Ảnh Thời Sự Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại Duy Anh

27/10/201012:00 SA(Xem: 33336)
Ảnh Thời Sự Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại Duy Anh
qd-title-2

ẢNH THỜI SỰ VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

Duy Anh

Xếp thứ hai trong danh sách bình chọn là bức ảnh do Malcolm Browne chụp Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn ngày 11/6/1963.

Sáng 2/6/2010, lễ an vị tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức tại khuôn viên 70-72 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3 (TP.HCM) đã diễn ra đúng dịp lễ tưởng niệm lần thứ 47 ngày Bồ tát vị pháp thiêu thân và hiệp kỵ chư thánh tử vì đạo (20 tháng Tư Âm lịch - 11/6/1963) để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo tại miền Nam Việt Nam
Nhân dịp này, chúng tôi đã mở lại hồ sơ nhiếp ảnh quý về sự kiện lịch sử ấy...

quangduc-01

Hôm 30/5/2010, nhà nhiếp ảnh Duy Anh, phụ trách Cate Nhiếp ảnh (GoNews), đã đến thăm đồng nghiệp lão thành Nguyễn Văn Thông (phải) tại nhà riêng của ông ở Cư xá Đô thành, Quận 10, TP.HCM. Ông là tác giả bức ảnh Tự thiêu, đã đoạt Giải Ngân hài bạc Anh quốc, và Huy chương đồng Phần Lan 1964. (Ảnh: Cẩm An)

quangduc-02

Tác giả Nguyễn Văn Thông kể với GoNews: “Chiếc xe hơi dừng giữa đường, giả như hư máy, các tăng ni chặn kín các ngả đường… Sau khi người đẫm ướt xăng, Hòa thượng bật quẹt (đá lửa) do ướt xăng nên không cháy, nên ông nhận cái hộp quẹt khác rồi bật tiếp. Lửa cháy… Tôi chụp và khóc, tay run lên… vì thấy nhà sư cao cả quá! Sau đó, tôi phóng một tấm lớn 50x60cm tặng cho nhà chùa. Năm sau (1964), tôi mới gởi ảnh ấy đi dự thi...". 
Trong ảnh: Khi ngọn lửa rừng rực bùng lên, Bồ tát Thích Quảng Đức vẫn tự tại ngồi kiết già, gương mặt không lộ chút đau đớn. (Ảnh: Nguyễn Văn Thông)

quangduc-03
Tự thiêu - nh Nguyễn Văn Thông. Giải Ngân hài bạc Anh quốc, Huy chương đồng Phần Lan 1964, Huy chương bạc Liên hoan ảnh nghệ thuật Hội Nhiếp ảnh TP.HCM 1990.
quangduc-04
Bên cạnh bức ảnh đoạt giải của tác giả Nguyễn Văn Thông cón có loạt ảnh doMalcolm Browne chụp Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn vào ngày 11/6/1963. 
Ngày ấy, có một đoàn diễu hành với khoảng 350 hòa thượngni cô, đi đầu là một chiếc Austin Westminster, đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách mạng tháng Tám) thì Hòa thượng Thích Quảng Đức đi ra từ chiếc xe này, cùng hai nhà sư khác. Một nhà sư đặt tấm nệm xuống đường, người kia lấy từ xe ra một bình xăng 20 lít. Đoàn diễu hành tạo thành nhiều lớp vòng tròn xung quanh Hòa thượng Thích Quảng Đức bình tĩnh ngồi thiền
Trong ảnh: Một nhà sư cùng đi bắt đầu tưới xăng lên người Hòa thượngThích Quảng Đức(Ảnh: Malcolm Browne)
quangduc-05

