Phật Giáo Trong Thế Kỷ 21 Chức Năng Xã HộiQuan Điểm Tu Hành - Ht. Thích Thánh Nghiêm

29/08/201012:00 SA(Xem: 26475)
Phật Giáo Trong Thế Kỷ 21 Chức Năng Xã Hội Và Quan Điểm Tu Hành - Ht. Thích Thánh Nghiêm

PHẬT GIÁO TRONG THẾ KỶ 21*
CHỨC NĂNG XÃ HỘIQUAN ĐIỂM TU HÀNH

HT. Thích Thánh Nghiêm
blank
blank

1. Phật giáo xưa nay thường quan tâm đến vấn đề xã hội

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Mặc dù trải qua hơn 2500, sau khi đức Phật nhập niết-bàn, Phật giáo vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội nhân loại. Chúng ta có thể nói ngày nay và tương lai nhân loại ngày càng cần trí tuệphương pháp của Phật giáo để giải quyết những vấn đề xã hội. Dưới đây chúng tôi bàn về 5 vấn đề xã hội theo quan điểm kinh A-hàm, thuyết minh lập trườngphương pháp giải quyết của Phật giáo đối với vấn đề xã hội:

1) Bình đẳng 

Xã hội hiện đại cần phải thiết lập trên nền tảng cơ bản nhân quyền bình đẳng. Xã hội Ấn độ cổ được phân chia thành 4 giai cấp, quan điểm này không được chấp nhận. Trong kinh A-hàm đức Phật sớm chủ trương bình đẳng giai cấp. Trong kinh A-hàm, quyển 39, phẩm Phạm Chí, đức Phật cùng với Phạm Chí bàn luận về bình đẳng 4 giai cấp. Kinh Trung A-hàm, quyển 59, chương Liệt, kinh Nhất Thiết Trí, Phật và vua Ba-tư-nặc bàn luận về vấn đề 4 giai cấp (Đại Tạng 1.648a) (trở đi viết tắt là Đ.), cuối cùng vua kết luận 4 giai cấp nên bình đẳng (Đ. 1.792c). Trong kinh Tạp A-hàm, quyển 44, có bài kệ:

Đừng hỏi về sự sinh hãy hỏi về việc làm. Cây khô cọ xác có thể sanh lửa. Giai cấp thấp cũng có thể thành Phật.” (Đ.2.320c5-7). Nghĩa là trong giai cấp thấp cũng có Thánh nhân xuất hiện. Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 37, nói rằng:

Trong giáo đoàn Phật có đủ 4 giai cấp, một khi họ trở thành Sa-môn, thì không còn tên gọi xưa, lại càng không có bất cứ thuật ngữ nào khác. Giống như biển, mặc dù tất cả 4 sông lớn chảy vào nó, vị của nó chỉ có một không có tên nào khác.” (Đ.2.753a23-26). Kinh Trường A-hàm, kinh Tiểu Duyên, quyển 6, ghi lời Phật nói rằng:

“Nếu có ai hỏi các vị thuộc giai cấp nào, các vị nên trả lời tôi là Sa-môn, Thích tử.” (Đ.1.37a29-b1).

Điều này có nghĩa tin vào chủng tộc, gia cấp là không hợp lý. Để đánh giá sự thành tựu và cao quý của một người, chúng ta nên xem xét đạo đứctrí tuệ cao thấp của người đó không nên xem xét gia đìnhgiai cấp của người ấy. Cho nên, người xuất gia đệ tử Phật nên bỏ nguồn gốc chủng tộc, đẳng cấp mà chỉ gọi là “Sa-môn Thích tử.” Ngay cả người tại gia học Phật cũng không nên đánh giá cao, thấp dựa vào giai cấp của họ, phải đánh giá qua trình độ, và hành động đạo đức của họ. Đây là vấn đề đả phá chế độ giai cấp bất bình đẳng, đặt con người của mọi nhóm sắc tộc, giai cấp vào địa vị xã hội bình đẳng. Đối với xã hội Ấn độ thời đó, đây là một cuộc vận động cách mạng nhân quyền

2) Tách rời chính trị và tôn giáo

Chính trị và tôn giáo phân khai là xu thế tất nhiên trong thời đại mới. Nếu không, sự liên kết giữa hệ thống chính trị và các tổ chức tôn giáo có thể dẫn đến các nhân vật chính trị sẽ thao túng tệ đoan của quần chúng và đưa đến một nguy cơ hủ bại và tục hoá cộng đồng tôn giáo. Hơn thế nữa, các nhà chính trị thường xúi giục tín đồ, phát động chiến tranh tôn giáo vì lợi ích cá nhân. Do vậy, một Phật tử chân chính không bao giờ bị cuốn trôi vào vòng xoáy của chính trị.

Như trong kinh Tăng Nhất A-hàm, phẩm Kết Cấm, quyển 42, có một quy định Tỳ-kheo không nên thân cận quốc vương, nếu không có thể xảy ra 10 vấn đề bất lợi cho Tỳ-kheo và phương hại đến giáo đoàn (Đ.2.775c).Kinh Trung A-hàm, quyển 49, kinh Đại Không, quy định rằng, “Sa-môn không nên bàn luận việc quốc vương, và đấu tranh…” (Đ.1.739a26-27). Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 43, phẩm Thiện Ác, Phật bảo các Tỳ-kheo rằng: “Các vị không nên khen hay chê việc trị quốc của vua, và không nên bàn luận thắng liệt của vua.” (Đ.2.782c5). Bởi vì, Phật giáo không có biên giới, không đảng phái, không tham dự đấu tranh chính trị.

Tuy nhiên, Phật giáo không phải không quan tâm đến sự thịnh trị hay biến loạn của quốc gia. Nếu gặp vua tài, tướng giỏi cũng nên có những lời khuyên hợp lý. Như trong kinh Trung A-hàm, quyển 35, phẩm Vũ Thế (Đ.1.648a), kinh Trường A-hàm, quyển 2, kinh Du Hành (Đ.1.11a), kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 34, phẩm Thất Nhật (Đ.2.735b), có đưa ra 7 phương pháp trị nước. Cơ bản chủ trương vương thần cần mẫn và thương dân, lấy tâm hoà hợp để bàn việc nước. Nhân dân phải đoàn kết, trên dưới phải hoà thuận, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, không có vô lễ, tôn trọng pháp luật, kính tín tôn giáo, thành tâm cúng dường. Lấy tôn giáo làm hộ quốc, an dân, an định xã hội, nhân tâm. Dùng chính trị mà trị quốc, an dân, hộ trì tôn giáo. Đệ tử xuất gia của Phật ở bất kỳ nước nào đều phải yêu nước, quan tâm chính trị, nhưng không được thiên về bên nào. Cho đến người Phật tử tại gia không những quan tâm đến chính trị mà còn tham gia chính trị. Tuy nhiên không được lợi dụng quần chúng tôn giáo làm công cụ chính trị. 

3) Tôn giáo khoan dung:

Văn hoá đa dạng và tôn giáo khoan dung là khuynh hướng tất yếu của văn minh mới. Nước Mỹ ngày nay là một cường quốc, khởi nguyên giáo đồ Thanh giáo Anh quốc không được những người Anh bảo thủ chấp nhận. Do vậy, họ di dân sang châu Mỹ. Tinh thần lập quốc của Mỹ là nhân dântự do tín ngưỡng tôn giáo, bảo đảm được tính khoan dung và đa dạng tôn giáo. Thật sự, vào thời đức Phật ngài thường khuyên nhủ đệ tử nên cung kính cúng dường bình đẳng đối với Sa-môn, Bà-la-môn của các tôn giáo khác. Ví dụ, trong kinh Trường A-hàm, quyển 2, kinh Du Hành, ngài khuyên một vị vua trị quốc nên cung kính, tôn trọng các nơi thờ tự, quỷ thần giống như việc hiếu kính đối cha mẹ, sư trưởng (Đ.1.11a). Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 34, phẩm Thất Nhật, ngài khuyến khích dân nước Bạt-kỳ cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn và lễ kính người phạm hạnh (Đ.2.735b). Nghĩa là mọi người nên có một tín ngưỡng tôn giáocúng dường phục vụ các vị tu hành, không nhất thiết chỉ tin Phật giáo.

