Người Lắng Nghe Tiếng Khóc Của Thế Gian (Song ngữ Vietnamese-English)

15/03/20211:00 SA(Xem: 3825)
Người Lắng Nghe Tiếng Khóc Của Thế Gian (Song ngữ Vietnamese-English)

NGƯỜI LẮNG NGHE TIẾNG KHÓC CỦA THẾ GIAN
Tác giả: CHRISTINA FELDMAN. BH. dịch sang tiếng Việt.

 

 

bo tat quan the amTrong biểu tượng Phật giáo, tâm Đại bi được thể hiện trong Bồ tát Quán Thế Âm, người được cho là hiển hiện ở bất cứ nơi nào chúng sinh cần giúp đỡ. Theo Christina Feldman, việc khơi dậy tâm Đại bi như vậy không chỉ tốt cho người khác mà còn tốt cho cả chúng ta. Bằng cách đặt người khác lên trên hết, chúng ta nới lỏng các ràng buộc của sự chấp chặt vào bản thân, và làm như vậy, tiến gần hơn đến sự giải thoát của chính mình.

 

Tâm Đại bi không còn xa lạ với bất kỳ ai trong chúng ta: chúng ta biết cảm giác xúc động sâu sắc trước sự khổ đau của người khác là như thế nào. Tất cả mọi người đều có thước đo của riêng về nỗi buồn và vướng mắc trong đời sống này. Cơ thể già đi, sức khỏe trở nên mong manh, tâm trí có thể bị bao trùm bởi hoang mang và ám ảnh, trái tim thì tan nát. Chúng ta thấy nhiều người bị bắt phải chịu đựng cái không thể chịu đựng được — đói khát, bi kịch và khó khăn ngoài sức tưởng tượng. Những người thân yêu của chúng ta trải qua bệnh tật, đau thương và thống khổ, và chúng ta mong muốn giảm bớt gánh nặng cho họ.

 

Câu chuyện về con người là câu chuyện về tình yêu thương, sự cứu rỗi, lòng tốt và sự rộng lượng. Nó cũng là một câu chuyện về bạo lực, chia rẽ, thờ ơ và tàn nhẫn. Đối mặt với tất cả những điều này, chúng ta có thể mềm lòng, vươn tới và làm tất cả những gì có thể để giảm bớt khổ đau. Hoặc chúng ta có thể chọn cách sống cùng với nỗi sợ hãi và sự chối bỏ — làm tất cả những gì có thể để bảo vệ trái tim mình không bị lay động, sợ chết chìm trong đại dương đau khổ này.

 

Cứ thế lần nữa và lần nữa chúng ta bị bắt phải học một trong những bài học rõ ràng nhất của đời sống: đó là chạy trốn khỏi đau khổ — để trái tim chai cứng lại, quay lưng lại với nỗi đau — là từ chối đời sống và sống trong sợ hãi. Do đó, dù khó mở rộng trái tim của chúng ta đối với đau khổ, chỉ có cách làm như vậy mới là con đường trực tiếp nhất để chuyển hóa và giải thoát.

 

Để khám phá một trái tim tỉnh thức bên trong chúng ta, điều cốt yếu là không lý tưởng hóa hay lãng mạn hóa tâm Đại bi. tâm Đại bi của chúng ta chỉ đơn giản phát triển từ sự sẵn sàng đối mặt với nỗi đau hơn là chạy trốn khỏi nó.

 

Tâm Đại bi và trí huệ là trọng tâm trong con đường của Đức Phật. Trong những câu chuyện đầu tiên của Phật giáo, chúng ta thấy những người nam và nữ trẻ tuổi hỏi những câu hỏi giống như chúng ta ngày nay: Làm thế nào chúng ta có thể đối phó với những đau khổ đã dệt thành tấm vải của đời sống? Làm thế nào chúng ta có thể khám phá ra một trái tim thực sự được giải phóng khỏi sợ hãi, giận dữ và xa lánh? Có cách nào để khám phá chiều sâu của trí huệ và tâm Đại bi, điều có thể thực sự tạo ra sự khác biệt trong thế giới đầy hoang mang và hủy diệt này không?

 

Chúng ta có thể bị cám dỗ để xem tâm Đại bi là một cảm giác, một phản ứng tình cảm mà chúng ta thỉnh thoảng trải qua khi xúc động do gặp phải một nỗi đau cấp tính. Trong những khoảnh khắc cởi mở này, các lớp phòng thủ của chúng ta vỡ vụn; bằng trực giác, chúng ta cảm thấy phản ứng tức thời và chúng ta thoáng thấy sức mạnh của sự không tách biệt. Milarepa, một nhà hiền triết vĩ đại của Tây Tạng, đã bày tỏ điều này khi ông nói, “Chỉ theo bản năng tôi đưa tay ra để chạm vào và chữa lành vết thương ở chân như một phần của cơ thể tôi, cũng như vậy tôi đưa tay ra để chạm vào và chữa lành vết thương ở người khác như một phần của cơ thể này.” Những khoảnh khắc về tâm Đại bi sâu sắc này thường xuyên phai nhạt, và một lần nữa chúng ta lại thấy mình đang che chở, bảo vệ bản thân và tránh xa khỏi nỗi đau. Tuy nhiên, chúng là những cái nhìn thoáng qua mạnh mẽ khuyến khích chúng ta đặt câu hỏi liệu tâm Đại bi có thể là một thứ gì đó hơn một tai nạn mà chúng ta gặp phải.

