Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

23/06/201312:00 SA(Xem: 10493)
Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm
dailetuongniem

CẢM NGHĨ VỀ
“NGỌN LỬA THÍCH QUẢNG ĐỨC”
CÁCH ĐÂY 50 NĂM
Đào Văn Bình
(Nhân Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu
23/6/2013 tại Santa Ana, Orange County, California)

tuongniembotatquangduc-santaana_19

Kính thưa chư tôn đức,

Kính thưa quý vị quan khách, thưa quý đạo hữu.

Khi cuộc đấu tranh của Phật Giáo nổ ra vào năm 1963 tôi mới chỉ là cậu sinh viên Đại Học Luật Khoa chuẩn bị thi lên năm thứ hai. Vì ở ngay Quận Ba, Sài Gòn cho nên có dịp theo dõi báo chí, đài phát thanh, truyền đơn, tài liệuchứng kiến nhiều diễn biến quan trọng của cuộc đấu tranh. Thấm thoắt nửa thế kỷ đã trôi qua. Hôm nay chúng ta ngồi đây để ôn lại lịch sử và với tư cách của một người con Phật, chúng ta tưởng kính chư thánh tử đạo là những người đã hy sinh thân mạng mình để bảo vệ sự trường tồn của đạo pháp. Qua tài liệu, phim ảnh, sách vở còn để lại, không phải chỉ trong thư viện Việt Nam và cả khắp thế giới, cuộc đấu tranh năm 1963 hoàn toàn là cuộc đấu tranh bất bạo động cho quyền bình đẳng tôn giáo. Trong thâm tâm chư vị tiền bối cũng như những gì mà quý ngài đã làm - hoàn toàn không có tính ghét bỏ, kỳ thị, loại trừ hoặc chống phá bất cử tôn giáo nào. Ngày hôm nay cũng thế, ôn lại lịch sử là để hậu thế biết mà tránh vết xe đổ của quá khứ. Tôi tin chắc rằng trong thâm tâm bất cứ người con Phật nào và toàn thể quý vị đang ngồi đây, dù chúng ta đang nhỏ lệ, bủi ngùi, xót xa cho những gì xảy ra cho Phật Giáo Việt Nam cách đây nửa thế kỷ - lại có ý nghĩ căm thù hoặc ghét bỏ những người đã gây thảm họa cho Phật Giáo. Hai chữ “ thù ghét” không có trong kho tàng kinh điển Phật Giáo. Đức Phật ra đời là nhằm khai thị “Phật Tánh” nơi chúng sinhgiáo hóa chúng sinh đối xử với nhau trong tinh thần Từ Bi - Hỉ Xả. Phật Giáo ra đời không phải để cổ xúy hay gieo rắc hận thù. Cái mạng mạch đó, cái sinh mệnh quyết tử của Phật Giáo đó có từ trong trái tim của Đức Phật rồi được lưu truyền trong huyết quản của chư Tổ rồi thấm vào máu chúng ta…đã hơn 2500 năm mà không dứt. Tôi có thể chứng minh thêm điều đó bằng câu chuyện sau đây:

 Để minh chứng cho tinh thần cao thượng và từ bi hỉ xả của Phật Giáo tôi xin ghi ra đây lời nói chân tình của một Phật tử người Mỹ tên John vừa được Phật tử tên Huyền Lam dịch ra Việt ngữ và đưa lên mạng lưới toàn cầu, ”Suốt mấy năm nghiên cứu Phật giáo, đến thiền đường này, không một ai khuyên tôi quy y làm người Phật tử. Tôi rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ cách hành xử của người con Phật. Tuy nhiên điều làm tôi và cả thế giới ngỡ ngàng khâm phục hơn cả chính là sự kiện 2 thánh tích Phật giáo bị Taliban phá hủy. Trong niềm tiếc thương vô biên, người Phật tử toàn thế giới không hề có một lời kêu gọi trả thù hay phỉ báng tôn giáo của những người gây ra hành động này. Cá nhân tôi bàng hoàng, rung chấn con tim tận cùng khi nhận ra rằng: Trong sự mất mát không thể bù đắp này, nhân loại thế giới đang có cơ hội hiếm hoi chiêm nghiệm thành qủa của một tôn giáolòng từ bi, trí tuệ không phải chỉ trong sách vở. Không phải chỉ thể hiện qua một người, vài người mà hằng trăm triệu người con Phật. Tôi quyết định quy y để chính thức làm một người Phật tử nhỏ bé trong mấy trăm triệu người này.”

Cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức cho chúng ta thấy Đại Hùng, Đại Lực, Đại Trí, Đại TừĐại Bi của Phật Giáo là có thật. Nó không phải là phép mầu của thần linh mà là sự tu chứng bản thân.

-Đại hùng là không sợ chết, ung dung hy sinh mạng sống của mình.

-Đại lực là vượt qua sự đau đớn của thế xác mà chỉ bậc đại định mới có thể làm được.

-Đại trí là nhận thấy nếu mình không chịu hy sinh thì đại cuộc không thành. Lúc đó tăng ni chỉ còn cách trốn qua Cao Miên để sống và Phật Giáo chắc chắn sẽ diệt vong.

-Đại từ, đại bi là không hề oán hận mà còn chúc lành cho kẻ đang bách hại mình và tôn giáo của mình. Chỉ có bậc đại giác nói trắng ra chỉ có Phật Giáo mới có thể làm được chuyện đó.

Nửa thế kỷ đã qua đi. Theo luật vô thường, những biến cố chính trị lớn lao của Miền Nam rồi cũng dần dần đi vào quên lãng theo ngôn ngữ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương trong bài thơ Lửa Từ Bi:

Ngọc đá cũng thành tro,
Lụa tre dần mục nát “.

Thế nhưng cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức vẫn còn nằm mãi trong ký ức của dân tộc. Nó ghi dấu một giai đoạn bi thương của Phật Giáo Việt Nam nhưng cũng thật hào hùng. Qua đó chúng ta rút ra được hai bài học cho thế hệ mai sau.

Thứ nhất: Phật Giáo là máu thịt, là linh hồn của dân tộc. Qua mấy ngàn năm, lịch sử chứng tỏ Phật Giáo không có tham vọng gì ngoài việc tu chứng bản thân, nguyện cầu cho ‘quốc thái dân an”, mọi người sống trong tinh thần thương yêu đùm bọc lẫn nhau “chín bỏ làm mười” và gìn gữ di sản của cha ông để lại. Cái linh hồn đó, cái mạch sống đó đã thấm sâu vào gốc cây đa đầu làng, giếng nước đầu đình, bờ kinh thửa ruộng, làng quê, phảng phất trong làn khói lam chiều mờ tỏa, quyện vào câu hò Miền Trung, làn quan họ Bắc Ninh, tiếng Vọng Cổ u buồn của Miền Nam, thể hiện qua cách ăn, cách ở lễ Tết của người dân, ghi đậm vào văn học sử và vào lịch sử oai hùng của dân tộc qua các triều đại Đinh-Lê- Lý-Trần. Nói khác đi, Phật Giáo là bản sắc Việt Nam.

Nếu bản sắc ấy mất đi thì 4000 ngàn năm văn hiến và 4000 năm lịch sử cũng lần hồi biến dạng rồi bị chôn vùi theo.

Thứ hai: Tôn chỉ của Phật GiáoTừ Bi, Hỉ Xả. Vậy trong tương lai, nếu phải đấu tranh cho sự tồn vong của Phật Giáo thì phải đấu tranh trong tinh thần bất bạo động như các vị tiền bối năm 1963 đã làm. Điều đó có nghĩa là chúng ta chấp nhận hi sinh nhưng không được xử dụng bạo lực, kỳ thị, kích động hận thù, đốt phá, giết chóc, lật đổ, đánh bom hay bom tự sát và không được làm tổn hại tới sinh mệnh, tài sản của đối tượng mà chúng ta đang tranh đấu.

Trong tinh thần đó, giống như lời nguyện cầu của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, dù “vần điệu của thi nhân chỉ là rơm rác” nhưng chúng ta cùng:

Tụng cho nhân loại hòa bình.
Trước sau bền vững tình huynh đệ này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Đào Văn Bình



MỤC LỤC
Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm 
Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 46864)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.