm là ông ta hoàn toàn xa lìa thực tế. Trong 3 giờ 52 phút, ông nói với tôi về kiểu ông thấy đang xảy ra tại VN, một kiểu mà những câu hỏi chính yếu đều sai hay bị bóp méo, và về phía Mỹ thì không chỉ là thông tin sai mà còn là xúc phạm. Mặc dù rủi ro của bất kỳ thay đổi chính trị nào cũng lớn cả, nhưng rủi ro ở việc đứng yên nơi trung tâm của chết chóc thì, theo tôi, còn lớn hơn nhiều. Không cần nói nhiều rằng gần như bất kỳ người VN nào chống Cộng, can đảm, hùng biện, với uy tín tốt, và tự bước tới cương vị lãnh đạo một nhóm lật đổ ông Diệm, và là người vạch ra một chính sách chống Cộng kết hợp với sự không thiên vị, không gia đình trị, guồng máy chính phủ vận hành tốt và biết cải cách ruộng đất, thì tự người đó sẽ trở thành một anh hùng dân tộc ngay trong vài tuần lễ thôi.

--- Tôi lo ngại về tình hình chiến sự ở phía nam Lào quốc. Khi chúng ta thấy thí nghiệm chính sách trung lập không thực hiện được theo điều kiện hiện nay, một chính phủ bản xứ (có thể nên là, Souvanna Phouma) có thể tuyên bố rằng hiệp định Geneva bị quân Pathet Lào xâm phạm và rồi ông ta bây giờ kêu gọi tất cả quân trung thành với chính phủ bảo vệ vùng nam Lào. Cần khoảng 2,000 lính biệt kích Mỹ và cố vấn vào Lào để giúp huấn luyện chiến binh Lào. Cùng lúc nên thuyết phục chính phủ Thái Lan cung cấp lính bảo vệ vài điểm chiến lược dọc bờ trái sông Mekong, kể cả thủ đô.

Tôi công nhận sự rủi ro trong các đề nghị tôi vừa viết, nhưng nếu chúng ta tiếp tục ủng hộ TT Diệm và cứ giữ sự bất động tương đối của chúng ta ở Lào quốc có thể làm cho toàn bộ tình hình mất kiểm soát chỉ trong vòng vài tháng tới.

.

Ngày 20/7/1963. 7 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Nolting. Tình hình nên tin là vẫn còn lạc quan. Chính phủ VN đã đánh giá thấp một cách tệ hại và đã ứng phỏ sai đối với vấn để Phật Giáo. Tình hình có thể -- mặc dù tôi không nghĩ thế -- không kiểm soát nổi, nhưng giây phút cuối Diệm đã làm có vẻ tốt, công khai cam kết thực hiện hòa giải. Chúng ta nên với mọi phương tiện có thể khuyến khích chính phủ VN làm như thế. Tôi [Nolting] nghĩ chính phủ VN thực tâm hòa giải và như thế chúng ta có thể giúp họ thực hiện thành công, có thể xoa dịu các bất mãn về tôn giáo.

.

Ngày 20/7/1963. 2:58 p.m. Từ BNG Mỹ gửi Tòa Đại sứ Mỹ ở VN. Không ký tên. Dư luận báo chí Hoa Kỳ vang dội hơn bản văn của Bộ Ngoại Giao. Nếu Diệm trả tự do cho những người bị bắt từ các cuộc biểu tình, gỡ các rào cản vây quanh chùa, gặp các lãnh đạo Phật Giáo, hay có thể hành động xây dựng phù hợp với lời hứa trong bài diễn văn đọc trên đài phát thanh, thì chúng ta có thể bày tỏ hài lònghy vọng. Dư luận sẽ tiếp tục bất lợi cho tới khi nào Diệm có các hành vi hòa giải thực sự.

.

Ngày 23/7/1963. 6:51 p.m. Điện văn từ BNG Mỹ gửi Tòa Đại sứ tại VN. Ký tên Rusk. Chúng tôi xem xét kỹ tình hình, và đưa ra vài tiên đoán. Dự kiến sẽ có thêm nhiều cuộc biểu tình của PG, và sẽ có thêm tự thiêu. Nhận định này dựa vào các yếu tố: chính phủ VN không hành động hòa giải thực sự và không đáp ứng như cam kết; phong trào PG ngày càng mạnh hơn, một số Phật Tử, đặc biệt là giới quân nhân, nghĩ tới cách lật đổ chính phủ như là giải pháp duy nhất. Với các bản tin nhận được về nhiều kế hoạch đảo chánh, cơ hội đảo chánh thành công có thể xảy ra trong vài tháng tới, nếu không phải vài tuần tới. Chúng tôi nghĩ chính phủ VN có thể thành công vượt qua trận bão PG bằng cách kết hợp cả 2 phương thức, vừa hòa giải, vừa đàn áp, và do vậy âm mưu đảo chánh có thể thất bại hay bị hủy bỏ.

--- Trong các tình hình đó, sau đây chúng ta sẽ buộc phải lựa chọn: (a) Chúng ta có thể ảnh hưởng các sự kiện bằng cách ra các bản văn công khai, tuyên bố tự tách rời khỏi việc chính phủ VN đối phó tình hình PG, như thế là khuyến khích âm mưu đảo chánh. (b) Chúng ta có thể đi xa hơn, trực tiếp khuyến khích một số tướng lãnh tìm một "giải pháp Hiến Pháp" dưới lãnh đạo của Thơ. (c) Chúng ta có thể tích cực ngăn cản âm mưu đảo chánh bằng các bản tuyên bố ủng hộ chính phủ VN, và các bản văn bí mật gửi các lãnh đạo Phật Tử và các lãnh đạo đang âm mưu đảo chánh, mặc dù điều này, cũng như điều trên, có thể dẫn tới kết quả khó tiên đoán. (d) Sau cùng, chúng ta có thể giữ vị trí chờ và xem, trong khi trong chỗ riêng tư áp lực chính phủ VN có mọi biện pháp hòa giảicần thiết giải quyết vấn đề tận cùng.

--- Chúng tôi vào lúc này nghiêng về giải pháp cuối [chờ xem]. Chúng ta có thể sẽ tới một điểm, nơi chúng ta muốn dồn toàn bộ ảnh hưởng để giúp, hoặc Diệm, hoặc lãnh tụ khác thay thế chấp nhận được, hoặc một nhóm tướng lãnh (có lẽ thích nghi là, người theo Hiến Pháp thay thế [ông Diệm] được quân đội ủng hộ) để ổn định tình hình. Bây giờ thì chờ xem.

.

Ngày 24/7/1963. 7 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Nolting. Tôi gặp Thuần hôm nay. Thuần kể lại lời TT Diệm nói là sẽ hòa giải với PG, tất cả các Bộ Trưởng và Nhu đều đồng ý cần hòa giải với PG. Thuần nói Diệm đã kỷ luật Tướng Chiểu (người tổ chức cuộc biểu tình hôm qua để phản đối Phật Tử) và kỷ luật này được Nhu gợi ý và chấp thuận. Thuần cũng nói TT Diệm ra lệnh, và Thuần vừa chuyển lệnh tới một đơn vị chiến binh để sẽ biểu tình ủng hộ chính phủ và phản đối PG vì một chiến binh trong đơn vị này vào Chùa Xá Lợi phát truyền đơn và bị đẩy ra. Tôi đưa cho Thuần một tờ giấy ghi vài gợi ý, trong đó có đề nghị TT Diệm mời gặp và thảo luận với HT Tịnh Khiết để sẽ gỡ bỏ rất nhiều nghi ngờ từ phía Phật Tử. Thuần cầm giấy và hứa sẽ cho tôi biết nếu TT Diệm đồng ý. Tôi không thấy chuyện tôi và Thuần nói chuyện có ý nghĩa gì lớn, vì có vẻ có nhiều hố hầm phía trước chờ đợi.

.

