Những điều cốt lõi của giáo dục Phật Giáo

04/10/20174:03 SA(Xem: 6676)
Những điều cốt lõi của giáo dục Phật Giáo
NHỮNG ĐIỀU CỐT LÕI CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
Thích Giác Toàn

Thich giac ToanNền giáo dục Phật học nhấn mạnh ba trụ cột quan trọng của hạnh phúcgiáo dục đạo đức, giáo dục thiền địnhgiáo dục trí tuệ

Qua giáo dục đạo đức, người học Phật rèn luyện nhân cách, phẩm chất cao quý, trở nên vị tha, sống tôn trọng luật pháp và góp phần xây dựng hạnh phúc cho mình và người. 

Bằng giáo dục thiền định, người học Phật ý thức sâu sắc về sự hiện hữu của bản thân, làm chủ cảm xúc, thái độ, tâm tư, nhận thức, hành vi và ứng xử, trong các hành vi đi, đứng, nằm, ngồi; nói, nín; động, tịnh; thức và ngủ. Thực tập thiền định mỗi ngày giúp cho con người tiếp xúc thực tại hiện tiền với hạnh phúc sâu lắng, trở nên điềm tĩnh, sáng suốt, phát minh, sáng kiến, sáng tạo

Ngoài ra, người tu học Phật được hướng dẫn kỹ năng phát triển trí tuệ, gồm trí tuệ do học Phật, trí tuệ do thẩm nghiệm Phật pháptrí tuệ do thực tập thiền định. Theo đó, người tu học Phật sở hữu được chìa khóa mở tung ngục tù khổ đau, chặt đứt xiềng xích bất hạnh, giúp con người tự cởi trói mình khỏi tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ, và tiến xa hơngiải phóng mình khỏi khổ đau của sinh tửluân hồi. Nói cách khác, khi Tăng Ni nhận thức được vai trò đặc biệt của ngành Phật học, thì việc ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống sẽ trở thành nhu cầu không thể thiếu, như con người cần không khí để thở, thực phẩm để ăn, nước để uống, trang sức phẩm để làm đẹp… 

Đối với các vị theo học tại các trường Phật học, có một số điều sau cần lưu tâm

Le tot nghiep
Lễ trao bằng tốt nghiệp cho các Tân cử nhân Phật học tại HV PGVN tại TP.HCM

1. Để trở thành nhà Phật học giỏi, người học cần có kiến thức cổ ngữ Phật giáophương pháp luận để đào sâu vào văn bản Phật giáo. Cần có kiến thức nội điểnngoại điển để có thể trước tác các tác phẩm Phật học theo hướng nghiên cứuứng dụng. Cần có kiến thức sư phạm để truyền bá Phật pháp mang tính thuyết phục, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhằm giải quyết các vấn nạn khổ đau của kiếp người


2. Các bằng cấp, dù tốt nghiệp trường đời hay trường đạo, không phải là mục đích của người tu Phật. Học Phật là để giải ngộ, nhằm giải phóng nỗi khổ niềm đau nơi tự thân. Bên cạnh việc học Phật đến nơi đến chốn, người học Phật cần phải thực tập Phật pháp, biến đạo Phật triết lý trở thành đạo Phật ứng dụng, hữu ích cho đời nhiều hơn. 

3. Chân lý Phật phơi bày hiện thực, nhấn mạnh đến hai phương diện: “nhận thức rõ về sự khổ đau” và “hướng dẫn con đường kết thúc khổ đau.” Ngoài chức năng giúp ta nắm vững về các quy luật thế giới, quy luật thiên nhiên, quy luật xã hội, Phật pháp còn dạy chúng ta về quy luật đạo đức, quy luật nhân quảquy luật tái sinh. Người tu học Phật, dù Tăng Ni hay cư sĩ, phải đủ năng lực chẩn đoán bệnh khổ, truy nguyên gốc khổ, trải nghiệm hạnh phúcthực tập chánh đạo, nhằm mở ra an vui, hạnh phúc.

4. Để làm được nhiệm vụ chuyển mê khai ngộ, người học Phật cần nắm vững kho tàng chân lý (tức Kinh tạng), kho tàng đạo đức (tức Luật tạng), kho tàng triết học (tức Luận tạng). Nhờ đa văn về Phật pháp, người học Phật dễ dàng bắt mạch khổ đau, trị liệu khổ đau, đạt được hạnh phúc

5. Các Tăng Ni tốt nghiệp cử nhânthạc sĩ Phật học phải đủ các khả năng bao quát gồm dịch thuật, sáng tác, giảng dạy, hoằng pháp, hướng dẫn khóa tu, nhập thế phụng sự đạo và đời bằng sự hiểu biết và hành động cụ thể
HT.Thích Giác Toàn
(Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM)

(*)Trích phát biểu khai mạc tại lễ tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ Phật học và tổng khai giảng năm 2017 của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - tựa của GN
(Giác Ngộ)
Thư Viện Hoa Sen

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/12/2020(Xem: 9966)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.