Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

18/09/201012:00 SA(Xem: 24406)
Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

qd-title-2

ĐƠN XIN THIÊU THÂN
Của Hòa Thượng THÍCH QUÃNG ĐỨC

Phật lịch 2507, Sài Gòn ngày 27-5-1963

Kính bạch Hòa Thượng Hội Chủ, Thượng Tọa Trị Sự Trưởng
Chư Thượng Tọa, Đại Đức trong Giáo Hội Tăng Già Việt Nam
Kính bạch quý Ngài,

Nhìn lại quá trình lịch sử truyền thống dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã ghi đậm những nét son huy hoàng trong mọi lãnh vực: học thuật, văn hoá, chính trị, quân sự, kiến thiết, đã hòa một nếp sống của quần chúng. Qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, quốc gia hưng thịnh, Phật giáo đã là cương lĩnh của chính quyền, của nền pháp trị bình đẳng. Nhưng Phật giáo không vì sự đóng góp hữu dụng vào quốc sách dân sinh một cách tích cựcchân chính mà khuynh loát, đàn áp các tôn giáo khác. Ngược lại, Phật giáo đã dung hoà mầu nhiệm cùng với các tôn giáo khác để cung ứng những tinh ba thuần túy cho sự ích quốc lợi dân.

Tinh thần Phật giáo đã gắn liền với tinh thần quốc gia dân tộc: Phật giáo thịnh thì quốc gia thịnh, Phật giáo suy thì quốc gia suy. Điều này lịch sử đã minh nhận.

Nhưng hơn một thế kỷ nay, nhất là trong giai đoạn hiện tại, Phật giáo Việt nam luôn luôn nằm trong tình trạng hổn mang, bi thảm đau thương: nào bị đàn áp, nào bị đối xử bất công, ngược đãi…Phật giáo đồ bị bức bách khuynh loát một cách trắng trợn, có nơi bị chôn sống, bị tù đày, có nơi bị cản trở ngăn cấm cả về hành đạo, tu tập, tụng niệm (như vùng Tuy Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định). Quyền tự do tín ngưỡng, một quyền bất khả xâm phạm của con người, đã bị tổn thương chà đạp.

Cao quý thay lòng ẩn nhẫn của Phật tử Việt Nam! Vốn được giáo thụ, un đúc tính từ bi cao thượng của Đấng Chí Tôn, Phật giáo đồ chúng ta đã âm thầm nhẫn nhục chịu đựng một cách chân thành, nhưng kẻ manh động đã cố tình lợi dụng cử chỉ cao đẹp ấy của chúng ta, gieo mãi thương đau cho Phật giáo đồ Việt Nam.

Mùa Phật Đản 2507 - 1963 tại Cố đô Huế, một cảnh tang thương đã xảy ra cho Phật giáo Việt Nam nói riêng, Phật giáo thế giớinhân loại nói chung là máu Phật tử đã chảy, xương thịt Phật tử đã nát tan trước họng súng bạo tàn của kẻ ác độc, vô nhân đạo. Thế là những sinh mạng đã ngã gục và những thân mạng đã mang thương tích trên mình, tất cả đều muốn phát lộ ý chí của người Phật tử: bảo vệ Chánh pháp, bảo vệ quyền sống của những con người tin đạo, bảo vệ lá cờ Phật giáo quốc tế mà một phần ba nhân loại tôn thờ. Ai có thể chối cãi được sự thật của nguyên nhân chính ấy là: lá cờ Phật giáo bị triệt hạ bởi công điện số 9195 phát xuất từ Phủ Tổng thống, ngày 6-5-1963.

Trước sự kiện thảm thương ấy, Phật giáo Việt Nam đã đến lúc bắt buộc phải đứng lên tranh đấu cho lý tưởng tự do tín ngưỡng của mình, được minh định rõ ràng trong Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa và đường lối dân chủ pháp trị, cộng đồng đồng tiến xã hội của Chánh phủ do Tổng thống Ngô Đình Diệm chủ trương.

Với tính cách ôn hòa bất bạo động, kỷ luật trong sự tranh đấu hợp tình hợp lý, người Tăng sĩ Phật giáo Việt Nam cần phải có một ý niệm sáng suốt, tiêu biểu ý niệm chân chánh, trong giai đoạn vô tiền khoán hậu của lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Vậy tôi tên là Nguyễn Văn Khiết, pháp danh Thị Thủy, pháp hiệu Thích Quảng Đức, tu sĩ Giáo hội Tăng Già Việt Nam, mang thẻ căn cước số 399703, cấp tại quận Tân Bình ngày 21-12-1962. Hiện tọa chủ chùa Long Phước, xã Ninh Quang, Khánh Hòa, xác định rằng:

1.Năm nguyện vọng tối thiểu ghi trong Bản tuyên ngôn của Tăng tín đồ Phật giáophản ảnh tinh thần chân chính của Phật giáo Việt Nam.

2.Nguyện luôn luôn son sắc bền chí với lý tưởng tranh đấu hợp tình hợp lý, bất bạo động của Phật giáo đồ Việt Nam.

3.Triệt để tuân theoủng hộ các cấp lãnh đạo Phật giáo.

Và để minh định lập trường của chúng tôi, chúng tôi tự nguyện thiêu đốt thân này nếu Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không làm thỏa mãn nguyện vọng ghi trong Bản tuyên ngônphản ảnh tha thiết mong cầu của toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam bất diệt!
Lá cờ Phật giáo không thể bị triệt hạ!

Và xin quý Thượng Tọa chấp thuận, chuyển tới toàn thể tín đồ lời ước nguyện cuối cùng của chúng tôi: " Phật tử chúng ta hãy cùng nhau tự nguyện tự giác, bền chí với sứ mạng duy trì Chánh phápbảo vệ lá cờ Phật giáo."

Kính
Tỳ khưu Thích Quảng Đức
(Nguyễn Văn Khiết- đóng dấu và ký tên)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 46864)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.