Ngoài ra, trong kinh Trung A-hàm, quyển 32, kinh Ưu Ba Ly (Đ.1.628a18), đặc biệt kể một câu chuyện vô cùng xúc động, có một người nguyên trước đây cúng dường ngoại đạo Ni-kiền tử, sau khi được Phật giáo hoá, ông ta có ý không cho phép những người thầy ngoại đạo cũ của mình vào nhà và không cúng dường các vị nữa. Đức Phật biết được điều đó, ngài khuyến khích vị cư sĩ này tiếp tục cúng dường như trước, và giảng giải rằng:

Này cư sĩ! Ta không nói như vầy: Nên cúng dường ta, chớ cúng dường người khác, nên cúng dường đệ tử ta, không nên cúng dường đệ tử người khác.

Này cư sĩ! Tuỳ tâm hoan hỷ cúng dường tất cả mọi người.

Này cư sĩ! Các vị Ni-kiền tử ấy, gia đình các vị từng cung kính lâu nay, nếu họ đến hãy cúng dường tuỳ theo khả năng của các vị” (Đ.1.630b)

Phật giáo chủ trương rằng mọi tôn giáo không chống trái lời dạy đạo đức của nhân, thiên, mọi người nên bảo hộtôn kính. Nhưng tôi muốn nói với các vị rằng mặc dù Phật giáo lấy đạo đức nhân, thiên làm nền tảng, nhưng không chủ trương chúng là cao tột. Trên chúng còn có đạo giải thoát, xuất ly sanh tử, đạo Bồ-tát tự lợi, lợi tha, vô thương Bồ-đề chánh đẳng chánh giác.

Phật giáotôn giáo chủ trương “cầu đồng tồn dị.” Cho nên, Phật giáo dễ chấp nhận các nền văn hoá khác và ngay cả sử dụng những điểm tốt của chúng để truyền bá Phật giáo. Không giống như những tôn giáo khác chủ trương nhất nguyên, nhị nguyên luận…xem tôn giáo và văn hoá của người khác là ma quỷ phải tiêu diệt. Do đó, quan điểm này tạo nên sự thù hằn tôn giáo và sắc tộc to lớn, oan oan tương báo, sát hại nhau không dứt! Trong thế kỷ mới, những nhóm như Taliban, Hồi giáo cực đoan cai trị Afghanistan từ năm 1996, rõ ràng không tránh khỏi sự hoại diệt bởi xu hướng thời đại. Nếu không, số phận nhân loại sẽ là một đại bi kịch.

4) Phúc lợi xã hội:

Tinh thần Bồ-tát nhập thế để làm lợi ích đã trở thành một con đường tất yếu mà các tôn giáo đương thời phải noi theo. Thật sự, sau khi đức Phật thành đạo, ngoại trừ 3 tháng an cư mùa mưa, không ra ngoài, hầu như mọi ngày ngài hướng dẫn các đệ tử du hoá, thuyết pháp, quan tâm đến khổ đau của nhân loại, chỉ dạy con đường thoát khổ, và khuyên họ phát tâm làm lợi ích mọi người. Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 11, Phật Định Quang thuyết giảngViệc tu hành của Bồ-tát” (Đ.2.599a23) và trong quyển 19, Bồ-tát Di-lặc thỉnh thuyết pháp Lục độ Ba-la-mật (Đ.2.645b1). Ngoài ra, kinh Tạp A-hàm, quyển 26, kinh số 667 và số 669 nói về Tứ Nhiếp pháp (Đ.2.184c-185a). Lục độTứ Nhiếp pháp được cho là pháp môn của Bồ-tát Đại thừa, nhưng chúng được tìm thấy trong kinh A-hàm. Trong Lục độ hạnh bố thí là hạnh lợi tha, trì giới giống như hạnh tự lợi, nhưng mà 5 giới đều gọi là ngũ đại thí, hạnh trì giới bao hàm Tam tụ tịnh giới của Bồ-tát, đó cũng là lợi tha vậy. Tứ nhiếp pháp, bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, thuộc pháp phương tiện lợi tha.

