Thư Viện Hoa Sen

Đôi điều về việc nghiên cứugiới thiệu Phật giáo Việt Nam

11/12/20215:47 SA(Xem: 3066)
Đôi điều về việc nghiên cứu và giới thiệu Phật giáo Việt Nam
ĐÔI ĐIỀU VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU
GIỚI THIỆU PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Thích Hạnh Chơn

chua but thap
Chùa Bút Tháp

Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ nhưng khi truyền sang các quốc gia khác thì Phật giáo đã có sự thích nghi để tồn tại. Do đó, Phật giáo được gắn thêm tên địa phương mới vì Phật giáo nơi này phản ánh ít nhiều sự khác biệt so với Phật giáo nơi khác. Sự khác biệt được biểu hiện qua nhiều lĩnh vực mà ở đây tạm phân thành hai nhóm là văn hóa Phật giáotín ngưỡng tu tập. Trong hai lĩnh vực này, Phật giáo Việt Nam có những đặc trưng gì để giới thiệu và khẳng định vị thế Phật giáo Việt Nam đối với bạn bè quốc tế? Đây là một đề tài lớn và bản thân Phật giáo khó có thể hoàn tất, trừ khi có được sự hỗ trợ từ nhà nước. Bài viết đưa ra một vài quan điểm nhằm góp phần phác thảo một bản đồ về việc nghiên cứugiới thiệu Phật giáo Việt Nam.

Xác định đặc điểm Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

Các nhà nghiên cứu phân chia Phật giáo Việt Nam thành các thời kỳ khác nhau. Ở đây dựa vào yếu tố lịch sử Việt Nam, chúng tôi tạm phân Phật giáo Việt Nam thành ba giai đoạn. Giai đoạn một là Phật giáo vào thời Bắc thuộc. Phật giáo được cho là truyền vào Việt Nam (Giao Châu) từ thế kỷ III-II tr.TL và phổ biến rộng rãi vào thế kỷ thứ II TL. Suốt khoảng 1.000 năm Bắc thuộc từ khi bị đô hộ cho đến khi độc lập tự chủ vào năm 938, Phật giáo Việt Nam tồn tại không thể không bị ảnh hưởng bởi văn hóa của quốc gia đô hộ. Trong thời gian này, Phật giáo Việt NamThiền sư Khương Tăng Hội người Việt dạy thiền và có hai dòng thiền là Tỳ-ni-đa-lưu-chi do Tổ sư người Ấn sáng lập và dòng thiền Vô Ngôn Thông do Tổ sư người Hoa sáng lập. Hai dòng thiền này được du nhập vào Việt Nam. Dựa vào các sử liệu được công bố như Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát, Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang…, Phật giáo Việt Nam giai đoạn Bắc thuộc đồng hành cùng dân tộc chống ngoại xâm1 nhưng chưa cho thấy đặc điểm khác biệt nổi bật của Phật giáo Việt Nam so với Phật giáo Trung Quốc về sinh hoạt, pháp tu… Có chăng là tên gọi của các dòng thiền và các vị Tổ sư các đời kế thừa. Như vậy, giai đoạn này Phật giáo Việt Nam phát triển nhưng để chứng minh Phật giáo Việt Nam (khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay) có đặc điểm riêng so với Phật giáo các nước thì cần phải nghiên cứucông bố.

Giai đoạn hai là dưới thời Lý và Trần (thuộc khu vực Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay). Phật giáo Việt Nam giai đoạn này phát triển rực rỡ và được xem nhưquốc giáo nên được nhà nước quan tâm phát triển. Có nhiều vua quan là thiền sư, Tổ sư như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông… Phật giáo Việt Nam vào thời Trần có dòng thiền Trúc Lâm riêng của Việt Nam mặc dù đó là sự thống nhất ba dòng thiền được du nhập vào Việt Nam trước đó. Dòng thiền Trúc Lâm ra đời được tổ chức như Giáo hộichức năng quản lý Tăng Ni tu họcsinh hoạt. Các thế hệ thiền sư tiếp nối được ghi nhận là 18 đời.2 Có thể nói đây là thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ nhất ở Việt Nam với dòng thiền (cũng là Giáo hội) đặc trưng riêng của Việt Nam do thiền sư người Việt sáng lập. Tuy nhiên, một số tác phẩm văn họcnghiên cứu, sáng tác của các thiền sư để lại hiện còn khá khiêm tốn để tạo nên một Phật giáo Việt Nam rõ nét. Do đó, việc truy tìm các tư liệu để nghiên cứu đặc trưng của Phật giáo Việt Nam giai đoạn này là rất cần thiết.

