2. Nền Giáo Dục Phệ-đà

16/12/20213:49 SA(Xem: 1508)
2. Nền Giáo Dục Phệ-đà
R.K. Pruthi
NỀN GIÁO DỤC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Education in Ancient India
THÍCH NHUẬN CHÂU 
dịch 2021
Thư Viện Hoa Sen


2

 

NỀN GIÁO DỤC PHỆ-ĐÀ

  

 

Dẫn nhập

 

 

“Hiện tại được ôm tròn trong quá khứ” là sự thật cũ mòn. Vẻ huy hoàng của Ấn Độ cổ đại, vẫn còn rực sáng đến hiện tại, và sẽ còn làm mê hoặc đến tương lai. Khía cạnh độc đáo của Ấn Độ cổ đại là nền văn hóa được hình thành mà không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi chính trị, kinh tế hay các yếu tố xã hội nho giáo. Hầu như tất cả mọi lĩnh vực đời sống đều bị chi phối bởi tôn giáo. Văn hóa Ấn Độ tràn ngập khắp do cảm tính tôn giáo. Sự tiếp cận của tổ tiên với đời sống và những phân tích vi tế của họ cùng với việc đặt ra những điều lệ cho bổn phận, tất cả đều cho thấy giá trị tinh thần được ấp ủ trong tâm. Thực tế chính trị cũng như xã hội đều không hạn chế trong ranh giới địa lý hạn hẹp. Thái độ về cuộc sống của họ được đặc tả từ bề rộng của cách nhìn, nó  đồng nhất với bổn phận với sự dâng hiến cho lý tưởng ‘đẹp nhất của nhân loại.’[1]

Ấn Độ vẫn không hài lòng với sự phát triển lãnh thổ và nền văn hóa dân tộc của mình; quốc gia này đã khai sinh ra ý niệm 'Superonan[2] và tiến trình đa dạng của toàn nhân loại đã trở thành mục tiêu duy nhất cho nền văn minh của mình. Cho đến ngày hôm nay, khi Ấn Độ rên rỉ dưới sự căng thẳng của thiếu thốn, điều xấu ác trong xã hội và thất bại về chính trị, vẫn có một vầng sáng vây quanh đất nước này, tỏa chiếu vào tinh thần rực sáng của mình. Ấn Độ vẫn là một mẫu mực cho nỗi khổ đau của nhân loại.

Một dòng tư tưởng mới lạ nổi lên từ tôn giáo, vượt trội trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và phạm vi xã hội, tạo nên dòng chảy cuộc sống trong tư tưởng Phệ-đà Ấn Độ. Chính thể Ấn Độ cổ đại, tránh xa những bất ổn gây bạo động, hóa giải xung đột và tính tự kiêu tự đại, đều dựa trên nguyên tắc tình thương, lòng tôn trọng, và cách cư xử tốt đẹp. Sự phát triển cá nhân được nhắm vào đồng nhất với tập thể. Trong lĩnh vực kinh tế, các hành xử được điều khiển bởi những cảm thức tế nhịthuần túy tôn giáo, cho đến mức toàn bộ cơ cấu xã hội được lập trên nền tảng tinh thần cảm tính và những nguyên tắc cao thượng. Đời sốngmục tiêu lý tưởng nhất định, đạt đến lý tưởng đó là suy nghĩ để vượt qua mọi thành tựu vật chất. Sự phát triển về giáo dục vào thời cổ Ấn Độ cũng được lập trên nguyên lý nầy. ‘Việc học tập ở Ấn Độ qua từng thời đại, đã được đánh giátheo đuổi không phải vì cho riêng mình, nếu chúng ta có thể đánh giá như vậy, mà bởi vì mục đích như một phần của tôn giáo. Đó là nhắm đến ý nghĩa giải thoát hay là tự chứng, như là phương tiện đưa đến cứu cánh tột cùng của đời sống, có nghĩa là giải thoát (mukti).’[3]

Sự sáng tạo của toàn bộ nền văn học, khoa học và nghệ thuật Ấn Độ chỉ phản ánh nỗ lực đạt đến cùng một dự định với chính nó. Văn học cổ đại Ấn Độ, như nó đang hiện hữu, chính là phương tiện của tôn giáo, như được nhìn bởi Macdonnell, ‘Vì sự sinh ra của thi ca Phệ-đà cổ xưa nhất, chúng ta tìm thấy văn học Ấn Độ, trong một thời kỳ hơn 1000 năm, cho thấy ‘một dấu ấn tôn giáo đặc trưng’; ngay cả những tác phẩm gần nhất của thời kỳ Phệ-đà vốn không thể được gọi trực tiếp là tôn giáo nhưng có ý định vượt qua cả mục tiêu tôn giáo. Điều nầy, quả thực, hàm ý trong thuật ngữ Vedic, vì chữ Phệ-đà (Veda), chủ yếu biểu thị cho tri thức (từ ngữ căn là Vid, có nghĩa là biết; to know), chỉ định rõ ‘tri thức thần thánh’ như là một nhánh của văn học.[4]

Nền giáo dục Ấn Độ cổ đại có liên quan trực tiếp đến truyền thống triết họcnhận thức luận (epistemological) Ấn Độ. Ý tưởng về tính phù du của cuộc đờithế giới, ý niệm về sự chết và tính phù phiếm của lạc thú phàm trần đã cung cấp một góc nhìn đặc biệt. Thực tế, toàn bộ truyền thống giáo dục đã phát xuất từ những nguyên lý nầy. Đó là lý do tại sao các bậc hiền triết Ấn Độ hiến mình cho sự nghiên cứu về thế giới siêu cảm giác (supra-sensible) và tìm hiểu về tâm linh các thần thánh rồi rập khuôn theo đời sống của họ. Họ không bao giờ xem thế giới vật chất là có thật; và các năng lực của họ, [cũng không có thật] thay vì ảnh hưởng sự tiến bộ bên ngoài nhằm đến sáng tạomở rộng bản ngã nội tại. Dù cho cái Chết không kích động sự sợ hãi trong họ bởi vì họ xem điều ấy như là một hiện tượng tự nhiên không thể nào tránh khỏi, nhưng họ quan niệm về một đời sống vĩnh hằng để giải thoát vĩnh viễn khỏi dòng đời lê thê và cái chết nầy.

 

Do đó, thế giới nói chung đối với họ dường như là huyễn ảo, và trạng thái hợp nhất linh hồn với Thần linh (Divine Being), được xem là Thực tại tối thượng. Thế nên mục tiêu của giáo dụctĩnh tâm để trải nghiệm Thực tại tối thượngtiến tới tự nhận thức. (Chitti-Vṛtti-nirodha).[5] Tuy nhiên, có thể bổ sung rằng nền giáo dục đó không quên lãng sự phát triển năng lực của học sinh dành cho sự tiến bộ của họ.