Trong kinh A-hàm Phật luôn khuyến khích đệ tử thực hành hạnh bố thí. Đây là là quan điểm phúc lợi xã hội của Phật giáo. Vì trí tuệphúc báo của nhân loại không giống nhau, cho nên khả năng làm ăn và kinh doanh đều sai khác, đặc biệt cơ hội của mọi người khác nhau. Tự nhiên nó hình thành sự giàu nghèo, sai khác. Dù bất kỳ chế độ nào đem tất cả tài sản chia đều cho công chúng, điều đó không hợp lý và không công bình. Nếu áp dụng những quy đinh hà khắc, có thể mọi người nghèo như nhau, không giàu như nhau. Ngoài một hệ thống kinh tế hợp lý, phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề giàu nghèo là khuyến khích mọi người phát tâm làm bố thí

Bố thí những loại gì? Kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 27, phẩm Tà Tụ nói rằng:

“Có năm điều bố thí khiến được phúc lớn. Năm điều đó là gì? 1. Làm công viên, 2. Trồng rừng, 3. Làm cầu, 4. Làm thuyền, 5. Làm phòng trọ (Đ.2.699a16-19). Năm hạn mục này thiết lập cho công cọng sử dụng. Những việc làm công viên, kiến trúc, trồng rừng, làm cầu, phà, lữ xá, trong xã hội hiện đại ngày nay phần lớn do chính phủ phục trách kiến tạo, nhưng còn có những việc phúc lợi mà chính phủ chưa làm được thì quần chúng có thể làm. Ví như: người bị nạn, nghèo khổ, bệnh tật…đều cần giúp đỡ những thứ như: nhà cửa, thức ăn, thuốc thang…họ cần nghề nghiệp, phương pháp làm ăn. Như trong kinh Trung A-hàm, quyển 47, kinh Cù Đàm Di (Đ.1.721c22), kinh Tạp A-hàm, quyển 48, kinh số 1284 (Đ.2.353b25), dạy các nô tỳ và những người nghèo khổ biết phát tâm hoan hỷ bố thí. Một khi nghèo khổ về tâm linh của một ngườiđược diệt trừ, người đó đối diện với bần cùng vật chất không đau khổ.

Bố thí còn gọi là tạo phúc, kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 12, phẩm Tam Bảo nói về bố thí như (Đ.2.601c), bố thí phúc nghiệp, đối với Sa-môn, Bà-la-môn, người nghèo khổ, bệnh tật, mồ côi không nơi nương tựa nên bố thí y phục, giường nằm, đồ ăn, thuốc uống, nhà ở…Trong kinh điển Đại thừa còn gọi bố thí là một loại trồng phúc điền, như trong kinh Ưu Bà Tắt Giới nói cúng dường Tam bảo gọi là ruộng cung kính, hiếu dưỡng cha mẹ là ruộng ân huệ, bố thí cho người nghè khổ gọi là ruộng từ bi (Đ.24.1034).

Cho nên bố thí được phân ra làm 3 loại: 1. Người ta chỉ có thể dùng tài vật và công sức để bố thí, 2. Người hiểu Phật pháp có thể bố thí quan điểm, phương pháp diệt trừ khổ não, được vui. 3. Bồ-tát có thể bố thí tinh thần vô uý. Bố thí tài vật và công sức có thể cứu được khó khăn nhất thời, phương pháp diệt trừ khổ não được vui là một hình thức huấn luyện, giáo dục có thể giải quyết vấn đề vĩnh viễn. Do đó kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 7, phẩm Hữu Vô nói rằng:

Trong các hình thức bố thí, bố thí pháp là cao nhất
Trong các việc làm, việc thuyết pháp là trên hết
Trong tất các ân, ân pháp là trên hết (Đ2.577b17-29)

Do đó có thể nói trong các việc bố thí, bố thí pháp là trên hết, trong các loại cúng dường cúng dường pháp là tối thượng, trong tất cả các ân huệ ân huệ pháp là tối thượng. Bố thí tài vật, công sức đương nhiên là tốt. Nếu giáo dục huấn luyện cho họ, khiến họ có một phương pháp, nghề nghiệp, quan niệm để tự kiếm sống thì càng tốt hơn.

5) Quan tâm lúc lâm chung:

Chăm sóc người bệnh tật và người sắp chết là việc phục vụ quan trọng đối của tôn giáo thời nay. Ngày nay khi người bị bệnh nặng, họ có thể nhập viện để được chữa trị. Bệnh nhân và thân nhân thường ở trong trạng thái lo sợ, buồn rầu, và thất vọng. Những lúc như thế, sự trợ giúp về niềm tin tôn giáo và tin thần tôn giáo rất cần thiết. Do vậy, từ thế kỷ 20 xã hội Tây phương đã thiết lập nhà dưỡng bệnh để chăm sóc người bệnh nặng sắp lâm chung. Ở Đài Loan, trong giới Phật giáo cũng rất phổ biến việc trợ niệm cho nguời sắp lâm chung. Ngày nay, việc chăm sóc bệnh nhân sắp lâm chung được Hiệp Hội Phật Giáo Pháp Cổ Sơn phát triển, và được quần chúng hoan nghênh.

Thật sự, những việc này trong thời Phật đã được thực hành. Ví dụ, kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 5, phẩm Nhập Đạo, phần 4, Phật bảo các Tỳ-kheo:

Bất cứ ai đi thăm bệnh nhân tức viếng thăm ta; bất cứ ai chăm sóc bệnh nhân tức chăm sóc ta. Tại sao như vậy? Bởi vì chính ta muốn chăm sóc bệnh nhân.” (Đ.2.569c1-3).

Điều này có nghĩa là khi Tỳ-kheo chăm sóc một Tỳ-kheo bệnh, thì cũng đồng nghĩa với việc chăm sóc đức Phật, chăm sóc người bệnh cũng giống như hầu hạ Đức Phật. Vì chính đức Phật cũng mong muốn chăm sóc người bệnh vậy. Do đó, trong luật Tăng Kỳ, quyển 28, có ghi có lần đức Phật tự tay giặt y phục cho một Tỳ-kheo bệnh (Đ.22.452a). Trong kinh Tạp A-hàm, quyển 37, kinh số 1025, có ghi rằng một vị khách Tỳ-kheo ở trong phòng Tăng bệnh nặng, không ai chăm sóc. Bởi vậy đức Phật đến thăm vị khách Tăng ấy, khi thấy Phật, vị Tỳ-kheo này cố đứng dậy. Nhưng đức Phật bảo vị ấy, “cứ nằm nghỉ, đừng ngồi dậy”, và hỏi tiếp “có chịu đựng được bệnh khổ hay không?” vị Tỳ-kheo bệnh thưa rằng “Con còn trẻ, xuất gia chưa được bao lâu, chưa chứng ngộ được thắng pháp tri kiến vi diệu. Con tự nghĩ rằng: lúc mệnh chung, chưa biết sinh về đâu? Cho nên con cảm thấy lo sợ”. Nghe vậy Đức Phật liền thuyết cho vị Tỳ-kheo ấy sự duyên sinh của lục căn, lục trần, lục thức. Sau khi Đức Phật rời khỏi phòng, vị Tỳ-kheo đó liền viên tịch. Các đệ tử hỏi Phật: như vậy vị Tỳ-kheo đó sẽ sinh về nơi nào? Phật trả lời: “sau khi nghe ta thuyết pháp, vị ấy liễu ngộ pháp vô úychứng ngộ Niết bàn”. Một vị Tỳ-kheo trẻ xuất gia chưa được bao lâu, vẫn còn lo sợ vì chưa chứng ngộ được đạo giải thoát, không biết sau khi mệnh chung sẽ sinh về đâu nên mới sinh lòng lo lắng, nhờ được nghe đức Phật thuyết pháp trước lúc lâm chung, ông ta liền chứng được đạo quả (Đ. 2.267c). Do đó, chúng ta có thể biết vì người sắp lâm chungthuyết pháp, và người sắp lâm chung được nghe pháp là một việc rất quan trọng.

Cũng có trường hợp vị Tỳ-kheo bị bệnh nặng, nhờ có đức Phật tới thăm và thuyết pháp cho nghe vị Tỳ-kheo đó liền khỏi bệnh. Ví như trong kinh Tạp A-hàm, quyển 37, kinh số 1024, đức Phậttôn giả A-thấp-ba-thệ bị bệnh nặng thuyết bài pháp Ngũ uẩn vô ngã liền khiến cho tâm tôn giả được an lạc, giải thoát, tật bệnh tiêu trừ (Đ.2.267b). Trong kinh Tạp A-hàm, quyển 37 có rất nhiều ví dụ về đức Phật và các Thánh đệ tử đi thăm bệnh và thuyết pháp (Đ.2.266c).

Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 49, chương Phi Thường, có một lần ngài Xá-lợi-phất cùng A-nan đi thăm trưởng giả Bân-kì bị bệnh (Đ.2.814a), khuyên trưởng giả nên niệm Phật, Pháp, Tăng và không nên chấp vào sắc, thinh, hương, vị, xúc, và thuyết về khổ uẩn, 12 nhân duyên. Trưởng giả nghe pháp xong cảm động rơi lệ. Sau khi mạng chung sinh về cõi Tam thập tam thiên.

Căn cứ vào kinh Tạp A-hàm, quyển 47, kinh số 1244, đức Phật dạy rằng nếu có vị thiện nam, tín nữ nào khi sắp lâm chung gặp nhiều khổ não, trong lòng chỉ nên nhớ đến Phật và những việc thiện đã làm, nương theo những thiện pháp đó thời được sanh thiện xứ, không bị đoạ vào ác đạo (Đ.2.341a). Tốt nhất nên có những thiện tri thức bên cạnh để nhắc nhở, khiến cho người sắp lâm chung giữ được chánh niệm.

Như trên đã dẫn chứng kinh điển, chúng ta thấy rõ Phật giáo xem trọng việc thăm người bệnh, và thuyết pháp cho họ. Do nghe pháp tâm sanh hoan hỷ, bệnh được chóng khỏi hoặc do nghe pháp giác ngộ chân lý, mệnh chung được giải thoát. Ít nhất do nghe pháp khi chết sanh về cảnh giới an lành không bị đoạ ác thú.

Pháp môn Tịnh độ niệm Phật của Trung quốc là một pháp môn hay. Nó không chỉ trợ niệm cho người lúc lâm chung mà còn giúp cho người quá vãng được sanh thiện xứ. Có nhiều phương pháp Chăm sóc bệnh nhân lúc lâm chung được đề cập trong kinh A-hàm như tụng kinh, thuyết pháp, niệm Phật…tuy chúng khác nhau nhưng có công hiệu như nhau.

2. Quan điểm tu hành của Phật giáo trong thế kỷ 21

Quan niệm tu hành của Phật giáo chủ yếu chú trọng đến con đường giải thoát, có nghĩa là trước tiên phải hiểu Tứ Thánh đế, Khổ, khổ tập, khổ diệt, và con đường đưa đến diệt khổ. Đây là tư tưởng cơ bản của Phật giáo. Con đường diệt khổ cũng là con đường giải thoát. Nếu như tu hành chỉ giải thoát, diệt khổ cho chính mình thì gọi là tự lợi. Nếu sử dụng đạo giải thoát trợ giúp cho người khác diệt khổ đau thì gọi là lợi tha. Học giả hiện đại Nhật bản Tiến sĩ Ui Hakuju (Vũ Tỉnh Bá Thọ), trong quyển Phật giáo phiếm luận, cũng căn cứ trên quan điểm này, cho rằng các trường phái thuộc Tiểu thừatự lợi, và các trường phái thuộc Đại thừalợi tha.

Tôi luôn luôn theo chủ trương: quan tâm nhiều đến vấn đề xã hộithiện pháp nhân, thiên; cầu xuất ly thông qua pháp môn Tứ đế, gọi là giải thoát đạo. Thông qua Lục độ và Tứ nhiếp để thực hành tự lợilợi tha, gọi là Bồ-tát đạo. Nếu chúng ta không xem giải thoátmục tiêu tối hậu, chỉ tu thiện pháp nhân, thiên, chỉ quan tâm đến xã hội, như vậy trở thành tuỳ thuận phúc lợi thế tục, không phù hợp với tông chỉ cứu thế của Phật pháp. Nếu như chỉ tập trung tu Tứ Thánh đế cầu giải thoát thì thiếu lòng từ bi, không phù hợp với hoài bảo hoá độ chúng sanh của đức Phật. Chúng ta trước tiên phải thoát khỏi sinh tử luân hồi, chứng đắc giải thoát niết-bàn kết hợp với quan tâm đến xã hội, tu hành thiện pháp nhân, thiên. Sau đó chúng ta thuyết giảng giáo lý, chia xẻ lợi ích với mọi người, đây thật sự là phương pháp tu hành đúng đắn

