Bilingual: Recalling A 60-year-ago Event: Most Venerable Thích Quảng Đức Burnt Himself To Safeguard The Dharma

31/05/20233:27 SA(Xem: 2078)
Bilingual: Recalling A 60-year-ago Event: Most Venerable Thích Quảng Đức Burnt Himself To Safeguard The Dharma

blank
Bilingual:

RECALLING A 60-YEAR-AGO EVENT:
MOST VENERABLE THÍCH QUẢNG ĐỨC
BURNT HIMSELF TO SAFEGUARD THE DHARMA

NHỚ LẠI 60 NĂM: HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC VỊ PHÁP THIÊU THÂN

 

Author: Thích Phước An

Translated by Nguyên Giác

 

 

Quách Tấn reminded me, whenever I had the chance to meet him and talk about Khánh Hòa province, that Doctor Yersin and Venerable Thích Quảng Đức were two people who famously crossed the border.

It is also recorded in "Xứ Trầm Hương" ("The Land of Agarwood"), the most famous book about Khánh Hòa in the works written about Khánh Hòa province, where the fifth part is about historical figures. Aside from Trịnh Phong, Trần Đường, and Nguyễn Khanh, dubbed "The Three Heroes of Khánh Hòa" by author Quách Tấn, who were scholars who responded to the Cần Vương movement to rebel against the French, there were two other notable figures: Venerable Quảng Đức and Doctor Yersin, who were illustrious worldwide in the early and mid-twentieth century. However, while Doctor Yersin, who was born in 1883 and was of French descent, only lived and died in Khánh Hòa, only Venerable Thích Quảng Đức is authentically Khánh Hòa because he was born in 1897 in Hội Khánh village, in what is now known as Vạn Ninh district.

But when did I start to know this world-famous Khánh Hòa person?

At that time, I was one of a group of 20 monks who left the Hải Đức Buddhist Academy in Nha Trang to study at the Đà Lạt branch of the Linh Sơn Pagoda. Since the bloody persecution at Huế Radio Station, which killed 8 children of the Gia Đình Phật Tử (Buddhist Family), we accumulated around the radio each 6:30 pm to listen to the news. The BBC reported that Venerable Thích Quảng Đức had self-immolated near the intersection of Lê Văn Duyệt and Phan Đình Phùng streets on the afternoon of April 20 of the lunar calendar, in the year of the Cat (June 11, 1963). That location is now the intersection of Cách Mạng Tháng Tám and Nguyễn Đình Chiểu Streets, District 3, Ho Chi Minh City.

Since that day 60 years have gone, and much has changed, not only for the country but also for the entire world. However, I still feel like a novice in the sixth grade (today's 7th grade) with my mouth open, listening to a magnificent event that occurred in Vietnamese Buddhism that startled world opinion. Especially while looking at the photograph of Venerable Quảng Đức meditating in the sea of flames shot by American journalist Malcolm Browne. This photo was honored by the press world as the photo of the year 1963. As well as the famous poem The Fire of Compassion (Lửa Từ Bi) by poet Vũ Hoàng Chương through the reciting voice of singer Hoàng Oanh.

He didn't need anyone to make a statue of him, whether a jade or stone.
He also didn't need the praise, either written on silk cloth or bamboo cards.
For a thousand years, his seat has been a work of art
in an unseen location shining with compassion.

It is exactly that "in an unseen location shining with compassion." Since the sacred fire flared up in the long dark night of the nation and Buddhism, love and compassion are not only recorded in Vũ Hoàng Chương's poetry but also in music. For example, Phạm Duy, Vietnam's most skilled musician at the time, released the musical epic "The Mother of Vietnam," which was full of patriotic love. According to the lyrics in that musical epic, Phạm Duy began composing in November 1963, during the last days of Ngô Đình Diệm's rule. Here, I would like to quote four sentences from the musical epic as follows.

Raising the sacred flame to shine the whole world,
Vietnam vows to fight for the life.
With love as our weapon, we will bring affection
to countless paths for humanity.

The most surprising thing is the case of writer and political activist Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, who founded Tự Lực Văn Đoàn and composed many works that before 1975 were included in high school textbooks such as Đoạn Tuyệt, Nắng Thu, Bướm Trắng, Dòng Sông Thanh Thủy, etc. Before taking his own life in protest of the Catholic nepotistic administration, writer Nhất Linh sought inspiration from Venerable Thích Quảng Đức's sacred fire. The following is a section that was written by the author Nhất Linh Nguyễn Tường Tam in the suicide note that was left behind.