 

cố gắng đến đâu, chúng ta cũng không thể khiến bản thân cảm thấy động lòng trắc ẩn. Nhưng chúng ta có thể nghiêng trái tim mình về phía tâm Đại bi. Trong một trong những câu chuyện của văn học Phật giáo sơ khai, Sumedha khổ hạnh suy nghĩ quán chiếu về hành trình nội tâm rộng lớn cần thiết để khám phá trí huệ và tâm Đại bi không gì lay chuyển được. Ông mô tả tâm Đại bi như một tấm thảm dệt từ nhiều sợi chỉ: rộng lượng, đức hạnh, từ bỏ, trí huệ, năng lượng, nhẫn nại, chân thật, quyết tâmnhân ái và bình đẳng. Khi chúng ta thể hiện tất cả những điều này trong đời sống của mình, chúng ta phát triển loại tâm Đại bi có sức mạnh chữa lành đau khổ.

 

Vài năm trước, một nhà sư già đến Ấn Độ sau khi trốn khỏi nhà tù ở Tây Tạng. Gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông kể lại những năm tháng bị cầm tù, những khó khăn và sự đánh đập mà ông đã phải chịu đựng, sự đói khổ và cô đơn mà ông đã phải sống, và sự tra tấn mà ông đã phải đối mặt.

 

Tại một lúc, Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi ông, "Có bao giờ ông cảm thấy đời sống của mình đang thực sự gặp nguy hiểm không?”

 

Vị sư già trả lời, "Thật ra, lần duy nhất tôi thực sự cảm thấy nguy hiểm là khi tôi cảm thấy có nguy cơ đánh mất tâm Đại bi với những người cai ngục của mình.”

 

Nghe những câu chuyện như thế này, chúng ta thường có cảm giác hoài nghi và bối rối. Chúng ta có thể bị cám dỗ để lý tưởng hóa cả những người có tâm Đại bi và phẩm chất của bản thân tâm Đại bi. Chúng ta tưởng tượng những người này như những vị thánh, sở hữu những quyền năng mà chúng ta không thể tiếp cận được. Tuy nhiên, những câu chuyện về nỗi đau khổ to lớn thường là những câu chuyện của những người bình thường đã tìm thấy sự vĩ đại của trái tim. Để khám phá một trái tim thức tỉnh bên trong chúng ta, điều cốt yếu là không lý tưởng hóa hay lãng mạn hóa tâm Đại bi. tâm Đại bi của chúng ta chỉ đơn giản lớn lên từ sự sẵn sàng đối mặt với nỗi đau hơn là chạy trốn khỏi nó.

 

Chúng tathể không bao giờ thấy mình trong những tình huống nguy hiểm đến mức tính mạng của chúng ta bị đe dọa; nhưng nỗi thống khổ và nỗi đau là những khía cạnh không thể chối bỏ trong đời sống của chúng ta. Không ai trong chúng ta có thể xây dựng những bức tường thành xung quanh trái tim mình để đời sống không thể xâm phạm. Đối mặt với nỗi đau buồn gặp phải trong cuộc đời này, chúng ta có một lựa chọn: Trái tim của chúng ta có thể đóng lại, tâm trí của chúng ta rút lại, cơ thể của chúng ta co lại, và chúng ta có thể trải nghiệm trái tim đang sống trong trạng thái từ chối sự đau đớn. Chúng ta cũng có thể tìm hiểu sâu bên trong bản thân để nuôi dưỡng lòng can đảm, sự cân bằng, sự kiên nhẫn và sự khôn ngoan để giúp chúng ta quan tâm.

 

Khi làm như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng tâm Đại bi không phải là một trạng thái. Đó là một cách để tham gia vào thế giới mong manh và không thể đoán trước. Chỗ của nó không chỉ là thế giới của những người bạn yêu thương và chăm sóc, mà còn là thế giới của những kẻ đe dọa chúng ta, làm phiền chúng ta và gây hại cho chúng ta. Đó là thế giới của vô số chúng sinh mà chúng ta không bao giờ gặp, những người đang phải đối mặt với một đời sống không thể chịu đựng. Hành trình tối thượng của một con người là khám phá xem trái tim chúng ta có thể chứa đựng được bao nhiêu. Khả năng gây ra đau khổ cũng như chữa lành đau khổ luôn cùng đồng hành bên trong chúng ta. Nếu chúng ta chọn phát triển khả năng chữa lành, đó là thách thức của cuộc đời mỗi con người, chúng ta sẽ thấy trái tim của chúng ta có thể chứa đựng rất nhiều điều, và chúng ta có thể học cách chữa lành — thay vì gia tăng — những vết thương chia rẽ chúng ta với nhau.

 

Vào thế kỷ thứ nhất ở miền bắc Ấn Độ, có thể là ở vùng đất ngày nay là Afghanistan, Kinh Pháp Hoa đã được biên soạn. Một trong những văn bản mạnh mẽ nhất trong truyền thống Phật giáo, đó là sự ca tụng trái tim giải thoát thể hiện chính nó trong một tâm Đại bi mạnh mẽ và vô biên, lan tỏa khắp mọi ngóc ngách của vũ trụ, làm dịu nỗi khổ đau ở bất cứ nơi nào nó tìm thấy.

 

Khi Kinh Pháp Hoa được dịch sang tiếng Trung, Quán Thế Âm, “người nghe thấy tiếng khóc của thế gian,” nổi lên như một hiện thân của tâm Đại bi đã chiếm một vị trí trung tâm trong việc giảng dạy và thực hành Phật giáo kể từ đó. Qua nhiều thế kỷ, Quán Thế Âm đã được miêu tả dưới nhiều hình thức khác nhau. Đôi khi ngài được miêu tả như một biểu hiện nữ tính, khuôn mặt thanh thoát, cánh tay dang rộng và đôi mắt mở. Đôi khi ngài cầm một cành dương liễu, tượng trưng cho sự kiên cường của mình - có thể uốn mình đối mặt với những cơn bão dữ dội nhất mà không bị gãy. Vào những thời điểm khác, ngài được miêu tả với hàng nghìn cánh tay và bàn tay, mỗi cánh tay đều có một con mắt mở ở trung tâm, mô tả sự nhận biết thường xuyên về nỗi thống khổ và khả năng phản ứng toàn diện của ngài. Đôi khi ngài mang hình dáng của một chiến binh được trang bị vô số vũ khí, thể hiện khía cạnh mãnh liệt của tâm Đại bi cam kết nhổ tận gốc nguyên nhân của đau khổ. Là một người bảo vệ và giám hộ, ngài hoàn toàn gắn bó với đời sống.

 

Tâm Đại bi chân thực không được rèn giũa cách xa khỏi nỗi đau mà ở ngay trong những ngọn lửa của nó.

 

Nuôi dưỡng sự sẵn sàng lắng nghe sâu sắc nỗi buồn ở bất cứ nơi đâu chúng ta gặp chính là bước đầu tiên trên hành trình Đại bi. Khả năng lắng nghe của chúng ta theo sau sự sẵn lòng này. Chúng ta có thể nỗ lực một cách anh dũng trong đời sống để bảo vệ mình khỏi những nỗi thống khổ có thể bao quanh chúng ta và sống ngay trong chúng ta, nhưng trên thực tế, lối sống trốn tránh và phòng thủ là một trong những mối lo âu và sự phân biệt đầy đau đớn.

 

Tâm Đại bi thực sự không được rèn giũa cách xa khỏi nỗi đau mà ở ngay trong những ngọn lửa của nó. Không phải lúc nào chúng ta cũng có giải pháp cho sự đau khổ. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể khắc phục được nỗi đau. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm đến sự cam kết duy trì kết nối và lắng nghe một cách sâu sắc. Tâm Đại bi không phải lúc nào cũng đòi hỏi những hành động anh hùng hay những lời nói lớn lao. Trong những lúc khốn cùng nhất, điều cần thiết nhất là sự hiện diện của một người có thể toàn tâm toàn ý tiếp nhận một cách không sợ hãi.

 

Đối với chúng ta, dường như sự nhận biết (tỉnh giác) và việc cởi mở lòng mình với nỗi buồn khiến chúng ta đau khổ nhiều hơn. Đúng là nhận biết (tỉnh giác) làm gia tăng sự nhạy cảm đối với thế giới bên trong và bên ngoài của chúng ta. Nhận biết (tỉnh giácmở rộng trái tim và tâm của chúng ta đối với một thế giới đau đớn và khốn cùng mà trước đây chỉ lướt qua bề mặt của ý thức, giống như một hòn đá trượt trên mặt nước. Nhưng nhận biết (tỉnh giác) cũng dạy chúng ta đọc giữa các dòng và nhìn vào bên dưới thế giới của những hình dáng bên ngoài. Chúng ta bắt đầu cảm nhận được sự cô đơn, nhu cầu và sợ hãi ở những người khác mà trước đây chúng ta không thể thấy được. Bên dưới những lời giận dữ, đổ lỗi và kích động, chúng ta nghe thấy sự mong manh của trái tim người khác. Nhận biết (tỉnh giác) trở nên sâu sắc hơn bởi vì chúng ta lắng nghe được sâu hơn những tiếng kêu khóc của thế gian. Mỗi tiếng khóc đã có viết bên trong nó lời cầu xin được đón nhận.

 

Nhận biết (tỉnh giác) được sinh ra từ sự gần gũi. Chúng ta chỉ có thể sợ hãi và căm ghét những gì chúng ta không hiểu và những gì chúng ta cảm nhận từ xa. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy tâm Đại bi và tự do trong sự gần gũi. Chúng ta có thể sợ gần gũi với nỗi đau bởi vì chúng ta sợ bất lực; chúng ta sợ rằng chúng ta không có sự cân bằng nội tâm để đón nhận đau khổ mà không bị chôn vùi. Nhưng mỗi khi có được sự sẵn sàng đối diện đau khổ, chúng ta lại phát hiện ra mình không bất lực. Nhận biết (tỉnh giácgiải cứu chúng ta khỏi sự bất lực, dạy chúng ta trở nên hữu ích thông qua lòng tốt, sự kiên nhẫn, sự kiên cường và lòng dũng cảm của chúng ta. Nhận biết (tỉnh giác) là tiền đề của sự hiểu biết, và hiểu biếtđiều kiện tiên quyết để chấm dứt đau khổ.

 

Shantideva, một bậc thầy tràn đầy bi mẫn, người đã giảng dạy ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ tám, đã nói, “Dù bạn đang làm gì, hãy nhận biết trạng thái của tâm trí bạn. Hãy đạt tới cái tốt lành; đây là con đường của tâm Đại bi.” Đời sống của chúng ta sẽ thế nào nếu chúng ta thực hiện cam kết này trong tất cả các cuộc gặp gỡ của mình? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tự hỏi bản thân rằng chúng ta đang tận tâm với điều gì khi gặp một người vô gia cư trên đường, một đứa trẻ đang rơi nước mắt, một người mà chúng ta đã đấu tranh từ lâu hoặc một người khiến chúng ta thất vọng? Chúng ta không thể luôn thay đổi tấm lòng hoặc đời sống của người khác, nhưng chúng ta luôn có thể quan tâm đến trạng thái tâm của chính mình. Chúng ta có thể buông bỏ sự phản kháng, phán xét và sợ hãi của mình không? Chúng ta có thể hết lòng lắng nghe để hiểu thế giới của người khác không? Liệu chúng ta có thể tìm thấy can đảm để tiếp tục hiện diện khi chúng ta muốn chạy trốn không? Liệu chúng ta có thể tìm thấy tâm Đại bi để tha thứ cho ước muốn chấm dứt kết nối của chúng ta không? Đại bi là một cuộc hành trình. Mỗi bước đi, mỗi khoảnh khắc vun trồng, đều là một biểu hiện của trí tuệ sâu sắc.

Sống ở châu Á trong nhiều năm, tôi gặp phải vô số người ăn xin trên đường phố. Đối mặt với một đứa trẻ gầy còm, bị bỏ rơi, tôi thấy mình đang đánh giá một xã hội đã không thể quan tâm đến những đứa trẻ thiếu thốn. Đôi khi tôi cảm thấy bực mình, có lẽ bỏ một vài đồng xu vào tay đứa trẻ trong khi vẫn đảm bảo rằng mình đang giữ khoảng cách với nó. Tôi tự tranh luận với bản thân rằng liệu tôi có đang tiếp tục duy trì văn hóa ăn xin bằng cách đáp lại lời cầu xin của đứa trẻ hay không. Tôi đã mất một thời gian dài để hiểu rằng, dù những đồng tiền có thể được đánh giá cao, chúng chỉ là thứ yếu so với thực tế rằng tôi hiếm khi kết nối với đứa trẻ.

 

Giống như nghĩa gốc của từ này đã chỉ ra, "tâm Đại bi" là khả năng "cảm nhận với", và điều đó liên quan đến một bước nhảy vọt của sự thấu cảm và sự sẵn sàng vượt ra khỏi biên giới của kinh nghiệm và phán đoán của chính chúng ta. Đặt mình vào trái tim của đứa trẻ ăn xin đó có ý nghĩa gì? Sẽ như thế nào nếu không biết hôm nay mình sẽ được ăn gì, phụ thuộc hoàn toàn vào sự tiếp tay của những người lạ? Trên hành trình vượt ra khỏi biên giới quen thuộc của chúng ta, trái tim của chúng ta có thể run rẩy; nhưng sau đó, chúng ta vẫn có khả năng đạt tới cái tốt lành.

 

Milarepa đã từng nói, "Từ lâu đã quen với việc quán chiếu tâm Đại bi, tôi đã quên mọi sự khác biệt giữa cái tôi và cái khác." Tâm Đại bi chân chính là không có ranh giới hoặc thứ bậc. Nỗi buồn nhỏ nhất cũng đáng để thương như nỗi đau lớn nhất. Nỗi đau lòng mà chúng ta trải qua khi đối mặt với sự phản bội đòi hỏi tâm Đại bi nhiều như một người bị mắc kẹt giữa thảm kịch. Những người chúng ta yêu quý và những người chúng ta khinh bỉ mong cầu tâm Đại bi; những người vô tội và những người gây ra đau khổ đều được bao bọc trong tấm thảm của tâm Đại bi. Một thiền sư già đã từng nói, "Ôi, chiếc áo tu của tôi đủ rộng để gom tất cả những đau khổ trong thế giới trôi nổi này." Tâm Đại bi là phản ứng của trái tim đã được giải phóng đối với nỗi đau ở bất cứ nơi nào nó gặp phải.

 

Khi chúng ta nhìn thấy những người mình yêu thương đau đớn, tâm Đại bi của chúng ta là bản năng. Trái tim của chúng ta có thể bị tan vỡ. Nó cũng có thể không mở ra được. Chúng ta bị thử thách nặng nề nhất khi phải đối mặt với nỗi đau của người thân mà chúng ta không thể khắc phục được. Chúng ta cố gắng bảo vệ những người chúng ta yêu thương khỏi bị tổn hại, nhưng cuộc đời vẫn tiếp tục dạy chúng ta rằng sức mạnh của chúng ta có giới hạn. Trí tuệ cho chúng ta biết rằng cứ khăng khăng rằng sự vô thường và yếu đuối không nên chạm vào những người chúng ta yêu thương là rơi vào kẻ thù gần kề của tâm Đại bi, đó là sự ràng buộc với kết quả và sự khăng khăng rằng đời sống phải khác với thực tế.

 

Tâm Đại bi có nghĩa là tạo ra một nơi nương tựa cho những người không có nơi nương tựa. Nơi nương tựa được sinh ra từ sự sẵn sàng của chúng ta trong việc chịu đựng những điều mà đôi khi cảm thấy không thể chịu đựng nổi — khi thấy một người thân yêu của mình đau khổ. Việc chúng ta buông bỏ cứ nhất định cho rằng những người chúng ta yêu thương không nên chịu đau khổ không phải là sự từ bỏ tình yêu mà là giải phóng ảo tưởng — ảo tưởng rằng tình yêu có thể bảo vệ bất kỳ ai khỏi những nhịp điệu tự nhiên của đời sống. Khi đối mặt với nỗi đau của người thân yêu, đòi hỏi chúng ta phải hiểu ý nghĩa của việc kiên định và nhẫn nại giữa nỗi sợ hãi của chính mình. Trong những mối quan hệ thân thiết nhất của chúng ta, tình yêu và nỗi sợ phát triển đồng thời. Một trái tim tâm Đại bi biết điều này là đúng và không đòi hỏi nỗi sợ đó biến mất. Nó biết rằng chỉ giữa nỗi sợ hãi, chúng ta mới có thể bắt đầu khám phá ra sự không sợ hãi của tâm Đại bi.

Một số người, có lịch sử lâu dài về việc bị thiếu hụt hoặc từ chối giá trị của bản thân, cảm thấy khó khăn nhất để mở rộng tâm Đại bi đối với bản thân mình. Nhận biết được sự rộng lớn của nỗi đau khổ trên thế gian, họ có thể cảm thấy sẽ là tự nuông chiều bản thân nếu quan tâm đến cơ thể đau nhức, trái tim tan nát hoặc tâm trí rối bời của chính mình. Tuy nhiên, đây cũng là đau khổ, và tâm Đại bi chân chính không phân biệt giữa cái tôi và cái khác. Nếu chúng ta không biết đón nhận những yếu đuối và khiếm khuyết của chính mình, làm sao chúng ta tưởng tượng được rằng chúng ta có thể tìm thấy chỗ trống trong trái tim mình cho bất kỳ ai khác?

 

Đức Phật đã từng nói rằng bạn có thể tìm kiếm khắp thế gian và không tìm thấy ai xứng đáng với tình yêu và tâm Đại bi của bạn hơn chính bạn. Thay vào đó, quá nhiều người lại thấy mình hướng các mức độ khắc nghiệt, yêu cầu và phán xét vào bên trong mình, những thứ mà họ không bao giờ mơ tưởng đến việc hướng về người khác, biết rõ tác hại sẽ phải gánh chịu. Họ sẵn sàng làm như vậy đối với bản bản thân, những thứ họ sẽ không làm đối với người khác.

 

Tức giận có thể là khởi đầu của sự bỏ rơi hoặc sự bắt đầu của việc cam kết giúp đỡ người khác.

 

Trong khi theo đuổi một tâm Đại bi được lý tưởng hóa, nhiều người có thể bỏ bê chính mình. Tâm Đại bi “lắng nghe tiếng khóc của thế gian,” và chúng ta là một phần của thế gian đó. Con đường Đại bi không yêu cầu chúng ta từ bỏ chính mình trên bàn thờ của một trạng thái hoàn hảo được lý tưởng hóa. Con đường chữa lành không có sự khác biệt: trong nỗi muộn phiền vì sự trắc trở, nỗi thất vọng, nỗi sợ hãi và niềm cay đắng của chính mình, chúng ta học được những bài học về sự kiên nhẫn, chấp nhận, rộng lượng và cuối cùng là tâm Đại bi.

 

Tâm Đại bi sâu sắc nhất được nuôi dưỡng ngay giữa những đau khổ sâu sắc nhất. Đối mặt với cuộc đấu tranh của những người chúng ta yêu thương hoặc những người không có lỗi trong thế giới này, tâm Đại bi nảy sinh theo bản năng. Đối mặt với những người gây ra nỗi đau cho người khác, chúng ta phải đi sâu vào bên trong bản thân mình để tìm thấy sự kiên định và sự hiểu biết giúp chúng ta luôn cởi mở. Kết nối với những người gây tổn thương là một phép thực hành khó, nhưng tâm Đại bi vẫn còn nông cạn nếu nó quay lưng lại với những người - chìm trong sự ngu dốt, thịnh nộ và sợ hãi - làm hại người khác. Núi đau khổ trên thế giới không bao giờ có thể giảm bớt bằng cách thêm vào đó là những cay đắng, phẫn uất, thịnh nộ và đổ lỗi.

 

Thích Nhất Hạnh, thiền sư người Việt được yêu mến, đã nói: “Giận dữ và thù hận là nguyên liệu tạo nên địa ngục”. Không phải là trái tim Đại bi sẽ không bao giờ cảm thấy tức giận. Đối mặt với sự bất công, áp bức và bạo lực khủng khiếp trong thế giới, trái tim của chúng ta không chỉ rung động với tâm Đại bi mà còn cả sự tức giận. Một người không tức giận có thể là một người không bị xúc động sâu sắc bởi những hành vi có hại gây ra vết sẹo cho cuộc đời của quá nhiều người. Sự tức giận có thể là sự khởi đầu của sự bỏ rơi hoặc sự bắt đầu của việc cam kết giúp đỡ người khác.

 

Chúng ta có thể giật mình tỉnh thức khi tiếp xúc với đau khổ, và sự tỉnh thức này có thể trở thành một phần làm nên cơn thịnh nộ của chính chúng ta, hoặc một phần tạo nên hành động khôn ngoan và tâm Đại bi. Nếu chúng ta liên hệ bản thân với sự thù hận, chúng ta cũng tự đồng nhất mình với những kẻ gây hại. Chúng ta cũng có thể gắn kết bản thân với việc cam kết chấm dứt các nguyên nhân gây ra đau khổ. Có thể dễ dàng quên được hình dáng của Bồ tát Quán Thế Âm như một chiến binh mang đầy vũ khí, tận tâm sâu sắc để bảo vệ tất cả chúng sinh, không sợ hãi và quyết tâm chấm dứt đau khổ.