Đại thừa Phật giáo phê bình Tiểu thừa Phật giáo vì họ chỉ tìm cầu giải thoát cho cá nhân không phù hợp với hoài bảo của đức Thế tôn. Nếu như đức Phật chỉ cầu giải thoát cho chính mình thì thế gian này không có cơ hội được nghe giáo pháp của ngài. Tiểu thừa Phật giáo chỉ chú trọng đế Tứ Thánh đế, 12 Nhân duyên, Bát chánh đạo, 37 phẩm trợ đạo…và chú trọng đến việc tu chứng theo thứ bậc. Nhưng họ quên rằng đức Phật tu hành, thành đạo, thuyết pháp bởi vì ngài nghĩ đến mọi người, ngài muốn giúp họ diệt trừ khổ não. Chúng ta có thể thấy cuộc đời của ngài là một ví dụ rõ ràng nhất về tinh thần Đại thừa. Bởi vậy trong kinh A-hàm đâu đâu cũng thấy tư tưởng Đại thừa liên quan đến nhân gian. Ví dụ, Lục độ và Tứ nhiếp của Đại thừa xuất hiện sớm trong kinh Tăng Nhất A-hàm và Tạp A-hàm.

Hạnh lợi tha của Đại thừa Bồ-tát, bất luận Lục độ hay Tứ nhiếp đều lấy bố thí làm trọng yếu, thứ lớp tu hành đạo giải thoát. Mặc dù lấy ba môn vô lậu học làm cương yếu, đức Phật tuỳ thời, tuỳ nơi khuyên mọi người bố thí phápbố thí tài vật. Cư sĩ tại gia thường bố thí tài vật, người xuất gia thường bố thí pháp theo sở học của mình. Bố thí pháp tiêu biểu cho việc nâng cao pháp tu hành nhân, thiên lên mức độ tu hành Bồ-tát đạo và giải thoát đạo. Điều này trong kinh Tăng Nhất A-hàm đã nhất mạnh, trong khi bàn về 2 pháp bố thí, “Trong các pháp bố thí, bố thí pháp là cao thượng hơn cả”

Bố thí mà có sự phân biệt thân sơ hay có chủ đích gọi là hữu tướng bố thí, đây còn nằm trong phạm vi thiện pháp nhân, thiên; Bố thí mà không phân biệt thân, sơ, không có chủ đích gọi là vô tướng bố thí. Loại bố thí sau chính là Bồ-tát hạnh, phù hợp với đạo giải thoát. Do vậy kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 4, phẩm Hộ Tâm, kinh thứ 5 có ghi trưởng giả A-na-bân-trì thường thực hành hạnh bố thí bình đẳng, không phân biệt người nhận là ai. Phật khen vị trưởng giả này mà nói rằng: “Lành thay! Lành thay! Trưởng giả! Với tâm Bồ-tát, ông chuyên tâm thực hành bố thí, học xứ Bồ-tát thường dùng tâm bình đẳng bố-thí (Đ.2.565a). Trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 45, Phật tán thán trưởng giả Sư Tử: “Khi một vị Bồ-tát bố thí, ngài bố thí với tâm bình đẳng” (Đ.2.792c18).

Do đó, chúng ta biết rằng bố thí của Bồ tátbố thí của nhân, thiên có vẻ giống nhau nhưng thật sự khác nhau. Bố thí cứu tế từ thiện, thuộc pháp thế tục, bố thí với tâm bình đẳng hoặc vô tướng gọi là Bồ-tát hạnh.

Do vậy, phương pháp tu hành của chúng ta trong thế kỷ mới phải quay về bản hoài của đức Phật, có nghĩa là đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội để nâng cao giá trị bố thíthúc đẩy việc giải thoát và Bồ-tát đạo. Bồ-tát tu hành không vì mục đích giải thoát chỉ thực hành thiện pháp nhân, thiên như vậy là thế tục hoá. Nhưng nếu vị ấy tách rời giáo lý nhân, thiên chỉ tu tập giải thoát đạo, vị ấy sống trái với tông chỉ hoá độ chúng sanh của đức Phật.

Như vậy, pháp môn tu hành chính xác của Bồ-tát là gì? Trong kinh Tạp A-hàm, quyển 20, kinh số 550 có ghi rằng tôn giả Ma-ha Ca-chiên-diên thuyết giảng cho các Tỳ-kheo những lời sau:

Như lai thuyết giảng đạo Nhất thừa để thanh tịnh hoá chúng sanh, và giúp họ xa lìa các khổ não, ưu bi, chứng đắc pháp chân như.” (Đ.2.143b22-23).

Mặc dù đoạn trích trên bắt nguồn từ kinh Tạp A-hàm, kinh điển Tiểu thừa, thật sự có nguồn gốc Bồ-tát đạo Đại thừa. “Nhất thừa đạo” được đề cập ở đây có thể giống với “Duy nhất Phật thừa” trong kinh Pháp hoa (Đ.9.7c9). Con đường này trái ngược với con đương Tam thừa được đề cập trong kinh Tăng Nhất A-hàm, quyển 24 (Đ.2.674a7), hoặc các chỗ khác. Nhất thừa đạo giúp tất cả chúng sanh thoát ly tất cả ưu bi, khổ nãochứng pháp tánh thật tướng chân như. Nói cách khác, sử dụng nhất thừa Phật pháp để tế độ tất cả chúng sanh, tịnh hoá tâm địa, thật chứng chân như. Con đường Tam thừa chỉ cho Thinh văn, Duyên giác, và Bồ-tát.

Hành giả tu chứng như thế nào? Hành giả nên tu hành phù hợp với Tứ đế, 12 Nhân duyên, 37 phẩm trợ đạo. Đạo đế trong Tứ đếBát Thánh đạo, nội dung chính bao gồm: Chánh tri kiến, chánh hạnh, chánh định, chánh tuệ... Nghĩa là người tu hành lấy chánh tri kiến của Phật làm kim chỉ nam cho việc tu hành tam vô lậu học (giới, định, tuệ), nhờ vậy mà ba nghiệp (thân, khẩu, ý) được thanh tịnh‎. Trì giới an định được thân, tu định nhiếp tâm, y theo không tuệ thì được giải thoát.

Kinh A Hàm có nói rằng có hai loại người, một là giải thoát nhờ định tuệ, hai là giải thoát nhờ tuệ. Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục tổ Huệ Năng chủ trương rằng “định với tuệ là một không hai. Định là thể của tuệ, tuệ là dụng của định.”(Đ.48.352c14-15), lại nói rằng “bên ngoài không lìa tướng là thiền, bên trong tâm không loạn là định.” (Đ.48.353b21). Nếu như trong sinh hoạt hàng ngày tâm không bị ô nhiễm, không khởi phiền não, chúng ta sẽ được giải thoát. Làm sao có thể đạt được kết quả như thế? Đó là nhờ công phu bố thí, trì giới, tu tập thiền định mà có được. Công năng trên khiến cho tâm được khai mở, nghiệp chướng tiêu trừ, chứng được chân như pháp tính.

3. Chúng ta đang nổ lực hướng Phật giáo đến thế kỷ mới

Phật giáo trong thế kỷ 21 cần phải quan tâm đến những vấn đề xã hội. Nếu như giới Phật giáo chỉ tu tập, sinh hoạt trong phạm vi tu viện. Phật giáo sẽ bị xã hội ruồng bỏ và tự chuốc lấy sự diệt vong. Vì thế quan tâm đến xã hội là làm giảm sự đau khổ và làm tăng niềm hạnh phúc cho mọi người trong xã hội, đề cao phẩm chất mà không bị cuốn trôi theo dòng thế tục.

Hiệp Hội Phật Giáo Pháp Cổ Sơn chủ yếu theo nguyên tắc giúp đỡ người. Kinh Duy Ma nói: “Tâm tịnh thế giới tịnh” (Đ.14.538c6), đề xướng việc bảo vệ tâm linh, dùng phương pháp tu tập quán niệm của thiền định để làm tăng thêm phẩm chất của con người. Lấy phương pháp đó để phổ biếnthiết lập cõi tịnh độ ở thế gian. Chúng ta hoàn thành công tác xã hội nhờ giào dục, và hoàn thành việc giáo dục nhờ công tác xã hội.

* Diễn văn khai mạc Hội nghị Trung Hoa Quốc Tế Phật Hội lần thứ 4 của HT. Thích Thánh Nghiêm

Thích Giác Hiệp, Thích Thanh Phong dịch 
 

07-11-2006 08:23:46

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 26252)
01/09/2014(Xem: 16776)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.