"My life will let history judge. I won't let anyone judge me. So I destroyed myself, as Venerable Quảng Đức burned himself to warn those who trampled on all freedoms."

Before being carried to the cemetery for burial, the writer's coffin was taken to Xá Lợi Pagoda, the headquarters of the Committee for the Protection of Buddhism in the campaign for religious equality.

As a major challenge to the regime, thousands of monastics, writers, university professors, and high school instructors attended the famed writer's funeral rites.

Meanwhile, on the international stage, world leaders, particularly Asian Buddhist leaders such as India's late Prime Minister Nehru, Cambodia's King Sihanouk, Sri Lanka's female Prime Minister Bandaranaike, and Myanmar's Secretary-General of the United Nations, U Thant, protested the Saigon regime's persecution of Buddhism. And finally the United Nations General Assembly held an emergency meeting to send a delegation to Vietnam to investigate the government's persecution of Buddhism.

So it is as Wikipedia commented, "Venerable Quảng Đức's self-immolation is seen as a turning point in the Buddhist crisis that led to the abolition of the First Republic of South Vietnam."

On November 1, 1963, the Revolutionary Military Council rose up to overturn the First Republic of South Vietnam, ushering in a new era for Vietnamese Buddhism.

A Buddhist convention was held at Xá Lợi Pagoda in early 1964. For the first time in Vietnam's Buddhist history, Congress agreed to legally merge the two main systems of Northern Buddhism and Southern Buddhism so that monks, nuns, and Buddhists might study and practice together and designated it the Unified Buddhist Church of Vietnam.

Renowned Vietnamese Buddhist monks preaching abroad, such as Nhất Hạnh, who taught at Princeton University, were also invited to return home to begin rebuilding Buddhism after nearly a century of persecution by the French-protectionist government and discrimination by Ngô Đình Diệm's government.

First, Zen master Nhất Hạnh opened the College of Buddhist Studies at Pháp Hội Pagoda, which was the forerunner of Van Hanh University.

Venerable Minh Châu, who was teaching at Nalanda, a prominent university founded by Master Huyền Trang, was also invited to Vietnam at the beginning of 1965. At the time, the College of Buddhist Studies in Pháp Hội Pagoda was relocated to Trương Minh Giảng Street in District 3, Saigon, and was renamed Van Hanh University. In just about 10 years, Van Hanh University rose to prominence not just in Vietnam but also around the world. Phạm Công Thiện, in particular, returned from France to administer the Tư Tưởng Magazine, the theoretical body of Van Hanh University at the time, which attracted notable domestic and foreign writers such as Trần Ngọc Ninh, Lê Tôn Nghiêm, Phạm Công Thiện, Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ, and others. I remember very well that Tư Tưởng Magazine at that time had extremely attractive topics for young intellectuals, such as Buddhism with Heidegger's Thought, Buddhism with Nietzsche, Buddhism with Nguyễn Du, and Zen Master Van Hanh with Vietnamese national studies.

Essays that misrepresented Buddhism and national literature and culture were therefore shunned by young people and gradually faded into obscurity after Van Hanh University, Lá Bối Publishing House, and An Tiêm Publishing House opened.

This year's Buddha's Birthday marks the 60th anniversary of Venerable Quảng Đức's self-immolation in order to defend the Dharma. Buddhists, particularly those in our Khánh Hòa province, his ancestral homeland, must be proud to recall that on this day 60 years ago, the civilized world of mankind "joined hands to welcome a new sunrise," as the late poet Vũ Hoàng Chương wrote in his poem "The Fire of Compassion." What kind of sun is that? The sun of hatred, of jealousy? Certainly not.

Thousands of people who had been holding onto anger and delusion have opened their eyes.
They looked at each other with great brotherly affection.

The sun of compassion and love shone forth from His enormous sacrifice.

Written from Nha Trang, during the Buddha's birthday season 2567.

 

.... o ....

 

NHỚ LẠI 60 NĂM:
HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC VỊ PHÁP THIÊU THÂN

Thích Phước An

 

Mỗi khi có dịp gặp và ngồi nói chuyện về tỉnh Khánh Hòa, Quách Tấn đều nhắc cho tôi biết là, Khánh Hòa có 2 người tiếng tăm đã vượt biên giớiHòa thượng Thích Quảng ĐứcBác sĩ Yersin.

