Bilingual: The First Message - Thông Điệp Đầu Tiên

07/06/20232:37 CH(Xem: 3592)
Bilingual: The First Message - Thông Điệp Đầu Tiên

THE FIRST MESSAGE

Author: Thị Giới

Translated by Nguyên Giác

 

 

Phat Dan SanhThe first Buddhist message is an image of a baby walking on seven lotus flowers. It represents the pure and spotless steps of a mind that is free of discrimination and grasping. And that baby exclaimed, "In heaven and under heaven, only I am precious."

Yes. The Buddha's birth has been the greatest event in the history of Buddhism. He was also the universe's highest being. The Buddha's teachings, based on the basis of each permeating class of beings, are the medication to alleviate suffering, allowing everyone to be comfortable, at peace, and free of all ties to duality. All conditioned dharmas are impermanent and subject to birth and death. Only those who realize and live with the Emptiness and the Unconditioned will be free from Impermanence, free from Birth and Death, ie free from Suffering. But where is the unconditioned? The unconditioned is in the conditioned. Therefore, the conditioned dharmas are also complete, and completely perfect. If you observe things really concretely, without reasoning or deducing, then you can enter the emptiness, both internally and externally. As a result, anything, any worldly existence, whatever insignificant reality, is intrinsically flawless and complete, neither more nor less.

The nobility announced by the Buddha when he took the seven steps was the honor of the enlightened person and enlightenment, of the empty mind that sees emptiness while also seeing the perfection of oneself and the world. And it is nobility that guides sentient beings to comprehend this in order to achieve liberation.

That message is not different from the two later important messages of Buddhism in general and Zen in particular. Those are the two messages of Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) and the Sixth Patriarch Huineng (Huệ Năng).

When inviting Bodhidharma to the palace, Emperor Wu of Liang asked: "What is the highest meaning of noble truth?"

Bodhidharma replied: "There is only emptiness, there is no noble truth."

Emperor Wu said: "Who is standing before me?"

Bodhidharma said: "I don't know."

Emperor Wu did not understand.

Then Bodhidharma crossed the river, went to the Shaolin Temple, and sat facing the cliff for nine years.

The official message of Zen Buddhism is the mind of "emptiness" and "don't know." Is it true that only a child's mind has the mindset of "emptiness" and "don't know"?

Bodhidharma, who sat for nine years facing the cliff, sat with the mind of "emptiness" and "don't know." And it is the mind of "emptiness" and "don't know" that has given rise to Zen, the panacea for the realms of heaven and humanity. Just as the Buddha's message's empty and pristine primordial youthful self was a panacea for gods, humans, and all other sorts of sentient beings.

He sat peacefully in the Shaolin Temple, absorbing the cold, watching the quiet order fully unfold.

He saw the clear autumn, the moon spinning in the mists, the pale galaxy, and the stars dipping low.

The robe and bowl will be handed down from one generation to the next, revealing the medicine that can treat both human and god-related ailments.

(Thung Dung Lục / Book of Equanimity)

And here is the Sixth Patriarch Hui Neng's message.

After Shenxiu (Thần Tú) presented a verse to the Fifth Patriarch Hongren (Hoằng Nhẫn), Huineng (Huệ Năng) made the following verse.

Bodhi's mind has no tree.
The bright mirror has no rack stand.
From time immemorial up to now, there really isn't anything.
As a result, what can be said to be contaminated by worldly dust?
(Pháp Bảo Đàn Kinh)

The "mirror without a rack stand," which is calm and devoid of attachment, was referred to as The Truth of the Universe, or The Precious Mirror, by Dongshan Liangjie (Động Sơn Lương Giới) of Soto Zen. In the Song of the Precious Mirror Samādhi (Bảo Cảnh Tam Muội), Động Sơn wrote as follows.

The truth of the universe is so subtly wonderful,
having no such thing as delusion or enlightenment.
Although improvising according to times and conditions,
it is still inherently calm and bright.
It is so small that it has no empty space,
and so large that nothing can contain it.
(Bảo Kính Tam Muội Ca)

It is the self that is not self, and it is the emptiness that is luminous and pervasive. That is Buddha nature.

A Buddhist who lives apart from the first message of the Buddha cannot be close to the Buddha. A practitioner who follows the Patriarch Zen apart from the two messages of the First Patriarch Bodhidharma and the Sixth Patriarch Huineng cannot approach the Patriarch Zen. 

In addition, as mentioned above, everything is inherently perfect from the beginning. I, you, the bamboo forest, the bamboo bushes, the pine trees in the yard... are inherently perfect.

A monk asked Zhaozhou (Triệu Châu): What is the meaning of the Patriarch's coming from the West?

Zhaozhou replied: The pine tree in the yard.

That perfection is called suchness, which is emptiness.