Ngày 26/7/1963. Bản ghi nhớ về cuộc nói chuyện. Tham dự: Roger Hilsman (Thứ Trưởng Ngoại Giao về Viễn Đông Sự Vụ), Robert Manning (Thứ Trưởng Ngoại Giao về Công Vụ), Đại sứ Henry Cabot Lodge. Manning vừa từ Sài Gòn về Mỹ, nêu ý kiến rằng có thể gỡ bỏ ý kiến bi quan từ một số phóng viên bằng cách mời họ thường xuyên tham dự, không chỉ trong các nghi lễ, mà cụ thể dự các buổi tiệc ăn tối do Đại sứ Mỹ giành cho các quan chức và các nhân vât hàng đầu VN. Đại sứ Lodge nói ông dự định làm như thế, một trong những việc đầu tiên phải làm là ăn trưa với nhiều trong số các phóng viên chủ lực. Manning nói, toàn thể các phóng viên đều chấp nhận và hỗ trợ cuộc chiến chống Cộng mà Mỹ đang tham dự ở VN, nhưng họ đều không ưa chế độ TT Diệm và cho rằng chúng ta không thể chiến thắng VC nếu dựa vào chế độ Diệm. Manning nói rằng VN đang thảo luận về chuyện dự tính đưa Giám đốc Thông tin Đặng Đức Khôi, người dưới quyền Bộ Trưởng Công Dân Vụ Ngô Trọng Hiếu, đi một chuyến sang New York để tạo ấn tượng tốt về VN. Manning nghĩ rằng chuyện Khôi đi nói chuyện là nên lắm.

.

Ngày: trong khoảng 7/21/63-7/31/63. Báo cáo từ Thứ Trưởng Ngoại Giao Công Vụ (Manning) trình Tổng Thống Kennedy. Không ghi ngày. Lưu tại thư viện Kennedy Library, National Security Files, Vietnam Country Series.

--- Có khoảng một tá phóng viên Mỹ tại Sài Gòn. Thường xuyên bổ sung thêm các phóng viên từ các văn phòng Tokyo, Hong Kong hay New Delhi của các hãng tin AP, UP, và nhiều báo Mỹ khác. Tôi đã nói chuyện với nhiều phóng viên tại Sài Gòn. Tất cả các phóng viên đều không hài lòng với chế độ ông Diệm, nói rằng chúng ta sẽ thất bại nếu còn chế độ gia đình trị của ông Diệm. Nhưng họ đều đồng ý rằng chính phủ Mỹ giúp VN là cuộc chiến cần thiết cho thế giới tự do, và các chương trình, cả quân sự và chính trị, một cách căn bảncần thiết và khả thi.

--- Trong khi các phóng viên Mỹ cảm thấy cay đắngxem thường Tổng Thống Diệm và các quan chức cao cấp của VN (đặc biệtCố vấn Nhu và bà Nhu), thì họ cũng bị tương tự theo chiều ngược lại. Bà Nhu thường xuyên nói rằng các phóng viên Mỹ là "cộng sản" hay "cũng tệ như cộng sản." Chính phủ VN nói phóng viên Mỹ chỉ muốn lật đổ chính phủ VN. Ông Nhu nói với tôi, "Các phóng viên trẻ này  không muốn gì hơn là lập một chính phủ mới." Chính phủ VN cho rằng các phóng viên đang hợp tác với, và khuyến khích bất kỳ hình thức đối lập chính trị nào, như các cuộc biểu tình của PG, như một phương tiện lât đổ chính phủ. Diệm và gia đình Diệm cực kỳ nhạy cảm với sự chỉ trích cá nhân. Đó là lý do họ trục xuất một số phóng viên họ không hài lòng (như chuyện trục xuất 2 phóng viên Francois Sully của tờ Newsweek và James Robinson của NBC, vì các bài viết nói về các cá nhân trong gia đình họ Ngô).

--- Trong các cuộc nói chuyện với Nhu và Diệm, chúng tôi tin rằng đã tới lúc mà Hoa Kỳ không thể bảo đảm hỗ trợ toàn lực tại VN, nếu chính phủ VN, bằng cách trục xuất hay quấy nhiễu phóng viên, biến toàn bộ giới báo chí quốc tế thành kẻ thù. Nhu có một lúc nhìn nhận rằng nhiều thông tin bất lợi cho chế độ đã trao cho các phóng viên Mỹ, các viên chức Mỹ và các vị dân cử Mỹ khi thăm VN -- và do chính các viên chức chính quyền VN đã trao cho các thông tin bất lợi đó.