Giai đoạn ba là sau thời Lý và Trần đến nay. Phật giáo Việt Nam sau thời Lý-Trần vẫn được duy trì nhưng sau đó phần lớn đi theo phong cách Phật giáo Trung Quốc do các Tổ sư người Hoa truyền dạy. Từ miền Trung trở vào Nam và một phần miền Bắc sinh hoạt tu tập theo phong cách này. Tăng Ni các tự viện từ Trung vào Nam đều có nguồn gốc từ hai dòng thiền Trung Hoa là Lâm TếTào Động. Thế kỷ XX, Phật giáo Việt Nam có thêm Phật giáo Nam tông, Phật giáo Khất sĩ, dòng thiền Trúc Lâm do Thiền sư Thanh Từ phục hưng và dòng thiền Làng Mai do Thiền sư Nhất Hạnh sáng lập. Trong đó, các dòng thiền có nguồn gốc từ Phật giáo Trung Quốc chỉ phản ánh danh nghĩa hình thức kế tục dòng thiền chứ không tạo nét thiền đặc trưng riêng của Phật giáo Việt Nam qua phương pháp tu tậptác phẩm kinh sách hướng dẫn. Tóm lại, chưa có nội dung mang nét đặc trưng Phật giáo Việt Nam được giảng dạy, ứng dụng trong đời sống tu tập của tín đồ Phật tử, ngoại trừ các nghi thức tụng niệm và nghi cúng được dịch ra tiếng Việt từ các nghi thức của các Tổ sư người Hoa biên soạn. Phật giáo Khất sĩ, thiền Trúc Lâm do Thiền sư Thanh Từ phục hưng và thiền Làng Mai dù là thiểu số nhưng đã khẳng định được nét đặc trưng riêng của Phật giáo Việt Nam.

Xác định đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam

Thời gian qua, Ban Văn hóa Trung ương đã đưa ra bốn lĩnh vực nghiên cứu về văn hóa Phật giáo Việt Nam gồm: di sản, kiến trúc, ngôn ngữpháp phục. Trong đó, hai lĩnh vực dễ tạo nên đặc trưng riêng cho Phật giáo Việt Nam là kiến trúc và pháp phục. Về kiến trúc, chùa Một Cộtbiểu tượng chùa Việt Nam nhưng chỉ được sử dụng làm biểu tượng. Do đó, công việc nghiên cứu lĩnh vực này là tổng hợp chọn ra một số chùa có kiến trúc mẫu số chung để giới thiệu về kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Trong đó, màu sắc, mái ngói, họa tiết cần chú trọng. Về pháp phục, sự thật khó phân biệt pháp phục của Tăng Ni Việt Nam với Tăng Ni Trung Quốc về màu sắc, kiểu dáng dù chi tiết có khác. Công việc này Ban Văn hóa đã làm bốn năm qua nên hy vọng sẽ có kết quả khả quan trong thời gian tới. Việc tìm kiếm các tư liệu liên quan sẽ rất hữu ích cho dự án này.

Xác định đặc trưng tu tập

Phật giáo Việt Nam không có xu hướng theo tông phái riêng như Trung Quốc hay Nhật Bản mà là theo xu hướng tổng hợp Thiền, Tịnh, Mật. Suốt chiều dài lịch sử Phật giáo Việt Nam có nhiều dòng thiền du nhập vào, cũng như được sáng lập trong nước nhưng đặc trưng tu thiền cụ thể như thế nào khó có thể chứng minh được. Do đó, việc tìm lại các tài liệu hướng dẫn tu tập và khảo sát những tự viện nào đang thực hành theo phương pháp mà các dòng thiền nêu trên hướng dẫn là rất cần thiết để xác chứng pháp tu tập đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Từ thế kỷ XVII khi tiếp nhận Phật giáo truyền từ Trung Quốc vào, mặc dù các tự viện trên danh nghĩa thuộc các dòng thiền nhưng sự tu tập chủ yếu dựa vào hai thời công phu, niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đàthực hành các nghi thức sinh hoạt thiền môn. Thiền, Tịnh, Mật kết hợp nhưng trì danh hiệu Phật A Di Đà chiếm ưu thế. Phương pháp tu này cũng không khác so với Phật giáo Trung Quốc. Vài thập niên gần đây, dòng thiền Trúc Lâm do Thiền sư Thanh Từ phục hưng và thiền Làng Mai do Thiền sư Nhất Hạnh sáng lập có nét đặc trưng riêng nhưng chưa được áp dụng một cách rộng rãi trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, Phật giáo Nam tôngKhất sĩ tạo sự khác biệt với Phật giáo Bắc tông Việt Nam nhưng là thiểu số. Như vậy, việc nghiên cứu pháp tu đặc trưng của các tông phái, các dòng thiền trong Phật giáo Việt Nam là rất cần thiết để khẳng định nét riêng của Phật giáo Việt Nam nếu có.

Xác định sự đóng góp của các vị Tổ sư, cư sĩ cho Phật giáo Việt Nam

Phật giáo Việt Nam được duy trì và phát triển là do Tăng NiPhật tử cư sĩ đóng góp công sức qua nhiều lĩnh vực. Do đó, những Tăng Ni, cư sĩ nào có đóng góp to lớn cho Phật giáo Việt Nam cần phải nghiên cứu để phổ biến. Các lĩnh vực cần tìm hiểu gồm: sáng lập tông phái, pháp môn tu tập, công trình để lại, giáo hóa đồ chúng, phát triển tự viện… Gia tài của chư vị ấy để lại còn ảnh hưởng đến Phật giáo Việt Nam hiện tại như thế nào? Những lời giáo huấn có được giảng dạy trong các trường hay tự viện hiện nay? Về phần này có thể phân hai nhóm là Tổ sư ngoại quốc và Tổ sư, Phật tử Việt Nam. Chẳng hạn, khi nhắc đến chư Tổ sư như Khương Tăng Hội, Vạn Hạnh, Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Chân Nguyên, Nguyên Thiều… thì đặc trưng pháp tu của chư Tổ là gì, thiền ngữ gì gắn với chư Tổ ấy để làm bài học đưa vào giảng dạy ứng dụng trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam…?

Cách thức thực hiện

Thực tế mà nói, Phật giáo Việt Nam 2.000 năm lịch sử chỉ đúng ở miền Bắc. Miền Trung và miền Nam được sáp nhập vào để trở thành nước Việt Nam chỉ khoảng 5, 6 thế kỷ. Phật giáo miền Trung và miền Nam cho tới nay phần lớn cũng sinh hoạt theo cách chư Tổ sư người Hoa truyền dạy. Do đó, việc nghiên cứu đặc trưng Phật giáo Việt Nam chủ yếu là ở miền Bắc và ở miền Trung, miền Nam chỉ từ thời Lý-Trần đến nay. Trước hết, Phật giáo phải phân công cụ thể ban viện thực hiện, chẳng hạn Viện Nghiên cứu, kết hợp với các ban liên quan chọn nhân sự thực hiện. Thứ đến, ban được phân công chọn người đi thu thập tư liệu từ các tự viện, thư viện, cục lưu trữ quốc gia và từ các nước có tư liệu về Phật giáo Việt Nam. Sau đó, ban phân loại chủ đề, tạo mục lục các tư liệu để kêu gọi Tăng Ni, Phật tửnăng lực, có chuyên môn, có sở thích… tham gia dịch, nghiên cứu. Giáo hộicơ quan chủ quản nên có trách nhiệm vận động tài chính thực hiện và có chính sách ưu đãi thích hợp cho người tham gia.

Kết quả mong đợi

Sau quá trình thu thập tư liệu, dịch, nghiên cứu và xuất bản, chúng ta sẽ có bằng chứng để xác định những đặc điểm đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Những đặc điểm đó cần đưa vào giảng dạy cho tất cả Tăng Ni và rộng ra cho Phật tử hiểu rõ về Phật giáo Việt Nam. Chẳng hạn, Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần quy định xuất gia, học luật nào, tổ chức giới đàn, nghi thức tụng niệm, các nghi lễ sinh hoạt… có gì đặc trưng, và nó giống hay khác với cách Tăng Ni đang tu tập hiện nay. Việt Nam có những Tổ sư nào có thể nêu gương học tập như chư Tổ Trung Quốc Bách Trượng, Liên Trì, Ấn Quang… mà Tăng Ni Việt Nam hay trích dẫn.

Thực sự, khi có bản đồ nghiên cứu Phật giáo Việt Nam thì Tăng NiPhật tử mới hy vọng tham gia đóng góp dịch thuật, nghiên cứu một cách hiệu quả, không trùng lặp lãng phí. Dựa trên kết quả đạt được, Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam sẽ được bổ sung nguồn tư liệu mới của riêng Phật giáo Việt Nam.

Thích Hạnh Chơn/Nguyệt san Giác Ngộ

______________________

(1) Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, HCM: NXB.TP.HCM, 1999, tr.656-657.

(2) Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Hà Nội: NXB.Văn Học, 1994, tr.479.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: