Phật giáo, tôn giáo, chính trị và dân chủ

25/11/20204:15 CH(Xem: 3589)
Phật giáo, tôn giáo, chính trị và dân chủ

PHẬT GIÁO, TÔN GIÁO, CHÍNH TRỊ VÀ DÂN CHỦ
(Agama Buddha dan Politik Demokrasi)
Tác giả: Cư sĩ Steffi Veronika
Thích Vân Phong biên dịch

 

dan chu nhan dan“Tinh thần Dân chủ Nhân dân đã trở thành một phần, không thể tách rời trong phạm vi cuộc sống của nhân loại trên hành tinh này. Điều đó có thể nói là đã ngấm vào tận xương tủy của con người. Nhìn từ sự phát triển của một quốc gia, hay một đất nước phát triển, trên nền tảng chính trị do đa số người dân sống ở một vùng, miền nào đó thực hiện”.

Sự phát triển chính trị năng động, cho phép một quốc gia phát triển với tốc độ nhanh. Nói đến Dân chủ, chúng ta cần phải hiểu rằng, Dân chủ thực sự mang lại cho con người quyền tự do biểu đạt, bày tỏ ý kiến, quan điểm, ý tưởng, chính quyền do nhân dân lựa chọn, phản ánh sự lựa chọn của nhân dân, nhà nước do nhân dân làm chủ. Mục đích của Dân chủđạt được công lý bình đẳng cho tất cả công dân thông qua sự trung thực, bình đẳngbình đẳng chính trị.

Thuyết minh

(Demos)

Từ “Dân chủ” có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tại Athena, Hy Lạp trong thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch với cụm từ δημοκρατία (‘dimokratia’ (trợ giúp·thông tin), “quyền lực của nhân dân” được ghép từ δήμος (dēmos), “nhân dân” và κράτος (kratos), “quyền lực” vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật nhất là Anthena sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 trước Tây lịch.

Dân chủ được định nghĩa thêm như "Chính quyền của nhân dân, đặc biệt là: sự thống trị của số đông" hoặc "một chính phủ trong đó quyền lực tối cao được trao cho người dân và thực hiện bởi họ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hệ thống đại diện thường liên quan đến việc tổ chức định kỳ các cuộc bầu cử tự do".

Theo Mục sư Herry Emerson Fodisck: “Dân chủ dựa trên niềm tin rằng, những người bình thường có những khả năng phi thường”.

Nền Dân chủ bắt đầu phát triển ở Hy Lạp vào khoảng năm 450 trước Tây lịch, gần với sự ra đời của Đông cung Thái tử Sĩ Đạt Ta, khoảng hơn 25 thế kỷ trước. Sự khởi đầu của nền dân chủchúng ta thường hiểu hầu hết mọi người đến từ Hy Lạp, điều này đã trở thành một sự hiểu lầm trong cộng đồng rộng lớn hơn.

Trong lịch sử, Hy Lạp chỉ thiết kế ý tưởng dưới dạng luật pháp. Các nhà tư tưởng phương Tây như Scorates, Plato và Aristotle đã thảo luận về dân chủ nhưng bác bỏ nó bởi nó được coi là một hình thức chính phủ không phù hợp.

Ý tưởng về một nền dân chủ hiện đại dưới hình thức đại diện, đã lan rộng ở Tây Âu trong thế kỷ 19 và 20, và điều này có thể thấy trong nền dân chủ đang phát triển ở châu Âu ngày nay. Bằng chứng như thế chắc chắn là không đầy đủ, nếu những người nghĩ rằng nền dân chủ đến từ phương Tây, theo lịch sử thì mắc phải sai lầm.

Nền dân chủ chính trị phi phương Tây đầu tiên được hình thành tại Ấn Độ, tại các Hội đồng Làng (Panchayat) xã, một nơi xa xôi cách đây khoảng 2.300, 2.400 hoặc hơn 2.500 năm trước. Một số người trong số họ phát triển dưới ảnh hưởng của Phật giáo. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền và thực dân cho đến thế kỷ 20.

Có những điểm gì chung giữa Phật giáo Tôn giáo, Chính trị và Dân chủ?

(Apakah kesamaan buddhis dengan politik demokrasi?)

Sự tương đồng giữa Phật giáoDân chủ được cảm nhận trong Phật giáo. Giới luật Phật giáo liên quan đến lòng khoan dung, sự tự do tư tưởng, tự do biểu đạt, tự do lựa chọn, bình đẳng, bất bạo động. Mọi tư duy như thế này đều đi  ngược lại với phong tục thời đó của Đức Phật.

Đây là những khái niệm mang tính cách mạng được Đức Phật đưa ra cách đây hơn 25 thế kỷ, và tiếp tục được đổi mới theo thời gian. Đây là một phần của cuộc đổi mới trí thức lớn, được một phần lớn xã hội đã trải qua. Tư tưởng Phật giáo vừa có tính chất dân chủcụ thể hóa vấn đề.  (Trích từ bài giảng của Giáo sư Ralp Buultjens với chủ đề “Phật giáo, Tôn giáo và Dân chủ” ‘Agama Buddha dan Demokrasi’, đăng trên The Sunday Observer, ngày 15 tháng 7 năm 1990).

