Chư Phật Đản Sinh … Liên Hệ Giữa Kinh A HàmThiền Tông

14/05/201112:00 SA(Xem: 40808)
Chư Phật Đản Sinh … Liên Hệ Giữa Kinh A Hàm Và Thiền Tông
blank
CHƯ PHẬT ĐẢN SINH
LIÊN HỆ GIỮA KINH A HÀMTHIỀN TÔNG

Chân hiền tâm


chuphatdansinhKinh Tăng Nhất A Hàm quyển III kể rằng:

Khi đức Phật hiệu Tì-bà-thi Như Lai ra đời, Thánh chúng lúc ấy có ba hội, toàn là bậc A la hán. Trong 100 năm đầu, Thánh chúng thanh tịnh, Phật Tì-bà-thi chỉ dùng một bài kệ làm giới cấm :

Nhẫn nhục là bậc nhất

Phật nói vô vi hơn

Không do cạo râu tóc

Làm sa môn hại người

Một trăm năm sau, trong chúng phát sinh lỗi lầm, đức Phật mới lập giới cấm.

Kế là đức Phật hiệu là Thi-khí Như Lai ra đời, bấy giờ Thánh chúng cũng có ba hội. Trong 80 năm đầu, Thánh chúng thanh tịnh, Phật chỉ dùng một bài kệ làm giới cấm :

Nếu mắt thấy tà vạy

Người trí giữ không đắm

Xả bỏ các điều ác

trí tuệ ở đời

Về sau, trong chúng phát sinh lỗi lầm, Phật mới đặt ra giới cấm.

Trong Hiền kiếp ấy, đức Phật hiệu là Tì-xá-la-bà ra đời, bấy giờ Thánh chúng cũng có ba hội. Trong 70 năm đầu, Thánh chúng thanh tịnh, Phật chỉ dùng một bài kệ làm giới cấm :

Không hại cũng không quấy

Vâng giữ theo đại giới

Ăn uống biết vừa đủ

Giường tòa cũng như vậy

Chuyên tâmchí thành

Là lời chư Phật dạy

Về sau, trong chúng phát sinh lỗi lầm, Phật mới đặt ra giới cấm.

Trong Hiền kiếp ấy, đức Phật hiệu là Câu-lưu-tôn ra đời, bấy giờ Thánh chúng có hai hội. Trong 60 năm đầu, Thánh chúng thanh tịnh, Phật chỉ dùng một hai bài kệ làm giới cấm :

Ví như ông hút hoa

Sắc hoa rất sạch thơm

Lấy vị ngọt cho người

Đạo sĩ vào làng xóm

Không chê bai việc người

Cũng không nhìn phải quấy

Chỉ tự quán thân hạnh

Quán kỹ chánh không chánh

Về sau, trong chúng phát sinh lỗi lầm, Phật mới đặt ra giới cấm.

Trong Hiền kiếp ấy, đức Phật hiệu là Câu-na-hàm Mâu-ni Như Lai ra đời, bấy giờ Thánh chúng có hai hội. Trong 40 năm đầu, Thánh chúng thanh tịnh, Phật chỉ dùng một bài kệ làm giới cấm :

Giữ chí chớ khinh lờn

Nên học đạo vắng lặng

Bậc hiền không lo buồn

Nên giữ tâm tịch diệt

Về sau, trong chúng phát sinh lỗi lầm, Phật mới đặt ra giới cấm.

Khi đức Phật hiệu là Ca-diếp ra đời, bấy giờ Thánh chúng có hai hội. Trong 20 năm đầu, Thánh chúng thanh tịnh, Phật chỉ dùng một bài kệ làm giới cấm :

Chớ làm các điều ác

Vâng làm các điều lành

Giữ tâm ý thanh tịnh

Là lời chư Phật dạy

Về sau, trong chúng phát sinh lỗi lầm, Phật mới đặt ra giới cấm.