Trong Xứ Trầm Hương, tác phẩm viết về đất Khánh Hòa nổi tiếng nhất trong những tác phẩm viết về tỉnh Khánh Hòa. Nơi phần năm, tức là phần viết về các nhân vật lịch sử, thì ngoài Trịnh Phong, Trần Đường và Nguyễn Khanh mà Quách Tấn gọi là “Khánh Hòa tam kiệt”, tức là những sĩ phu đã hưởng ứng phong trào Cần Vương nổi dậy chống Pháp, thì còn có 2 nhân vật kiệt xuất nữa là Hòa thượng Quảng ĐứcBác sĩ Yersin, mà tiếng tăm đã lừng lẫy khắp thế giới ở đầu và giữa thế kỷ XX. Nhưng Bs. Yersin sinh 1883 dù sao cũng là người Thụy Sĩ gốc Pháp, chỉ đến ở rồi mất trên đất Khánh Hòa, chỉ có Hòa thượng Thích Quảng Đức sanh 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh ngày nay mới đích thực là người Khánh Hòa.

Nhưng tôi bắt đầu biết đến con người Khánh Hòa tiếng tăm lừng lẫy khắp thế giới này từ khi nào?

Từ khi xảy ra cuộc đàn áp đẫm máu tại đài Phát thanh Huế làm 8 em Gia Đình Phật Tử chết, thì nhóm 20 học tăng từ Phật học viện Hải Đức Nha Trang lên tu học ở chi nhánh chùa Linh Sơn Đà Lạt, hễ cứ khoảng 6h30 đều tập trung bên chiếc radio để nghe tin tức. Hôm ấy là chiều 20/04 âm lịch, Quý Mão (tức ngày 11/6/1963) đài BBC loan báo Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng (nay là ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. HCM).

Từ ngày ấy đến nay đã đúng 60 năm trôi qua. 60 năm biết bao nhiêu là đổi thay, chẳng những cho quê hương đất nước mà còn cho cả thế giới nữa. Vậy mà tôi vẫn thấy mình vẫn là chú điệu học lớp đệ lục (lớp 7 ngày nay) há hốc mồm ngồi nghe một biến cố trọng đại đã xảy ra cho Phật giáo Việt Nam làm chấn động dư luận thế giới. Đặc biệt là khi xem được bức ảnh do nhà báo Mỹ Malcolm Browne chụp Hòa thượng Quảng Đức ngồi thiền định trong biển lửa. Bức ảnh này được thế giới báo chí tôn vinh là bức ảnh của năm 1963. Cùng với bài thơ Lửa Từ Bi nổi tiếng của thi sĩ Vũ Hoàng Chương qua giọng ngâm của ca sĩ Hoàng Oanh:

Ngọc hay đá tưởng chẳng cần ai tạc
Lụa hay tre nào khiến bắt ai ghi
Chỗ Người ngồi một thiên thu tuyệt tác
Trong vô hình sáng chói nét Từ Bi.

Đúng là “Trong vô hình sáng chói nét Từ Bi.” Kể từ khi ngọn lửa thiêng bùng lên trong đêm dài tối tăm của dân tộc và Phật giáo, thì tình thương, thì từ bi không chỉ trong thi ca của Vũ Hoàng Chương mà cả trong âm nhạc nữa. Chẳng hạn, nhạc sĩ tài hoa hàng đầu của Việt Nam thời đó là Phạm Duy đã cho ra đời bản Trường ca Mẹ Việt Nam, đầy tình yêu thương dân tộc. Cứ theo lời được ghi bản Trường ca thì Phạm Duy đã bắt đầu khởi soạn vào tháng 11/1963, tức là những ngày những ngày cuối của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Xin được trích 4 câu trong bản trường ca:

Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời
Tình yêu đây là khí giới
Tình thương đem về muôn lối.

Điều bất ngờ nhất là trường hợp văn hào đồng thời cũng là nhà hoạt động chính trị Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, người đã thành lập ra Tự Lực Văn Đoàn, với nhiều tác phẩm mà trước năm 1975 đã đem vào sách giáo khoa ở bậc Trung học như: Đoạn Tuyệt, Nắng Thu, Bướm Trắng, Dòng Sông Thanh Thủy, v.v… trước khi tự kết thúc đời mình để phản đối chế độ gia đình trị Thiên Chúa giáo cũng lấy cảm hứng từ ngọn lửa thiêng của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Trong lá thư tuyệt mệnh để lại, có đoạn cố văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam viết:

Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả.
Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những ai đã chà đạp mọi thứ tự do”.

Quan tài của nhà văn được đưa đến chùa Xá Lợi, nơi đặt đại bản doanh tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo của Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo làm lễ cầu siêu trước khi đưa đến nghĩa trang chôn cất.

Buổi lễ cầu siêu cho nhà văn tiếng tăm lừng lẫy này được hàng ngàn tăng ni, các nhà văn, giáo sư các trường đại học và trung học tham dự như là một thách thức lớn cho chế độ.