 

Hiếm khi những lời nói và hành động hàn gắn và hòa giải được sinh ra từ một trái tim bị kích động. Một trong những nghệ thuật vĩ đại trong việc nuôi dưỡng tâm Đại bi là hỏi liệu chúng ta có thể ôm lấy cơn giận mà không đổ lỗi hay không. Đổ lỗi kích động trái tim chúng ta, khiến chúng co lại, và cuối cùng dẫn đến tuyệt vọng. Từ bỏ sự đổ lỗi là duy trì trí huệ phân biệt, biết rõ ràng đau khổ là gì và nguyên nhân của nó. Đầu hàng sự trách móc là đầu hàng sự phân biệt khiến tâm Đại bi trở thành điều không thể.

 

Tâm Đại bi không phải là một dụng cụ thần kỳ có thể ngay lập tức xua tan mọi đau khổ. Con đường của tâm Đại bi là vị tha nhưng không lý tưởng. Bước đi trên con đường này, chúng ta không được yêu cầu phải bỏ lại đời sống của mình, tìm ra giải pháp cho tất cả các cuộc đấu tranh trên thế giới này, hoặc ngay lập tức giải cứu tất cả chúng sinh. Chúng ta được yêu cầu khám phá cách chúng ta có thể chuyển hoá trái tim và tâm của chính mình tại thời điểm này. Chúng ta có thể hiểu tính rõ ràng của sự phân chia và phân biệt không? Chúng ta có thể giải phóng trái tim mình khỏi ác ý, sợ hãi và tàn độc không? Liệu chúng ta có thể tìm thấy sự kiên định, nhẫn nại, rộng lượng và cam kết không bỏ rơi bất cứ ai hay bất cứ thứ gì trên thế giới này không? Chúng ta có thể học cách lắng nghe một cách sâu sắc và khám phá trái tim đang run rẩy khi đối mặt với nỗi đau không?

 

Con đường Đại bi được vun đắp từng bước một. Mỗi bước đi ấy làm vơi đi núi sầu khổ trên thế gian này. 

Nguồn: https://www.lionsroar.com/she-who-hears-the-cries-of-the-world/

 

———

 

She Who Hears the Cries of the World

 

In Buddhist iconography, compassion is embodied in the bodhisattva Kuan Yin, who is said to manifest wherever beings need help. Engendering such compassion is not only good for others, says Christina Feldman, it is also good for us. By putting others first, we loosen the bonds of our self-fixation, and in doing so, inch closer to our own liberation.

 

Compassion is no stranger to any of us: we know what it feels like to be deeply moved by the pain and suffering of others. All people receive their own measure of sorrow and struggle in this life. Bodies age, health becomes fragile, minds can be beset by confusion and obsession, hearts are broken. We see many people asked to bear the unbearable—starvation, tragedy, and hardship beyond our imagining. Our loved ones experience illness, pain, and heartache, and we long to ease their burden.

 

The human story is a story of love, redemption, kindness, and generosity. It is also a story of violence, division, neglect, and cruelty. Faced with all of this, we can soften, reach out, and do all we can to ease suffering. Or we can choose to live with fear and denial—doing all we can to guard our hearts from being touched, afraid of drowning in this ocean of sorrow.

 

Again and again we are asked to learn one of life’s clearest lessons: that to run from suffering—to harden our hearts, to turn away from pain—is to deny life and to live in fear. So, as difficult as it is to open our hearts toward suffering, doing so is the most direct path to transformation and liberation.

 

To discover an awakened heart within ourselves, it is crucial not to idealize or romanticize compassion. Our compassion simply grows out of our willingness to meet pain rather than to flee from it.

 

Compassion and wisdom are at the heart of the path of the Buddha. In the early Buddhist stories we find young men and women asking the same questions we ask today: How can we respond to the suffering that is woven into the very fabric of life? How can we discover a heart that is truly liberated from fear, anger, and alienation? Is there a way to discover a depth of wisdom and compassion that can genuinely make a difference in this confused and destructive world?

 

We may be tempted to see compassion as a feeling, an emotional response we occasionally experience when we are touched by an encounter with acute pain. In these moments of openness, the layers of our defenses crumble; intuitively we feel an immediacy of response and we glimpse the power of nonseparation. Milarepa, a great Tibetan sage, expressed this when he said, “Just as I instinctively reach out to touch and heal a wound in my leg as part of my own body, so too I reach out to touch and heal the pain in another as part of this body.” Too often these moments of profound compassion fade, and once more we find ourselves protecting, defending, and distancing ourselves from pain. Yet they are powerful glimpses that encourage us to question whether compassion can be something more than an accident we stumble across.

 

No matter how hard we try, we can’t make ourselves feel compassionate. But we can incline our hearts toward compassion. In one of the stories in the early Buddhist literature, the ascetic Sumedha reflects on the vast inner journey required to discover unshakeable wisdom and compassion. He describes compassion as a tapestry woven of many threads: generosity, virtue, renunciation, wisdom, energy, patience, truthfulness, determination, loving-kindness, and equanimity. When we embody all of these in our lives, we develop the kind of compassion that has the power to heal suffering.

 

A few years ago, an elderly monk arrived in India after fleeing from prison in Tibet. Meeting with the Dalai Lama, he recounted the years he had been imprisoned, the hardship and beatings he had endured, the hunger and loneliness he had lived with, and the torture he had faced.

 

At one point the Dalai Lama asked him, “Was there ever a time you felt your life was truly in danger?”

 

The old monk answered, “In truth, the only time I truly felt at risk was when I felt in danger of losing compassion for my jailers.”

