Bản Phúc Trình Của Liên Hiệp Quốc Về Đàn Áp Phật Giáo Tại Nam Việt Nam Năm 1963

04/07/201312:00 SA(Xem: 45115)
Bản Phúc Trình Của Liên Hiệp Quốc Về Đàn Áp Phật Giáo Tại Nam Việt Nam Năm 1963

BẢN PHÚC TRÌNH
CỦA PHÁI ĐOÀN ĐIỀU TRA LIÊN HIỆP QUỐC
VỀ ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO TẠI NAM VIỆT NAM NĂM 1963

unlogo_blue_sml_en
DOCUMENT A/5630

Report of the United Nations Fact-Finding Mission to South Viet-Nam
[Original text: English, French and Spanish] [7 December 1963) .

Bản Phúc Trình A/5630 (Report of the United Nation Fact-Finding Mission to South Viet-Nam) nguyên gốc bằng tiếng Anh, tường trình các lời khai của các nhân vật chính có liên quan trực tiếp đến biến cố Phật giáo năm 1963.

Bản văn cho biết Phái Đoàn LHQ bao gồm các nhà ngoại giao Afghanistan, Brazil, Ceylon, Costaria, Dahomey, Morocco, và Nepal. tới Sài Gòn lúc 12:30 am sáng 24-10-1963, phỏng vấn nhiều nhân chứng tại Sài Gòn cho đến sáng 30-10-1963 đi Huế, hôm sau trở lại Sài Gòn ... . Họ phỏng vấn nhiều người liên hệ tới cáo buộc đàn áp Phật Giáo, nhưng không được phép phỏng vấn Thượng Tọa Thích Trí Quang và một số người khác bị chính phủ Ngô Đình Diệm cho là đối lập chính trị (political opposition).

Tới ngày 1-11-1963 xảy ra cuộc đảo chánh. Công việc của phái đoàn tới đây xem như chấm dứt. Nghĩa là, chỉ phỏng vấn các nhân chứng có 6 ngày (riêng 2 ngày cuối tuần là 26 và 27/10 phần lớn thời gian phái đoàn ở khách sạn đọc tài liệu). Phái đoàn rời Sài Gòn ngày 3-11-1963.

Hồ sơ được trình lên phiên họp khoáng đại Đại Hội Đồng LHQ lần thứ 1280 vào ngày Thứ Sáu 13 tháng 12-1963, nhưng LHQ quyết định không bàn hồ sơ này, vì ông Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ .

Đính kèm bài này có 2 hồ sơ dạng PDF và 1 hồ sơ dạnh ảnh .jpg. Hồ sơ thứ nhất là bản báo cáo dài 93 trang mang số A/5630, hồ sơ thứ nhì là văn bản buổi họp của LHQ ngày 13-12-1963 dài 4 trang, trong đó có đề mục "Agenda Item 77", nói rằng Đại hội đồng (LHQ) thấy không cần thiết để tiếp tục xem xét (xếp hồ sơ)

Bản Phúc Trình gồm bốn chương, chương đầu nói về thứ tự thời gian hoạt động của phái đoàn chương kế tường trình về cáo buộc vi phạm nhân quyền (bởi chính quyền Ngô Đình Diệm) của 16 quốc gia thành viên LHQ , chương thứ 3 là lập trường của chính quyền Ngô Đình Diệm và chương thứ 4 là phần khảo sát nhân chứng và các thư từ phái đoàn tiếp nhận. Trong chương này có phần ý kiến của phái đoàn, kể những gì nhìn thấy bằng mắt khi tới các chùa và bệnh viện. Phần cuối bản phúc trình cho biết, “Tại phiên họp khoáng đại thứ 1280 thông qua ngày 13 Tháng Mười Hai 1963, Đại hội đồng quyết định không tiếp tục xem xét vụ việc này”.

Trong Bản Phúc Trình LHQ, có bản dịch bản Thông Cáo Chung Ngày 16/6/193 trên đó có chữ ký của Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết và Tổng Thống Ngô Đình Diệm (xem trang 85), và có bản dịch Dụ Số 10 do Quốc Trưởng Bảo Đại ký năm 1950 (xem trang 86).

Có một số chi tiết quan trọng trong bản Báo Cáo này: ở 3 tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định từ năm 1956 tới 1963 có 208,000 người bị ép vào Đaọ Công Giáo.

Kết luận lẽ ra nằm trong cuộc thảo luận ngày Thứ Sáu 13-12-1963, qua thảo luận về "Agenda Item 77" nhưng LHQ bác bỏ, nói không cần thiết nữa, vì ông Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ .

NHẬN XÉT:

Theo LHQ, hồ sơ này là "inconclusive" vì chưa đưa ra LHQ thảo luận, và vì chỉ mới phỏng vấn một phần trong hai bên thôi. Nguyên văn câu đó “It arrived in Saigon in late October and heard a number of witness. Unfortunately for the scholar, the affair ended inconclusively as a result of the successful coup against President Diem that took place while the mission was in Saigon”. [Phái đoàn đến Sài Gòn vào cuối tháng Mười và đã nghe một số nhân chứng. Không may cho các học giả, công việc bị kết thúc dang dỡ vì cuộc đảo chánh Tổng thống Diệm đã thành công khi phái đoàn đang ở Sài Gòn]. Câu nầy hàm ý cuộc điều tra không đi đến được một kết luận nào vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ chứ không phải vì không có đàn áp Phật Giáo (xem phóng ảnh trang 67 đính kèm, trích từ cuốn United Nations high commissioner for human rights”, By Roger Stenson Clark, trang 67,

Nói tóm lại là bản phúc trình không hề có kết luận "Không có đàn áp tôn giáo" như những thế lực thù nghịch với Phật Giáo đã nói.

Có một điểm cần lưu ý là trong cuộc điều tra, phái đoàn đã không phỏng vấn ba nhân vật quan trọng trong biến cố Phật Giáo năm 1963, Thượng Tọa Thích Trí Quang, người lãnh đạo tinh thần của Phật giáo năm ấy, ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn và cựu Thiếu Tá Đặng Sĩ, Phó tỉnh trưởng nội an, người có mặt tại đài phát thanh Huế đêm 8/5/1963.

ĐÍNH KÈM:

Bản báo cáo dài 93 trang mang số A/5630 (Bản gốc bằng Anh ngữ)
Văn bản buổi họp của LHQ ngày 13-12-1963
(Bản gốc bằng Anh ngữ)
Phóng ảnh trang 67, trích từ cuốn United Nations high commissioner for human rights”

un_1963report-1-contentĐỀ MỤC THẢO LUẬN SỐ 77” VÀTÀI LIỆU A/5630
Report of the United Nations Fact-Finding Mission to South Viet-Nam – 7-12-1963


Bản Phúc Trình nguyên gốc bằng tiếng Anh, dài 93 trang, gồm 4 chương và 16 Phụ lục. Tất cả được đăng lại trong Đề mục Thảo luận số 77 của Liên Hiệp Quốc:
- Chương I: Ghi chép theo trình tự các hoạt động của Phái đoàn (Chronological Accounts of the Mission’s Activities).
- Chương II: Tố cáo trước Hội đồng Khoáng Đại (LHQ) về Vi phạm Nhân quyền tại Việt nam Cọng hòa (Allegations of Violations of Human Rights in the Republic of Viet-Nam brought Before the General Assembly).
- Chương III: Lập trường của Chính phủ (Position of the Government)
- Chương IV: Thẩm tra các Nhân chứng và Thông tin mà Phái đoàn nhận được (Examination of Witness and Communications Received by the Mission).

Toàn bộ Tài liệu A/5630 (Document A/5630) được đăng lại trong Đề mục Thảo luận số 77 (Agenda Item 77) ___(Click xem lớn hơn)

 

Tâm Diệu/Ban Biên Tập
http://www.thuvienhoasen.org


MỤC LỤC
Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm
Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu



MỤC LỤC CÁC BẢN DỊCH
TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO MỸ VÀ CÁC NGUỒN KHÁC








Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47578)
Khi ngày bầu cử đến gần, nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc trò chuyện chính trị, đôi khi khiến chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc muốn nổi giận, muốn văng tục và chửi thề như nhiều chính trị gia Hoa kỳ ngày nay khi vận động tranh cử thường dùng “chữ F”. Mặc dù cảm giác đó có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể gây tổn hại lâu dài cho tâm trí, cơ thể và các mối quan hệ của chúng ta. Vậy, chúng ta có thể làm gì với sự tức giận mà chúng ta có thể phải trải qua trước tình hình chính trị ngày nay?
Thư Ngỏ của Tỳ kheo Thích Giác Tâm Thế danh: Trương Mậu Nam Hiện trụ trì tại: Chùa La, thôn Cẩm Liên, xã Cẩm La, Tx Quảng Yên, T Quảng Ninh, nước Việt Nam Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão Yagi quá mạnh đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh nên chùa con bị thiệt hại nặng nề. Trụ xứ chúng con có 9 chú tiểu là trẻ mồ côi con nhận cưu mang nuôi dưỡng, đang ở mái che tạm.