Cuộc đối đáp giữa Đức Phật và vị thị giả đệ nhất Đa văn A Nan. Điều này được ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahàparinibbàna Sutta) (D, ii, 74).

Đây chính là bối cảnh có sắc thái chính trị vào những năm cuối cùng của đời sống Đức Phật.

Vị Hoàng đế hiếu chiến A Xà Thế đã ban lệnh cho một vị quan đại thần tên Vassakara đến bái yết Đức Phật và báo tin rằng, Đại vương A Xà Thếý định xuất quân đi chinh phục lĩnh địa Vajjians.

Khi quan đại thần Vassakara nêu lên ý định của Quốc vương và xin Đức Phật từ bi ban kim ngôn khẩu ngọc, Đức Phật quay sang Tôn giả A Nan (đang đứng hầu sau lưng Đức Phật). Đức Phật hỏi An Nan:

- Này A Nan! Dân tộc Vajjians có bảy phẩm hạnh trong đời sống thường nhật như thế nào?

A Nan liền trả lời:

- Bạch Đức Thế Tôn:

- Thứ nhất dân chúng bộ tộc Vajjians rất thường hội họp và thảo luận một cách nhất trí mọi vấn đề.

- Thứ hai dân chúng Vajjians không bao giờ hủy bỏ những luật lệ cũ.

- Thứ ba dân chúng Vajjians thường xuyên nghe lời khuyên nhủ của các bậc lão thành.

- Thứ tư dân chúng Vajjians không bao giờ xâm phạm tiết hạnh của phụ nữ.

- Thứ năm dân chúng Vajjians luôn luôn tôn trọng những nơi thờ phượng.

- Thứ sáu dân chúng Vajjians tiếp tục hiến dâng của cải đến những cơ sở tín ngưỡng.

- Thứ bảy dân chúng Vajjians lúc nào cũng sẵn sàng che chởhộ trì những bậc tu hành chân chính.

Chờ A Nan Đa trả lời xong, đức Phật liền phán rằng:

- Với bảy đức tính như thế không ai có thể phủ nhận được sự thịnh vượng, hùng mạnh của dân chúng Vajjians.Và bảy đức tính đó trước đây họ đã không có nên họ mới bị suy đồi, nghèo đói. Chính Như Lai đã dạy dỗ cho họ thấm nhuần được bảy phẩm hạnh ấy! một dân như thế là một dân tộc có thể bảo vệ được gia sản, vật chất cũng như tinh thần của họ một cách dễ dàng.

Nghe Phật dạy dứt lời, quan đại thần Vasskara cũng khen ngợi rằng:

- Không cần phải có đến bảy đức tính như thế! chỉ cần một đức tính thứ nhất mà thôi, cũng đủ làm cho bộ tộc này phát triển mạnh mẽ. Ngày nào dân chúng Vajjians còn tiếp tục có bảy đức tính đó thì ngày ấy họ không thể bị xâm lăng. Ai muốn chinh phục họ phải chờ cho đến khi nào họ chia rẽ và có nội phản.

Đoạn quan đại thần ấy kiếu từ đức Phật Với ý định sẽ về tâu lên nhà vua rằng: cử binh đi chinh phục lãnh thổ Vajjians trong lúc này là một điều thất sách.

Trong xã hội Ấn Độ thuở bấy giờ, sự tin tưởng vào sức mạnh tinh thần của một sân tộc rất quan trọng. Chỉ cần làm cho một thế lực xâm lăng hiểu rõ điều đó, cũng đủ giúp cho đức Phật ngăn ngừa một cuộc chiến tranh.

Cốt lõi

(Inti)

Dân chủ là một bộ phận không thể tách rời của đời sống nhân dân. Một quốc gia có thể phát triển rất nhanh bởi hiện tạiảnh hưởng nền dân chủ. Sự phát triển của chính trị dân chủ ở mỗi khu vực có chất lượng và số lượng riêng. Bản chất của dân chủ chính trị là phúc lợi của các lợi ích chung, hoặc xã hội nói chung.

Thực sự dân chủ là quyền tự do ngôn luận, truyền đạt ý tưởng, tự do tư tưởng, chính quyền do nhân dân bầu, phản ánh sự lựa chọn của nhân dân, nhà nước do nhân dân làm chủ. Mục tiêu của dân chủ chính trị là đạt được công bằng bình đẳng cho mọi người, thông qua sự trung thực, bình đẳng về chính trị. Sự tự do bình đẳng, dân chủ và chính trị như lời giảng dạy của Đức Phật, là thông qua sự khoan dung lẫn nhau, sự tự do tư tưởng, tự do biểu đạt, tự do lựa chọn, bình đẳng, bất bạo động.

Tác giả: Cư sĩ Steffi Veronika

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: BuddhaZine)

 

 Bài đọc thêm:
Phật giáo và Dân chủ (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Phật Giáo Và Dân Chủ: Cách Tiếp Cận Của Phật Giáo Nguyên Thủy (TT. Bác sĩ Mettanando)
Dân Chủ Và Phật Giáo - Cao Huy Thuần
Phật nói gì với người lãnh đạo đất nước? (Thích Chân Tính)
Đức Phật Thích Ca Biểu Tình Bất Bạo Động? (Thích Chân Tính)
Phật tử có nên biểu tình? (Thích Chân Tính)




.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 26311)
01/09/2014(Xem: 16916)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?