When the Buddha reached enlightenment, he knew who he was and said, "All living beings, all things, and the great earth are right now enlightened and perfect."

Yes, everything is inherently perfect, and flawless from the beginning. And that perfection is the most natural, the most ordinary. It is the foundation, the perfect entirety, in all periods and locations. Everything is wholeness and the perfect entirety. And there is nothing more noble than that. His young and poetic mind saw and lived with it while walking on the lotus blossoms.

The following is written by Gerry Shishin Wick about the "emptiness," the "we," and the "me."

"It is not an empty abyss, or nihil, or nothing at all. It's also not the emptiness when we complain about feeling empty on the inside. Everything is impermanent, and nothing is fixed.                 

Recognizing and immediately experiencing this emptiness is one of the most crucial aspects of our practice.

There is no such thing as 'me'. There is nothing to cling to, and no firm basis on which the ostensibly "me" may stand. Nor is there any right seeing and knowing to seek to attain. Just when you thought you had caught it, you lost it. When you directly recognize it, the door to freedom will open wide.

We grasp the illusory assertions of an independent "me" whenever self-exaggerations occur. Why do we grasp them? What would we be without the illusion of a fixed self? What will remain?

There is a Zen verse that is relevant here: 'Even the water that melts from the snowy peaks finds its way to the ocean.' It finds its way even without knowing the direction and obstacles. Meanwhile, we think we need to control everything. Out of ignorance, we identify with this false self in order to feel secure, and to feel that we are in control of our lives.

We believe that we are the storehouse of our thoughts, ideas, feelings, reactions, etc. We suppress the view that we are the 'Great Emptiness', denying our infinitely profound nature. (The Book of Equanimity, Gerry Shishin Wick)

Yes. Let's sit down and be empty. Just like an empty object. Heaven can appear, hell can appear, the great emptiness can appear, and any scene can appear... Just be the emptiness. The emptiness, the "don't know," the no more and no less, the no following [any scene], and no dropping [anything]. The mind of "emptiness" and "don't know" is the selfless self, the mindset of a child walking on the lotus flowers.

Sawaki Kôdô Rôshi wrote: "In worldly life, there is always victory and defeat, plus and minus. But in Zazen, there is only the 'Emptiness'. The best is the 'Emptiness.' That's why it's the greatest and most encompassing." (To You, Sawaki Kôdô Rôshi)

The Diamond Sutra says, “No past, no present, no future.” And it is that “emptiness” that gives us maturity. Maturity means self-mastery, not depending on anything or anywhere.

The teachers who teach about “here and now,” about “reality,” about “grounds”… are really just their jokes to lead students through gradually. A serious joke.

The Third Patriarch Sengcan (Tăng Xán) said, "Don't ask for the truth. Just stop forming an opinion." Just let the clouds of deceit go away. If you don't hold on to falsehood, wisdom will naturally shine.

The Buddhist scriptures say, "You will be mistaken if you believe you have any knowledge of the truth." You get trapped in a muddy puddle whenever you try to have any knowledge of the truth. The moment you think you know, your knowledge becomes dual, and the moment it becomes dual, it ceases to be reality. Just have the mind of "emptiness" and "don't know."

 

…. o ….

 

THÔNG ĐIỆP ĐẦU TIÊN

Thị Giới

 

Thông điệp đầu tiên của đạo Phậthình ảnh một em bé bước đi trên bảy bông sen. Đó là hình ảnh những bước đi thanh tịnh vô nhiễm của một cái tâm không có sự phân biệt, chất chứa. Và em bé đó đã thốt lên: “Trên trời dưới trời chỉ có Ta là tôn quí”.

Vâng. Sự đản sinh của Đức Thế Tônsự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo. Ngài cũng là bậc tối thượng của hoàn vũ. Giáo lý của Ngài, tùy theo căn cơ của từng lớp chúng sinhthấm nhuần, là thuốc trị khổ, để mọi người được thảnh thơi, an lạc, xa rời mọi chấp trước nhị biên. Mọi hữu vi đều vô thường, phải chịu sanh diệt, chỉ có Không, Vô vi, mới thoát Vô thường, thoát Sanh diệt, tức là thoát Khổ. Nhưng vô vi ở đâu? Vô vi ở ngay trong hữu vi. Do đó mà hữu vi cũng trọn vẹn, đầy đủ, toàn hảo. Chỉ cần quán sát sự vật thật cụ thể, không lý luận, không suy diễn, từ đó có thể đi vào Không tính, cả nội tâmngoại cảnh. Thế thì một sự vật, một thực tiễn, một thực tế tầm thường vốn toàn hảo, đầy đủ, trọn vẹn, không dư không thiếu…

Sự tôn quíĐức Phật tuyên bố là sự tôn quí của bậc giác ngộ và sự giác ngộ, của cái Tâm rỗng suốt thấy được tánh Không đồng thời thấy được tính toàn hảo của chính mình và thế giới, và hướng dẫn chúng sanh thấy được điều đó để giải thoát.

