Thư Viện Hoa Sen

Nghĩ Về Việc Quy Định Độ Tuổi Vào Học Viện Phật Giáo

12/06/20191:00 SA(Xem: 7736)
Nghĩ Về Việc Quy Định Độ Tuổi Vào Học Viện Phật Giáo

NGHĨ VỀ VIỆC QUY ĐỊNH ĐỘ TUỔI VÀO HỌC VIỆN PHẬT GIÁO
Thích Trung Hữu

 

Thich Trung HuuTrường đại học Phật giáo Việt Nam tại thành phố HCM vừa ra thông báo quy định độ tuổi của thí sinh tham gia thi tuyển vào Trường phải từ 39 tuổi trở xuống (sinh năm 1980 trở về sau), làm cho tôi hết sức băn khoăn.

Ni sinh D.T nhận được thông báo này mà như sét đáng ngang tai, vì năm nay cô 41 tuổi. Cô xuất gia muộn nên đi học trễ. Nhưng cô có bằng đại học ở ngoài và có đầy năng lực để tham gia thi tuyển và học Phật pháp. Nhưng bây giờ thì cô không thể tiếp tục học lên cao nữa rồi. Và trường hợp của ni sinh D.T không phải là cá biệt.

Tôi cũng không hiểu vì sao Trường lại quy định về độ tuổi như vậy. Theo như thông báo thì lý do là nhằm đạo tạo “những cử nhân Phật học có đầy đủ năng lực, sức khỏetri thức, trở thành những người kế thừa với đầy đủ tài đức phục vụ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Tôi cho rằng 40 tuổi là độ tuổi vẫn còn trẻ, còn sức khỏe và minh mẩn để có thể học hay tiếp thu bất cứ điều gì. Nếu 40 tuổi vào Học viện 3 năm tốt nghiệp thì lúc đó chỉ có 43 tuổi. 43 tuổi hành đạo là vừa, nếu không muốn nói là vẫn còn quá trẻ, vẫn chưa đủ chính chắn và kinh nghiệm để hành đạo, thì sao gọi là quá già theo cách nói của “thông báo” được. Với độ tuổi ấy cũng không hề liên quan đến cái gọi là “tài đức”. Chẳng lẽ 39 tuổi trở xuống đào tạo mới thành người có đức, còn qua tuổi ấy thì không thể?

Có lẽ chỉ có nước Việt Nam mới có quy định độ tuổi đi học. Tôi còn nghe nói ở nước ngoài có sinh viên tốt nghiệp đại học lúc 80 tuổi nữa. Có lẽ Phật học viện đưa ra quy định như thế để muốn nói rằng “Trường của chúng tôi rất chất lượng, chỉ toàn tinh hoa”. Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Việc quy định độ tuổi không hề là dấu hiệu của chất lượng hay tinh hoa. Tất nhiên, đã là một trường đại học thì phải có tiêu chuẩn, chứ không phải ai muốn vào hay ra cũng được. Nhưng tiêu chuẩn đó chắc chắn không phải là độ tuổi, mà là khả năng thi vào và học cho đến tốt nghiệp, ra trường. Hơn nữa chúng ta đừng quên rằng đây là một trường Phật học, dạy Phật pháp. Đã thế thì lại càng khuyến khích người ta học, chứ có lý nào lại thu hẹp cánh cửa ấy lại, ngăn cản không cho tăng ni và những đệ tử của đức Phật có cơ hội học những lời dạy của Cha mình, trao dồi trí huệ. 40 tuổi là hoàn toàn còn đủ khả năng để học đại học Phật giáo và không hề quá muộn để có thể đào tạo thành người tài đức.

Tất nhiên là cơ sở nào cũng có quy định của cơ sở ấy. Đó là quyền của người quản lý cơ sở ấy. Chẳng qua là người viết bài này có một chút băn khoăn là vì sao cho rằng 40 tuổi thì không đủ sức khỏe và tri thức để học, để đào tạo thành người tài đức; và nhiều hơn một chút là cảm thấy xót xa cho những người rất có năng lực nhưng lại không được đi học vì quá tuổi. Người viết bài này cũng không hề có ý chống đối. Chỉ là trong lòng có chút cảm khái rồi bộc bạch đôi lời cho khuây khỏa vậy thôi. Xin được lượng thứ.

Thích Trung Hữu

quy dinh tuoi tuyen sinh khoa 14

Tạo bài viết
10/12/2020(Xem: 11920)
Ngày Quán Niệm Tháng Tư. Chủ đề: Nuôi dưỡng và trị liệu
free website cloud based tv menu online azimenu
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).
thành phố New York đã chính thức khánh thành con đường mang tên "Thích Nhất Hạnh Way" tại giao lộ đường Broadway và West 109th Street, nhằm vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh