Đại Lễ Phật Đản Nhiên Liệu Thắp Sáng Niềm Tin

13/04/201112:00 SA(Xem: 36374)
Đại Lễ Phật Đản Nhiên Liệu Thắp Sáng Niềm Tin
blank

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
NHIÊN LIỆU THẮP SÁNG NIỀM TIN

Thích Tâm Mãn

phatdansinh-baybuocĐức Thích Tôn xuống phàm trần vì một niềm tin không gì lay chuyển nổi, vì Ngài tin rằng hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh và đầy đủ tất cả các tính năng có thể thành Phật, chỉ cần có người khai đạo thì tính năng thành Phật ấy lập tức thành tựu và một vị Phật trong tương lai bắt đầu cuộc hành trình tìm lại cội nguồn của chính mình, từng bước lấy lại những khả năng thành Phật của mình đã đánh mất, tự mình hoàn thiện, cụ túc các duyên thành Vô Thượng Giác, cho nên trong Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Phật dạy: "Đức Phật ra đời vì một nhân duyên lớn, đó là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến".

Ngày Đức Thích Tôn từ Thiên cung phát tâm xuống phàm trần để hóa độ chúng sanh, cũng là ngày trần gian có thêm một ánh sáng, ánh sáng chân lý, từ khế kinh do Đức Phật nói, thứ ánh sáng khác thường không phải phát ra từ mặt trời hay mặt trăng hay muôn ngàn vì sao trong vũ trụ, cũng chẳng phải lung linh huyền ảo từ những ngọn nến do con người thắp lên, khi ánh dương cuối cùng đã tắt.v.v...tất cả những thứ ánh sáng đó hoặc là của tự nhiên, hoặc do con người chế tạo, đều nằm trong sự lẫn quẫn của vô thường có không, còn mất.

Ánh sáng chân lý, là ánh sáng của sự thật, ánh sáng bất diệt, cho nên trong Kinh Dược Sư Tôn Giả A Nan nói:" Bạch Đức Thế Tôn, đối với khế kinh của Như Lai nói không bao giờ con sanh tâm nghi hoặc. Tại sao? Vì những nghiệp thân, khẩu, ý của các Đức Như Lai đều thanh tịnh. Bạch Đức Thế Tôn, mặt trời mặt trăng có thể rơi xuống, núi Diệu Cao có thể lay động, nhưng những lời của chư Phật nói ra không bao giờ sai được.".

Niềm tin ánh sáng của Đạo Phật do Đức Thích Tôn đem đến nhân gian hơn 2500 năm, ánh sáng ấy mỗi ngày một rực rỡ. Từ lưu vực sông Hằng vượt dãy Hy Ma Ly A chiếu vào Đông Độ tạo thành hình dáng của Bắc Truyền Phật Giáo tỏa rạng Đông phương. Từ Nam Thiên Trúc theo dòng chảy của các dòng sông tạo nên Văn Hóa Nam Truyền Phật Giáo Nguyên Thủy, gìn giữ cốt lõi của Phật Đà từ thủa sơ khai. Ẩn mình trong núi cao, hòa quyện vào tuyết trắng, Mật Giáo Đại thừa tương ưng thế pháp, chuyển Phật thần thông, nói rõ diệu ý Tam Thân, tán thán chơn ngôn thật dụng.

Ánh sáng chân lý từ một thành ba, ứng với Pháp thân, Báo thân, thiên bá ức hóa thân Phật. Từ Thanh Văn thừa đến Bồ Tát Thừa, rốt ráo vẫn là Phật Thừa, ngụ ý tuy ba nhưng chỉ một, niềm tin về giác ngộ giải thoát, thành Phật đều không sai khác, cho nên Nguyên Thủy Phật Giáo, Bắc Truyền Phật Giáo hay Mật Tông Phật Giáo cũng chỉ là ứng cơ hành giáo, tùy duyên hóa độ của Đạo Phật ở cỏi nhân gian.

