Thông Điệp Của Đức Pháp Chủ Ghpgvn

06/04/201412:00 SA(Xem: 4024)
Thông Điệp Của Đức Pháp Chủ Ghpgvn



vesak_2014_banner_final

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
___________________________________________________________________________


THÔNG ĐIỆP

CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

GỬI TĂNG NI, PHẬT TỬ
NHÂN DỊP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LIÊN HỢP QUỐC (VESAK)
PHẬT LỊCH 2558 - DƯƠNG LỊCH 2014

 

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

thichphotue-010100210Kính gửi: Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư,

 Đại đức Tăng Ni, Quý Cư sĩ Phật tử Việt Nam và Quốc tế

Hôm nay, trong không khí đại hoan hỷhòa hợp của người con Phật đại diện cho các tổ chức hệ phái Phật giáo trên thế giới vân tập về đất nước Việt Nam thân yêu của chúng tôi, để cùng nhau tổ chức ngày Vesak (gọi tắt là Đại lễ Phật đản), Phật lịch 2558, dương lịch 2014. Thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Namnhân danh cá nhân, Tôi có lời cầu chúc đến Chư tôn đức Giáo phẩm, cùng toàn thể Quý vị Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử và Quý vị Khách quý thân tâm thường an lạc, thành tựu mọi Phật sự.

Cách đây hơn 2500 năm, Đức Giáo chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ra đời tại đất nước Ấn Độ (nay thuộc xứ Népal). Trải qua quá trình tu tập, hoằng phápđộ sinh, Đức Giáo chủ đã để lại cho nhân loại một hệ thống tư tưởng giáo lý vô giá về trí tuệ, lòng từ bi, tinh thần bất bạo động, hòa hợp và phát triển. Với ý nghĩa thiết thực đó, năm 1999 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết công nhận ngày Vesak (Lễ Tam hợp: Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn) là Lễ hội Văn hóa Tôn giáo thế giới vì hòa bình của nhân loại.

Hưởng ứng các hoạt động chung của Liên Hợp Quốc, tiếp theo Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008, Chính phủ cùng kết hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công tốt đẹp. Năm 2014, lại một lần nữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam được sự cho phép của Chính phủ đăng cai tổ chức Đại lễ Tam hợp lần thứ XI năm 2014 và được Ủy ban Quốc tế (ICDV) chính thức bàn giao tại Đại lễ lần thứ X năm 2013 tổ chức tại Băngkok – Thái Lan. Chúng tôi xác định đây là vinh dự to lớn, là thuận duyên đối với đất nước và Phật giáo Việt Nam để góp phần cùng với cộng đồng Phật giáo Quốc tế trong việc phát huy tư tưởng giáo lý của Đức Phật trong sự nghiệp hoằng dương Chính pháp, lợi lạc quần sinhbảo vệ hòa bình cho nhân loại.

Trải qua hơn 2000 năm lịch sử hiện diệnđồng hành với dân tộc Việt Nam, Đạo Phật đã trở thành tôn giáo của dân tộc. Với chủ đề: “Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”, chúng tôi tin tưởng rằng Đại lễ Tam hợp lần thứ XI Liên hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam, Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước sẽ có nhiều cơ duyên để chia sẻ những kinh nghiệmhọc thuật uyên thâm của các học giả đến từ khắp các Châu lục. Bên cạnh đó, Quý vị cũng sẽ tham gia các hoạt động nằm trong khuôn khổ của Đại lễ như nghi lễ cầu nguyện hòa bình thế giới, biểu diễn văn hóa nghệ thuật Phật giáovăn hóa dân tộc Việt Nam, tham quan di sản văn hóa Phật giáo xưa và nay. Đó là những Phật sựý nghĩa của Tăng Ni, Phật tử vân tập tại đây để thành tâm kính dâng lên Đức Từ Phụ nhân ngày Đản sinh của Người.

Thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tôi có lời tán thán công đức của Quý liệt vịcầu nguyện Đức Từ Phụ gia hộ cho thế giới được hòa bình, chúng sinh được an lạc hạnh phúc và tất cả các hoạt động Phật sự của chúng ta được thành tựu viên mãn.

Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.

 

TM. BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

PHÁP CHỦ

HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18305)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.