Cảm Niệm Phật Đản

27/11/20173:05 SA(Xem: 11057)
Cảm Niệm Phật Đản
Hôm nay 27-11, HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, thay mặt môn phái Tổ đình Báo Quốc - Huế và môn đồ pháp quyến Quảng Hương Già Lam - TP.Hồ Chí Minh vô cùng kính tiếc báo tin: "Hòa thượng Thích Đức Chơn, viện chủ Quảng Hương Già Lam, do niên cao lạp trưởng đã viên tịch vào lúc 4g sáng ngày 27-11-2017 (nhằm 10-10-Đinh Dậu) tại tu viện (chùa Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, Q.Gò Vấp), trụ thế 86 năm, 62 hạ lạp." Để nhớ về ngài, chúng tôi kính gửi đến quý độc giả hai bài thông điệp Phật Đản đầy ý nghĩa của ngài được tuyên đọc trong hai dịp đại lễ Phật Đản tại chùa Quảng Hương Già Lam:




CẢM NIỆM PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2551
HT. Thích Đức Chơn
Đọc tại Lễ đài Phật đản - Quảng hương Già-lam


THICH DUC CHONNam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật
Nam mô Lâm tỳ ni viên, vô ưu thọ hạ, thị hiện đản sanh Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật

Kính bạch Chư tôn Đại đức Tăng;
Kinh thưa tòan thể tứ chúng,
Chư Phật tử thân cận,
Chư thiện hữu tri thức.

Kính thưa liệt quý vị,

Trong giây phút thiêng liêng cao quý này, trước khi đại lễ Phật đản 2551 chính thức cử hành, thay mặt toàn thể chư tăng trong tu viện Quảng Hương Già-lam tôi kính gởi đến chư Phật tử, các chúng đệ tử thân cận và các thiện tri thức xa gần, lời chúc mừng an lạc trong mùa Phật đản, trong ánh bình minh rực rỡ của Giải thoátGiác ngộ.

Vũ trụ tuần hoàn đang quay lại khoảnh khắc thiêng liêng bất khả tư nghì, khoảnh khắc mà, gót chân đại hùng ghi dấu ấn đầu tiên của đức Bồ tát tối hậu thân lên mặt đất, được vun bồi bởi thiện nghiệp của chúng sinh, mà cũng thường trực bị dày vò bức bách bởi ái dục, tà kiến, thù hận, khoảnh khắc cả đại thiên vũ trụ trong dòng xoáy huyễn mộng chợt biến chợt hiện, gây bởi cuồng phong nghiệp cảm, bỗng ngưng đọng để lắng nghe nhịp đập của trái tim đại bi, vì tiếng kêu khóc của vô vàn chúng sinh trong ngục tối hãi hùng. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, hết thảy chúng ta, những người con Phật đang hiện diện tại lễ đài Phật đản hôm nay, bấy giờ không biết đang lang thang vô định trong cõi u tối nào, đang lặn chìm trong khổ lụy, bị giam hãm trong ngục tù năm uẩn, bị trùm kín bới vô minh, không hề hay biết một đóa hoa vô ưu đang nở rộ.

Nay, nơi đây, trong không gian khiêm tốn, hạn hẹp, của Tăng viện, bốn chúng đệ tử cùng thành kính lắng đọng tâm tư, chiêm ngưỡng hình tượng cao vời của đấng Chí Tôn trong ba cõi, nghe đồng vọng trong quãng hư không vô biên, khúc nhạc trời hân hoan truyền tín hiệu lan khắp mười phương thế giới: Hạnh phúc thay, chư Phật xuất hiện. Hạnh phúc thay, Chánh pháp giảng truyền. Hạnh phúc thay, Tăng già hòa hiệp. Hạnh phúc thay, hòa hiệp đồng tu.

Vì sao vậy?