Từ nguồn Ánh sáng sau hơn 2500 năm phân chia phát triển, đến giữa thế kỷ 20, ba nguồn ánh sáng chơn lý này hợp sức, đem chân lý của Đức Phật đến với văn hóa Phương Tây, tạo thành một động lực, một ý thức mới trong sự nhìn nhận về con người, cuộc sống, xã hộithiên nhiên. Trong sự tỉnh giác Đạo Phật, Thiền và Tịnh được người Phương Tây đón nhận, trong nguyên tắc tự độ, độ tha Phật Giáo làm dấy lên phong trào tự mình thắp đuốc lên mà đi, Mật Giáo Chân ngôn thể hiện cốt cách Như Lai chân thật ngữ, dẫn dắt con người từ những điều bí mật hiểu thấu tự nhiên, từ thế giới siêu nhiên trở về hiện tại, từ những khả năng siêu phàm vốn có của con người được chứng thật trong mỗi hành vi.

Không phải là chân lý nếu điều đó được giải thích mập mờ, không phải là chân thật khi phải mượn một danh từ không ai có thể hiểu được để cho qua. Chân Lý do Đức Phật nói, không có hai điều này, và cũng chưa có điều gì mà Đức Phật không dùng sự thật để chứng minh. Vì vậy tất cả mọi người đối với lời nói của Đức Phật chỉ có: đã chứng minh được, hoặc đang chứng minh hoặc chưa đủ điều kiện và sự hiểu biết để chứng minh, cho nên chân lý của Phật Đà đạt đếnquái ngại.

Trong văn hóa xã hội Phương Tây từ khi tiếp xúc với giáo lý Đạo Phật lại có một lối nhìn mới, lối nhìn của chính tự thân mình, không phải dựa dẫm vào một ai khác. Tự mình phải chịu trách nhiệm với những suy nghĩ và hành động của mình và cũng không ai có đủ tự tin và quyền lực để chịu thế cho mình. Vì vậy trong Qui Sơn Cảnh Sách có dạy phải thâm tín giáo lý Nhân Quả: "Giả sử bá thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhơn duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ" giả sử dù cho trăm ngàn kiếp trước, nếu tạo các nghiệp báo đều không có mất, đến một ngày nào đó hội đủ các nhân duyên, thì tự mình phải thọ quả báo mà mình đã tạo nên.

Thế giới bước vào kỷ nguyên hiện đại, trí tuệ con người tiến lên hầu như không ngừng, sự phát triển của khoa học công nghệ, hình như có thể bước vào và giải thích hết thảy hiện tượng của thể gian và con người, thế nhưng tất cả các pháp mà Phật đã nói ra không có một pháp nào đi ngược lại khoa học, đã có những điều mà Đức Phật đã chứng minh trước khoa học hơn 2000 năm. Điều này càng chứng minh cho chúng ta thấy Giáo Lý của Đức Phật là "Chân Thật Ngữ" và niềm tin của chúng ta là có căn cứ, không phải tin một cách mù quán và vô căn cứ.

Khi loài người phát hiện và khai thác được nhiên liệu hóa thạch, thế giới như ngày một thăng hoa, hầu như tất cả nhu cầu cần thiết của con người đều được chể tạo từ sự trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiên liệu hóa thạch mà có, dần dần con người bị lệ thuộc và thứ nhiên liệu này. Đã nói có nhiên liệu hóa thạch thì cộng theo nó là số lượng có hạn chứ không phải vô hạn, cho nên số lượng nhiên liệu cạn dần mà nhu cầu thì một nâng cao, tạo ra sự mất cân bằng, cạnh tranh bắt đầu xảy ra, chiến tranh nổi dậy, tất cả các nền kinh tế lớn nhỏ trên thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự lên xuống của giá dầu, điều đau đầu nhất là sự ô nhiễn nặng nề tạo nên sự biến đổi khí hậu, tạo nên hiểm họa sống còn của trái đất. Đến lúc này con người mới bắt đầu có ý thức qua lại với thiên nhiênnghiên cứu đi tìm những nhiên liệu sạch để cứu trái đất, và giúp loài người thoát khỏi diệt vong.