Học sinh thời xưa, khi vừa thoát khỏi hang ổ náo loạn và thú vui thế giới vật chất, về sống giữa tự nhiên bao quanh, ngồi dưới chân thầy, sẽ nắm bắt toàn bộ những vấn đề khó hiểu của đời sống qua sự lắng nghe, suy gẫmquán chiếu. Đời sống học sinh thanh tịnhtinh khiết như tuyết. Cuộc đời đối với anh ta không có gì khác hơn là một phòng thí nghiệm. Có thể anh ta vẫn không hài lòng chỉ với cái học sách vở mà rất cần kiến thức thực tiễn về thế giớixã hội thông qua sự liên hệ mật thiết với con người. ‘Chỉ có sự thực chứng tâm linh về Chân lý–phân tích dòng tư tưởng–sẽ chưa là đủ, dù bước đầu, thực chất điều ấy cũng như là đối tượng.’[6] Thế nên một nỗ lực để cho các học sinh thời cổ đại, có khả năng chính mình trải nghiệm Chân lý tối thượng và khuôn định xã hội phù hợp theo đó.

Việc lưu trú của học sinh trong nhà thầy giáo kèm theo ý nghĩa tự nguyện phục vụ thầy đã là truyền thống độc đáo của thời cổ Ấn Độ. Học sinh, thông qua sự tiếp xúc gần gũi với thầy mình, tự nhiên sẽ tiếp thu những phẩm tính của thầy qua sự phấn đấu. Đây được xem như điều không thể thiếu được cho sự phát triển toàn diện nhất về nhân cách, vì người thầy được xem là biểu tượng cho toàn thể những ý tưởng tốt đẹp, những truyền thống và những quy tắc hành xử trong xã hội để từ đó học sinh thừa nhận. Thế nên sự quan hệ mật thiết của thầy và trò khiến cho sau nầy học trò hoàn toàn quen thuộc với mọi truyền thống hoà quyện tinh thần xã hội.

Bên cạnh điều nầy, một đặc điểm khác của hệ thống giáo dục Ấn Độ là nền giáo dục đó kết hợp với mục tiêu thực tiễn của đời sống. Sự lưu trú của học sinh trong nhà thầy giáo sẽ làm cho chúng dễ phát huy khả năng giao tiếp xã hội khi chính nhiệm vụ thiêng liêng của anh ta là phải kiếm củi, lấy nước và làm các việc nội trợ khác cho thầy. Theo cách nầy, không những học sinh sẽ nhận được những giáo huấn liên quan đến đời sống gia đình, mà còn học được những bài học cụ thể về chân giá trị của lao động và phục vụ. Học sinh nhận được lợi lạc vô biên về tinh thầnvật chất tự nhiên bằng sự chăm sóc đàn bò của gia đình thầy và phục vụ thầy bằng nhiều cách khác nhau. Vấn đề kỷ luật đối với học sinh thời nay vốn đã gây bức xúc cho việc hoạch định giải pháp giáo dục, sẽ được giải quyết một cách tự nhiên bằng cách bổ sung những lợi thế của học sinh thời cổ đại, vốn chỉ đón nhận ý nghĩa rèn luyện trong việc trông nom gia súc, trồng trọt và nông trại, v.v... Có câu chuyên kể trong Áo nghĩa thư Chhandogaya về đại hiền triết Satya Kāma, người suốt thời kỳ tập sinh phải chăm sóc đàn bò của nhà thầy, đàn bò sinh sôi nẩy nở dưới sự chăm sóc của ông từ 400 lên đến 1000 con. Tương tự trong Brihadaranyaka kể cho chúng ta về Ṛṣī Yajnavalkya đã được vua Janaka  nhân đức ban tặng 1000 con bò vì kiến thức uyên thâm. Do vậy, rõ ràng giáo dục không chỉ là lý thuyết, mà có liên hệ một cách không thể tách rời với thực tế đời sống. Trong Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas), chúng ta bắt gặp ví dụ nhà thơ hiền triết có người cha là thầy thuốc (bhishag) và mẹ là người thợ xay bắp (upala-prakashini). Như thế, nền giáo dục cao cấp không mâu thuẫn với lao động chân tay. Các bậc hiền triết vĩ đại đã làm sáng tỏ những vấn đề phức tạp trong phạm vi thường tình của cuộc sống hằng ngày. Phương pháp giáo dục tiến hành với tuyên ngôn ‘Học bằng cách Làm’ và điều ấy được biết là đã bắt đầu vào thời hiện đại ở Mỹ, chính là cốt lõi và là tính chất của nền giáo dục thời cổ Ấn Độ. Đời sống được cung ứng như là phòng thí nghiệm cho nền giáo dục thực nghiệm, từ đó nhiều truyền thống cao quý được phát huy.

Tương tự, việc khất thực của tập sinh vì sự sống của chính họ và phục vụ thầy được giải thích như là đặc trưng bố thí của hệ thống giáo dục Ấn Độ cổ đại. Mục đích là không làm cho tập sinh tùy thuộc vào người khác, cũng không khiến họ đối lập với cái tốt của xã hội. Mặt khác, việc khất thực của tập sinh trong thời cổ đại được xem là niềm vinh dự. Điều ấy nuôi dưỡng trong tâm người học sinh cảm thức cao quý về sự xả ly và các đức tính nhân bản khác. Hệ thống giáo dục nầy, bằng sự thăng hoa tất cả cảm xúc phóng túng và tự kỷ trong tuổi trẻ đã khiến cho họ đối diện với thực tế đời sống. Thế nên, đó là bài học cụ thể cho sự vun trồng đạo đức tự lậpý thức biết ơn cùng bổn phận đối với xã hội.

Như thế chúng ta thấy rằng hệ thống giáo dục Ấn Độ cổ đại phát huy trên ý nghĩa nhu cầu cá nhân cũng như xã hội. Gốc rễ cắm chắc vào chiều sâu cuộc đời, do vậy, sự đơm hoa kết trái là tự nhiên. Nó có một lý tưởng nhất định và sứ mệnh nhất định. Trọng tâm của nền giáo dục cổ đại đặt ở giữa Hệ động vật (Fauna)[7] Hệ thực vật (Flora) và Tự nhiên (Nature), là suối nguồn vô tận,  tồn tại mãi mãi của nền văn minhvăn hóa Ấn Độ. Người Ấn Độ nhờ vào thái độ bàng quang về của cải vật chất, nên có lẽ không có thể đánh giá được sự tiến bộ trong môi trường chính trị và kinh tế; nhưng trong lĩnh vực giáo dục, sự đóng góp của họ không phải là không có ý nghĩa. Trong khi nhiều người ở thế giới phương Tây chỉ học những chuyện phù phiếm trong ngôn ngữ lễ phép lịch sự, thì người Ấn Độ thăm dò đến chiều sâu của siêu hình họctư tưởng triết học. Ấn Độ xua tan vẻ u ám vô minh và phát huy khả tính chiếu soi thế gian bằng trí huệ của mình. Thế nên Ấn Độ dâng tặng một thước đo cho văn minh nhân loại. Các bậc thầy Ấn Độ cổ đại rút ra một dạng thức giáo dục đặc biệt, nhờ đó sự hòa hợp được thiết lập giữa chủ nghĩa duy vậtchủ nghĩa duy linh; thế nên đời sống nhân loại hướng đến sự hoàn mỹ.

Trước khi nêu ra mô tả chi tiết nền giáo dục theo truyền thống tư tưởng Phệ-đà, ở đây cần thiết phải nêu thẩm định vắn tắt về bốn bộ Phệ-đà, vì nền giáo dục thời đó đều dựa trên bốn bộ kinh nầy.

  1. Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas). Tác phẩm sớm nhất và rực rỡ nhất của tín ngưỡng Aryan ở Ấn Độ. Tất cả đều ghi nhận rằng không có lịch sử nền giáo dục Ấn Độ nào có thể truy tìm lại trước thời Lê-câu Phệ-đà. Dù nền văn minh của những người Dravidian đã đến đỉnh cao nhất ngay cả trước thời kỳ Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas), thế nhưng không có một ghi chép có thẩm quyền nào về hệ thống giáo dục kết hợp chặt chẽ với nó là có giá trị. Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) đánh giá buổi bình minh của nền văn minh Ấn-Aryan. Không nghi ngờ gì về thực tế là không lẽ Ấn Độ có thể trưng bày một tác phẩm quá nổi tiếng như Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) trong sự vắng bóng một bối cảnh một nền văn minh cao tột. Ấn Độ chắc có lẽ đã vượt qua vài giai đoạn tiến hóa tịnh tiến trong nỗ lực đạt đến nền văn minh trong thời kỳ Lê-câu Phệ-đà. “Một điều chắc chắn,’ Max Müller phát biểu như vậy, có nghĩa là, chẳng có cái gì nguyên thuỷ hơn, cổ xưa hơn các tán ca trong Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas), dù ở Ấn Độ hay trên toàn thế giới của người Aryan. Nhưng điều ấy không được đánh giá ngay vào thời điểm khai sáng nền văn hóa của họ, đúng hơn là vào thời kì đỉnh cao nơi mà chúng ta tìm thấy nền văn minhtriết học Ấn Độ có được độ chín muồi toàn diện.’

 Theo truyền thống Ấn Độ cổ đại, Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) là kho tàng vĩ đại của học thức, nó chứa đựng mầm mống tri thức mang khuynh hướng tư tưởng chính của thời kỳ đó. Thực tế, nền văn minh Hindu đã được tìm thấy trong Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas), không xem trọng của cải vật chất, nó chứa đựng những huấn thị tích cực có khuynh hướng đưa con người đến cuộc sống hướng nội để đạt đến hạnh phúc hằng vĩnh.

 Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) là lịch sử tiến hóa của nền văn minhvăn hóa vào thời đại đó. Đó là bộ sưu tập gồm 1000 tán ca (hymns) và 17 bài gọi là Saṃhitā.[8] Những tán ca nầy phải được sưu tập lại dần dần qua một tiến trình thời gian dài. Người biên tập Lê-câu Phệ-đà và Saṃhitā ắt phải rút ra được một nguyên tắc rất tiên tiến với quan niệm thu thập một nền văn học đồ sộ liên quan đến nhiều thời đại khác nhau. Saṃhitā là bộ sưu tập gồm nhiều loại tán ca khác nhau: Một số liên quan thuần túy văn học, tôn giáolễ nghi, còn những tán ca khác liên quan đến kinh cầu nguyệnphương pháp yajña. [9] Những tán ca nầy dành để dâng lời cầu khẩn lên các thần Indra,[10] Varuna,[11] Agni,[12] Marut,[13] Usha,[14] Surya, [15] và Parijanya.[16] Còn có những bài tán ca khác về những nghi lễ khác nhau như liên quan đến sinh sản, cưới hỏi, bố thí, hiến cúng (yajña) và tang lễ. Cuối cùng, những tán ca mang tính triết học và những tán ca đó bao gồm mô tả về sự sáng tạo của Virat Puruṣa. Như vậy Bản tập Phệ-đà (Saṃhitā) phản ánh đỉnh cao sự phát triển đời sống trong những khía cạnh đa dạng của nó.[17]

Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) phân ra thành 10 mạn-đà-la (maṇḍala), trong đó, 6 cái (từ mạn-đà-la số 2 đến mạn-đà-la số 7) có tính nguồn gốc nguyên mẫu, được đặt cho 6 bậc Đạo sư (Ṛṣi) tiêu biểu, đó là Gritsamada, Visvamitra, Vamadeva, Atri, Bhardvaja, và Vasishtha. Những Mạn-đà-la nguyên thủy nầy dần dần gấp bội lên qua sự tham dự của các bậc Đạo sư (Ṛṣi) và bộ tộc của họ, mỗi bộ tộc sẽ giữ gìn di sản quý giá nầy. Bản tập Lê-câu Phệ-đà (Saṃhitā Ṛg Veda) trong hình thức hoàn chỉnh của nó, hiện hữu thông qua sự bổ sung của các Mạn-đà-la thứ nhất, thứ 8, thứ 9 và thứ 10 trong Mạn-đà-la chính và Mạn-đà-la thứ 6 đã được đề cập từ trước. Theo cách nầy, toàn bộ tác phẩm gồm có 1,028 tán ca; 10,580 bài kệ trong 70.000 dòng, gồm tất cả 1.538.260 chữ. Trong 70.000 dòng nầy, chỉ có 5.000 dòng lập lại. Điều ấy hiển nhiêntác giả của các tán ca vào thời kỳ sau chỉ rút ra từ những tán ca đã có trước đó theo truyền thuyết vốn đã được lan truyền trong quốc gia.

Các Phệ-đà khác: Theo sau Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas), có ba Bản tập Phệ-đà khác: Sa-ma Phệ-đà (Sāma-Veda), Dạ-nhu Phệ-đà (Yajur-Veda) và A-thát-bà Phệ-đà (Atharva-Veda) trong chuỗi kế tiếp. Những Phệ-đà nầy báo hiệu một dạng mới của văn học. Thứ tự những tán ca trong Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) không phù hợp với những tán ca dành cho nghi thức tế tự; trong đó qua nhiều những tán ca như thế không có liên quan gì đến nghi thức hiến cúng (yajña) hay tế lễ chút nào cả. Ngược lại trong Sa-ma Phệ-đà (Sāma-Veda), Dạ-nhu Phệ-đà (Yajur-Veda) và A-thát-bà Phệ-đà (Atharva-Veda), các tán ca theo rất sát nội dung hiến tế. Trong mỗi thời kỳ của Sa-ma Phệ-đà (Sāma-Veda) và Dạ-nhu Phệ-đà (Yajur-Veda), tín ngưỡng Phệ-đà cổ xưa đã bắt đầu chứng tỏ những dấu hiệu phát triển đáng kể trong khi các thầy tế cũng có được địa vị. Có ba dạng thầy tư tế chính: Hotṛi, UdagatṛiAdhvaryu. Thêm vào, còn có nhóm thứ tư rất nổi tiếng gọi là Brahman. Tất cả bốn nhóm thầy tư tế nầy đều có ba tư tế phụ tá thêm vào cho mỗi nhóm. Toàn thể dòng tư tế chia ra 16 thành viên. Tất cả các thầy tư tế nói chung đều được gọi là Hotṛi. Theo dòng thời gian, một Ritvij thứ 17 còn được bổ sung vào đây; Sadasyu[18] là danh xưng của vị nầy, có nhiệm vụ giám sát toàn bộ lễ hiến tế.

Toàn thể thứ bậc của thầy tư tế có thể xếp loại như sau:

 

(1) Hotri

Maitravaruna  Achavaka     Gravastut

 

(2) Udgatri

Prastotri Pratihatri                Subramanya

 

(3) Adhvaryu

Pratishthatri                          Neshtri  Unnetri

 

(4) Brahman

Brahmanach      Agnidhak       Potrichamsin

 

Nền giáo dục cao hơn, về sau chính nó liên hệ với tầng lớp tăng lữphương diện tín ngưỡng trong tế tự. Khía cạnh vật chấthình thức của việc thờ phượng và hiến tế bây giờ trở nên quá nổi bật, đến mức các thầy tư tế có nhu cầu chuyên môn hóa và tự rèn luyện mình thường xuyên về những nghi thức nầy. Đó là sự phân công lao động ở cấp độ cao hơn trong số những thầy tư tế. Thuở ban sơ, không có những nhóm riêng biệt như thế trong số họ, mỗi thầy tư tế thấy rằng phải thích nghi để đảm nhận mọi việc liên quan đến hiến tế (yajña).

Chương trình giáo dục đều giống nhau cho tất cả các tập sinh (brahmacarin); mỗi người đều phải đạt đến thông thạo vần điệu thi kệ và phương diện nghi lễ hiến tế. Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhận thấy sự phân chia công việc quá mạnh mẽ do sự phân hóa tự nhiên về phương diện lễ nghi hiến cúng, mỗi cá nhân tế sư không thể nào kỳ vọng sự chuyên biệt hóa gấp ba trong nghi thức hiến tế, thế nên, các tế sinh lúc ban đầu được học cả ba phương pháp, nhưng sau đó sẽ được chuyên môn hóa chỉ một lĩnh vực. Sau cùng, hệ phái các tư tế chủ yếu được phân chia thành ba nhánh chính như nói ở trên. Những tư tế nầy lần lượt biểu tượng cho mỗi một bộ Phệ-đà. Họ có những trung tâm đào tạo riêng. Thời kỳ nầy vào khoảng từ năm 1000 ttl. đến năm 800 ttl.[19]

 

  1. a.       Hotṛi: Thuộc về dòng tư tế thứ nhất, đảm nhiệm tụng đọc các tán ca thiêng liêng. Những tán ca nầy được tụng để tỏ lòng tôn kính thần Indra, Agni hay Maruta. Tư tế Hotṛi được chuyên biệt hóa trong bổn phận nầy. Hotṛi được xem như là tư tế chính yếu.
  2. b.       Udgatṛi: Phần thứ hai của nghi thức hiến tế (yajña) có liên hệ đến lễ tế Soma. Soma là một loại nước trái cây được vắt ép rồi cất ủ thành men rượu. Nó có phẩm tính như rượu. Do vậy người Aryan đã quy vào đó một ít năng lực thần bí, bắt đầu thờ phụng nó như các vị thần, theo quan điểm của họ, rượu ấy bảo đảm cho tính bất tử. Thế nên hình thành một nghi thức mới, theo đó các tán ca bắt đầu được trì tụng. Tư tế tụng các tán ca nầy được gọi là Udgatṛi.

 

  1. c.        Adhvaryu: Bổn phận của các tư tế nầy quan hệ rất mật thiết với xã hội từ phần chính yếu của việc hiến tế. Họ sẽ chuyên môn hóa khi thực hiện các lễ hiến tế với rất nhiều nghi thức.

 

 Như đã nói ở trên, biểu tượng của Brahman được thêm vào ở đây, thành nhóm thứ tư của giới tư tế vốn là chủ quản và điều khiển các lễ hiến cúng như một tổng thể. Nhóm nầy có được sự thành thạo trong ba bộ Phệ-đà và cho phép thực hành những ý kiến quyết định trong những phần khác nhau của nghi thức hiến tế; ý kiến về các vấn đề còn nghi ngờ được xem như là sau cùng và có thẩm quyền.

 

2.  Sa-ma Phệ-đà (Sāma Veda): Thầy tư tế Udgatṛi cần phải thành thạo tất cả các giai điệu của thể thi kệ vì mục đích lễ tế Soma. Việc sưu tập toàn thể tán ca để tụng đọc nhân lễ tế Soma, được biết với tên gọi Sa-ma Phệ-đà. Tư tế Udgatṛi chỉ dự phần (biết đến) 78 bài kệ trong số nhiều đến 1545 bài kệ. Số còn lại gộp lại thành những bài kệ đã được nói đến trong mạn-đà-la thứ 8 và thứ 9 của Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas). Những bài kệ của Sa-ma Phệ-đà đã được phân loại thành hai phần, thứ nhất là Ārchikas, mỗi Ārchikas gồm 585 riks, mỗi rik liên quan đến vài làn điệu; thứ hai gọi là Uttarrachika, gồm 400 bài tán ca, phần lớn mỗi bài kệ gồm 3 câu. Như vậy kinh văn Sa-ma Phệ-đà trực tiếp nhắm đến việc học về các giai điệu. Nhiều hay ít nó giống như sách tập hát chứa đựng toàn văn các bài ca.

 

3. Dạ-nhu Phệ-đà (Yajurveda): Dù bổn phận tụng tán ca là trong các dịp lễ tế chủ yếu là do các tư tế Hotṛi đảm nhận, nhưng một số tán ca liên quan đến cầu nguyện lại phải do tư tế Adhvaryu, vốn liên hệ rất mật thiết với các nghi lễ thiêng liêng. Theo đó, một trường đào tạo riêng biệt được lập ra để huấn luyện cho những tư tế nầy. Họ công nhận Dạ-nhu Phệ-đà (Yajurveda), và thế nên đây chính là kinh cầu nguyện của dòng tư tế Adhvaryu.

Dạ-nhu Phệ-đà (Yajurveda) chính là tập hợp những bài tụng ca chú ngữ (mantras), phần lớn là những mô phỏng theo Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas). Dạ-nhu Phệ-đà phân thành hai nhánh, gọi là Hắc (Krishna) và Bạch (Sukla). Hắc Dạ-nhu Phệ-đà gồm có, ngoài phần tụng ca các chú ngữ (prose-mantra), còn có tán ca bằng thể thi kệ. Phần cơ bản văn xuôi (văn trường hàng) Ấn Độ lên đến đỉnh cao trong Áo nghĩa thư (Upaniṣad) vốn nằm trong dạng sơ đẳng từ trong Dạ-nhu Phệ-đà. Đó là sự góp phần độc đáo cho nền văn học cổ điển Ấn Độ. Bạch Dạ-nhu Phệ-đà chỉ gồm những tán ca, kinh cầu nguyện và các nghi lễ hiến tế do các tư tế đọc tụng. Trong Dạ-nhu Phệ-đà có cái nhìn thoáng qua về các khía cạnh tín ngưỡngthế tụcẤn Độ, mô tả các loại lễ tế (yajña) như Pinda yajña, Pitṛi yajña, Agnihotra, Chāturmāsyas, Rājsūya, Asvamedha, Agnichayana, v.v.. Có các chú ngữ (mantra) trong Dạ-nhu Phệ-đà để cầu cho quốc gia có được của cải thịnh vượng như, "Brahmavarchase jāytām asmin rāshtre".

 

4. A-thát-bà Phệ-đà (Atharva-Veda): Ban đầu chỉ có ba bộ Phệ-đà là thông dụng. Theo dòng thời gian, bộ Phệ-đà thứ tư được công nhận. Nội dung có tính nguyên thủy hơn các bộ Phệ-đà kia. Không như các bộ Phệ-đà trước, phần lớn các chú ngữ (mantra) không được phỏng theo từ Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas). Chỉ có 1200 bài kệ trong số 6000 bài rút ra từ Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas). Toàn bộ Phệ-đà gồm 731 bài tán ca chia thành 12 quyển. A-thát-bà Phệ-đà là quyển đầu tiên hiện còn, nói về khoa học y dược, một số thảo dược chữa trị nhiều thứ bệnh. Chúng ta tìm thấy trong A-thát-bà Phệ-đà chi tiết về vô số các loại thảo dược là phương thuốc có hiệu quả chống lại nhiều căn bệnh ác tính như sốt, thiếu máu, điên cuồng, lao phổi, rắn cắn, bệnh tràng nhạc, v.v.... Quyển thứ 9 nói đến thiên văn học. Một phần đặc biệt liên quan đến nhiều lễ nghi dành cho sinh hoạt gia đình, như sinh sản, cưới xin, lễ tang. Theo các nhà tư tưởng khác, A-thát-bà Phệ-đà liên quan đến chú thuật, vì có những tán ca do tư tế tụng đọc để canh phòng hoặc phá trừ những việc xấu ác như bệnh tật,  thù oán, thú dữ, tai họa tự nhiên. Bên cạnh đó, còn có những tán ca khác được tụng lên để được thành côngthịnh vượngthế gian; lại nữa, nhiều tán ca khác có liên quan đến vua chúa, hội đồng, kinh tế, chính trị, triết học. Thế nên, A-thát-bà Phệ-đà hoàn toàn mang tính thế tục, nội dung mô tả sinh động, đa dạng về nghệ thuật và khoa học.

 


Nền giáo dục trong Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas)

 

 

Dẫn nhập

 

Thời kỳ phát xuất của chú ngữ (mantra) trong Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) chủ yếu là giai đoạn sáng tạo, theo rất sát với việc phê bình và sưu tập. Thời kỳ đầu tiên xuất hiện các vị Đạo sư (Ṛṣi), người thấy được chân lý. Người ta tin rằng những nhà tiên tri nầy, với tư cách của tapas,[20] và pháp tu khổ hạnh hay yoga, họ được ban tặng cái nhìn thấu thị, có khả năng biết được quá khứ, hiện tại và tương lai. Vào thời kỳ sau, họ được nối tiếp bởi những bậc hiền triết được gọi là Srutaṛisis. Những bậc thấu thị truyền đạt chú ngữ (mantra) cho các Srutaṛishis qua thuyết giáo bằng lời (updeśa).[21] Tapas được xem nhưphương tiện chính để đạt được kiến thức về tâm linh. Các bậc thánh, cư ngụ trong rừng, đạt được an lạc vĩnh cửutri thức với tư cách của tapas. Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) bao gồm mô tả về 7 vị Đạo sư (Ṛṣi)năng lực thiêng liêng từ tapas vốn có khả năng nâng từ vị trí thấp nhất lên chỗ cao nhất. RitaSatya (Chân lý từ tư tưởnglời nói) được xem như phát xuất từ tapas; ngay cả toàn bộ sự sáng tạo cũng được cho là kết quả từ tapas của Brahmā.

Khi, thông qua tapasyoga của các bậc hiền triết, tri thức tuyệt đỉnh đạt được và lưu giữ trong hình thái kệ tụngtán ca, đây là sự tiến hóa trong phương pháp duy trì kiến thức nầy và lưu truyền lại cho hậu thế. Do vậy, mỗi vị Đạo sư (Ṛṣi) sẽ truyền cho con trai mình hay dạy cho học trò kiến thức mà chính ông thấy cần thiết. Kiến thức đó được xem là di sản riêng của gia đình. Trường học-gia đình trong truyền thống Phệ-đà hình thành theo cách thức nầy. Thầy làm cho học trò nhớ bài bằng cách học thuộc lòng. Mỗi học sinh thu thập được kiến thức tùy theo khả năng cá nhân của mình. Sāyaṇa đề cập đến ba hạng học sinh: Mahaprajñān, Madhyamaprajñān, Alpaprajñānin, có nghĩa là rất thông minh, thông minh trung bình và kém thông minh. Phân loại nầy tất nhiên nhắm đến năng lực tinh thần khác nhau của nhiều học sinh khác nhau. Những học sinh nầy nhồi nhét tán ca theo lối xướng tụng. Toàn bộ không khí sẽ vang dội lời xướng tụng cùng lúc các tán ca. Một tán ca đặc biệt trong Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) đã so sánh lối xướng tụng nầy như là tiếng kêu ộp oạp của loài ếch.

 

 

 

Hệ thống Giáo dục

 

Các học sinh bắt đầu xướng tụng tán ca Phệ-đà vào sáng sớm trước khi loài chim hót báo hiệu trời sáng. Trì tụng các chú ngữ (mantra) có liên quan đến thể thức nghệ thuật. Đặc biệt chú ý phát âm đúng từ, đúng câu (pada),[22] hay ngay cả các mẫu tự.

 Vận luật (chhandas, metre) được hình thành từ các câu (pada), từng phân đoạncú nghĩa của các mẫu tự (akshara). Tri thức Phệ-đà được truyền từ thầy (Guru) đến học trò thông qua phát âm thường xuyên và bắt buộc để học trò phải ghi nhớ được khi chú tâm lắng nghe. Chỉ có kiến thức nhận được từ môi của thầy mới được xem là thuần túy Phệ-đà; hệ thống giáo dục, theo cách đó, chính là khẩu truyền. Cho thấy một điều, mẫu tự và nghệ thuật viết chữ không tiến triểncho đến thời kỳ đó. Còn có một truyền thốngŚruti hay Phệ-đà không viện đến mắt mà là tai. Sử thi Mahābhārata hướng đến sự thề nguyền nhiều đời nhờ vào những người nỗ lực soạn ra Phệ-đà.[23] Tuy nhiên, rõ ràng, nghệ thuật viết chữ đang thịnh hành trong thời kỳ Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Veda).

Tán ca Phệ-đà được xem là trực giác từ năng lực mầu nhiệm. Niềm tin hiện thời là nếu tán ca Phệ-đà được tụng đọc thích nghi với những điều tiết được quy định, thì nó sẽ hiển bày hiệu quả tinh thần và tính thiêng liêng của nó. Mặt khác, ảnh hưởng của những chú ngữ (mantra) khi được phát âm không được chính xác, sẽ bị mất hiệu lực; tin rằng tai hoạ sẽ đến với người trì tụng sai lạc.[24] Tuy nhiên, không nên xem trọng việc tụng đọc chú ngữ mà không có sự sáng suốt, kém hiểu biết về tán ca Phệ-đà thì cũng xem như vô ích.

Thiền định và sự lĩnh hội về chú ngữ (mantra) được xem quan trọng hơn đọc tụng một cách máy móc, từ đó, ‘Người nào không nhận ra Thực tại tuyệt đối đằng sau RikAkshara (ngôn từ và mẫu tự) mà các thần thánh ngự trong đó–thì có ích gì khi anh ta chỉ đọc là lập lại các ngôn từ (Rik).’ Người nào đã học Phệ-đà mà không nắm bắt được ý nghĩa, có thể xem như con lừa, mà trong khi kéo gỗ chiên đàn hương (sandal-wood), nó chỉ cảm thấy nặng chứ không hưởng được mùi hương gỗ quý.

Nói tóm lại, hệ thống giáo dục rút ra từ Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) chính nó liên hệ đến sự đạt được tri thức tối thượng, tín ngưỡng và Phạm (Brahma). Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) không liên hệ đến tri thức phàm tục bình thường và các giải pháp từ các vấn đề thường tình thế gian. Phương pháp luận cho việc đạt đến tri thức Tuyệt đối "Paraṁbrahmajñāna" không đồng nhất với sự đạt được kiến thức vật lý, nghệ thuật, và nghề thủ công. Mục tiêu của Phệ-đà là tri thức về Sự thực Tuyệt đối và sự thực chứng Paraṁbrahmajñāna. Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) khiến cho Tapas như là phương tiện duy nhất cho sự thực chứng đó. Ngôn ngữ tán ca Phệ-đà vượt xa ngoài phương ngữ thông dụng. Đây là hình thái căn bản của tiếng Sanskrit. Thế nên những nhà tiên tri vĩ đại về Chân lý Tuyệt đối, các Đạo sư (Ṛṣi) Manishis,[25] và Munis,[26] nhận ra rằng trong ngôn ngữ Phệ-đà, tri thức thông qua TapasYoga mà được hiển bày. Những bậc hiền triết nầy sẽ luôn luôn cống hiến, đã định hình việc nghiên cứungôn ngữ Phệ-đà bằng nhiều cuộc thảo luận với nhau. Thành viên của các học viện này được bổ nhiệm do các Sākhās.

 

Trong thời kỳ Phệ-đà, còn tồn tại các trường học gia đình nhỏ được điều hành do chính các thầy giáo. Các học sinh nghỉ ngơi và ăn cơm tại nhà của thầy. Cách sống của họ được hướng dẫn rất nghiêm túc, đúng với những luật lệ đã được ấn định. Nền giáo dục căn bản có thể được áp dụng cho toàn thể người Bà-la-môn. Trong khi đó, nền giáo dục cao hơn chỉ dành cho những ai chứng tỏ mình xứng đáng với nền học vấn đó. Những học sinh thấy rằng mình không thích hợp với nền giáo dục ấy được gởi xuống lại, hoặc là học nông nghiệp, hoặc là thương nghiệp; đời sống tâm linh là tắt đường đối với họ.

Đặc điểm: Một vài khía cạnh đặc biệt của nền giáo dục Phệ-đà được tóm tắt như sau:

 

  1.  Ngôi nhà của thầy giáo được xem như trường học, nơi mà tập sinh (brahmacarya) lưu trú sau buổi lễ khai tâm (Upanayana). Thầy giáo, trong cương vị người cha, đảm nhiệm vai trò người giám hộ, gánh vác trách nhiệm trông coi cơ sở của mình.

 

  1. Học trò có đủ tư cách để được thu nhận vào ngôi nhà của thầy chỉ trên cơ sở đạo đức xứng đáng và hạnh kiểm không có gì chê trách. Một học sinh được cho là thuộc tầng lớp đạo đức hạnh kiểm thấp kém sẽ không được sống trong nhà thầy (Gurukulas).[27]

 

  1. Kỷ luật của tập sinh là điều bắt buộc. Dù người đã lập gia đình được quyền đi học, nhưng anh ta không có quyền được sống nội trú.
  2. Một trong những bổn phận thiêng liêng là tập sinh phải phục vụ thầy mình. Là tập sinh nội trú, anh ta phải chăm sóc tiện nghi cho thầy, không hiếm khi anh ta phải làm những việc nội trợ. Tập sinh hài lòng trong sự tận tuỵ với thầy về mặt suy nghĩ, lời nóiviệc làm, thờ phụng thầy như là cha hay là thần thánh của mình.
  3. Tập sinh nào lơ là nhiệm vụ đối với thầy, hoặc cách xử sự của họ phạm đến kỷ luật sẽ bị mất  quyền được dạy dỗ và bị trục xuất khỏi trường.

Đó là điểm đáng để lưu ý, hệ thống Varna[28] đang thịnh hành trong thời kỳ Phệ-đà, nhưng những luật lệ của nó không quá cứng nhắc hay thiếu linh động. Tuy nhiên, phải được ghi nhận rằng các nhà tiên trihiền triết phần nhiều là Bà-la-môn; nhưng điều đó không phải là vấn đề. Tri thức tối thượng không hạn cuộc cho giai cấp nào; mặt khác, tapaskhổ hạnh chính là điều kiện thiết yếu (sine qua non) để đạt được tri thức.

Một số các vị vua thuộc dòng sát-đế-lợi (kṣatriya) như Ambarisha, Trasadasyu, Sindhudvipa, Mandhata, Sibi, v.v... đã đạt được cảnh giới ngang bậc hiền triết (Ṛṣi) chỉ qua tapas. Phụ nữ cũng được quyền tham dự những nghi lễ hiến tế. Các nữ du sĩ được gọi là Ṛṣikas và Brahmavādinīs. Những Ṛṣikas như Romasa, Lopamudra, Ghosha, Apala, Kadru, Kamayani, Shradha, Savitri, Urvasi, Saranga, Devayani, và Gaupayana có trong bốn bộ Phệ-đà. Những người không thuộc chủng tộc Aryan cũng vậy, được hưởng quyền trong giáo dục hệ thống Phệ-đà. Học được mô tả là Kṛṣṇa-garbha, Anasa, Pisacha, Asura, và Dasyu. Chẳng bao lâu họ bị đồng hóa trong chủng tộc Aryans và bắt đầu được gọi là thủ-đà-la (śūdra) bởi những người Aryans đã sắp xếp cho hệ thống giáo dục của họ.