Hết thảy mọi loài chúng sinh đều mong cầu an lạc, mong tìm được nơi an ổn chí thiện; nhưng bị lôi cuốn bởi cuồng vọng, tham, sân, bị khống chế bởi quy luật cạnh tranh sinh tồn, nên sinh tâm tật đố, ganh tị, hư cuống, dẫn đến, tranh đoạt, tương tàn. Xã hội càng lúc càng bành trướng với nhiều hình thái dị biệt, mâu thuẫn càng lúc càng gay gắt; áp bức, bất công là hậu quả của tiến bộ xã hội y cứ trên tâm thức tham ái, vị ngã. Sự xuất hiện của chư Phật là ánh sáng đánh thức nhân tâm, tìm nẻo quay về y tựa trên pháp tánh bình đẳng, nhìn thấy và biết ta là ai, đang ở đâu. Chánh pháp giảng thuyết, phô diễn chân lý cứu cánh của vũ trụ nhân sinh, để chúng sinh có thức tánh có thể thấy và biết bản chất của thế giới, đâu là hư vọng, đâu là chân thật, để biết định hướng cho cứu cánh của mình trong dòng thác lũ sống chết xoay vần này. Chúng Tăng hòa hiệp, bốn chúng đệ tử cùng hòa hiệp, cùng giác ngộ, sách tấn lẫn nhau để cùng tu tập, phát triển tâm tư càng lúc càng cao thượng, sáng suốt; và đó là nguồn an lạc chân chính cho từng cá nhân trong toàn xã hội.

Phật dạy, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng tu hành theo một giáo pháp, cùng hòa hiệp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc. Vậy nên, các chúng đệ tử xuất gia của Phật sống y chỉ trên sáu pháp hòa kỉnh, khả hỷ khả niệm; các chúng tại gia sống y chỉ trên pháp bốn nhiếp sự, tương thân tương ái, và tương trợ. Sống hành đạo, cảm nghiệm sâu xa pháp tánh hòa hiệp ấy, để dần dần chứng nghiệm pháp tịch tĩnh Niết-bàn.

Bánh xe vương quyền biểu tượng uy lực thống nhất nhân tâm và thống trị trên cả bốn châu thiên hạ; bánh xe chánh pháp ghi dấu ấn chân thực của mọi hiện tượng, sinh thành và hủy diệt của thế gian, trên tâm thức chúng sinh. Uy lực vương quyền, và uy lực chánh pháp, cùng lúc hiển hiện trong lòng bàn chân của Bồ tát Sơ sinh. Nhưng bánh xe chánh phápuy lực tối thượng hướng dẫn chư thiênnhân loại đi đến nơi an ổn, an lạc chân thường. Bước chân ghi dấu biểu tượng uy lực chánh pháp vừa chạm đến mặt đất ô trược, thế giới ô trược liền chuyển mình, hiển hiện thành những đóa sen thơm ngát. Khoảnh khắc ấy chỉ là một thoáng sát na, mà tâm thức chúng sinh bị trùm kín trong màn vô minh tà kiến không thể nhìn thấy; nhưng khoảnh khắc ấy, trong con mắt của bậc đại trí, ngưng đọng thành thời gian vĩnh cửu.

Kể từ khoảnh khắc ấy, trong một thoáng sát na ấy, thế giới lại chuyển mình lăn theo quy trình thành hoại, đại thiên vũ trụ vẫn tiếp nối hình thành và tan rã trong các chu kỳ thành, trụ, hoại, không; xã hội loài người có khi tiến đến thời kỳ xung đột hung tàn, vì dị biệt dân tộc, dị biệt tín ngưỡng; cũng có khi đạt đến một nền văn minh dung hợp và nhân ái, khiến cho tâm lượng con người được mở rộng dần.

Cho đến những năm đầu của thế kỹ 21, khúc quanh sau hai nghìn năm văn minh y trên bạo lực hoành hành, khống chế và áp bức trên cả bốn châu đại lục, và khi mà xung đột tôn giáo, dân tộc càng khốc liệt, bạo tàn; một phần nhân loại đã nhận ra thông điệp khoan dung, từ ái của đức Thích Tôn, để Liên Hiệp Quốc quyết định ngày Phật đản trở thành ngày lễ quốc tế, như là biểu tượng cho ước mơ muôn thủa con người về một thế giới thanh bình, không hận thù, không áp bức.