 

Hearing stories like this, we are often left feeling skeptical and bewildered. We may be tempted to idealize both those who are compassionate and the quality of compassion itself. We imagine these people as saints, possessed of powers inaccessible to us. Yet stories of great suffering are often stories of ordinary people who have found greatness of heart. To discover an awakened heart within ourselves, it is crucial not to idealize or romanticize compassion. Our compassion simply grows out of our willingness to meet pain rather than to flee from it.

We may never find ourselves in situations of such peril that our lives are endangered; yet anguish and pain are undeniable aspects of our lives. None of us can build walls around our hearts that are invulnerable to being breached by life. Facing the sorrow we meet in this life, we have a choice: Our hearts can close, our minds recoil, our bodies contract, and we can experience the heart that lives in a state of painful refusal. We can also dive deeply within ourselves to nurture the courage, balance, patience, and wisdom that enable us to care.

 

If we do so, we will find that compassion is not a state. It is a way of engaging with the fragile and unpredictable world. Its domain is not only the world of those you love and care for, but equally the world of those who threaten us, disturb us, and cause us harm. It is the world of the countless beings we never meet who are facing an unendurable life. The ultimate journey of a human being is to discover how much our hearts can encompass. Our capacity to cause suffering as well as to heal suffering live side by side within us. If we choose to develop the capacity to heal, which is the challenge of every human life, we will find our hearts can encompass a great deal, and we can learn to heal—rather than increase—the schisms that divide us from one another.

 

In the first century in northern India, probably in what is now part of Afghanistan, the Lotus Sutra was composed. One of the most powerful texts in the Buddhist tradition, it is a celebration of the liberated heart expressing itself in a powerful and boundless compassion, pervading all corners of the universe, relieving suffering wherever it finds it.

 

When the Lotus Sutra was translated into Chinese, Kuan Yin, the “one who hears the cries of the world,” emerged as an embodiment of compassion that has occupied a central place in Buddhist teaching and practice ever since. Over the centuries Kuan Yin has been portrayed in a variety of forms. At times she is depicted as a feminine presence, face serene, arms outstretched, and eyes open. At times she holds a willow branch, symbolizing her resilience—able to bend in the face of the most fierce storms without being broken. At other times she is portrayed with a thousand arms and hands, each with an open eye in its center, depicting her constant awareness of anguish and her all-embracing responsiveness. Sometimes she takes the form of a warrior armed with a multitude of weapons, embodying the fierce aspect of compassion committed to uprooting the causes of suffering. A protector and guardian, she is fully engaged with life.

 

True compassion is not forged at a distance from pain but in its fires.

 

To cultivate the willingness to listen deeply to sorrow wherever we meet it is to take the first step on the journey of compassion. Our capacity to listen follows on the heels of this willingness. We may make heroic efforts in our lives to shield ourselves from the anguish that can surround us and live within us, but in truth a life of avoidance and defense is one of anxiety and painful separation.

 

True compassion is not forged at a distance from pain but in its fires. We do not always have a solution for suffering. We cannot always fix pain. However, we can find the commitment to stay connected and to listen deeply. Compassion does not always demand heroic acts or great words. In the times of darkest distress, what is most deeply needed is the fearless presence of a person who can be wholeheartedly receptive.

It can seem to us that being aware and opening our hearts to sorrow makes us suffer more. It is true that awareness brings with it an increased sensitivity to our inner and outer worlds. Awareness opens our hearts and minds to a world of pain and distress that previously only glanced off the surface of consciousness, like a stone skipping across water. But awareness also teaches us to read between the lines and to see beneath the world of appearances. We begin to sense the loneliness, need, and fear in others that was previously invisible. Beneath words of anger, blame, and agitation we hear the fragility of another person’s heart. Awareness deepens because we hear more acutely the cries of the world. Each of those cries has written within it the plea to be received.

 

Awareness is born of intimacy. We can only fear and hate what we do not understand and what we perceive from a distance. We can only find compassion and freedom in intimacy. We can be afraid of intimacy with pain because we are afraid of helplessness; we fear that we don’t have the inner balance to embrace suffering without being overwhelmed. Yet each time we find the willingness to meet affliction, we discover we are not powerless. Awareness rescues us from helplessness, teaching us to be helpful through our kindness, patience, resilience, and courage. Awareness is the forerunner of understanding, and understanding is the prerequisite to bringing suffering to an end.

 

Shantideva, a deeply compassionate master who taught in India in the eighth century, said, “Whatever you are doing, be aware of the state of your mind. Accomplish good; this is the path of compassion.” How would our life be if we carried this commitment into all of our encounters? What if we asked ourselves what it is we are dedicated to when we meet a homeless person on the street, a child in tears, a person we have long struggled with, or someone who disappoints us? We cannot always change the heart or the life of another person, but we can always take care of the state of our own mind. Can we let go of our resistance, judgments, and fear? Can we listen wholeheartedly to understand another person’s world? Can we find the courage to remain present when we want to flee? Can we equally find the compassion to forgive our wish to disconnect? Compassion is a journey. Every step, every moment of cultivation, is a gesture of deep wisdom.

 

Living in Asia for several years, I encountered an endless stream of people begging in the streets. Faced with a forlorn, gaunt child I would find myself judging a society that couldn’t care for its deprived children. Sometimes I would feel irritated, perhaps dropping a few coins into the child’s hand while ensuring I kept my distance from him. I would debate with myself whether I was just perpetuating the culture of begging by responding to the child’s pleas. It took me a long time to understand that, as much as the coins may have been appreciated, they were secondary to the fact that I rarely connected to the child.