Khi Phật Thích-ca Mâu-ni Như Lai ra đời, có một hội Thánh chúng gồm 1250 người. Trong 12 năm đầu không có người phạm giới, Phật dùng một bài kệ làm giới cấm:

Giữ miệng ý thanh tịnh

Thân hành cũng thanh tịnh

Thanh tịnh ba hạnh này

Tu hành đạo tiên nhân

Về sau, trong chúng phát sinh lỗi lầm, Phật mới có 250 giới cấm v.v…

Thời kỳ tăng chúng được thanh tịnh không cần đến giới luật, giảm dần qua các đời. So với Thánh chúng trong các hội, thánh chúng của Phật Thích-ca cũng rất ít. So với tuổi thọ của các Phật trước, tuổi thọ của Phật Thích-ca cũng rất ngắn. Tuy vậy, sau khi các đức Phật quá khứ diệt độ, pháp không trụ lâu ở đời. Chỉ sau khi Phật Thích-ca diệt độ, chánh pháp mới trụ lâu ở đời. Trong kinh, Phật nói với ngài A-nan: “Không nên nghĩ đệ tử của ta ít. Đệ tử của ta ở phương đông nhiều vô ức ngàn, ở phương nam cũng vô số ức ngàn. Cho nên, này A-nan! Hãy nghĩ như vầy: Phật Thích-ca của ta thọ mạng rất dài lâu. Vì sao? Vì nhục thân tuy diệt độ nhưng pháp thân tồn tại. Đây là nghĩa vừa nói. Ông hãy ghi nhớ lấy!”.[1] Điều này ứng với việc Phật đã nói khi vừa sinh ra và đi đến bước thứ bảy: “ Trên trời dưới đất chỉ mình ta là tôn quí ”. Ta, chỉ cho pháp thân mà Phật đã nói, là tánh thể mà chúng sinh và Phật đồng có, chỉ do mê hay ngộ mà ẩn hay hiển, không phải chỉ cho nhục thân hay cái tôi của Thích-ca Mâu-ni.

Lâu xa về sau, đến thời Phật Di-lặc ra đời, khi ấy ở Diêm-phù-đề, các thứ núi sông vách đá đều tự tiêu diệt, đất đai bằng phẳng ngay ngắn như gương sáng, thời tiết khí hậu điều hòa, thân người không có tham dục, sân nhuế, ngu si, lười biếng v.v… Y phục tự có. Đại địa tự nhiên sinh lúa. Tiền tài của cải như ngói gạch không ai quan tâm. Lúc ấy có một đại thần tên là Tu-phạm-ma, không cao không thấp, không mập không ốm, không trắng không đen, không già không trẻ. Vợ là Phạm-ma-việt, không có tám mươi bốn trạng thái của người nữ, không bệnh, ý không tán loạn. Ở cung trời Đâu Suất, Bồ-tát Di-lặc quán sát thấy cha mẹ không già không trẻ, liền giáng thần hạ sinh từ hong bên phải như Thích-ca. Ngài cũng có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, thân màu hoàng kim. Đại thần đặt tên cho con là Di lặc.

Di-lặc ở nhà không bao lâu bèn xuất gia học đạo. Xuất gia vào nửa đêm, ngay đêm đó thành đạo dưới cội Long Hoa. Cõi nước rung động theo sáu cách. Địa thần bảo nhau: “Di-lặc đã thành Phật”. Lời ấy truyền đến cung trời Tứ thiên vương, rồi đến Tam thập tam thiên, Diệm-ma thiên, Đâu suất thiên v.v… Ma vương đem vô số chư Thiên cõi dục đến lễ bái cung kính. Cha Tu-phạm-ma, mẹ Phạm-ma-Việt, trưởng giả Thiện Tài v.v… mỗi người đều mang tám muôn bốn ngàn người đến chỗ Di-lặc. Di-lặc vì họ mà thuyết pháp Tứ đế, bố thí, trì giới v.v…

Phật Thích Ca nói với đệ tử hành 12 hạnh đầu đàĐại Ca-diếp, Sơ tổ của Thiền tông, như sau: “Này Đại Ca-diếp! Ông không nên nhập niết bàn. Nên đợi đến khi Di-lặc ra đời. Vì sao? Vì đệ tử của Phật Di-lặc giáo hóa đều là đệ tử của ta, do ta hóa độ để lại, đã sạch hữu lậu. Đại Ca-diếp sẽ trụ trong núi ở thôn Tì-đề xứ Ma-kiệt cho đến khi Phật Di-lặc mang đại chúng vây quanh núi. Nương ân đức Phật, các quỉ thần vì Phật mở cửa, khiến mọi người thấy được Ca-diếp đang tọa thiền trong đó. Thấy rồi, vô số chúng sinh chấm dứt trần cấu được pháp nhãn thanh tịnh. Chín mươi sáu ức người đều chứng La-hán. Vì sao? Vì đều nhận sự giáo hóa của ta. Cũng do nhân duyên bốn món cúng dường : Bố thí, nhân ái, lợi hành và đồng sự. Này A-nan! Bấy giờ Di-lặc sẽ đắp y tăng-già-lê của Ca-diếp. Khi đó thân thể Ca-diếp tan rã. Di-lặc liền mang các thứ hương hoa cúng dường Ca-diếp. Vì sao? Vì chư Phật Thế Tôn đều có tâm cung kính đối với chánh pháp. Di-lặc cũng do chánh pháp hóa mà có được, thành tựu đạo vô thượng chánh giác”. Xem ra, Đại Ca-diếp tuy không lộ diện, nhưng lại chính là người nắm giữ mạng mạch Phật pháp từ thời Phật Thích-ca cho đến Di-lặc.

Thời Di-lặc, trong 1000 năm đầu, chúng tăng không lỗi lầm. Di-lặc thường dùng một bài kệ làm giới cấm:

Miệng và ý không ác

Thân cũng không phạm ác

Nên trừ ba hạnh này

Chóng thoát vượt sinh tử

Về sau, trong chúng phát sinh lỗi lầm, Di-lặc mới lập giới cấm.

Phật Di-lặc thọ tám vạn bốn ngàn tuổi, pháp để lại tồn tại tám vạn bốn ngàn năm. Vì chúng sinh thời ấy đều là hàng lợi căn. Ngài nói: “Trong chúng này có đệ tử của Phật Thích-ca thời quá khứ từng tu phạm hạnh mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca vâng giữ pháp ấy mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca cúng dường Tam bảo mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca tu căn lành trong khoảng khảy móng tay mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca tu Tứ vô lượng tâm mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca thọ trì tam qui ngũ giới mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca tạo dựng tháp miếu chùa viện mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca sửa sang chùa cũ mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca thọ trì Bát quan trai mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca dùng hương hoa cúng dường mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca nghe Phật pháp buồn khóc rơi lệ mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca suốt đời tu phạm hạnh mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca viết kinh đọc tụng mà đến chỗ ta. Hoặc ở nơi Thích-ca thừa sự cúng dường mà đến chỗ ta”. Xem ra, hội Long Hoa gần như ai cũng có phần. Chỉ cần tu căn lành trong khoảng một khảy móng tay là đã gieo được cái nhân để gặp Phật Di-lạc trong tương lai, huống là đọc tụng, biên chép, thọ trì các kinh luận Đại thừa. Đã gieo nhân thì đủ duyên sẽ có quả. Nhanh hay chậm, lâu hay mau là do chúng ta tỉnh giác mau hay chậm, chịu tinh tấn tu hành hay giải đãi làm biếng v.v… Song chỉ khi tâm không rơi vào nhị biên phân biệt, ý không tán loạn, thì Di-Lặc trong mỗi chúng ta mới thật sự đản sinh.

Phật Thích-ca dạy: “Thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn được gặp Di-lặc và ba hội chúng thanh văn, muốn ăn lúa thóc tự nhiêny phục tự nhiên, sau khi chết sinh cõi trời thì hãy nên gắng sức tinh tấn, đừng sinh giải đãi, nên cúng dường thừa sự các Pháp sư, cúng dường các thứ hương hoa hương thơm đừng để thiếu thốn…”. Cúng dường trân châu, mã não, đất đai, chùa chiền v.v… thì có khi chúng ta không đủ điều kiện, nhưng cúng dường hương hoa hay thừa sự các Pháp sư thì chắc không khó. Chỉ là tùy tâm của mỗi người có chịu thừa sự, lấy đó làm pháp cúng dường không thôi.

Nhân mùa Phật đản, xin nguyện tất cả chúng sinh, dù là Phật tử hay chưa là Phật tử, đều được “Miệng và ý không ác. Thân cũng không làm ác”, lấy đó làm ‘pháp cúng dường’ cúng dường mười phương chư Phật cùng tất cả chúng sinh trong mười phương pháp giới.


[1]Kinh Tăng Nhất A-hàm quyển 3.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 13651)
28/04/2017(Xem: 9116)
10/06/2016(Xem: 11079)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.