Thông điệp đó không khác với hai thông điệp quan trọng về sau của Phật giáo nói chung và Thiền Đông Độ nói riêng. Đó là hai thông điệp của Bồ-đề-đạt-ma và Lục tổ Huệ Năng.

Khi thỉnh Bồ-đề-đạt-ma vào cung, Lương Vũ Đế hỏi Tổ: “Thánh đế đệ nhất nghĩa là thế nào?”.  Đạt-ma trả lời: “Trống không không Thánh”. Vua hỏi: “Ở trước ta là ai?”. Đạt-ma trả lời: “Không biết”. Vua không lãnh hội. Sau đó Bồ-đề-đạt-ma qua sông đến Thiếu Lâm ngồi quay mặt vào vách núi chín năm.

Cái “trống không” và “không biết” đó là thông điệp chính thức của Thiền Đông Độ. Và phải chăng chỉ có tâm hồn trẻ thơ mới “trống không” và “không biết”?.

Bồ-đề-đạt-ma ngồi chín năm quay mặt vào vách núi là ngồi chín năm với cái “rỗng không không biết” đó. Và chính cái “rỗng không không biết” đó đã tạo nên Thiền Đông Độ, thuốc chữa bịnh cho trời và người, cũng như cái ngã trẻ thơ nguyên sơ rỗng lặng và vô nhiễm trong thông điệp của Đức Phật đã là thuốc chữa bịnh cho trời, người và các loài chúng sanh.

Tịch mịch ngồi lạnh Thiếu Lâm
Lặng yên toàn bày chính lệnh
Thu trong, trăng chuyển vành sương
Hà[1] lợt, sao đẩu xuống thấp
Không dừng y bát truyền con cháu
Để thành thuốc chữa bịnh trời, người.
Liêu liêu lãnh toạ Thiếu Lâm
Mặc mặc toàn đề chính lịnh
Thu thanh nguyệt chuyển sương luân 
Hà (1) đạm đẩu thùy dạ bính 
Thằng thằng y bát phó nhi tôn
Tùng thử nhân thiên thành dược bệnh.
 (Thung Dung lục)

Và đây là thông điệp của Lục tổ Huệ Năng.

Trong bài kệ đối lại bài kệ của ngài Thần Tú trình Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, ngài Huệ Năng viết:

Bồ đề vốn không cây
Gương sáng không có đài
Xưa nay không một vật
Lấy gì dính trần ai.
(Bồ đề bổn vô thọ
Minh kính diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai).
(Pháp Bảo Đàn kinh)

Cái “gương sáng không có đài” rỗng không tịch tĩnh, tự tại không nương dính vào thứ gì đó được ngài Động Sơn Lương Giới của phái Tào Động gọi là Thiên Chân, là Gương Quí. Trong Bảo Kính Tam Muội, ngài Động Sơn viết:

Thiên Chân vi diệu,
Không thuộc mê, ngộ.
Theo thời theo duyên,
Tịch tĩnh sáng láng.
Nhỏ không chỗ trống,
Lớn không chỗ chứa…
(Thiên chân nhi diệu,
Bất thuộc mê ngộ
Nhân duyên thời tiết,
Tịch nhiên chiêu trước
Tế nhập vô gian,
Đại tuyệt phương sở…).
(Bảo Kính Tam Muội Ca)

Đó là cái ngã không ngã, rỗng không, sáng láng, trải rộng toàn khắp, thâm nhập toàn khắp… Đó là tánh Phật.

Người Phật tử sống tách rời với thông điệp đầu tiên của Đức Phật thì không thể gần Phật. Hành giả Tổ sư Thiền tách rời hai thông điệp của Sơ tổ Bồ-đề-đạt-ma và Lục tổ Huệ Năng nêu trên thì không thể đến gần Tổ sư Thiền.

 

Thêm nữa. Như trên đã nói, mọi sự vốn đã tự hoàn hảo từ đầu. Ta, người, rừng tre, bụi trúc, cây tùng trong sân… vốn đã tự hoàn hảo. Một vị Tăng hỏi ngài Triệu Châu: “Ý của Tổ sư từ Tây qua là gì?”. Triệu Châu trả lời: “Cây tùng trong sân”. Cái hoàn hảo đó được gọi là Chân như, là Tánh Không…

Khi Đức Phật chứng ngộ, tức lúc Ngài nhận ra chính ngài, Ngài thốt lên: “Tất cả mọi chúng sanh, mọi sự vật, và đại địa ngay lúc nầy đều giác ngộ và toàn hảo”.