Trong khi đó, trên diễn đàn quốc tế, các lãnh tụ thế giới đặc biệt là các nguyên thủ châu Á theo Phật giáo như cố Thủ tướng Ấn Độ Nehru, Quốc vương Sihanouk của Cambodia, nữ Thủ tướng Bandaranaike của Sri Lanka và đặc biệt là U Thant đương kiêm Tổng thư ký Liên hiệp quốc người Myanmar đã đồng loạt phản đối sự đàn áp Phật giáo của chế độ Sài Gòn, và cuối cùng Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã họp khẩn để cử một phái đoàn đến Việt Nam điều tra vụ Phật giáo này.

Vậy là đúng như Wikipedia đã nhận định: “Việc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức được xem như một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam Việt Nam.”

Vào ngày 01/11/1963 Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã đứng lên lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa, và tất nhiên Phật giáo Việt Nam cũng mở ra một vận hội mới.

Đầu năm 1964, một đại hội Phật giáo được triệu tập tại chùa Xá Lợi. Đại hội đã quyết định lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, hai hệ thống lớn nhất là Bắc tôngNam tông (hay Đại thừaTiểu thừa) chính thức hợp nhất để Tăng NiPhật tử cùng nhau tu tậphành đạo, nên mới gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Các bậc thiền sư danh tiếng của Phật giáo Việt Nam đang hoằng pháp ở hải ngoại như Nhất Hạnh, đang giảng dạy tại đại học Princeton cũng được mời về nước để bắt tay vào việc xây dựng lại Phật giáo sau gần một thế kỷ bị chính quyển bảo hộ Pháp và chính quyền Ngộ Đình Diệm kỳ thị.

Trước tiên, thiền sư Nhất Hạnh mở Viện Cao đẳng Phật học tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh).

Vào khoảng đầu năm 1965 thì Hòa thượng Minh Châu đang giảng dạy tại Nalanda, Viện đại học lừng lẫy tiếng tăm từ thời Pháp sư Huyền Trang cũng đã được mời về nước. Lúc bấy giờ viện Cao đẳng Pháp Hội được dời về khu đất mới ở đường Trương Minh Giảng, Quận 3, Sài Gòn, và cũng đã chính thức đổi thành Đại học Vạn Hạnh. Chỉ trong khoảng 10 năm mà Đại học Vạn Hạnh đã nổi tiếng không phải chỉ trong nước mà cả thế giới nữa. Đặc biệt là Phạm Công Thiện từ Pháp trở về điều hành tạp chí Tư Tưởng, cơ quan luận thuyết của Đại học Vạn Hạnh quy tụ những cây bút nổi tiếng trong và ngoài nước thời bấy giờ như Trần Ngọc Ninh, Lê Tôn Nghiêm, Phạm Công Thiện, Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ, v.v… Tôi còn nhớ rất rõ tạp chí Tư Tưởng này có những chủ đề vô cùng hấp dẫn cho giới trẻ trí thức, chẳng hạn như Phật giáo với tư tưởng Heidegger, Phật giáo với Nietzsche, Phật giáo với Nguyễn Du, Thiền sư Vạn Hạnh với quốc học Việt Nam.

Vậy là từ khi có Đại học Vạn Hạnh, có nhà xuất bản Lá Bối và sau đó là An Tiêm thì những bài viết xuyên tạc Phật giáovăn học văn hóa dân tộc đã bị giới trẻ thời bấy giờ xem thườngcuối cùngđi vào quên lãng.

Mùa Phật đản năm nay, Phật giáo Việt Nam kỷ niệm 60 năm ngày Hòa thượng Quảng Đức vị pháp thiêu thân, thì Phật tử đặc biệtPhật tử Khánh Hòa chúng ta, nơi quê cha đất tổ của Ngài, phải hãnh diện mà nhớ lại rằng, cũng ngày này cách đây 60 năm nói theo cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương trong bài thơ Lửa Từ Bithế giới văn minh của loài người “đã chấp tay đón một mặt trời mới mọc”. Đó là thứ mặt trời gì vậy? Mặt trời của hận thù, của ganh tỵ chăng? Chắc chắn là không phải.

Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt
Nhìn nhau tình huynh đệ bao la

Vậy là mặt trời của từ bi, của tình yêu thương đã tỏa ra từ sự hy sinh cao cả của Ngài.

Nha Trang, mùa Phật đản 2567

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a39400/nho-lai-60-nam-hoa-thuong-thich-quang-duc-vi-phap-thieu-than

 

.... o ....

 

 

.

 

 

.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47533)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.