Giáo dục thế tục: Giáo dục Phệ-đà, chủ yếu mang yếu tính triết họctôn giáo, chỉ được truyền cho người nào thích ứng với sự tìm kiếm Chân lý vĩnh cửu và nhắm đến Tri thức tối thượng, nhưng còn có sự sắp đặt cho nền giáo dục thế tục và hướng nghiệp cho số đông. Sự thông dụng của nó hiển nhiên có đủ cho sự tiến hành các bộ môn trong đời sống–kinh tế, chính trị, kỹ nghệ và sự phồn vinh của cải của thời đại. Nông nghiệp, thương nghiệp và mậu dịch đang ở trong tình trạng phát triển, do vậy, của cải giàu có trong quốc gia có thể quy cho sự chuẩn bị đầy đủ cho người dân về giáo dục khoa học kỹ thuật. Người dân sẽ tiếp nhận sự đào tạo về các môn mỹ nghệ và thủ công để thu lợi vật chất. Nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt đạt được tiêu chuẩn cao trong chương trình học. Có sự đáp ứng cho việc đào tạo nghề thủ công. Hệ thống trao đổi hàng hóa, tín dụng, lợi tức, và cho vay cũng rất thịnh hành. Lê-câu Phệ-đà (Ṛg Vedas) đề cập đến việc buôn bán qua đường biển và đến những thành phố xây bằng đá gọi là Pur. Như vậy, chúng ta có thể kết luận một cách rất chắc chắn rằng hình thái thế tục, xã hộithực tiễntồn tại trong thời kỳ Phệ-đà.

 

Nền giáo dục trong những bộ Phệ-đà khác

 

Trong thời cổ Ấn Độ, nền giáo dục tự rút ra từ hình thái khoa học và nghệ thuật. Nó được hình thành trên những ý tưởng rất điều hòa và khéo thích nghi, không chấp nhận đổi thay nào từ các thời kỳ hay triều đại.

Từ ngữsinh viên–student’ được thay thế bằng từ thích hợp hơn là ‘brahmachari–tập sinh.’ Học viện theo hình thức Brahmacarya[29] đã đặt một viên đá nền tảng cho cơ cấu vĩ đại của tư tưởng Ấn Độ vốn đã được kiến trúc vững vàng qua hằng thời đại.

A-thát-bà Phệ-đà (Atharvaveda) có mô tả chi tiết hệ thống giáo dục dành cho Bà-la-môn (Tập sinh, Brahmacari). Sự nghiệp của người học trò bắt đầu với lễ khai tâm (Upanayana; ceremony of initiation). Vào thời đó, học sinh ở với thầy trong ba ngày, sau đó, được thầy ban cho sự sinh ra mới mẻ, rõ nét trong hình thức sinh ra lần thứ hai (dvija; the twice-born). Lần thứ hai là sinh ra mang ý nghĩa tinh thần nhờ vào vị Thầy của mình. Chỉ sau buổi lễ khai tâm, học trò mới được gọi là một Tập sinh, hàm ý anh ta đã thay đổi bên trong cũng như bên ngoài. Lúc đó, anh ta có thể phân biệt rõ với các sinh hoạt từ xã hội bên ngoài bằng công hạnh và áo tế (vestment). Tập sinh mang một thắt lưng (mekhala) bằng cỏ kusa, da nai, và mang bên mình lửa thiêng (samidhā; sacred fuel), để dâng cúng thần lửa (Agni) vào hai buổi sáng và tối. Ngoài ra, còn có những khác biệt bên trong được gọi là śrama,[30] tapas và dīkṣā́ [31]  giúp cho sự đơm hoa những đức tính thường hằng đặc biệt trong đời tập sinh. Như thế tập sinh thời cổ Ấn Độ chính là hiện thân của xả ly, khổ hạnh, khiêm cung và thanh khiết. Anh ta phải tuân theo vừa kỷ luật tinh thần vừa kỷ luật xác thân; và khi làm như vậy, anh ta tự hiến mình cho một đời sống thường nhật nghiêm ngặt và thánh hóa, vốn đòi hỏi sự nuôi dưỡng bằng cách đi khất thực với những trang bị dành cho tập sinh với những dụng cụ sinh hoạt cá nhân như thắt lưng bằng cỏ kusa, da nai và tóc dài. Anh ta tu tập kỷ luật nội tâm thông qua tự kỷ, thực hành khổ hạnh, phụng sự Thầy, xả ly, và như thế anh ta trở thành một tập sinh thường trú (ācāyokulavāso).

Kỷ luật phạm hạnh (brahmacarya) cũng cho phép phụ nữ theo học trong thời cổ đại. Các thiếu nữ, thông qua tu tập phạm hạnh thanh tịnh trong suốt thời kỳ được giám hộ, sẽ vượt qua tuổi thanh niên bằng hôn nhân và rồi bước vào đời sống thực tế, đảm nhận những nhiệm vụ đối với quốc gia như kinh đã nói, "Brahmacharyeṇ kanya yuvanaṁ vindate patiṁ."

Lưu ý rằng trường học thời Phệ-đà cũng tuân theo những ngày nghỉ nhất định. Thầy giáo không dạy trong những dịp lễ, và gặp khi trời u ám hoặc trời mưa bão.

 

 

Kết luận

 

Như vậy chúng ta đã hiểu được lý tưởng nền giáo dục thời Phệ-đà là cao quý. Những cơ hội phong phú được cung cấp cho sự phát triển nhân cách. Thầy giáo đảm nhiệm việc chăm sóc cá nhân từng tập sinh với kết quả chắc chắn là với sự phát triển nhiều mặt trong nhân cách học sinh. Dạ-nhu Phệ-đà (Yajurveda) nói đến ba món nợ: nợ các bậc Đạo sư (Ṛsi), nợ thần thánh và nợ tổ tiên mà mình cần phải trả bằng phạm hạnh (brahmacarya), bằng hiến tế (yajñā) và phát sinh từng điều tương ứng. Tập sinh sẽ phải nỗ lực phát triển nhân cách theo luật tự nhiên, phát huy tinh thầnđạo đức bằng cách sống tại nhà Thầy và hiến mình trong việc phụng sự. Hệ thống giáo dục vào thời kỳ Phệ-đà đạt được một thành công rõ rệt trong mối liên hệ với sự hình thành nhân cách, sự phát huy nhân tính, thâm nhập kiến thức từ nhiều ngành học thuật cũng như từ xã hội thịnh vượngcủa cải phong phú. Dù tiến trình văn chương và khoa học của thời đại nầy chưa đạt đến mức độ kiên địnhchín muồi hoàn toàn, nhưng nó đã đánh dấu cho một hoài bão to lớn để mở rộng phạm vi kiến thức. Họ cảm thấy đối tượng của mình sẽ không thể nào thành tựu chỉ bằng tụng đọc tán ca; mặt khác, chủ yếu là đạt được sự thông thạo trong sự lĩnh hội, nhận thức sâu sắc và phân tích những ý nghĩa sâu hơn của nó. Người có khả năng lĩnh hội ý nghĩa Phệ-đà, được xem là Người thông thái (Sudra).[32]

 

 Nền giáo dục Phệ-đà có đặc điểm chủ yếu là tâm linhtín ngưỡng, nhưng như đã nói ở trên, nó cũng không quên lĩnh vực vật chất. Chứng cứ là những điều có giá trị trong Dạ-nhu Phệ-đà (Yajurveda) và A-thát-bà Phệ-đà (Atharvaveda). Nên nó đã chỉ ra những điều không thể nhầm lẫn trong sự phát triển tương lai của nền văn hóa Aryan.



[1] Sarva bhuta hite ratā.  e: 'summum bonum' of mankind.

[2]* Siêu nhân, con người siêu việt, có ý hướng tính của thần thánh.

[3] Dr. Radha Kumud Mookerjee: Ancient Indian Education. Macmillan & Co., London (1947) Prologue XXI.