Hòa thượng lần tràng hạt và bắt đầu niệm: "Nam mô A Di Đà Phật" trước khi tự tay châm lửa. Mọi nguời chung quanh bắt đầu hoảng hốt..(Ảnh: Nguyễn Văn Thông)

quangduc-06

Cảnh sát đã cố ngăn vụ tự thiêu nhưng không thể xuyên qua được đám đông Phật tử đang vây quanh Hòa thượng. Một cảnh sát phi mình vào và phủ phục trước Hòa thượng nhằm tỏ lòng kính trọng. Những người chứng kiến phần lớn sửng sốt trong yên lặng, số khác thì khóc và cầu nguyện(Ảnh: Malcolm Browne)

quangduc-07

Ảnh của Malcolm Browne đoạt giải World Press Photo năm 1963. Bức ảnh gây xúc động đến nỗi Tổng thống Mỹ lúc đó là John F. Kennedy phải thốt lên: "Không một bức ảnh thời sự nào trong lịch sử thế giới lại tạo ra nhiều cảm xúc như thế!"
Mới đây, trong danh sách các ảnh thời sự vĩ đại nhất mọi thời đại, do báoNew Statesman (Anh) công bố, bức ảnh này của Malcolm Browne được xếp thứ hai (bức ảnh phóng viên Nick Út chụp cô bé 9 tuổi Kim Phúc bị phỏng do bom napalm xếp đầu danh sách).

quangduc-08

Cùng có mặt tại hiện trường với Browne là David Halberstam lúc đó là phóng viên trẻ của báo The New York Times. Halberstam cùng nhận giải thưởng Pulitzer năm 1964 với Browne nhờ bài báo nói về sự kiện này. 
Halberstam viết: "Tôi không muốn nhìn thấy cảnh đó thêm một lần nữa, một lần đã là quá đủ... Tôi đã quá sốc, không thể đưa ra bất cứ câu hỏi gì, thậm chí không thể nghĩ gì được. Khi ông ấy tự thiêu, ông ấy không hề cử động, không rên la, cái vẻ ngoài điềm tĩnh của ông trái ngược hẳn với đám đông nức nở xung quanh.”
Trong ảnh: Hòa thượng đổ xuống đường trong ngọn lửa vẫn bùng cháy. (Ảnh: Malcolm Browne)



  1. Lửa ngàn độ không đốt nổi trái tim hoà thượng

quangduc-09

Hòa thuợng Thích Quảng Đức. (Ảnh tư liệu)
Thi hài Hòa thượng Thích Quảng Đức đã được hỏa táng lại nhưng trái tim của ông không cháy và vẫn còn nguyên. Các phật tử coi đó là một điều thiêng, một biểu tượng của lòng trắc ẩn, nên tôn ông thành một vị Bồ tát

 

quangduc-11quangduc-10

quangduc-12

Tượng đài Bồ Tát Thích Quảng Đức ở ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách mạng tháng Tám, Quận 3, TP.HCM. (Ảnh: Cẩm An)

quangduc-13
Tháng 11/2008, công trình xây dựng tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức đã khởi công tại địa chỉ 70-72 Cách mạng tháng Tám, TP.HCM. do Ban quản lý Dự án Sở VHTT TP.HCM làm chủ đầu tư. Pho tượng Bồ tát Thích Quảng Đức cao 6m tính từ chân tượng, nặng 12 tấn, được đúc bằng đồng nguyên chất nhập từ Nga. Điêu khắc gia Võ Công Chiến và nhóm cộng sự đã làm việc ròng rã gần sáu tháng để hoàn thành bức tượng tương đối lớn này với độ chính xác cao nhất so với những hình ảnh chân dung lưu trữ của Bồ tát Thích Quảng Đức. (Ảnh tư liệu) 
quangduc-14

Chiếc xe di vật được lưu giữ tại chùa Thiên Mụ, Huế. (Ảnh tư liệu) 

quangduc-15

Sáng nay 2/6/2010 đã diễn ra lễ an vị tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức, với sự tham dự của phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài, đại diện các ban ngành cùng đại diện Thành hội Phật giáo, tăng ni phật tử tại TP.HCM.
Sau buổi lễ, công trình xây dựng Công viên tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ được tiếp tục thi công, dự kiến hoàn tất và khánh thành vào Rằm tháng Sáu âm lịch năm nay - 26/7/2010. (Ảnh: Lê Quang Nhật)

 Duy Anh(tổng hợp)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 46865)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.