Vâng, mọi sự vật vốn đã hoàn hảo, toàn vẹn từ đầu. Và cái hoàn hảo đó là cái tự nhiên nhất, bình thường nhất. Đó là nền tảng, là sự toàn vẹn trong mọi lúc mọi nơi. Mọi thứ là toàn bộtoàn vẹn, chúng tatoàn bộtoàn vẹn. Và cái đó thì không gì hơn. Một tâm hồn trẻ thơ bước đi trên bông sen thấy và sống với cái đó.

Nói về cái “trống không”, cái “ta”, cái “tôi”, Gerry Shishin Wick viết:

“Nó không phải là khoảng không thăm thẳm hay hư vô hay không có gì hết. Nó cũng không phải là cái trống rỗng khi chúng ta phàn nàn tôi cảm thấy trống rỗng.

Mọi sự đều vô thường, không có gì cố định. Nhận ra sự trống không nầy, thể nghiệm nó một cách trực tiếp, là một trong những điều quan trọng nhất trong việc tu tập của chúng ta.

Không có cái cố định được gọi là ‘tôi’ - không có gì để bám, không có cái nền bền vững để đặt chân, không có tri kiến đúng để đạt. Ngay khi nghĩ rằng đã nắm bắt được nó, thì đã mất nó. Khi trực tiếp nhận ra nó, cửa tự do rộng mở.

Khi những phóng đại về cái ngã khởi lên, những xác lập ảo tưởng về một cái tôi độc lập, chúng ta chụp giữ chúng. Vì sao chúng ta chụp giữ chúng? Chúng ta sẽ là gì nếu không ảo tưởng về một cái ngã cố định? Cái gì sẽ còn lại?

Có một câu trong trong Thiền thích hợp ở đây: ‘Ngay cả nước tan ra từ những đỉnh tuyết cũng tìm đường về đại dương’.  Nó tìm con đường cho nó ngay cả khi không biết phương hướng và những chướng ngại. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần kiểm soát mọi thứ. Vì ngu muội, chúng ta xác định cái ngã sai lầm nầy để cảm thấy an toàncảm thấy rằng chúng ta điều khiển đời sống của chúng ta.

Chúng ta tin rằng chúng ta là kho chứa những tư tưởng, quan niệm, cảm nhận, phản ứng… của chúng ta. Chúng ta ngăn chặn cái thấy rằng chúng ta là ‘Cái Trống Không Lớn’,  chối bỏ bản chất sâu xa vô hạn của chúng ta” (The Book of Equanimity, Gerry Shishin Wick).

Vâng. Chúng ta hãy ngồi xuống và rỗng không. Chỉ như một vật rỗng. Thiên đàngthể hiện ra, địa ngụcthể hiện ra, đại khôngthể hiện ra, các cảnh có thể hiện ra… Hãy chỉ là cái rỗng. Rỗng không, không biết, không thêm, không bớt, không theo, không bỏ… Rỗng không không biết đó là cái ngã vô ngã, là tâm hồn trẻ thơ bước đi trên bông sen.

Sawaki Kôdô Rôshi viết: “Trong đời sống thế gian, luôn luôn có thắng và bại, cộng và trừ. Nhưng trong tọa Thiền thì là ‘Không’. Điều tốt nhất chính là ‘Không’. Đó là lý do nó là cái lớn nhất và bao trùm nhất” (To You, Sawaki Kôdô Rôshi).

Kinh Kim Cang nói “Không quá khứ, không hiện tại, không tương lai”. Và chính cái “không” đó cho chúng ta sự trưởng thành. Trưởng thành có nghĩa là tự làm chủ, là không nương tựa vào bất cứ điều gì hay nơi chốn nào.

Các vị Thầy dạy về “tại đây bây giờ”, về “thực tại”, về “nền tảng”… thật sự chỉ là trò đùa của các vị để dẫn học trò dần dần vượt qua. Một trò đùa nghiêm túc.

Tam tổ Tăng Xán nói: “Đừng cầu chơn, chỉ cần dứt sở kiến”. Chỉ để cho những đám mây hư dối tan đi. Nếu không ôm giữ hư dối, trí tuệ sẽ tự nhiên chiếu.

Kinh nói “Nếu có một chút tri kiến về chân, sẽ rơi vào lầm lỗi”. Nếu tạo ra một sự hiểu biết về chân lý, liền bị kẹt trong vũng nước bùn. Ngay lúc biết, cái biết trở thành nhị nguyên, và ngay lúc trở thành nhị nguyên, nó không còn là thực tại. Chỉ “rỗng không, không biết.”

 

Chú thích: 1. Hà ở đây là Thiên hà.

 

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a27678/thong-diep-dau-tien

 

.... o ....

 

 

 

 

 

 

  

 

  

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 14415)
28/04/2017(Xem: 9923)
10/06/2016(Xem: 11981)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…