 

As the etymology of the word indicates, “compassion” is the ability to “feel with,” and that involves a leap of empathy and a willingness to go beyond the borders of our own experience and judgments. What would it mean to place myself in the heart of that begging child? What would it be like to never know if I will eat today, depending entirely on the handouts of strangers? Journeying beyond our familiar borders, our hearts can tremble; then, we have the possibility of accomplishing good.

 

Milarepa once said, “Long accustomed to contemplating compassion, I have forgotten all difference between self and other.” Genuine compassion is without boundaries or hierarchies. The smallest sorrow is as worthy of compassion as the greatest anguish. The heartache we experience in the face of betrayal asks as much for compassion as a person caught in the midst of tragedy. Those we love and those we disdain ask for compassion; those who are blameless and those who cause suffering are all enfolded in the tapestry of compassion. An old Zen monk once proclaimed, “O, that my monk’s robes were wide enough to gather up all of the suffering in this floating world.” Compassion is the liberated heart’s response to pain wherever it is met.

 

When we see those we love in pain, our compassion is instinctive. Our heart can be broken. It can also be broken open. We are most sorely tested when we are faced with a loved one’s pain that we cannot fix. We reach out to shield those we love from harm, but life continues to teach us that our power has limits. Wisdom tells us that to insist that impermanence and frailty should not touch those we love is to fall into the near enemy of compassion, which is attachment to result and the insistence that life must be other than it actually is.

 

Compassion means offering a refuge to those who have no refuge. The refuge is born of our willingness to bear what at times feels unbearable—to see a loved one suffer. The letting go of our insistence that those we love should not suffer is not a relinquishment of love but a release of illusion—the illusion that love can protect anyone from life’s natural rhythms. In the face of a loved one’s pain, we are asked to understand what it means to be steadfast and patient in the midst of our own fear. In our most intimate relationships, love and fear grow simultaneously. A compassionate heart knows this to be true and does not demand that fear disappear. It knows that only in the midst of fear can we begin to discover the fearlessness of compassion.

 

Some people, carrying long histories of a lack of self-worth or denial, find it most difficult to extend compassion toward themselves. Aware of the vastness of suffering in the world, they may feel it is self-indulgent to care for their aching body, their broken heart, or their confused mind. Yet this too is suffering, and genuine compassion makes no distinction between self and other. If we do not know how to embrace our own frailties and imperfections, how do we imagine we could find room in our heart for anyone else?

 

The Buddha once said that you could search the whole world and not find anyone more deserving of your love and compassion than yourself. Instead, too many people find themselves directing levels of harshness, demand, and judgment inward that they would never dream of directing toward another person, knowing the harm that would be incurred. They are willing to do to themselves what they would not do to others.

 

  Anger can be the beginning of abandonment or the beginning of commitment to helping others.

 

In the pursuit of an idealized compassion, many people can neglect themselves. Compassion “listens to the cries of the world,” and we are part of that world. The path of compassion does not ask us to abandon ourselves on the altar of an idealized state of perfection. A path of healing makes no distinctions: within the sorrow of our own frustrations, disappointments, fears, and bitterness, we learn the lessons of patience, acceptance, generosity, and ultimately, compassion.

The deepest compassion is nurtured in the midst of the deepest suffering. Faced with the struggle of those we love or those who are blameless in this world, compassion arises instinctively. Faced with people who inflict pain upon others, we must dive deep within ourselves to find the steadfastness and understanding that enables us to remain open. Connecting with those who perpetrate harm is hard practice, yet compassion is somewhat shallow if it turns away those who—lost in ignorance, rage, and fear—harm others. The mountain of suffering in the world can never be lessened by adding yet more bitterness, resentment, rage, and blame to it.

 

Thich Nhat Hanh, the beloved Vietnamese teacher, said, “Anger and hatred are the materials from which hell is made.” It is not that the compassionate heart will never feel anger. Faced with the terrible injustice, oppression, and violence in our world, our hearts tremble not only with compassion but also with anger. A person without anger may be a person who has not been deeply touched by harmful acts that scar the lives of too many people. Anger can be the beginning of abandonment or the beginning of commitment to helping others.

 

We can be startled into wakefulness by exposure to suffering, and this wakefulness can become part of the fabric of our own rage, or part of the fabric of wise and compassionate action. If we align ourselves with hatred, we equally align ourselves with the perpetrators of harm. We can also align ourselves with a commitment to bringing to an end the causes of suffering. It is easy to forget the portrayal of Kuan Yin as an armed warrior, profoundly dedicated to protecting all beings, fearless and resolved to bring suffering to an end.

 

Rarely are words and acts of healing and reconciliation born of an agitated heart. One of the great arts in the cultivation of compassion is to ask if we can embrace anger without blame. Blame agitates our hearts, keeps them contracted, and ultimately leads to despair. To surrender blame is to maintain the discriminating wisdom that knows clearly what suffering is and what causes it. To surrender blame is to surrender the separation that makes compassion impossible.

 

Compassion is not a magical device that can instantly dispel all suffering. The path of compassion is altruistic but not idealistic. Walking this path we are not asked to lay down our life, find a solution for all of the struggles in this world, or immediately rescue all beings. We are asked to explore how we may transform our own hearts and minds in the moment. Can we understand the transparency of division and separation? Can we liberate our hearts from ill will, fear, and cruelty? Can we find the steadfastness, patience, generosity, and commitment not to abandon anyone or anything in this world? Can we learn how to listen deeply and discover the heart that trembles in the face of suffering?

 

The path of compassion is cultivated one step and one moment at a time. Each of those steps lessens the mountain of sorrow in the world.

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.