Trong quá khứ, từ quê hương đản sinh của đức Thích Tôn, cho đến tận cùng hải đảo xa xôi về phía đông, Phật pháp cũng trải qua nhiều đợt thăng trầm bởi áp lực biến thiên của xã hội, bởi tham vọng, và thù nghịch của tâm người; nhiều phương vực mà một thời Phật pháp thịnh hành nay đã bị xóa sạch dấu vết. Thanh gươm truyền giáo đã chém giết không tiếc thương; kinh điển bị thiêu hủy, Phật tháp, tăng viện, bị phá sập. Dù vậy, những người tu Phật vẫn kham nhẫn chịu đựng, cho đến nhiều thế kỷ sau, vẫn không hề biết đến ý tưởng hận thù, không hề móng tâm đòi lại những gì đã bị cướp mất.

Rồi theo trình độ phát triển của tri thức con người, xóa dần những hình thái mê tín dị đoan, vốn dẫn đến cuồng tínbiến thành thảm sát; xây dựng những giá trị nhân bản và phổ quát trong các cộng đồng nhân loại; đấy là lúc thông điệp từ bi, bình đẳng, giác ngộ của đức Thích Tôn được toàn thể nhân loại lắng nghe và chiêm nghiệm.

Đạo Phật Việt nam cũng không ngoài quy luật phát triển đó. Ngay từ thời dựng nước, Quốc sư Vạn Hạnh đã nói lên tinh thần tịch tĩnh trước mọi thế sự đảo điên, rằng “Xá chi suy thịnh sự đời, thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.”

Đấy là lời cảnh tỉnh chứa đựng trong thẳm sâu triết lý sống của Phật tử Việt nam. Không vì bị áp bức mà bành trướng thù hận để phải quyết tâm tiêu diệt những kẻ áp bức. Nhẫn nhục, và từ hòa để chiến thắng chính mình và giác ngộ những kẻ hung ác cuồng vọng nhìn rõ chân lý của lẽ sống và lẽ chết, để sống cho xứng đáng với phẩm giá con người, thức tỉnh trách nhiệm về những hành vi hung ác, mà ta đã gieo rắc đau khổ cho người.

Hôm nay, trước lễ đài Phật đản trang nghiêm, trong tinh thần hòa hiệp, bốn chúng đệ tử cùng nhất tâm chí thành tưởng niệm ân đức đại từ của Bồ tát, vì thương tưởng chúng sinh đắm chìm biển khổ, nên đã trải qua vô số a-tăng-kỳ kiếp hóa sinh trong khắp các nẻo luân hồi, hóa thân như cát bụi, khơi tỏ nguồn tâm trí tuệ như mặt trời xóa tan bóng tối tà kiến đảo điên. Do ân đức ấy, hàng Phật tử hôm nay may mắn còn chút thiện duyên để được thấm nhuần mưa pháp, tăng trưởng thiện căn, nuôi lớn hạt giống bồ đề.

Nguyện cầu phước quả này lan đến vô lượng chúng sinh, để trong nhiều đời nhiều kiếp cùng kết thiện duyên, cùng làm thiện tri thức, cùng tu tập vô lượng ba-la-mật, để cho thế giới Ta-bà ô trược này chuyển thành cõi Phật thanh tịnh trang nghiêm.
Nam mô Hoan hỷ địa Bồ tát
  




CẢM NIỆM PHẬT ĐẢN PL.2552
HT. Thích Đức Chơn 
(Đọc tại lễ đài Tu Viện Quảng Hương Gia Lam)

THICH DUC CHONNam mô Lâm-tì-ni viên Vô ưu thọ hạ thị hiện đản sanh 
Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật

Ngưỡng bạch Đức Đại Giác Chí Tôn,

Toàn thể bốn chúng đệ tử chúng con, do bởi thiện duyên đã được gieo trồng trong vô lượng kiếp, hiện tại nương nhờ ánh sáng trí tuệ của Như Laitìm thấy nẽo về. Nay trong sát-na vi diệu của pháp tánh thường trú này, lại một lầm nữa chúng con được gội nhuần bởi ánh hào quang rực rỡ của từ bi, trí tuệ và hùng lực, đã một lần thị hiệnmãi mãi thị hiện trong vô cùng thời thời gian, vô tận thế giới, thắp sáng niềm tin cho những chúng sanh vô vọng chìm ngập trong đại dương khổ lụy của sanh tồn, thức tỉnh những tâm tư chứa đầy thù hận, ngăn chận những bàn tay đẩm máu vì tham vọng ngông cuồng, là ngọn đuốc soi đường cho những ai đang lạc lối trong rừng rậm vô minh tà kiến

Kính bạch chư tôn thiền đức,
Kính thưa toàn thể Phật tử,

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà những tiến bộ khoa học đã đem lại cho loài người tầm nhìn bao quát, xa rộng về vũ trụ và nhân sanh, sự giao thông giữa các chủng tộc trong năm châu bốn biển càng trở nên gần gũi. Nhưng cũng chính từ đó mà những bất công xã hội, những hố cách giữa giàu và nghèo càng được nhân rộng; những xung đột đẩm máu do dị biệt chủng tộc, tôn giáo càng trở khốc liệt, tàn bạo. Trong sự thịnh vượng của tiến bộ vật chất, trong khi những nhu cầu thường nhật của con người dễ dàng được thỏa mãn, thì nguy cơ hủy diệt cũng thường xuyên được báo động. Hằng năm, có rất nhiều hội nghị quốc tế, nỗ lực tìm con đường khả dĩ giúp thế giới tồn tại an toàn và phát triển. Thế nhưng, lịch sử nhân loại lại đang phải trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt và tàn bạo nhất, đang phải chịu đựng những thiên tai khủng khiếp và khốc liệc nhất. Dòng sử mệnh bi thương ấy đều bắt nguồn từ những tranh chấp tín ngưỡng và dân tộc, từ lòng tham vơ vét của cải dẫn đến phá hoại môi trường và thiên nhiên, vốn là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng sự sống của nhân loại

Trong một thế giới như vậy, nhân loại chợt nhận ra thông điệp hòa bình của đức Phật, một thông điệp không dựa trên đức tin mù quáng, không quảng bá bằng bạo lực thống trị, mà y trên từ bitrí tuệ, y trên Phật tính bình đẳng của mọi loài. Cho nên, Liên hiệp quốc, nơi tập hợp mọi quốc gia, mọi dân tộc, và mọi tín ngưỡng thành một đại gia đình trên địa cầu, đã đồng tâm nhất trí tôn vinh thông điệp hòa bình của đức Phật. Ngày Phật đản trở thành ngày hội toàn thế giới, trong đó người đứng đầu điều hành tổ chức Liên Hiệp Quốc, nhân danh các đỉnh cao của quyền lực thế giới, nói lên khát vọng sanh tồn của nhân loại, nhắc nhở các quốc gia về thông điệp hòa bình, bao dungbình đẳng của đức Phật.

Trong những ngày vừa qua, toàn thể Phật tử Việt nam hoan hỷ đón chào những đồng đạo, những huynh đệ của mình khắp năm chấu bốn biển về đây để tưởng niệm ngày đản sanh của đẩng Đại Từ Bi, Đại Hùng Lực. Một lần nữa, thông điệp của đức Phật lại được phát đi cho toàn thể nhân loại, bởi chính những vị đứng đầu điều hành tổ chức Liên Hiệp Quốc.

Đức Phật đã dạy, giáo pháp của Ngài không là tín điều chỉ được tin mà không được hiểu và hành. Giáo pháp ấy là chân lý đến để mà thấy, chứng nhiệm bằng tự thân của mỗi cá nhân trong mọi sanh hoạt, trong mối quan hệ thường trực giữa ta và thế giới quanh ta. Thông điệp của đức Phật được thắp sáng bằng khát vọng sinh tồn của chúng sanh; thông điệp ấy chỉ có thể trở thành hiện thực khi mà mỗi cá nhân trong mọi cộng đồng nhân loại thức tỉnh trước những tham vọng mù quángsi mê tà kiến của mình. Thế giới hiện tại tốt hay xấu đều do chính hành vi của chúng sinh quyết định. Đức Phật đã chỉ dạy tường tận và đầy đủ các phương pháp để cho mỗi cá nhân tu tập, giúp trí tuệ trở nên thâm sâu, tâm tư trở thành rộng lớn, hiểu rõ nguyên nhân đau khổ không chỉ của riêng ta mà của cả những người khác; không chỉ vì an lạc của bản thân, và cho tất cả mọi loài.

Vì vậy, để góp phần làm tỏa sáng thông điệp của đức Phật, vì an lạc cho chính mình, cho những người thân yêu của mình, và cho cả các cộng đồng xã hội quanh mình, mỗi người trong chúng ta luôn luôn cần phải nỗ lực tinh tấn tu tậpthành tựu giới, định, tuệ. Duy nhất trí tuệ được thành tựu bởi giới và định mới cho ta nhận chân được bản chất của tồn tại, để từ đó định hướng cho hành nghiệp của mình trong hiện tại và tương lai.

le phat dan tai chua quang huong gia lam
Chư Tăng tham dự lễ Phật Đản tại chùa Quảng Hương Già Lam
Phật tử Việt nam năm nay đón mừng Phật đản, không chỉ là hân hoan ghi nhớ sự xuất hiện thế gian của đức Bồ tát tối hậu thânbình anhạnh phúc của chư thiênnhân loại; đây cũng còn là dịp Phật tử tưởng niệm ngày đức Thế Tôn thị hiện Niết-bàn trong rừng Sa-la song thọ. Sắc thân của Như Lai có đến, có đi, có sanh có diệt, trong thế giới không ngừng biến động, nhưng Pháp thân Phật vẫn thường trú trong hết thảy các pháp. Pháp thân ấy cũng chính là Phật tính bản hữu trong hết thảy chúng sinh. Trước khi thị hiện Niết-bàn, Thế Tôn di giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Chớ nghĩ rằng đức Thế Tôn đã diệt độ, hàng bốn chúng đệ tử không còn bậc Đạo Sư Chí Tôn để nương tựa, và được chỉ dẫn. Pháp và Luật mà Như Lai đã giảng dạy, đó là nơi nương tựa, là vị đạo sư hướng dẫn, luôn luôn có mặt.”

Hôm nay, trong giây phút linh thiêng cao cả này, toàn thể bốn chúng đệ tử cùng vân tập trước lễ đài trang nghiêm, để tưởng niệm ân đức vô thượng của đấng Đại Giác Chí Tôn, để hướng về giáo pháp của Ngài là ngọn đuốc soi đường cho chúng ta trong từng bước đi, khiến không lạc lối sa vào hầm chông, lửa dữ; chúng ta hãy chí thành phát nguyện, trong tự thâm tâm sâu thẳm nhất của mình, nỗ lực hành trì di huấn của đức Thích tôn, để duy trì Chánh Pháp tồn tại lâu dài trong thế gian, vì sự bình anhạnh phúc của chính mình, của hết thảy chư thiênnhân loại.

Nguyện Chư Phật thường trú trong mười phương thế giới, gia trì oai lực cho tất cả Phật tử dũng mãnh tinh tấn, hướng đến mục đích chứng đắc những gì chưa chứng đắc, thành tựu mục đích cứu cánh của mỗi chúng sanh trong luân hồi vô tận.

Nam mô Thập phương thường trụ Tam bảo tác đại chứng minh.

(Tuyển Tập Phật Đản)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 13652)
28/04/2017(Xem: 9116)
10/06/2016(Xem: 11079)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.