Nhiên liệu để thắp sáng chân lý của Đạo Phật, làm cho ánh sáng đó được tỏa rộng ra khắp nơi, đem lợi lạc đến cho muôn loài. Nhiên liệu đó chính là sự kết tinh giữa niềm tin về Đức Phật, ứng dụng khế cơ khế lý chân lý Phật Đà và quá trình tu trì của lịch đại Tổ sư Nam truyền Bắc tiến, tuyết lãnh cao sơn, cộng với văn hóa, tín ngưỡng triết lý của ba địa vực có Phật Giáo lưu truyền.

Chúng ta những con người nối tiếp dòng họ Thích "Truyền Đăng Tục Diệm" chúng ta đang dùng những nhiên liệu gì để thắp sáng ngọn đèn chân lý, dùng những kỷ thuật gì để gìn giữ cho ngọn đèn trí tuệ của Phật, không bị tắt trước phong ba bão tố, cũng như những mưu mô không tốt của cuộc đời, đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của tất cả những ai tự coi mình là con của Phật.

Phật dạy: "Không ai có thể hại chết Sư Tử được, chỉ có trùng trong mình Sư Tử mới có thể hại chết Sư tử mà thôi", cũng như vậy thế giới loài người đã bắt đầu đi tìm những nhiên liệu sạch để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch để cứu lấy trái đất, còn chúng ta thì sao? đừng quá say đắm với những gì mình đang có, đừng quá tự hào về những thành quả ngày nay đã đạt được, vì tất cả những gì có của ngày hôm nay đều dùng nhiên liệu thanh tịnh của liệt vị tiền bối Tổ sư mà có chứ thực chất đâu phải chúng ta tạo nên.

Đức Phật dạy "Tham sân si" là ba thứ độc, chúng ta nên cẩn thận khi dùng, hoặc quá lạm dụng những chất này, vì loại nguyên liệu này sẽ tạo ra hậu quả khó lường của mai sau. Chúng ta không phải cần đi tìm nguyên liệu sạch để thay thế, vì Phật đã chuẩn bị cho chúng ta rồi, đó là hợp chất của "Giới Định Huệ", đây là nguyên liệu sạch nhất trong tất cả mọi nguyện liệu. Vì sao gọi là nguyên liệu sạch? vì khi dùng, người dùng không phiền não còn đem an lạc đến cho người khác, Phật dạy: "Tự lợi lợi tha" nếu như chúng ta dùng nguyên liệu này để gìn giữ và thắp sáng niềm tin của mọi người đối với Phật, thì tin chắc rằng ánh sáng này vĩnh viễn rạng chiếu nhân gian, chiếu phá hết thảy vô minhác độc.

Lễ Phật Đản lại về với tất cả người con Phật, một lần nữa ý nghĩaniềm tin của Đức Phật đối với chúng ta lại được thắp sáng, chúng ta đã thật sự tin vào chúng ta có khả năng thành Phật như Phật đã tin vào chúng ta hay chưa? chúng ta đã nhận ra nguyên liệu nào dùng để thắp sáng niềm tin ấy, và ánh sáng chân lý nào dẫn dắt chúng ta đến ngày thành Phật. Vì vậy ngày Phật đản sanh là ngày chúng ta có nhiều thêm những quyết tâm học Phật và thành Phật, ngày chúng ta thêm nhiều hiểu biết và chất liệu để tạo nên Phật vị, và cũng là ngày chúng ta phát nguyện tạo ra những chất liệu thanh tịnh, để thắp sáng mãi ánh sáng Phật Phápthế gian.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2017(Xem: 13652)
28/04/2017(Xem: 9116)
10/06/2016(Xem: 11079)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.