[4] Macdonnell: Sanskrit Literature: p. 39.

[5] * Yoga Sutras của  Patanjali.

[5] Mundakopanishad (2, 2, 24)

[7] Danh xưng dành cho súc vật của một vùng riêng biệt trong thời kỳ đó.

[8]* Phệ-đà bổn tập (Saṃhitā) (Saṃ: cùng nhau; hitā: đặt). Hán 0

[9]* Yajña: Sự tôn kính, sự thờ phụng, cúng bái (nghĩa nầy phổ biến trong Phệ-đà); nghi thức cúng tế, việc thờ phụng (nghĩa nầy Tứ diệu đế dùng trong văn học sau thời kỳ Phệ-đà).

[10]* Indra; (nhân-đà-la) là thần hùng mạnh nhất trong các thần Phệ-đà, là thần cách hóa của sấm sét, thần này xé hông của mẹ là thần mây bò mộng (Grsti) mà sinh ra, vừa sinh ra đã hùng dũng, chấn động trời đất, trong tay thường cầm chày kim cương làm vũ khí, vì thế nên còn gọi là Kim Cương Thủ.

[11]* Varuna (bà-lâu-na): là thần mạnh nhất trong thần giới Phệ-đà, có nguồn gốc rất sớm, là thần tư pháp đầy uy quyền, cũng là thần cách hóa của trời, vì thế lấy trời làm tòa ngồi, lấy thần lửa làm mặt, lấy nữ thần thái dương làm mắt, lấy thần gió làm hơi thở, thần này là đại vương của vũ trụ, là người bảo hộ các quy luật (Ṛta). Tư tưởng Chuyên Luân Vương trong Phật giáo đã được diễn hóa từ đặc tính của vị thần này.

[12]* Agni (A-kì-ni), là thần cách hóa của lửa.

[13]* Marut (Mã-nhĩ-thù) lấy La-đặc-la làm cha, bò khỏe (thần mây) làm mẹ, thông thường hoạt động tập thể, hai mươi mốt hoặc một trăm tám mươi, thực ra là thần cách hóa của cuồng phong.

[14]* Usas (Ô-xá) là nữ thần bình minh, là con gái của thần trời (cha) Đặc-vưu-tư, là em gái của thần đêm Lạp-thoát-li (Ratri) là mẹ của thần ngày Tô-lợi-da. Tuổi tuy đã già nhưng ngày ngày trẻ lại mãi như con gái là nữ thần đẹp nhất trong các thần Phệ-đà.

[15]* Surya (Tô-lợi-da), đại biểu cho sự thị hiện cụ thể của Thái Dương.

[16]* Parjanya (Ba-nhĩ-cường-da): Thần đại biểu cho mưa rào.

[17] Dr. Radha Kumud Mukerjee: Ancient Indian Education. Macmillan & Co., London (1947) p. 22.

[18]* Sadasya: Vị tư tế thứ 17, có nhiệm vụ giám sát buổi lễ. Theo Kushītakins, vị nầy chuyên trông chừng các sai sót trong buổi lễ. (TS. Br. GṛŚrS. MBh. BhP)

[19] F.E. Keay: Indian Education, Ancient and Later Times, p. 5: Humphrey Milford Oxford University Press (1942).

[20]  Tapas (n): Có các nghĩa: 1. Ấm áp, sức nóng. (pañca tapāṃsi, ngọn lửa thứ năm tự nguyện thể hiện mình trong mùa nắng, có nghĩa là bốn ngọn lửa cháy sáng ở bốn góc và mặt trời chiếu sáng ở bên trên. 2. Đau khổ. 3. Tu tập khổ hạnh, tự hành xác thân thể, sám hối, thiền định tinh chuyên, vô cùng cung kính (đó là học thánh điển linh thiêng với Bà-la-môn; bảo hộ thần dân của giai cấp sát-đế-lỵ (kṣatriya); dâng phẩm vật khất thực cho hàng Bà-la-môn của tầng lớp Phệ-xá; phục vụ của tầng lớp thủ-đà-la (Śūdra).

[20] Upadeśa: có các nghĩa: 1. Vạch ra, tham khảo; 2. Chỉ định rõ, dạy dỗ, giáo huấn, khuyên răn; 3. Khởi đầu, vỡ lòng; 4. Truyền dạy sự mở đầu của chú ngữ (Mantra).

[22] Pada: Có các nghĩa: 1. Một phần của bài kệ, ¼ hay một dòng của một khổ thơ (stanza).  2. Một bước chân, dấu vết, dấu chân.

3. Pade pade: Trên mỗi bước chân, mọi nơi, trong mọi cơ hội.

4. Trīṇi padāni viṣṇoḥ: Ba bước hay dấu chân của thần Viśṇu [đó là đất, không khí và bầu trời].

[23] Vedantuṃ lokhakācaiva te tai niraya gāminaḥ

[24] Mantro hīnaḥ vaṅarto vā miyyā prayyuttbo na tamayomaḥ.

[25]* Manas; e: mind: Trong ý nghĩa rộng rãi nhất khi được áp dụng cho các năng lực tinh thần), tri thức, sự hiểu biết, nhận thức, tri giác, cảm giác, ý thức, ý chí.

[26]* Muni: ngữ căn man; có các nghĩa: 1. Thôi thúc, thúc đẩy, thiết tha, say mê. 2. Một bậc thánh, hiền triết, bậc thấu thị, nhà khổ hạnh, tăng sĩ, người mộ đạo, ẩn sĩ. (đặc biệt người đã phát nguyện sống hạnh tịch tĩnh). 3. Một Bà-la-môn thuộc dòng cao quý nhất. 4. Chỉ cho Đức Phật hay A-la-hán (theo Kinh Phổ Diệu).

[27] Gurukula: Nhà của Thầy (Guru). Sống trong nhà của Thầy. Đời sống của tập sinh.

[28]* Hệ thống giai cấp trong xã hội Ấn Độ.

[29]*Brahmacarya; Phạm hạnh, thực hành phạm hạnh.

 -Caryā: Việc học tập kinh điển Phệ-đà, tình trạng sống độc thân (hạnh thanh tịnh) của tập sinh đang tu học, sự trinh bạchtiết dục.

Brahmacārin: Người tu tập phạm hạnh-tập sinh.

 -Cārin: Người thực hành việc tu học thiêng liêng như một tập sinh không lập gia đình. Brahma-cārin còn chỉ cho người Bà-la-môn lớn tuổi không lập gia đình, đặc biệt là người thông thạo Phệ-đà, và đối với Tan tra, chỉ cho bất kỳ người nào có đức hạnh tiết dục.

[30] * śrama:  sự tạo thành bởi các yếu tố quyết định (vibhāva)

[30] *dīkṣā: chuẩn bị hoặc dâng mình cho lễ hiến tế, thực hiện các nghi thức dâng hiến lên đấng tối cao 1 cách thành ý. AV. VS. Br. ŚrS. &c

[32] Từ gốc sudraṣṭṛ, người thấy xa trông rộng, có cái nhìn nội quán sâu thẳm (Pāṇ. 5-4, 77).

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2015(Xem: 13270)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.