--- Một số nhà hoạt động Phật Giáo đã tới mức chuyển sang ý định lật đổ chính phủ VN, dựa vào các phóng viên Mỹ để có tiếng vang dư luận. Các nhà hoạt động PG nói cho các phóng viên biết trước các buổi lễ, cuộc biểu tình. Chính sách của chính phủ VN (và Bộ Trưởng Hiếu nói với Phụ tá Đặc biệt của tôi) rằng các cuộc biểu tình sẽ bị "đàn áp dữ dội nếu cần thiết." Không có vẻ gì khủng hoảng này có thể ổn định mà không có bạo lực lớn. Trường hợp đó, dư luận thế giới và người Việt phải hoặc là chấp nhận giải thích của chính phủ VN, điều này khó xảy ra, hoặc là khủng hoảng sẽ tiếp tục tăng cường độ. Các phóng viên Mỹ có thể sẽ là tiếng nói chính của dư luận và họ thì không ưa chế độ Diệm. Nếu khủng hoảng không giải quyết được, chính phủ Diệm sẽ có thể sụp đổ.

Ngày 28/7/1963. 4 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Nolting. Hôm qua, Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương bảo đảm rằng chính phủ sẽ không đàn áp các cuộc biểu tình tương lai của Phật Tử. Có tin khác, nhận được từ bác sĩ của TT Diệm, nói với tôi rằng bác sĩ này chứng kiến rằng TT Diệm đã điện thoại cho Bộ Trưởng Nội Vụ, Đại Tá Y (Tư lệnh Mật vụ), và Cảnh sát trưởng Sài Gòn để chỉ thị là không dùng bạo lực và không bắt giam những Phật Tử biểu tình. Có thể các chỉ thị đó là để đón đầu cuộc biểu tình lớn do Phật Tử dự định tổ chức vào Thứ Ba, 30/7/1963, cũng là 49 ngày sau khi Hòa Thượng Quảng Đức tự thiêu. Có tin là có lời kêu gọi công chức và tiểu thương và các thành phần khác cùng đình công để tham dự biểu tình. Có tin mẹ của Bửu Hội cũng sẽ chọn ngày đó để tự sát. (Bửu Hội vẫn chưa về lại Sài Gòn như chính phủ yêu cầu về, điều này thực là phiền.) Trong khi đó, Phó Tổng Thống Thơ nói với tôi rằng các lãnh đạo Phật Giáo đã bán phần đồng ý họp với Ủy ban liên bộ của chính phủ vào ngày 31/7/1963 với điều kiện họ có quyền tự do bước ra về nếu bất đồng. Thơ lo ngại về các sự kiện sẽ xảy ra hôm Thứ Ba, nhưng không có thể thuyết phục các lãnh đạo PG để xin họp trước. Thuần nói với tôi rằng TT Diệm sẽ không đích thân mời trực tiếp và công khai HT Thích Tịnh Khiết tới gặp ông, nhưng đã nhắn qua Thơ rằng Diệm sẽ gặp nhà sư nếu được yêu cầu.

Đã nói chuyện với Mẫu (Ngoại Trưởng) để triệu hồi Bửu Hội về VN gấp, và Mẫu đồng ý gọi thêm lời triệu hồi khẩn cấp. Còn Bửu Hội có bệnh tim, có thể nguy hiểm khi du hành (có người nói là bệnh gan). Tôi nói Bửu Hội sẽ suy sụp tệ hại hơn, nếu không về VN sớm (LND: ám chỉ, mẹ của Bửu Hội là ni sư Diệu Huệ dự định tự sát để phản đối chế độ TT Diệm.)

Cuối cùng, tôi nghe những lời nói nghiêm trọng từ PTT Thơ, Thuần và Mẫu rằng chính phủ VN tiếp tục nhận tin rằng nhiều viên chức Mỹ đang khuyến khích Phật Tử tiếp tục biểu tình cho tới khi Lodge tới VN và Mỹ sẽ ngừng hỗ trợ cho Diệm. Lần nữa, lại bác bỏ các tin vô lý đó, tôi cũng đang chọn biện pháp giảm tối đa các liên lạc giữa các viên chức Mỹ với các Phật Tử trong các chùa (đặc biệt, Chùa Xá Lợi), vì các liên lạc đó sẽ gây thêm nghi ngờ từ chính phủ VN.  .

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.